Trang 1 trong 7 1234567 Cuối cùngCuối cùng
kết quả từ 1 tới 20 trên 139

Ðề tài: Thông Tin Thêm Về Ngoại Cảm

  1. #1

    Mặc định Thông Tin Thêm Về Ngoại Cảm

    Hiện nay nhà nước Việt Nam đã chính thức công nhận hoạt động của các nhà ngoại cảm. Các nhà ngoại cảm đã góp công rất lớn chứng minh rằng Thế Giới Tâm Linh là có thật, và đã được nhà nước công nhận, các nhà khoa học đã công nhận, và rất đông đảo nhân dân đã công nhận điều này. Hiện nay các nhà ngoại cảm đang cùng các nhà khoa học làm việc tại Trung Tâm Nghiên cứu Tiềm năng Con người, địa chỉ tại số 10 Đường Đào Tấn, Quận Ba Đình, Hà Nội (Viện Vật lý Việt Nam). Trung tâm chính thức ra mắt vào ngày 31 tháng 01 năm 1997, thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam.

    Hàng năm, vào dịp năm hết Tết đến, Trung Tâm tổ chức một Hội nghị Tổng kết, báo cáo hoạt động ngoại cảm trong năm vừa qua, báo cáo chuyên đề nghiên cứu của các nhà khoa học, các bài tham luận đóng góp ý kiến của các vị lãnh đạo Đảng và Chính phủ và các đoàn thể, và ý kiến của nhân dân liên quan đến hoạt động tâm linh. Năm 2006 đã có nhiều tài liệu, video về Hội nghị Tổng kết của Trung Tâm đã được post trên diễn đàn này rồi, nhưng chưa đầy đủ lắm, hôm nay xin phép Admin tôi xin giới thiệu những tài liệu chưa được công bố của Hội nghị năm 2006, để mọi người biết thêm về các hoạt động ngoại cảm.

    Dưới đây là những đoạn băng ghi âm Lời giới thiệu mở đầu Hội nghị, và bài phát biểu của Tiến sĩ Nguyễn Chu Phác, ông hiện là Thiếu tướng quân đội, chủ nhiệm Bộ môn Cận Tâm lý tại Trung Tâm.

    http://www.4shared.com/file/32256546...gioithieu.html
    http://www.4shared.com/file/32256595...hat-phan1.html
    http://www.4shared.com/file/32256644...hat-phan2.html
    Last edited by Love_Tamlinh; 17-08-2008 at 10:39 AM.

  2. #2

    Mặc định

    Nhà ngoại cảm PHAN THỊ BÍCH HẰNG

    Bích Hằng là một cô gái xinh xắn, sinh ra trong một gia đình rất hạnh phúc, bố là sĩ quan quân đội, mẹ là giáo viên. Khả năng ngoại cảm đến với Bích Hằng sau cơn bệnh nặng do chó dại cắn năm 1988, khi đang ở lứa tuổi trăng rằm 16.

    Bích Hằng có khả năng thấu thị, nhìn xuyên qua được 3m dưới đất, nhờ vậy có thể giúp nhiều người tìm được hài cốt hoặc mộ thất lạc.

    Sau đó Bích Hằng xuất hiện khả năng đặc biệt là nhìn thấy vong linh người đã mất, và trò chuyện được với vong linh, chính nhờ khả năng đặc biệt này, Bích Hằng đã giúp xác định chính xác họ tên của những hài cốt và những ngôi mộ vô danh.

    Bích Hằng được Tiến sĩ Nguyễn Chu Phác mời cộng tác với Trung tâm nghiên cứu Tiềm năng Con người tại Hà Nội (chuyên nghiên cứu lĩnh vực ngoại cảm), sau hơn 10 năm làm việc bên cạnh các nhà khoa học cùng các nhà ngoại cảm khác, Bích Hằng có một thành tích đáng nể đã giúp hàng ngàn gia đình xác định được vị trí và danh tính các ngôi mộ thất lạc. Trong đó, có nhiều nhân vật nổi tiếng như Lương Ngọc Quyến, nghĩa quân Hoàng Công Chất, nhà văn Nam Cao, nhạc phụ của Huy Cận ...

    Lĩnh vực ngoại cảm là một lĩnh vực rất cũ, được nhắc đến nhiều trong các tài liệu Ai Cập cổ đại, trong kinh Phật và kinh Thánh đều có những câu chuyện về ngoại cảm. Tuy nhiên lĩnh vực ngoại cảm và câu chuyện Bích Hằng nói chuyện được với vong linh là chuyện rất mới đối với mọi người chúng ta. Sự hấp dẫn ở chỗ hiện tượng ngoại cảm đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ trong đời sống ngay trong kỷ nguyên khoa học hiện đại. Sự lý thú ở chỗ các nhà khoa học, các giáo sư, tiến sĩ sau khi nghe chuyện do Bích Hằng kể lại đã hoàn toàn bó tay, không trả lời được những câu hỏi như: vong linh tồn tại dưới dạng vật chất gì (chất khí, chất lỏng, hay sóng điện từ) mà sao Bích Hằng nhìn được ? vong linh nói chuyện bằng âm thanh gì (tần số bao nhiêu Hz) mà sao Bích Hằng nghe được ? vong linh sống ở nơi nào mà sao biết rõ họ tên và cuộc sống hiện tai các thế hệ con cháu ? Thực sự những câu hỏi này đang làm cho các nhà khoa học bó tay!

    Mời các bạn nghe băng ghi âm nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng kể về khả năng đặc biệt của mình và những công việc đã làm hơn 10 năm qua. Đặc biệt là đoạn ghi âm Bích Hằng trả lời câu hỏi rất thú vị.

    http://www.4shared.com/file/32256707...BichHang1.html
    http://www.4shared.com/file/32256816...BichHang2.html
    http://www.4shared.com/file/32256886...BichHang3.html
    http://www.4shared.com/file/32256928...7-Van-Dap.html
    Last edited by Love_Tamlinh; 17-08-2008 at 10:42 AM.

  3. #3

    Mặc định

    NHỮNG CÂU CHUYỆN ĐI TÌM MỘ
    của nhà ngoại cảm PHAN THỊ BÍCH HẰNG

    1. TÌM MỘ NGHĨA QUÂN HOÀNG CÔNG CHẤT VÀ LƯƠNG NGỌC QUYẾN

    Xin xem bài của huynh HP571 đã gởi trước đây:

    2. TÌM MỘ NHÀ VĂN NAM CAO

    Xin xem hai bài sau đây:
    http://suctrevietnam.com/Web/TinTuc/...x?distid=28819
    Nhà ngoại cảm mang mã số NC01 trong bài là Phan Thị Bích Hằng

    http://www.vietnamreview.net/modules...ticle&sid=2601

    Khi mọi người đang tập trung khá đông tại Hội trường UBND huyện Gia Viễn trong ngày tìm mộ Nam Cao, có một chuyện kỳ lạ tới mức ngạc nhiên, sau khi làm lễ khấn vong linh, Bích Hằng đột ngột hỏi to:

    - Ở đây có ai tên là cụ Phan Văn Phán?

    Từ dưới hội trường, một cụ già nghe gọi tên, ngơ ngác đứng dây.

    Bích Hằng nói tiếp: “Cụ Nam Cao cho biết cụ Phán là người cùng đi trong chuyến công tác ngày ấy. Nay cụ Nam Cao muốn cụ Phán kể lại đôi lời để bà con được rõ”

    Sau khi cụ Phán kể lại câu chuyện ngày đoàn công tác trong đó có Nam Cao bị địch vây bắt, Bích Hằng lại hỏi:

    - Ở đây ai là bà Nghị và cô Thảo? Ông Thao muốn gặp lại vợ và con gái!

    Câu hỏi làm cả hội trường nín thở, bởi vì chuyến công tác ngày ấy chính do ông Nguyễn Văn Thao phụ trách, đã cùng bị hi sinh. Ngồi dưới hội trường nghe nhắc tên chồng, tên mình và tên con gái, bà Nghị vợ ông Thao và cô Thảo sửng sốt, ôm nhau òa khóc.

    (Chúng tôi đi tìm Nam Cao, Nxb TN, 2005)

    3. CÂU CHUYỆN TÌM MỘ TRÊN CÂY

    Một lần trong chuyến đi tìm hài cốt liệt sĩ trong rừng sâu Trường Sơn heo hút, thuộc huyện Đak Lây, tỉnh Kontum, sau nhiều giờ xác định địa điểm, mọi người dừng chân tại một nơi toàn cây rừng sum suê, xung quanh là vách núi đá cao chót vót. Một bàn thờ dã chiến được lập, chút hoa quả dâng lễ và những nén nhang được đốt lên để khấn vái vong linh, lúc đó Bích Hằng bị thu hút kỳ lạ lên một ngọn cây cao, nơi đó có cả một khối lan rừng xanh tốt, nở hoa đủ sắc màu rực rỡ, trong phút chốc Bích Hằng nhìn thấy thấp thoáng hình dáng anh bộ đội đang tươi cười ngồi trên ấy.

    Phương án tìm kiếm mộ trên ngọn cây ngay lập tức được thực hiện, và kết quả thật bất ngờ! Đó là một bộ hài cốt còn nguyên vẹn của anh bộ đội tên Dũng, quê Hà Bắc nằm trong chiếc võng vải Tô Châu, bên cạnh là một khẩu súng AK đã han gỉ, một chiếc bi đông nhôm và một ba lô áo quần mủn nát theo thời gian.

    Theo lời các nhân chứng còn sống là các cựu chiến binh từng chiến đấu khu vực này, thì khu rừng này vốn là một trạm quân y tiền phương, từng nhiều lần bị máy bay Mỹ rải bom tọa độ. Trong một lần về đây chữa bệnh, có thể là ban đêm, anh bộ đội ấy đã mắc võng vào hai thân cây khi ấy còn thấp để ngủ, phải chăng đêm ấy một cơn sốt rét ác tính ập tới và anh bộ đội đã vĩnh viễn nằm lại trên chiếc võng định mệnh của mình. Chiếc võng với những sợi dây dù còn rất chắc, sau mấy chục năm, ngọn cây cứ dần dần đưa thi thể anh bộ đội ngày một lên cao. Những tán lá sum suê là nơi hội tụ của hàng ngàn nhánh phong lan với hàng vạn bông hoa kết lại tạo thành ngôi mộ yên nghỉ cho anh bộ đội.

