Thân tâm an lạc !

Sắc thanh đồng !
Thật tiếc !
Cụm từ nay chắc đôi khi mọi người sẽ thi thoảng nghe được ở đâu đấy .
trước hết ta cùng tìm hiểu ý nghĩa của từ sắc .
theo vinh nghĩ từ sắc này trong cụm từ sắc phong .
vậy sắc phong là gì ?
Sắc phong là loại văn bản hành chính của các nhà vua viết bằng chữ Hán trên tờ giấy dó màu vàng có hoa văn hình rồng bay, được đóng dấu Kim Bảo màu đỏ trang trọng để phong tặng cho các Thành hoàng thờ ở đình làng, những người có công dựng làng, lập ấp, mở mang khai khẩn đất đai, xây dựng và phát triển đời sống dân cư ở các địa phương. Phong tặng cho các vị thần linh trong các miếu thờ, đền thờ.

Sắc phong là một hình thức khen thưởng, ban tặng, do vậy nó có ý nghĩa tinh thần hết sức to lớn đối với người dân. Những sắc phong nhà vua ban cho đều được đặt trong chiếc hộp có nắp đậy thật kín, được quan quân triều đình chuyển về các địa phương và được chính quyền, nhân dân địa phương đón và tiếp nhận một cách trân trọng như tiếp nhận chiếu chỉ của nhà vua với những lễ nghi long trọng mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

Những sắc phong đó thường được đặt tại bàn thờ Chính điện trong các đình, lăng, miếu,... được giữ gìn hết sức chặt chẽ bên trong các hòm gỗ (hộp gỗ), được Ban quản lý các đình, lăng, miếu bảo vệ cẩn mật. Có nơi người dân giữ gìn sắc phong hết sức cẩn trọng. Vì sợ kẻ gian đánh cắp nên sắc phong thường được gửi về nhà người có chức sắc cao nhất trong làng hoặc trong Ban quản lý cất giữ. Có nơi còn gửi tại các chùa ở địa phương vì ở chùa luôn có các vị sư túc trực bảo vệ chùa.