    (Những chuyện về Thế Giới Tâm Linh, Nxb VHTT, 2006)

  4. #4

    Mặc định

    Nhà ngoại cảm NGUYỄN THỊ PHƯƠNG
    CHUYÊN GIA ĐÓN TIẾP VONG LINH

    Mới gặp chị Nguyễn Thị Phương lần đầu tiên mọi người sẽ nghĩ rằng chị là một tiếp viên hàng không, hoặc một diễn viên điện ảnh. Dáng người rất chuẩn, nét mặt trái xoan điển hình, với đôi chân mày kẻ mảnh và cong vút, rất thanh tú khả ái, hài hòa với một mái tóc dài được chải bới gọn gàng và thanh lịch. Ấy vậy mà duyên may thế nào từ khi mới 13 tuổi, vào năm 1987 chị xuất hiện một khả năng đặc biệt. Một cô bé đang học lớp 7 bước đi kiêu hãnh uy nghi, tay cầm quạt, miệng lẩm bẩm nói toàn những lời răn dạy của các cụ lớn tuổi, nói vanh vách những chuyện của người đã mất chưa ai từng biết. Khả năng đặc biệt mỗi ngày càng thêm linh nghiệm và đến nay đã 20 mươi năm, khu nhà của chị Phương trở thành nơi đón tiếp vài chục ngàn vong linh, những người từ cõi Âm trở về gặp lại người thân con cháu đang sống hiện tại ở Dương trần.

    Khu nhà tại Nghĩa Sơn, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa có vườn rộng, có vài ao cá nằm ở một bên sông Mã, cách thành phố Thanh Hóa không xa , gần như liền kề với một đầu cầu Hàm Rồng hướng về phía Hà Nội và từ đó mọi người gọi chị với cái tên quen thuộc là Cô Phương Hàm Rồng.

    Một người bình thường gặp được một vong linh hiện lên nói chuyện đã là một hiện tượng kỳ lạ, nhưng chị Phương đã tiếp xúc được hàng ngàn, hàng vạn vong linh là một chuyện rất ngạc nhiên, do vậy hiện tượng này đã được chú ý ngay, trở thành một đề tài nghiên cứu do tiến sĩ Ngô Kiều Oanh thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt nam tự bỏ 50% chi phí thực hiện, 50% còn lại do các nhà nghiên cứu của TTNC Tiềm năng Con người đóng góp.

    Do đề tài nghiên cứu vấn đề nhạy cảm, nên được chuẩn bị cơ sở pháp lý rất chặt chẽ gồm 10 văn bản, từ Văn phòng Chính phủ, Ban Khoa giáo TW Đảng, Bộ Khoa học Công nghệ, Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật, Tỉnh ủy và UBND tỉnh Thanh Hóa, và sự đồng ý của gia đình chị Phương. Ngoài ra có nhiều vị lãnh đạo của tỉnh Thanh Hóa trực tiếp tham gia chứng kiến các buổi đón tiếp vong linh do chị Phương thực hiện.

    Thời gian thực hiện từ 16/04/1999 đến 19/03/2000, phương pháp nghiên cứu là khảo sát 100 người, có nhu cầu giao tiếp với vong linh người thân trong gia đình, đủ mọi thành phần từ cán bộ trung ương, cán bộ của tỉnh Thanh Hóa, các gia đình liệt sĩ, cách mạng lão thành, công nhân viên, học sinh, người lao động v.v... Kết quả bỏ phiếu kín 100% người nhận xét nội dung chị Phương truyền lời các vong linh cho người thân là đúng chính xác, nói tỉ mỉ những chi tiết mà chỉ là người trong gia đình mới biết những thông tin đó. Đề tài nghiên cứu đã kết luận rằng khả năng đặc biệt của chị Phương là thực sự, mối quan hệ với vong linh cõi Âm không dễ gì phủ nhận.

    HÌNH ẢNH VONG LINH NHƯ THẾ NÀO

    Những vong linh sau bao nhiêu năm tháng phiêu bạt nơi cõi Phật, ở nước Chúa hoặc miền Cực lạc nào đó đã được chị Phương đón tiếp trở về, vẫn mặc những bộ áo quần xa xưa, không thay đổi, đơn giản và mộc mạc, nét mặt vẫn như ngày xưa khi còn sống, giọng nói vẫn là giọng nói thân thiết nên những người thân của những vong linh nhận ra được ngay. Khi xuất hiện, các vong linh biểu lộ tình cảm như người bình thường, khi thì phẫn nộ giận dữ, lúc thì vui vẻ hòa dịu, khi thì tha thiết khẩn khoản, lúc lại vui mừng phấn khởi, có thể khóc lóc, có thể giận dỗi, mang đầy đủ tâm lý như người đang sống.

    Hình ảnh của những vong linh được chị Phương nhìn thấy rõ, nghe được rõ, và chị Phương đã nhập vai nói đúng giọng của vong linh.

    Vong linh lão thành nhất mà chị Phương đón tiếp là người mất năm 1915, vong trẻ nhất là em bé mất lúc 3 tháng tuổi.

    Vong linh Việt kiều sinh ra ở nước ngoài như Nga, Đức, Pháp, Trung Hoa v.v... nói bằng ngoại ngữ, nhưng khi nhập chị Phương nói ngoại ngữ ấy rất rõ ràng, chuẩn xác mặc dù chị Phương thực sự chưa có khả năng về ngoại ngữ.

    Vong linh của các liệt sĩ khi chết bị mất tay chân, hoặc bị trúng bom thân thể không lành lặn, khi chết bị chặt đầu quăng mất xác v.v... dù cho thân xác có bị thế nào chăng nữa thì vong linh người đó khi trở về được chị Phương nhìn thấy vẫn còn đầy đủ, nguyên vẹn. Điều này rất phù hợp với nghiên cứu của nước ngoài, họ chụp được hình ảnh trường sinh học nguyên vẹn của chiếc lá mặc dù bị cắt đi mất một nửa.

    VONG LINH QUAN TÂM NHỮNG ĐIỀU GÌ

    Khi trở về gặp lại người thân, các vong linh hầu như nắm bắt được hầu hết các thông tin về con cháu, người thân đang sống trong thời điểm hiện tại.

    Với các vong linh lúc ra đi có nhiều vướng mắc về tâm lý, bị hiểu lầm, bị vu oan, chết oan đã giãi bày được hết những uẩn khúc của mình, hoặc thanh minh những uẩn khúc cho người đang sống nếu có, thông qua những lời tâm sự, những câu chuyện được kể lại mà các vong linh chưa kịp nói cho ai lúc ra đi. Có trường hợp vong linh trở về làm nhiệm vụ của một trọng tài, đứng ra phân xử mâu thuẫn dai dẳng của hai người đang còn sống, mà vì lý do xung khắc những người này không thể nói ra cho người kia hiểu.

    Với các vong linh là bề trên trong gia tộc, gia đình, nhân dịp trở về này vẫn cố gắng dạy bảo con cháu, đưa ra những lời khuyên dạy, những cách đối nhân xử thế hợp lòng người, góp ý các cháu trẻ tuổi ham chơi, lêu lổng biết ăn năn lo lắng cho gia đình, khuyên dạy cho các đôi vợ chồng bất hòa, xung khắc triền miên.

    Với các vong linh có nhiều kinh nghiệm trường đời, giỏi kinh doanh, học cao biết rộng thì đưa ra những lời khuyên dạy phương pháp làm ăn, kinh doanh cho người thân.

    Một gia đình di tản năm 1975 sang Mỹ định cư, nay trở về gặp lại được 18 vong linh người thân đã mất, các vong kể lại rất nhiều chi tiết câu chuyện về cuộc di tản.

    Đặc biệt chú ý là vong linh của các nạn nhân bị bức tử, như bị cướp của giết người, bị hãm hiếp cho tới chết, bị cố ý gây chết người, hoặc bị thủ tiêu v.v... Nay họ trở về ung dung đàng hoàng, đã kể lại tất cả sự thật của vụ giết người ấy, chỉ ra tên và mô tả hình dáng người đã giết họ một cách oan ức. Có trường hợp ở Bến Tre, nạn nhân bị thủ phạm chặt đầu mang đi bỏ nơi rất xa với phần thân hòng xóa dấu vết, nay vong linh đã chỉ ra được nơi dấu để thân nhân mang về chôn đầy đủ.

    Các vong linh bị thất lạc mộ, hoặc hài cốt còn lưu lạc trên núi, dưới biển, trong bụi rậm v.v... đã trở về tha thiết nhờ cậy người thân, chỉ dẫn đường đi cho người thân biết để kiếm tìm đưa về chôn cất. Mọi vong linh đều có chung một nguyện vọng hài cốt của mình được con cháu thờ cúng, chăm sóc. Các vong linh rất sợ cảnh cô đơn, hắt hủi hoặc bỏ bê của thân nhân, việc nhang đèn không những làm khuây khỏa tinh thần người sống mà rất cần thiết cho các vong linh nữa, các vong linh chỉ cần cái tâm thành kính của người thân đối với họ chứ không bao giờ đòi hỏi lễ vật cao sang, hoặc tổ chức tiệc tùng giỗ chạp rình rang.

  5. #5

    Mặc định

    VIDEO 10 NĂM TT NGHIÊN CỨU TIỀM NĂNG CON NGƯỜI

    Xin mời mọi người xem video về Hội nghị Kỷ niệm 10 năm Trung tâm Nghiên cứu Tiềm Năng Con người năm 2007 tổ chức tại Hà Nội vào tháng giêng vừa qua. Khác với mọi năm các hội nghị có các báo cáo chuyên đề và nói chuyện của các nhà ngoại cảm, Hội nghị năm 2007 dành nhiều thời gian để tổng kết 10 năm nghiên cứu tâm linh tại Việt Nam (1997 – 2007), các vị Chủ nhiệm bộ môn của Trung tâm Nghiên cứu Tiềm năng Con người giới thiệu hoạt động của từng bộ môn.

    Các bạn có thể download và khi xem nên để chế độ Video Size 200% sẽ rõ chi tiết hơn.

    http://www.4shared.com/file/32257646...am_NCTNCN.html

    http://www.4shared.com/file/32258023..._sinh_hoc.html

    http://www.4shared.com/file/32258346...in_du_bao.html

    http://www.4shared.com/file/32258890...an_tam_ly.html

    http://www.4shared.com/file/32259701..._duc_2007.html

    http://www.4shared.com/file/32260667...phac_2007.html

    http://www.4shared.com/file/32261291..._hai_2007.html

    Theo mình được biết, toàn bộ tư liệu về Hội nghị 2007 Tổng kết 10 năm nghiên cứu tâm linh gồm sách và 3 đĩa VCD là tài liệu lưu hành nội bộ, không phát hành rộng rãi tại nhà sách. Bạn nào có nhu cầu tìm hiểu những tư liệu này và có nhu cầu liên hệ với các nhà ngoại cảm, xin liên hệ đến Trung tâm, số 10 Đường Đào Tấn, Quận Ba Đình, Hà Nội. Số điện thoại (04) 832 8249.

    Trung tâm Nghiên cứu Tâm linh trên Thế Giới

    Sự ra đời của Trung tâm Nghiên cứu Tiềm năng Con người của Việt Nam là sự kế thừa của rất nhiều tổ chức nghiên cứu tâm linh trên thế giới.

    - Hội nghiên cứu tâm linh của Anh (Society of Psychical Research) thành lập từ năm 1882 và Trung tâm Nghiên cứu tâm linh (Psy Research Centre - Serena Roney Dougal)
    - Hội nghiên cứu tâm linh của Mỹ thành lập năm 1885.
    - Năm 1969, Mỹ đã chính thức thành lập Hội Nghiên cứu Cận tâm lý (American Parapsychological Association), trực thuộc Hội Xúc tiến khoa học Mỹ (American Association for the Advancement of Science).
    - Viện Hàn lâm Tôn giáo và Tâm linh của Mỹ (Academy of Religion and Psychical Research).
    - Trung tâm nghiên cứu những hiện tượng cơ bản và dị thường (The Centre for Fundamental & Anomalies Research).
    - Hội Nghiên cứu cận tâm lý Nhật (Japaness Society for Parapsychology) thành lập năm 1968, xuất bản tờ tạp chí Cận tâm lý Nhật (Japaness Journal for Parapsychology).
    - Hội Nghiên cứu Tâm linh Scotland (Scottish Society for Psychical Research) thành lập năm 1987.
    - Hội Nghiên cứu khí công, Hội nghiên cứu công năng đặc dị được thành lập ở Trung Quốc.
    - Hội Nghiên cứu Cận tâm lý Úc (Australian Society for Parapsychology).

    Tất cả những hoạt động trên cho thấy việc nghiên cứu những khả năng tiềm ẩn của con người đang rất sôi động trên thế giới.

    Thế kỷ XX được xem như một thế kỷ phát triển rực rỡ của khoa học kỹ thuật, mang lại những tiện nghi cho cuộc sống con người như điện thoại, TV, máy vi tính, xe hơi, máy bay Boeing và Airbus hạng nặng, các công trình xây dựng hiện đại chọc trời v.v... nhưng đã để lại rất nhiều sự bí ẩn ngay trong con người mà chưa giải thích được.

    Bước sang thế kỷ XXI sẽ được dự báo là một thế kỷ của các công trình nghiên cứu đi sâu bản chất tâm linh con người, sẽ có những giải Nobel dành cho những nhà bác học nghiên cúu về Tâm linh học, Cận tâm lý học và Tâm lý học lượng tử v.v...
    Last edited by Love_Tamlinh; 17-08-2008 at 10:49 AM.

  6. #6

    Mặc định

    Nhà ngoại cảm NGUYỄN THỊ NGHI
    HỌC TRÒ CỦA TIÊN ÔNG GIÁNG TRẦN


    Kính thưa các nhà khoa học!
    Kính thưa quý vị đại biểu!


    Tôi tên là Nguyễn Thị Nghi, ở xã Lạc Long, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Đây là lần đầu tiên tôi được đến dự một Hội thảo khoa học lớn như thế này, tôi vô cùng bỡ ngỡ và xúc động. Bản thân tôi sinh ra và lớn lên ở nông thôn, ít được học hành, ít giao tiếp xã hội, chỉ biết làm nhiều mà nói thì ít, vì vậy phát biểu không tránh thiếu sót, kính mong qúy vị thông cảm và tha thứ.

    Tôi chỉ được học hết lớp 7 vì hoàn cảnh gia đình đông anh chị em, tới 7 người. Tôi đã hai lần lập gia đình, hiện nay tôi được hai đứa con, một trai một gái. Khi cháu gái vừa ra đời được 15 ngày thì cũng đồng thời nhận được tin bố cháu hy sinh, thế là tôi trở thành vợ của hai liệt sĩ. Tôi buồn cho số phận hẩm hiu của mình, tưởng như không thể có đủ sức lực nuôi dạy con mình nên người.

    Sau khi chồng tôi mất được 5 năm, vào năm 1986 tự nhiên tôi bị ốm một trận thập tử nhất sinh, bệnh viện đã trả tôi về coi như hết đường cứu chữa. Dân làng, họ hàng đến nhà thăm hỏi bảo rằng: Thôi có bệnh thì vái tứ phương. Gia đình đã đi cúng khắp nơi, mời nhiều thày về cúng nhưng cũng không hết bệnh. Suốt mấy tháng trời tôi chỉ uống được ít nước cháo, đến tháng thứ tư tôi bị nôn ra mật xanh mật vàng, từ đó tôi chỉ còn uống được nước dừa, nước trà và nước giếng mà thôi. Ngoài ra không thể ăn hoặc uống bất cứ thứ gì khác vào người, người tôi gầy xọp, chỉ còn cân nặng 20kg, yếu đến nỗi không tự ngồi dây được, phải có người nâng đỡ.

    Sang tháng thứ năm, một hôm đang nằm ở giường, không hiểu một sức mạnh ở đâu tiếp vào người, tự nhiên tôi bật dậy và nhảy lên cái xà nhà ngay đầu giường cao chừng hai mét, tôi ngồi trên đó. Từ trên xà nhà, tôi bảo hai đứa em đang có mặt ở đó rằng hãy mời bố mẹ sang đây, và tôi đã nói với bố mẹ tôi rằng: “ Bố mẹ phải tìm ngay một thầy cao tay nhất vùng này đến lập cho con một bàn thờ để con cúng Trời Phật, nếu không con sẽ chết “. Nhìn thấy nét mặt tôi thay đổi khác lạ không giống ngày thường, bố mẹ tôi lo sợ và đồng ý ngay, tôi tự nhảy xuống nền nhà mà không cần ai nâng đỡ, không hề đau đớn hoặc trầy xước gì. Nhảy xuống rồi tôi lại rơi vào tình trạng nằm liệt giường không tự ngồi dậy như ban đầu.

    Bàn thờ được lập xong tôi cảm thấy người rất dễ chịu như chẳng còn bệnh gì, cứ đến tối tôi vào tụng kinh niệm Phật. đến ngày thứ hai mươi thì đêm nào tôi cũng mơ thấy cụ già râu tóc bạc trắng đến bảo tôi đọc “ Thiên thần tạo hóa. Bạch thổ thiên lai “ và dạy tôi học chữ Thiên (chữ viết sớ ngày nay), học chữa bệnh, cho tôi chiếc đĩa và hai đồng tiền xu. Cứ đến 12 giờ tối là có người gọi tôi dậy học đến 2-3 giờ sáng. Ban đầu tôi cứ tưởng là mơ thôi, không có thật, nhưng nếu không dây thì bị như bị đánh, nhéo không chịu nổi. Khi ngồi học, sau 5 phút tĩnh tâm là tôi thấy các chữ Thiên hiện trên tường nhà, bên dưới là chữ quốc ngữ. Học liền 3 tháng 10 ngày và hàng ngày tôi ăn mỗi bữa 3 muỗng cơm với nước trắng, muối hột và 5 trái ớt. Bên tai tôi nghe lời nói “ Ăn thế mới biết thương người nghèo. Phải giúp đời không thui chết “. Ban đầu tôi chỉ chữa bệnh cho người thân trong gia đình, và người trong làng, sau đó thấy hiệu quả, tiếng lành đồn xa mọi người ở khắp nơi đến tìm tôi.

    Thưa qúy vị đại biểu ! Việc làm của tôi hết sức đơn giản, chỉ có cái dĩa với hai đồng tiền xu để gieo xuống, không phải là gieo quẻ âm dương, mà khi gieo như vậy chính là lúc tôi nghe được lời của bề trên chỉ dạy phải làm như thế nào. Trong lòng đĩa khi đó sẽ hiện lên những hình ảnh như màn hình tivi.

    Khi chữa bệnh tôi không dùng thuốc gì hết, chỉ có nước trắng tinh khiết đặt lên bàn thờ, sau đó tôi niệm phép và đưa bệnh nhân mang về nhà uống.

    Khi tìm mộ, chỉ cần cho tôi biết tên người mất, ngày mất, tôi chỉ ngồi ở nhà gieo tiền xu xuống đĩa là có thể nhìn thấy rõ hiện trường, sơ đồ đường đi và hiện trạng của ngôi mộ đó nằm ở đâu, đồ vật xung quanh ngôi mộ ra sao. Khi gặp được ngôi mộ, tôi biết người chết bị bệnh gì, đau ở đâu vì vong người đó nhập vào tôi, cụ thể nếu người ấy chết vì bị bệnh xơ gan cổ trướng thì tự nhiên bụng tôi sẽ bị trướng to lên, khi đó tôi rất mệt, nhưng xong thì trở lại bình thường có thể làm việc ngay được.

    Thưa qúy vị đại biểu ! Suốt hơn 20 năm qua tôi không nhớ rõ đã giúp cho bao nhiêu người, chỉ biết mọi người đến với tôi ngày một đông thêm. Đã có rất nhiều người viết thư cảm ơn và hài lòng với việc làm của tôi, song cũng không tránh khỏi sự nghi ngờ.

    Tôi luôn tâm niệm lời dạy của bề Trên rằng:
    “ Dù ai ghen tỵ tranh giành
    Rủa nguyền đánh mắng tâm tình chẳng thay
    Tâm con vẫn chẳng đổi thay
    Bền vững dạ này như thép với gang”

    Chính vì lời dạy đó mà tôi vẫn tiếp tục làm việc nghĩa giúp đời, rồi lại được thấy niềm vui mọi người đến với mình. Tôi cũng lấy tâm mình để đền đáp, làm việc tâm linh không thể “ tà tâm “ được, có lẽ vì thế mà bề Trên vẫn cho tôi được làm việc khó khăn này cho đến ngày nay.

    Thưa qúy vị đại biểu ! Tôi không được một người thầy cụ thể nào truyền dạy, người thầy của tôi là vô hình. Tôi cũng không thể biết vì sao mình phải làm việc này và vì sao lại làm được, và cũng không biết tôi còn có thể làm được đến bao giờ, kết quả ra sao. Tôi kính nhờ các nhà khoa học giúp tôi hiểu và giải thích. Tôi xin chân thành cảm tạ. Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các vị đã tin tưởng đến với tôi, cảm ơn các bạn đã quan tâm và khích lệ.