Đến ngày cúng tế, các đình, lăng, miếu,... tổ chức lễ rước sắc phong từ nơi cất giữ đến đình, lăng, miếu (nơi làm lễ) một cách long trọng theo nghi lễ cổ truyền. Có kiệu hoa trang hoàng lộng lẫy để đặt sắc phong vào trong kiệu và khiêng rước đi như rước thần linh. Có dàn nhạc ngũ âm, kèn trống, cờ, lọng sặc sỡ kèm theo tạo nên bản sắc văn hóa độc đáo cho từng địa phương. Tóm lại, sắc phong có ý nghĩa vô cùng quý báu và thiêng liêng đối với người dân ở các địa phương, được gìn giữ cẩn trọng như một báu vật thiêng liêng.
Xuất phát từ chính đời sống thực tế , dần dà sắc phong được đưa vào nghi thức trong tín ngưỡng thờ Mẫu của cư dân Bắc Việt .
Và nó đã trở thành nghi thức cấp sắc cho thanh đồng .
Nói về nghi thức này trong tín ngưỡng thờ Mẫu : cũng giống như trong bất kì một tôn giáo nào khác trên thế giới , mỗi tôn giáo hay đạo giáo sẽ được tổ chức thành một hệ thống tương đối chặt chẽ , có sự phân chia cao thấp trong thứ bậc giữa những vị đứng đầu và những giáo dân hay các tín độ bình thường khác .
Sự phân chia ngôi thứ chức tước này cũng nói lên được phần nào bản lãnh , năng lực , cũng như trưởng thành về cả nhân cách lẫn phần tâm linh của mỗi tín đồ trong đạo giáo .
Để minh chứng cho điều này , chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu thêm một nghi lễ rất hay của người Dao đỏ :
Lễ cấp sắc .
Theo quan niệm của người Dao, lễ cấp sắc là một thủ tục không thể thiếu của người đàn ông người Dao. Đối với người đàn ông dân tộc Dao được cấp sắc mới được coi là người đàn ông đã trưởng thành, được làm lễ cúng bái và được giao tiếp với cõi âm.
Theo truyền thống, người đàn ông dân tộc Dao phải được giáo dục, rèn luyện về nhiều mặt để làm trụ cột của gia đình, dòng họ và cộng đồng. Phẩm chất của họ được kiểm nghiệm thông qua lễ cấp sắc.
Đàn ông người Dao sau thụ lễ cấp sắc mới được coi là người trưởng thành. Người đã qua lễ cấp sắc thì dù là trẻ con vẫn được coi là người lớn, được ngồi với già làng, được tham gia cúng bái hoặc giúp việc cho những thầy cúng trong các cuộc cúng lễ của gia đình cũng như cộng đồng.
Họ quan niệm rằng, người đã trải qua lễ cấp sắc mới có tâm, có đức để phân biệt phải trái, mới được công nhận là con cháu của Bàn Vương.
Người Dao đỏ quan niệm rằng con người sinh ra và lớn lên phải có 3 thầy dạy dỗ mới trở thành con người có đức, có ích cho gia đình và xã hội.
Thầy thứ nhất là bố mẹ đẻ. Bố mẹ đẻ ra con cái phải dạy con tập nói tập đi, tập theo gương bề trước, học theo những điều hay, không để cho con cái mình ngu dốt, lường biếng, phải biết kính trên nhường dưới, có tình yêu thương con người.
Thầy thứ hai là thầy cô giáo dạy chữ, biết tiếp xúc và quan hệ xã hội, biết khoa học công nghệ, biết làm người và trở thành người có ích cho xã hội.
Thầy thứ ba là thầy mo cấp sắc cho từng người để giữ gìn bản sắc của dân tộc. Thầy mo dạy bảo con cháu vạn điều tôn sự trọng đạo, kính thầy, yêu nước, yêu quê hương, không được làm điều ác, không làm những điều trái với lương tâm đạo đức...
Khi chuẩn bị làm lễ cấp sắc phải xem tuổi người anh cả có hợp với năm cấp sắc không, phải chọn ngày tháng tổ chức, số người tham gia, số thầy cúng.
Ông thầy trong lễ cấp sắc phải chọn thầy cao tay, ngày tháng cấp sắc được chọn rất cẩn thận.
Người được cấp sắc cũng phải thuần thục các nghi lễ bản sắc của dân tộc Dao. Việc cấp sắc trong gia đình phải được tuân thủ từ trên xuống dưới.
Lễ cấp sắc của người Dao có nhiều bậc, bậc đầu tiên là cấp 3 đèn và 36 binh mã; bậc thứ 2 được cấp 7 đèn và 72 binh mã; bậc cuối cùng là 12 đèn và 120 binh mã.
Thời gian tiến hành lễ cấp sắc kéo dài từ từ 1 đến 5 ngày. Các nghi lễ chính trong lễ cấp sắc gồm lễ trình diện, gia chủ mổ lợn để tế lễ tổ tiên.
Các thầy cúng phải tẩy uế sau đó mới đánh trống mời tổ tiên về dự, thày cúng làm lẽ khai đàn nhằm báo cáo cho tổ tiên biết lý do của buổi lễ.
Sau một hồi các thầy khấn, làm các thủ tục, xin âm dương, thần linh, người được cấp sắc sẽ chính thức được đặt tên âm và được công nhận là người đã trưởng, được cả cộng đồng công nhận có đủ uy tín để đảm đương những công việc lớn của gia đình và bản làng.
Và cũng từ hôm đó họ phải gọi các thầy cúng đã làm lễ cấp sắc cho mình là cha.
Lễ cấp sắc của người Dao mang tính giáo dục cao, thể hiện ở các điều giáo huấn ghi trong sắc cấp cho người thụ lễ tuyệt đối không được làm điều ác, điều xấu.
Mang ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh, lễ cấp sắc luôn được người Dao đỏ Nậm Lành gìn giữ và phát huy, góp phần làm giàu hơn nền văn hóa của cộng đồng các dân tộc Yên Bái