    (Cô Nguyễn Thị Nghi nói chuyện tại một Hội thảo Khoa học UIA)

  7. #7

    Mặc định

    HỌC TRÒ TIÊN ÔNG ĐÃ LÀM VIỆC ĐỂ GIÚP ĐỜI

    Xin phép không bàn về huyền thoại Tiên Ông giáng trần truyền dạy phép lạ cho cô Nguyễn Thị Nghi. Chúng ta hãy tìm hiểu về cuộc sống của cô hiện nay và nhìn vào kết quả những việc làm của cô đã giúp đời thì tự khắc sẽ hiểu.

    Kể từ sau trận ốm định mệnh lần ấy, cô Nghi tìm lại được nguồn sức khoẻ làm việc giúp đời, đồng thời cô đã nuôi dạy hai người con ăn học và thành tài. Người con trai 28 tuổi, tốt nghiệp ĐH Bưu chính Viễn thông, nay đang làm việc tại Bưu điện tỉnh Hải Dương. Người con gái 25 tuổi đã tốt nghiệp CĐ Tin Học, hiện nay công tác tại UB Chứng khoán Nhà nước.

    Hàng ngày cô Nghi có chế độ sinh hoạt rất đặc biệt, đến nay cô vẫn chỉ ăn được cơm với chút mắm và dưa muối tự làm, uống nước ở giếng nhà. Khi đi xa chỉ ăn những thứ mang theo, không dùng được bất cứ đồ ăn thức uống nào khác sẽ bị đau bụng vật vã. Hàng ngày làm việc và tiếp khách suốt cả buổi trưa không nghỉ, nhưng vẫn không mệt mỏi, da thịt vẫn hồng hào, tươi trẻ hơn so với tuổi 50 của cô.

    KHẢ NĂNG CHỮA BỆNH

    1. Nguyễn Thị Hương Giang, 29t, khu 6, Vĩnh Tuy, Hoàng Mai, bị tâm thần do vong nhập, mồ mả ông bà thất lạc, có người trong nhà xâm phạm chùa chiền, trộm tượng Phật. Đến gặp cô Nghi xác định được nguyên nhân, chữa trị 3 lần đã khỏi.

    2. Nguyễn Việt Dũng, khu tập thể Trung Tự, Hà Nội, bị tâm thần do vướng bùa người dân tộc, bàn thờ vi phạm, thờ Phật chung với gia tiên. Đã được cô Nghi cúng giải bùa và sau một tháng đã hết bệnh.

    3. Nguyễn Văn Viết, 32t, Thuỷy Nguyên, Hải Phòng, bị điên 7 năm, đi lang thang, phá phách lung tung. Người nhà đến lấy thuốc 3 lần nay đã hết bệnh, làm ăn bình thường.

    4. Phạm Văn Thông, 26t, sinh viên năm 3 ĐH Quân Sự, bị tâm thần phân liệt, chữa ở BV Bạch Mai hai năm không khỏi. Được cô Nghi phát hiện ma ám, chữa cho hết bệnh và tiếp tục theo học.

    5. Đoàn Anh Tuấn, 35t, hướng dẫn viên du lịch KS Metropol Hà Nội làm việc được 2 năm, trí nhớ giảm, nói tiếng Anh không tốt bị cho thôi việc, đã điều trị tại BV Bạch Mai không hết. Cô Nghi kết luận bị vong ám, sau 4 tháng chữa đã khỏi.

    KHẢ NĂNG TÌM MỘ VÀ HÀI CỐT

    1. Đỗ Trọng Khuê, trợ lý giám đốc TTNC Tiềm năng Con người, tìm được mộ cụ tổ 5 đời, đã chụp được hình vong linh cụ tổ tại nơi tìm mộ, đúng như ngày giờ cô Nghi chỉ dẫn.

    2. Thiếu tướng Trần Đức Long, Bộ Quốc phòng tìm được mộ chú ruột vợ, là liệt sĩ thời chống Pháp.

    3. Đỗ Thu Trang, con gái một nhân viên Kho bạc Nhà nước Quận Ba Đình, bị mẩn ngứa, chữa trị nhiều nơi không xác định nguyên nhân. Cô Nghi phát hiện 8 năm trước khi bốc mộ bà nội cháu đã để sót 3 xương: một xương mắt cá chân trái, một xương đốt sống, một xương ngón cái chân trái. Gia đình đã về nơi cải táng sàng lọc đất tìm lại các mẩu xương bị kiến đục, cháu đã hết bệnh.

    4. Bùi Ngọc Định, Cẩm Giàng, Hải Dương, bị bệnh tê mặt, đau cổ, đau thần kinh tọa từ năm 2000 do khi bốc mộ bà nội bỏ sót hai xương cổ, hai đốt xương cụt, một đốt xương ngón chân út, một nửa chiếc răng sâu. Nhờ cô Nghi chỉ dẫn đã tìm được đúng như vậy và khỏi bệnh.

    KHẢ NĂNG THU NHẬN THÔNG TIN KHÁC

    1. Kiều Thanh Huyền, 28t, bị mất tích. Gia đình gặp cô Nghị, nhận được thông tin là con bị bắt cóc, cho uống thuốc mê rồi bị bán sang Trung Quốc.Cô Nghi đã xin trợ giúp và ngày 22/06/2005 tìm được chị Huyền trong trạng thái tâm thần bị tổn thương, đuợc cô Nghi cho thuốc uống và trừ bùa giải đã trở lại bình thường.

    2. Phạm Văn Tuyên, 18t, Đông Triều, Quảng Ninh, ham chơi bỏ học, bị bố đánh và bỏ nhà đi ngày 25/05/2005. Bố cháu đến gặp cô Nghi nhờ can thiệp, sau 3 ngày đã tìm thấy con mình.

    3. Năm học 2004-2005 tại Trường THPT Xuân Áng, Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ có hiện tượng các nữ sinh bị ngất xỉu, gây tâm lý hoang mang lo sợ trong học sinh. Cô Nghi đã giúp tìm ra nguyên nhân do vi phạm phong thủy, đã tổ chức xin lễ hóa giải có hiệu quả. Thầy Hiệu trưởng thông báo hoạt động dạy và học của trường đạt được kết quả cao.

  8. #8

    Mặc định

    CHUYỆN KỂ VỀ NHÀ NGOẠI CẢM PHAN THỊ BÍCH HẰNG

    Những ngày đầu tiên đi tìm mộ đối với Phan Thị Bích Hằng hết sức khó khăn. Khi đó, chị chưa biết nói chuyện với người đã chết, mà chỉ nhìn thấy hình dáng họ như thế nào mà thôi, họ già hay trẻ, da trắng hay đen, béo hay gầy và trên cơ thể có những đặc điểm gì đặc trưng. Chính vì thế, có những trường hợp trông hình thức thấy nhang nhác nhau dẫn đến nhầm lẫn đáng tiếc.

    Đó là một kỷ niệm đi tìm liệt sĩ chống Pháp hy sinh ở trận Chùa Cao (Ninh Bình). Chị tìm thấy hài cốt liệt sĩ này ở dưới ruộng, gần bốt Chùa Cao. Chị trông thấy ông mặt vuông chữ điền, râu quai nón, rất giống con trai ông, nhờ Hằng tìm mộ. Bích Hằng khẳng định đúng là ngôi mộ của liệt sĩ và đề nghị gia đình đắp đất lên để hôm sau tiến hành đào hài cốt. Tuy nhiên, đêm đó, khi đang ngủ, tự nhiên có một bác bộ đội đi cùng một người nữa giật giật chân kéo chị dậy và bảo: “Này này, cậu dậy đi tớ bảo cái này. Hôm nay cậu làm thế là không được nhé. Cậu nhầm rồi. Cậu lại chỉ mộ cậu liên lạc của tớ. May mà vợ con tớ chưa đem về đấy nhé. Nếu mà đem về nghĩa trang rồi thì hóa ra tớ vẫn phải nằm lại ngoài ruộng mà cậu liên lạc lại được cả nhà tớ kêu bằng bố. Nhìn đây này, cậu liên lạc mới chỉ 23 tuổi, còn tớ đã ba mấy tuổi rồi. Tớ có cái mụn ruồi ở mũi, cậu nhìn thấy chưa, rất to. Ngày xưa bố vợ suýt không đồng ý gả con gái cho tớ vì bảo cái mụn ruồi ấy là chết yểu, con gái ông lấy tớ sẽ góa chồng sớm. Dù có cái mụn ruồi quái quỷ ấy nhưng tớ vẫn đẹp giai nên cô ấy vẫn mê và quyết lấy tớ. Đây này, nhìn nhé, ở cái chỗ đất này, tớ ném cành hoa vạn thọ ở chỗ này nhé. Mai cậu nhớ phải lên sớm không trẻ con nó nghịch lại lấy đi mất”.

    Đúng như dặn dò, hôm sau Hằng dậy thật sớm, một mình đi xe xuống chỗ mô đất đắp hôm qua. Hằng chợt rùng mình vã mồ hôi giữa mùa đông giá rét khi thấy cách chỗ nấm đất khoảng 5m, trên nền cỏ ướt đẫm sương đêm có một cành cúc vạn thọ. Phía dưới cành cúc vạn thọ chị nhìn thấy hài cốt của người liệt sĩ chống Pháp mà đêm trước đã dựng chị dậy chỉ dẫn. Ngay lập tức, chị đến gia đình xin lỗi và thuật lại chuyện liệt sĩ về báo cho chị tối hôm trước. Khi nghe Hằng kể đến đoạn nhìn thấy bác liệt sĩ có cái mụn ruồi to tướng trên cánh mũi thì bà cụ, là vợ của liệt sĩ òa lên khóc và khẳng định: “Đúng là mộ chồng tôi rồi”. Ngay hôm ấy, cả gia đình nhà nọ cùng đi đào chỗ Hằng chỉ và thấy ngay hài cốt. Hài cốt người chiến sĩ này nằm dưới mảnh ruộng mà từ nhiều năm nay người ta vẫn cày bừa, trồng cấy. Sau đó, hài cốt đó được đưa về quê nhà, còn hài cốt người liên lạc được đưa vào nghĩa trang Chùa Cao.

    Trường hợp đầu tiên mà chị Bích Hằng phát hiện ra khả năng giao tiếp của mình với các vong là khi gặp mẹ của GS Mai Hữu Khuê, giảng viên Trường đại học Kinh tế Quốc dân. Khi chị đi tìm, liền thấy một bà cụ. Đứng trước cụ, chị cảm thấy như có tiếng nói, thấy cái miệng lắp bắp mà không hiểu cụ nói gì. Chỗ bà cụ nằm là một cái vũng nước rất bẩn. Hằng liền cất giọng: “Cụ ơi, cụ nói cái gì đấy?”. Hằng đột nhiên nghe thấy cụ gọi: “Cháu ơi!”. Tim chị như muốn vỡ ra vì sung sướng, bởi chị đã nghe được âm thanh phát ra từ phía người chết. Bà bảo: “Bà tên Kình, nhắn hộ cho bà là mộ bà ở đây mà các con tìm mãi không thấy. Con bà là Khuê”. Nghe được thông tin đó, Hằng kể lại cho dân làng. Dân làng bảo con bà ấy làm to lắm, rồi họ nhắn cho ông Khuê về nhận mộ mẹ.

    Từ khi trò chuyện được với người chết, chị Hằng cứ lang thang đến khắp các ngôi mộ để nghe người chết nói, rồi tìm cách chỉ dẫn cho thân nhân họ. Chính vì có khả năng đặc biệt này mà Bộ môn Cận tâm lý, Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người đã nghiên cứu đề tài TK06, có nghĩa là tìm ngược, tức người chết tìm người sống. Đề tài này đã thành công ngoài sức tưởng tượng. Đã có rất nhiều liệt sĩ vô danh thông báo cho người nhà biết được mình đang nằm ở đâu, đến để đào hài cốt đưa về quê thông qua các nhà ngoại cảm.

    Sự kiện gây xúc động lớn mới diễn ra gần đây là hành trình xác định tên cho các liệt sĩ nằm dưới những ngôi mộ vô danh ở nghĩa trang Điện Biên Phủ và cuộc đi tìm người thân, đồng đội còn sống của các liệt sĩ thông qua các nhà ngoại cảm. Hầu hết những cuộc nhắn đi đến địa chỉ này, địa chỉ kia, tìm người này người kia của người chết đều chính xác đến kinh ngạc.
    Cũng chính vì cách tìm ngược đó mà Bích Hằng làm được những việc đáng trân trọng. Trong những chuyến đi tìm mộ thất lạc cho gia đình nào đó, đều có rất nhiều người chết đi theo nhờ cậy. Trên đường đi tìm mộ, cứ thấy chỗ nào có hài cốt, chị thắp nén hương, họ liền túm ngay lấy, nói: “Tôi tên là thế này, người nhà tôi là người này, ở nơi này”. Thế là cuối cùng gia đình nhờ mình đi tìm mộ vẫn chưa tìm thấy thì đã lại tìm được cho nhiều người khác.

    Để đi được đến nơi có ngôi mộ cần tìm thì phải trò chuyện, giúp đỡ không biết bao nhiêu người. Trong chuyến đi tìm mộ ở xã Vô Tranh (Phú Lương, Thái Nguyên), chính qua những lời nhắn nhủ"của người âm dọc đường đi tìm mộ mà chị đã tìm thấy mộ cụ Lương Ngọc Quyến, lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên đầy bi tráng diễn ra năm 1917. Những người nằm dưới đất, nơi chị Hằng đi qua nhắn rằng: “Ở phía đồi bên kia có một lão thành, là người có công với nước rất nhiều, nếu cháu có thể quá bộ qua đó thăm ông ấy thì tốt”. Tuy nhiên, khi đó đường đi quá xa, nên chị xin lỗi, từ chối, chỉ ghi lại thông tin mà họ cung cấp. Chị còn phải đi tìm cho gia chủ, cho người nhờ mình xong đã. Khi về Hà Nội, từ những thông tin mà những người đã chết cung cấp, Hằng nhắn cho anh Lương Quân, là cháu nội cụ Quyến. Một thời gian sau, Hằng tiếp tục lên Thái Nguyên tìm mộ. Trong quá trình đi tìm lại gặp một linh hồn và người này giới thiệu với chị là nhà báo Thôi Hữu, rồi ông lại nhắn rằng: “Bên kia đồi có người đức cao vọng trọng, là cụ Lương Ngọc Quyến”. Vậy là hành trình tìm mộ cụ Lương Ngọc Quyến, người đã yên nghỉ gần thế kỷ giữa cánh rừng đại ngàn đã diễn ra hết sức kỳ lạ, xúc động.

    Hồi đi tìm mộ cụ sư tổ chùa Vua, phố Thịnh Yên (Hà Nội) để lại cho chị nhiều kỷ niệm nhất về lòng vị tha cũng như nghĩa tình của người chết. Trước đây chùa Cua rộng lắm, sau khi mất, cụ sư tổ được an táng trong khuôn viên nhà chùa. Tuy nhiên, khi đất cát lên giá, người dân lấn chiếm đất chùa, dựng nhà dựng cửa làm mất mộ cụ. Bích Hằng lội xuống hồ nước tìm nhưng không thấy. Đêm đó, nhà chùa thắp nến sáng rực cả khu vực quanh chùa, thế rồi sư tổ lên gặp chị. Sư tổ kể tỉ mỉ đã chết như thế nào. Cụ tên thật là Hoàng Đình Điều, người Lạng Sơn, từng là một tướng quân, dưới quyền Hùm xám Yên Thế Hoàng Hoa Thám. Sau khi giặc Pháp bắt được cụ Đề Thám thì cũng bắt được cụ. Tuy nhiên, cụ trốn được và tìm về chùa này tu. Dù tu thiền, song cụ vẫn hoạt động cách mạng bằng cách nuôi giấu cán bộ.

    Trong số những cán bộ cách mạng được cụ nuôi giấu ngày đó có cụ Nguyễn Phong Sắc, Bí thư Xứ ủy Trung Kỳ, Chủ tịch Phong trào Xôviết - Nghệ Tĩnh. Cũng là cơ duyên, vì cụ Nguyễn Phong Sắc đã được Bích Hằng tìm thấy năm 2002 và Tỉnh ủy Nghệ An đã xây tượng đài cụ Nguyễn Phong Sắc ở xã Phúc Lộc, huyện Nghi Lộc. Cụ bảo, mộ cụ hiện nằm dưới hai ngôi nhà, chứ chỗ mọi người đắp đất, thắp hương không phải. Khi đó, chị Hằng còn nhìn thấy hàng ngàn môn sinh, những người tự vệ đỏ đứng xếp hàng lối nghiêm trang sau cụ sư tổ. Những người đi theo cụ đều tỏ ra bất bình, vì cụ là người đức cao vọng trọng, có công với cách mạng, vậy mà không những người đời không biết đến mà lại bị người ta lấn chiếm đất xây đè lên. Cụ than với chị Hằng rằng, hai gia đình xây đè lên mộ cụ đều gặp những chuyện tai ương, rồi làm ăn thất bát. Cụ thương họ lắm. Cụ là người xuất gia, không muốn làm người đời phải khổ, việc hai gia đình nọ gặp nhiều chuyện bất hạnh là do những nghĩa quân đi theo cụ bất bình nên mới gây ra như vậy. Cụ còn nói với chị Hằng: “Làm được cho đời mới tốt, chứ cái thân xá lợi thì nghĩa lý gì”.

    Sư cụ không đồng ý cho mọi người đào bới hài cốt cụ. Lúc đó, cụ Nguyễn Phong Sắc cũng về nói với Bích Hằng: “Cụ nằm thế này không được, người ăn mày cũng còn được chôn cất tử tế, đằng này là cụ”. Cụ sư tổ kể tiếp: Khi an táng cụ chẳng có cái gì, chỉ có mỗi nậm rượu chôn theo. Ngày đó, khi luyện võ xong, cụ thường cùng cụ Đề Thám chén tạc chén thù. Khi chết, cái nậm rượu đó vẫn đeo bên mình. Có thể xương cốt không còn, nhưng cái nậm rượu đó thì vẫn còn nguyên vẹn.

    Như vậy, theo Bích Hằng, dưới cõi âm, người chết vẫn nhớ người sống. Tuy nhiên, dù theo đạo nào, người âm cũng mong người đời không quên lãng họ. Họ sẽ còn sống đến khi ta còn nghĩ đến họ. Họ là những người rất tình nghĩa. Cụ sư tổ chết bao nhiêu năm rồi mà vẫn dặn dò chị Hằng kỹ lưỡng, khi nào đi chùa, thì nhớ thắp hương cho cả cụ Đề Thám, cho cả những nghĩa quân, chiến sĩ tự vệ đỏ, tự vệ thành. Cụ cũng kể thêm rằng, cụ đã truyền hết võ nghệ cho Hoàng Hoa Phồn, chỉ tiếc rằng anh ta không nối tiếp được sự nghiệp lừng lẫy mà lại chết sớm. Khi nghe chị kể lại như vậy, những người được chứng kiến, có rất nhiều cán bộ, các nhà sử học đều xúc động rơi nước mắt.

    Hồi đi tìm một chiến sĩ cách mạng ở công viên Lê Thị Riêng thì lại thấy một lính Sài Gòn. Người lính ngụy ấy cứ níu chân chị để nhờ chị nhắn nhủ mấy câu. Khi tìm thấy hài cốt của người lính ấy thì thấy chiếc dây chuyền platin sáng lấp lánh. Anh ta muốn nhờ chị nhắn vài lời với gia đình nhưng lại sợ những liệt sĩ ở cạnh biết, tức là những chiến sĩ cách mạng chôn gần đó. Nhưng cụ Phan Sào Nam hiện lên nói: “Khi về cõi âm rồi thì không nên phân biệt bên này hay bên kia nữa. Chúng ta đều là những linh hồn cần được giúp đỡ. Cậu cứ việc nhắn nhủ cho gia đình đi”. Bích Hằng kể rằng, chị nhìn thấy người lính Sài Gòn đó cứ run rẩy, lóng ngóng, sợ sệt. Khi đó, cậu ta có nói với chị: “Nếu ai thích chiếc dây chuyền thì có thể cho”. Trên chiếc dây chuyền đó có gắn một miếng vàng rất đẹp, tuy nhiên, chẳng ai dám lấy cả. Thế là lại vùi xuống chỗ cũ rồi ghi lại thông tin để báo cho gia đình người lính này biết, vào mang hài cốt về.

    Cuộc đi tìm kiếm mộ ở Vĩnh Thạnh, Bình Định cũng là một kỷ niệm hết sức đáng nhớ của Bích Hằng. Khi đào mộ anh bộ đội thì thấy cái biển tên ở trước ngực ghi là Trung tá Nguyễn Hữu Túy tức là lính Sài Gòn. Mọi người đều giật mình, nhưng lại nghĩ, hay là anh bộ đội lấy áo lính Sài Gòn mặc cải trang, rồi bị bắn chết. Thế nhưng, lúc đó chị nghe thấy tiếng gọi phát ra từ bụi cây: “Không phải, tôi nằm bên này cơ!”. Lúc đó có một anh cùng trong đoàn đi đào mộ, là xã đội trưởng ào đến căm phẫn hét lên: “Cái thằng này ác ôn lắm, chính nó đã giết bố tôi đây”. Anh kể rằng, hồi gần 10 tuổi, anh tận mắt chứng kiến bọn lính Sài Gòn đóng đinh bố anh vào cây dừa và chính tên Túy đã dùng lưỡi lê rạch từ ngực bố anh xuống rồi moi gan bố anh ra ngoài. Khi đó, bố anh là cán bộ của ban tuyên huấn xã, tích cực tuyên truyền cách mạng. Anh căm phẫn, định lấy hòn đá ghè vào đống xương cốt. Chị Hằng hết mực ngăn can: “Người ta bây giờ cũng chỉ còn là nắm xương tàn. Anh có làm vậy bố anh cũng không sống lại được. Tốt nhất là cứ bốc hài cốt người ta lên, chôn cất cẩn thận, rồi người ta phù hộ cho, sau đó đi tìm tiếp mộ anh bộ đội giải phóng”. Thế nhưng, anh ta kiên quyết: “Ai làm việc đó thì làm, tôi nhất định không làm”. Người dân ở đó cũng đều chứng kiến cảnh bọn lính Sài Gòn giết hại, moi gan bố anh xã đội cùng sáu người khác nên rất căm phẫn, nhất định không chôn hài cốt người lính này, mặc cho Hằng khuyên nhủ thế nào. Cuối cùng chị phải bỏ tiền, ra Quy Nhơn mua chiếc tiểu, bỏ hài cốt vào rồi mai táng. Tuy nhiên, khi Hằng đặt bát hương, thắp hương thì mọi người trong làng lại xô ra không cho chị thắp. Gia đình người lính kia đều ở bên Mỹ cả nên không biết nhắn nhủ ra sao. Khi đó, anh bộ đội hiện lên dặn Hằng nói với mọi người thế này: “Nếu mọi người không thắp hương cho anh ta thì anh bộ đội sẽ không cho tìm hài cốt của anh đâu. Thắp cho anh ấy nén nhang thì anh ấy sẽ chỉ chính xác chỗ anh bộ đội nằm”. Nghe Bích Hằng nói vậy, người dân trong vùng mới cho cô thắp nhang. Người lính Sài Gòn này đã dắt Hằng đến bên bụi cây rất lớn và chỉ chính xác chỗ anh bộ đội nằm và khi đào thì thấy ngay hài cốt. Hằng bảo với dân làng: “Vậy là anh ta đã lấy công chuộc tội rồi, mọi người không nên căm thù nữa nhé!”. Anh bộ đội kể với Bích Hằng, hồi đó, anh là lính đặc công, bị Túy bắt được, nhưng khi hắn đang áp giải thì anh đã sử dụng võ thuật đá văng khẩu súng, rồi cướp lưỡi lê của nó giết nó luôn. Tuy nhiên, vừa giết được nó thì anh lại bị trúng đạn bởi một tên đi phía sau.

    Bích Hằng kể rằng: Quá trình đi tìm mộ cực kỳ vất vả, nhiều khi phải đi bộ cả ngày trong rừng thẳm mới đến nơi có hài cốt. Hầu hết các chiến sĩ chỉ được quấn tấm vải khi chôn, nên lúc tìm thấy, tấm vải dù vẫn còn nguyên vẹn, nhưng hài cốt đã mủn, hoặc thành đất cả rồi. Chứng kiến những cảnh ấy thương lắm. Đó cũng chính là động lực để chị quyết tâm hơn trên hành trình đi tìm mộ đầy vất vả, gian nan.

    Đã có cả ngàn ngôi mộ được chị tìm thấy, và mỗi cuộc tìm kiếm là một câu chuyện đầy xúc động. Bích Hằng tâm sự: Trong các cuộc tìm kiếm hài cốt cũng có nhiều chuyện buồn vì không phải cuộc tìm kiếm nào cũng thành công. Nếu không tìm được mộ thì quả thực rất khó nói với gia đình người quá cố, vì họ đặt niềm tin vào mình quá lớn.

    Chị cũng mong những gia đình mà chị không giúp được hãy thông cảm cho những nhà ngoại cảm bởi không phải lúc nào cũng thành công.

    CAND 15/03/2007

  9. #9

    Mặc định

    NHỮNG LINH HỒN Ở K’NAK VÀ CÁC NHÀ NGOẠI CẢM

    Trận đánh K’Nak tại Tây Nguyên có 400 bộ đội và du kích, dân công đã hy sinh. Những hài cốt sẽ bị chôn vùi vĩnh viễn dưới dòng Đắk Lốp nếu không có hành trình tìm anh trai đầy nước mắt của anh Phạm Văn Mẫn, Giám đốc S-Fone khu vực Hà Nội.

    Năm 1964, khi Mẫn mới 10 tuổi, người anh Phạm Văn Thành lên đường nhập ngũ, giữa lúc chiến trường vô cùng ác liệt. Gia đình chưa nhận được một lá thư, một dòng nhắn gửi thì đã nhận được giấy báo tử. Như sét đánh ngang tai, người mẹ già im lặng, chiều chiều ra gốc đa đầu làng ngồi khóc, vái lạy về phương Nam. Cậu bé Mẫn vẫn nhớ cái ngày anh Thành lên đường nhập ngũ. Lúc lên xe, anh đã dúi vào tay Mẫn nắm cơm, khẩu phần ăn mà đơn vị đã phát cho anh trước lúc lên đường.

    Ngay sau năm 1975, dù mới 21 tuổi, Mẫn vẫn quyết chí ngang dọc Nam - Bắc đi tìm anh trai, cho dù trên tay chỉ có vẻn vẹn một thông tin: “Hy sinh ở mặt trận phía Nam”. Ngày đó, có một nhân chứng, hiện đã 80 tuổi nói mơ hồ rằng: “Có thể liệt sĩ Phạm Văn Thành đã được an táng vào nghĩa trang nào đó rồi”. Lúc đi xe đò, khi đi xe máy, lúc thì cuốc bộ dọc đường Trường Sơn, hễ gặp nghĩa trang nào là anh Mẫn cũng rẽ vào và lần từng ngôi mộ để tìm tên Phạm Văn Thành. Suốt bao nhiêu năm trời, cứ kiếm được đủ tiền tàu xe, anh lại lên đường. Nhiều khi cũng nản, nhưng mỗi lần về thăm quê, lại gặp người mẹ già ngồi ở gốc đa đầu làng, đón anh hỏi về thông tin phần mộ anh Thành, anh lại quyết tâm hơn. Những tháng năm vất vả tìm anh trai, thương mẹ già ngóng đợi khiến mái tóc anh Mẫn bạc sớm. Giờ đây, ở cái tuổi ngoài 50, những sợi tóc trắng đã trùm kín mái đầu.

    Năm 1990, khi vào nghĩa trang Vĩnh Thạnh (Bình Định), anh thấy một ngôi mộ ghi dòng chữ: Liệt sĩ Phạm Văn Thành, không quê quán, không ngày mất. Không hiểu vì sao, khi tìm thấy ngôi mộ này, lòng anh trào dâng xúc động và rất tin tưởng đây là người anh trai của mình. Tuy nhiên, khi trình bày nguyện vọng được đưa hài cốt “anh trai” về thì người quản trang từ chối kịch liệt, bởi anh không đưa ra được bằng chứng nào khẳng định đây là ngôi mộ của anh trai anh. Liệt sĩ có tên Phạm Văn Thành ở nước ta có đến cả trăm người.

    Đến năm 2000, sau khi việc tìm kiếm ở các nghĩa trang bế tắc, anh Mẫn quyết định đi tìm gặp toàn bộ nhân chứng ở Quân khu V, từng biết đến trận đánh ở K'Nak để nắm thông tin chính xác hơn. Anh đã gặp được rất nhiều người ở mọi miền Tổ quốc, trong đó, lưu tâm nhất là cựu chiến binh Nguyễn Trọng Ẩm, nguyên Tiểu đoàn phó, phụ trách hậu cứ. Ông Ẩm khẳng định chính tay ông đã đào hố an táng anh Thành cùng 7 liệt sĩ khác. Một vài nhân chứng nữa cũng khẳng định giống nhau là đã kéo được thi thể anh Thành và 7 liệt sĩ nữa ra khỏi trận đánh và chôn cách mép suối Đắk Lốp 25m, gần trạm Trung phẫu. Các nhân chứng đều đã già yếu, trí nhớ giảm sút nên không nhớ chính xác địa điểm chôn vì sau 40 năm địa hình, địa vật đã thay đổi quá nhiều. Dòng Đắk Lốp khi xưa giờ đã bị chặn lại làm đập thủy điện và dự trữ nước. Thậm chí, cả trạm Trung phẫu giữa rừng khi xưa họ cũng không nhớ chính xác chỗ nào nữa.

    Thế là hành trình đào đất tìm mộ vô cùng gian khổ đã diễn ra. Cứ mỗi năm 5-6 lần, anh Mẫn lại “trốn” cơ quan vào biệt Tây Nguyên, lội bộ trong rừng mấy tiếng đồng hồ tìm đến dòng Đắk Lốp. Mỗi lần vào Tây Nguyên, anh lại tổ chức đón các cựu chiến binh cùng đi, những người từng tham gia trận đánh và biết về nơi chôn cất anh Thành. Từ những năm tháng bỏ công sức đi tìm anh trai, gặp gỡ các nhân chứng lịch sử mà anh Mẫn mới biết đến một trận đánh khốc liệt năm xưa. Và cũng chính từ cuộc đi tìm mộ đầy gian khổ của anh Mẫn mà bức màn bí mật về trận đánh khốc liệt ở K'Nak đã được vén lên.

    Cụm cứ điểm K'Nak nằm trên một mỏm núi, thuộc huyện K'Bang (Gia Lai), được bao bọc bởi các thung lũng, khe suối, sình lầy. Từ căn cứ này, qua đường không, quân đội Sài Gòn có thể kiểm soát các hướng di chuyển của bộ đội từ Bắc vào Nam và từ miền Trung lên Tây Nguyên. Tại đây, quân đội Sài Gòn đã xây dựng một cụm cứ điểm bao gồm đồn lũy, trận địa pháo và nhiều hàng rào thép gai, bãi mìn dày đặc để bảo vệ, luôn có một tiểu đoàn, khoảng 450 đến 500 quân canh giữ nghiêm ngặt. Cách mỏm núi 2 km có mỏm núi cao hơn, được san bằng làm bãi đáp máy bay trực thăng và một trận địa pháo binh chi viện cho K'Nak, cũng cách cứ điểm hơn 2 km. Quân ta đã nhiều lần tấn công cụm cứ điểm này nhưng toàn bị đánh bật trở ra.

    Đầu năm 1965, Bộ tư lệnh Quân khu V và Bộ tư lệnh mặt trận Tây Nguyên quyết định tập trung lực lượng với quy mô lớn nhằm tấn công san phẳng cứ địa này. Ngày 7/3/1965, bộ đội và du kích tiếp cận mục tiêu. Tất cả các vị trí đều đã triển khai theo kế hoạch, chỉ còn chờ hiệu lệnh là tấn công, chiếm lĩnh các điểm trọng yếu rồi đánh xốc vào trung tâm căn cứ, khiến địch không kịp triển khai không lực. Tuy nhiên, vào lúc 23h, bộ đội vấp phải trận địa mìn cài sẵn của quân đội Sài Gòn, gồm mìn sát thương, mìn sáng báo hiệu. Quân địch liền nhả đạn pháo trùm lên các đơn vị bộ đội và du kích, trong thế tiến thoái lưỡng nan, các đơn vị của ta chấp nhận hy sinh, dốc toàn lực vượt qua bão đạn, tấn công vào các vị trí của địch, khiến quân ta thương vong rất nặng. Chỉ có 8 thi thể liệt sĩ là được mai táng, trong đó có liệt sĩ Phạm Văn Thành và Tiểu đoàn trưởng Ngô Trọng Đãi. 8 người này hy sinh ngay từ đầu trận đánh nên mới đưa ra được phía sau để chôn cất. Sau đó, quân đội Sài Gòn phản kích, quân ta hy sinh gần hết, lực lượng cứu thương cùng dân công hỏa tuyến cũng hy sinh nên không còn người cấp cứu và tải thương

    Sau gần 30 năm một mình đi tìm mộ anh trai mà không thấy, anh Phạm Văn Mẫn đã làm đơn gửi bộ môn Cận tâm lý của Trung tâm Nghiên cứu Tiềm năng Con người. Xét thấy việc đi tìm mộ của anh Mẫn có thể mở ra một cuộc tìm kiếm liệt sĩ quy mô lớn, Bộ môn đã thành lập đoàn tìm mộ gồm 3 nhà ngoại cảm là Phan Thị Bích Hằng, Thẩm Thúy Hoàn, Nguyễn Khắc Bảy, do Đại tá Hàn Thụy Vũ phụ trách. Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh, nguyên phó Tư lệnh Quân khu V, làm trưởng đoàn và có rất nhiều nhân chứng cùng tham gia.

    Trước khi lên đường vào Tây Nguyên, Thiếu tướng Chu Phác, Đại tá Hàn Thụy Vũ và anh Mẫn đã đến nhà Bích Hằng để “mời” vong linh liệt sĩ Ngô Trọng Đãi và Phạm Văn Thành về xin ý kiến. Tại ngôi nhà 34 Hòa Mã, Hà Nội, trong khói hương nghi ngút, trầm mặc, nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng chắp tay trước bàn thờ, nói giọng nghèn nghẹn: “Kính mong anh Thành và vong linh các liệt sĩ phù hộ để các nhà ngoại cảm tìm được những liệt sĩ còn nằm dưới dòng Đắk Lốp và trong rừng rậm K'Nak ở Tây Nguyên...”. Anh Mẫn cũng chắp tay vái lạy và nói trong nước mắt: “Thưa bác Ngô Trọng Đãi và anh Thành! Nhiều năm qua cháu không lúc nào nguôi nhớ về anh Thành và các bác. Cháu đã đi tìm nhiều lần nhưng vẫn chưa tìm được mặc dù đã có rất nhiều nhân chứng chỉ chỗ chôn cất. Cháu cắn răng, cắn cỏ vái lạy bác linh thiêng giúp đỡ tìm được mộ anh cháu và các bác. Dù vất vả, gian khổ thế nào cháu cũng sẽ quyết tâm hoàn thành. Nếu không tìm được sớm thì rồi cha mẹ già cháu không biết có chờ được nữa không, các cụ đều đã 85 - 90 tuổi rồi...”.

    Sau nửa phút im lặng chờ đợi tưởng như nghẹt thở, khuôn mặt Bích Hằng đột nhiên hớn hở: “Cháu chào bác Đãi!”. Sau đó Hằng liên tục “dạ, vâng”. Qua Bích Hằng, Thiếu tướng Chu Phác và anh Mẫn thay nhau “hỏi” chuyện liệt sĩ Đãi. Cuộc “chuyện trò” đã diễn ra suốt 2 tiếng đồng hồ với rất nhiều nước mắt lăn tràn trên đôi má xạm đen của anh Mẫn, người đã dành cả cuộc đời trai trẻ đi tìm anh. Trong những thông tin mà liệt sĩ Ngô Trọng Đãi “cung cấp” có một số thông tin đáng chú ý mà mọi người ghi chép lại rất cẩn thận sau đây:

    “Tọa độ các đồng chí xác định là đúng, nơi trạm Trung phẫu an táng 8 người, nhưng địa điểm cụ thể thì chưa đúng, phải lùi về phía suối nữa, nơi có nhiều cây le gần sát nước. Trước đây mai táng cách suối khoảng 25m, nhưng đấy là lúc suối cạn, bây giờ suối ngập nhiều. Lần nào cậu vào K'Nak tìm kiếm anh em liệt sĩ cũng biết. Sự hiện diện của cậu bao nhiêu năm nay ở núi rừng K'Bang là nguồn động viên rất lớn đối với anh em liệt sĩ vì anh em tin rằng nhờ cậu mà có thể có cơ hội được về quê. Nhưng cậu chỉ tìm anh cậu còn bỏ mặc những người khác thì làm sao tìm được”.

    Khi những hạt mưa xuân lắc rắc trên đường phố Hà Nội thì đoàn tìm kiếm hài cốt liệt sĩ bắt đầu lên đường. Trong số nhân chứng đi cùng hôm đó có cựu chiến binh Nguyễn Văn Cán, hiện đã 75 tuổi. Khi vào đến K'Nak, ông như đang sống lại với trận đánh đầy bi tráng của 40 năm trước, với máu đồng đội nhuộm đỏ chiến hào. Trong nước mắt chứa chan, ông kể: “Lúc đó, hỏa lực địch trùm lên trận địa, pháo, rốckét cày xới từng miếng đất khiến quân ta thương vong quá nhiều. Tôi phải điện báo cáo với cấp trên nhưng chưa kịp nói thì Tiểu đoàn trưởng Ngô Trọng Đãi giật lấy bộ đàm từ tay tôi để xin ý kiến chỉ đạo. Anh nói chưa dứt câu thì một quả đạn cối của địch nổ ngay trước mặt. Tôi vẫn còn nhớ như in hình ảnh bụng anh Đãi bị phá một mảng lớn, máu chảy xối xả, ruột lòi cả ra ngoài. Tôi phải xếp ruột anh lại, xé áo buộc chặt bụng anh. Vết thương quá nặng, anh nhìn tôi, nắm chặt tay tôi, môi mấp máy như muốn dặn dò điều gì, nhưng không thốt ra được lời nào. Sau đó dân quân hỏa tuyến chuyển anh ra trạm Trung phẫu cấp cứu, nhưng đi đến nửa đường thì anh tắt thở...”.

    Ngay khi lội rừng vào đến K'Nak, đoàn tìm kiếm hài cốt tiến hành công việc ngay. Tuy nhiên, mọi người đào bới loanh quanh suốt cả ngày mà không thấy dấu hiệu gì. Điều kỳ lạ là các nhà ngoại cảm cũng mất hết thông tin, có chăng thì rất mờ nhạt. Bích Hằng và Thẩm Thúy Hoàn cũng chỉ một số địa điểm theo cảm tính, nhưng đào lên chỉ thấy đất đá mà thôi. Cả ba nhà ngoại cảm làm lễ bên suối gọi “vong” lên hỏi thông tin, nhưng gọi mãi không được. Trời tối, công việc tìm kiếm phải tạm dừng.

    Cũng trong đêm ấy, tại nhà nghỉ, Thẩm Thúy Hoàn gặp được “vong” liệt sĩ Ngô Trọng Đãi. Liệt sĩ Đãi “dặn” rằng: “Triển khai đào xuống phía dưới, không đào ở trên cao. Nhưng phải tiến hành tìm các liệt sĩ khác rồi mới tìm được tôi và anh Thành. Nếu không sẽ không có ai tìm những anh em còn lại nữa”. Cùng thời gian đó, liệt sĩ Đãi “gặp” Bích Hằng “dặn” thêm: “Cháu yên tâm, không đi nhầm đâu. Sát mép bờ suối còn nhiều anh em lắm, cố tìm hết nhé”.

    Ngày hôm sau, các nhà ngoại cảm chia làm hai nhóm nhằm mở rộng phạm vi tìm kiếm hàng trăm liệt sĩ còn nằm quanh vị trí K'Nak. Thẩm Thúy Hoàn, Nguyễn Khắc Bảy theo dõi việc khai quật ở khu vực trạm Trung phẫu. Nhóm Phan Thị Bích Hằng cùng một số nhân chứng khảo sát ở khu vực quanh K'Nak. Theo “chỉ dẫn” của liệt sĩ Đãi, Bích Hằng đã xác định được một vị trí bên dòng suối, trong lùm cây rậm, có gò mối lớn. Tại đây, tìm được 22 bộ hài cốt liệt sĩ. Tại một vị trí khác, bên dãy cây bạch đàn, tìm thêm được 12 bộ hài cốt nữa. Cũng trong ngày hôm đó, Thẩm Thúy Hoàn tìm được hài cốt 5 liệt sĩ. Đặc biệt, chị đã xác định được một địa điểm giữa ruộng ngô nhà dân, bên bờ suối, phía ngoài là rừng cây báng súng. Khi đào địa điểm này lên, tìm được 37 hài cốt liệt sĩ.

    Ngày hôm sau, Thúy Hoàn và Bích Hằng lại tìm được thêm 6 liệt sĩ bên lề đường dẫn vào một lâm trường... Tổng cộng, trong vài ngày ngắn ngủi của đợt đầu tiên đoàn tìm mộ ở K'Bang đã tìm được gần 100 hài cốt liệt sĩ trong các hố chôn tập thể. Điều khó tin nhất là các nhà ngoại cảm xắp xếp xương cốt của từng người rất chính xác, mặc dù các liệt sĩ được chôn tập thể, xương cốt lẫn lộn.

    Cũng trong ngày cuối của đợt tìm mộ đầu tiên, liệt sĩ Đãi đã “hướng dẫn” Bích Hằng xác định tọa độ nơi 8 liệt sĩ nằm. Anh Mẫn kiếm chiếc ghe chở Bích Hằng ra giữa hồ và chị đã cắm 8 chiếc cọc xuống đáy hồ nước mênh mông. Tuy nhiên, khi đó nước hồ quá lớn, không thể lặn xuống hồ đào được, mà xả nước hồ thì ảnh hưởng đến đời sống của người dân ở thị trấn K'Nak, do vậy, đoàn phải rút về Hà Nội.

    Vài tháng sau, nhân dịp vào Đà Nẵng công tác, anh Mẫn đã ghé qua K'Bang. Phát hiện ra suối Đắk Lốp cạn trơ đáy, hồ nước cũng khá cạn nên anh đã báo cho bộ môn Cận tâm lý. Khi đó, nhà ngoại cảm Bích Hằng đi nước ngoài, nên Thẩm Thúy Hoàn lên đường vào ngay K'Nak. Nói là hồ cạn, nhưng từ mặt nước đến đáy vẫn sâu 5 - 6 m. Anh Mẫn và một người bạn là cảnh sát đặc nhiệm cùng buộc dây thừng, ôm đá lặn xuống đáy hồ móc gỗ, đá, lá cây chèn kín miệng đập. Cứ lặn ngụp như vậy suốt 2 ngày, moi lên vài tấn rác mới mở được cửa xả nước. Khi lòng hồ trơ đáy thì mọi người tiến hành đào bới quanh chỗ Bích Hằng cắm cọc mấy tháng trước. Tuy nhiên, đào bới suốt 4 ngày trời, hố đào đã rộng đến gần trăm mét vuông mà vẫn không thấy bộ hài cốt nào. Đúng lúc mọi người tỏ ra chán nản thì mây đen ùn ùn kéo đến. Nếu mưa lớn thì hồ nước lại ngập mênh mông, không biết khi nào mới có cơ hội tiếp tục khai quật. Anh Mẫn nước mắt ròng ròng quỳ xuống trách các vong linh liệt sĩ: “Cháu vào đây làm những việc chưa ai từng làm để tìm anh cháu và các chú, các bác. Vậy mà các bác không thương cháu. Lần này lại phải về không rồi”.

    Anh vừa dứt câu khấn thì một chiến sĩ reo lên: “Thấy rồi anh Mẫn ơi!”. Không ngờ, cậu chiến sĩ trẻ chỉ đào loanh quanh chỗ mọi người đã đào mà lại phát hiện ra một mẩu xương trắng lốp, rồi sau đó, 8 bộ hài cốt lần lượt hiện ra dù chẳng còn được là bao, sau 40 năm nằm dưới lòng đất và lòng hồ. Sau lần tìm được 8 liệt sĩ dưới đáy hồ, đoàn tìm mộ cùng các nhà ngoại cảm còn có 4 lần nữa vào K'Bang và tổng số hài cốt liệt sĩ đã tìm được là 300 bộ.

    Video Tìm hài cốt tại căn cứ K'NAK:
    Khi xem nên chọn video size 200% sẽ chi tiết hơn.

    http://www.4shared.com/file/32261828...ak_part01.html

    http://www.4shared.com/file/32262960...ak_part02.html

    http://www.4shared.com/file/32263322...ak_part03.html
    Last edited by Love_Tamlinh; 17-08-2008 at 10:52 AM.

  10. #10

    Mặc định

    TÌM HIỂU KHẢ NĂNG CỦA NHỮNG NHÀ NGOẠI CẢM VIỆT NAM

    Qua các cuộc nghiên cứu, đánh giá, các nhà nghiên cứu tổng kết được 4 con đường dẫn đến khả năng ngoại cảm: Thứ nhất là bẩm sinh, tức sinh ra đã có khả năng ngoại cảm. Thứ hai, sau những trận ốm thập tử nhất sinh bỗng phát hiện ra khả năng này. Thứ ba, các thiền sư tu luyện lâu năm. Thứ tư, do được truyền nghề.

    Trường hợp nhà ngoại cảm do bẩm sinh ít gặp hơn là do tu luyện. Có rất nhiều thiền sư chuyên tâm tu hành, không màng đến thế sự, danh phận, tiếng tăm... nên họ không bao giờ công bố khả năng ngoại cảm của mình. Họ muốn giữ tâm tịnh để tiếp tục tu hành khổ luyện, do vậy người đời thường không biết khả năng của họ. Các nhà ngoại cảm do tu luyện như vậy hiện nhiều hơn số lượng các nhà ngoại cảm do bẩm sinh mà có.

    Người tiêu biểu về khả năng tu luyện rồi trở thành nhà ngoại cảm là anh Nguyễn Văn Nhã. Anh Nhã hiện ở tại số 73 An Bình, Quận 5, và một địa chỉ tại 60 Phạm Ngọc Thạch, Quận 3, TP Hồ Chí Minh. Những ai muốn tìm được hài cốt người thân thường gọi điện hỏi anh, anh sẽ chỉ dẫn qua điện thoại 0903 905 957, không cần tiếp xúc, gặp mặt người cần tìm mộ. Anh Nhã làm thế là vì không muốn mang tiếng kiếm tiền từ việc chỉ dẫn người đời đi tìm mộ. Chính vì thế, nhiều gia đình tìm thấy mộ thân nhân qua sự chỉ dẫn của anh, muốn tìm anh để hậu tạ nhưng không biết anh ở đâu, hỏi địa chỉ thì anh không cho, thậm chí mang quà đến anh cũng không nhận. Đã có cả ngàn người tìm được mộ nhờ sự chỉ dẫn của nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Nhã, song vẫn chưa được hân hạnh gặp mặt nhà ngoại cảm này. Tấm lòng của các nhà ngoại cảm thật đáng trân trọng. Tính đến nay, anh Nguyễn Văn Nhã đã tìm được gần 4000 mộ, đã đào tạo truyền nghề lại cho 12 môn sinh.

    Nhiều nhà ngoại cảm xuất hiện khả năng kỳ lạ sau khi trải qua một biến cố cận kề cái chết trong đời. Có người bị điện cao thế giật suýt chết như ông Nguyễn Văn Chiều, có người bị tai biến do luyện tập như ông Trần Quang Bích, Doãn Phú, có người bị bệnh nặng thập tử nhất sinh như Dương Mạnh Hùng, Đỗ Bá Hiệp, bị chó dại cắn lên cơn sốt như Phan Thị Bích Hằng, bị ốm liệt giường 4 tháng như cô Nguyễn Thị Nghi, bị tai biến về khớp như Thẩm Thuý Hoàn.

    Các nhà khoa học ở nước ta đã bắt đầu nghiên cứu các hiện tượng đặc biệt của con người từ khoảng 15 năm nay. Đi đầu trong lĩnh vực này phải kể đến ba cơ quan gồm Trung tâm Nghiên cứu Tiềm năng Con người, Trung tâm Bảo trợ văn hóa truyền thống, Viện Khoa học Hình sự Bộ Công an.

    Hiện nay Trung tâm Nghiên cứu Tiềm năng Con người đã tổ chức khóa đào tạo cho một số người sẵn có biểu hiện khả năng đặc biệt, rèn luyện họ để trở thành nhà ngoại cảm thực sự có khả năng tìm mộ cũng như một số khả năng đặc biệt khác, tuy nhiên công việc này còn đang trong giai đoạn nghiên cứu thử nghiệm nên chưa công bố danh sách. Việc đào tạo các nhà ngoại cảm đã có thành công bước đầu, đây là việc làm rất cần thiết duy trì và phát triển nguồn nhân tài có khả năng ngoại cảm của nước ta.

    Khả năng ngoại cảm đã được các nước trên thế giới nghiên cứu từ cả thế kỷ nay. Nhiều nước còn lập cả viện nghiên cứu để sử dụng khả năng của các nhà ngoại cảm vào nhiều lĩnh vực khác nhau như thiên văn, dự báo, khám phá tội phạm, thậm chí cả trong lĩnh vực quân sự...

    Mặc dù công việc nghiên cứu và ứng dụng khả năng ngoại cảm ở nước ta thuộc loại sinh sau đẻ muộn, nhưng trong thế giới thông tin cập nhật hàng ngày như hiện nay, chúng ta đã tiếp cận những thành tựu của thế giới và nhanh chóng có những ứng dụng khả năng gnoại cảm vào rất nhiều lĩnh vực như Sử học, Bảo tàng, Văn hóa, Pháp y, Quân sự, và nhiều lĩnh vực xã hội khác.

    Chúng tôi sẽ tiếp tục sưu tầm và giới thiệu những ứng dụng ngoại cảm vào thực tiễn cuộc sống như thế nào.

  11. #11

    Mặc định

    Nhà ngoại cảm ĐỖ BÁ HIỆP

    Tạp chí Thế Giới Mới vào tháng 3 năm 1993 có viết về một người có khả năng nhìn xuyên qua mặt đất và tìm ra thi hài người mất tích có tên là Ðỗ Bá Hiệp. Hồi ấy, bài viết này chỉ kể chuyện như một chuyện lạ khó tin, chứ không phải những bài viết chuyên đề về ngoại cảm.

    Anh Đỗ Bá Hiệp có thể dùng mắt trần để tìm kiếm những gì bị chôn sâu trong lòng đất. Anh Hiệp còn có khả năng đoán định được thân xác, hài cốt nào là của thân nhân nào, một điều mà các nhà khoa học khó mà giải thích. Ðiều đặc biệt là anh Hiệp cũng như nhiều nhà ngoại cảm khác chỉ thực hiện các khả năng của mình khi cần thiết phải giúp đỡ ai, hay bản thân cảm thấy cần phải làm chớ không bao giờ mong để mưu cầu lợi ích riêng. Lúc đầu, nhiều người sống gần anh Hiệp không thấy có điều gì khác lạ ở người anh ngoài công việc thường ngày là nghiên cứu. Anh có cá tính trầm tĩnh, không muốn phô trương khả năng của mình, nhưng dần dần những bàn tán xôn xao về anh đã lan dần cho đến khi tất cả mọi người đều biết như hiện nay.

    TÌM MỘ CỤ THÂN SINH ĐÃ BỊ SAN BẰNG

    Sau lần ông Phạm Huy Nho cư ngụ tại số nhà 27 đường Ðông Du, Quận 1, TpHCM ra ngoài Bắc để nhờ anh tìm và chỉ ngôi mộ của cụ thân sinh của mình và anh Hiệp đã xác định chính xác đúng nơi chôn cất của người quá cố. Ông Nho trước đây sinh sống tại Hà Nội, di cư vào Nam năm 1954 và lập nghiệp tại miền Nam đến nay. Ðã bao lần ông và vợ đi Hà Nội để mong tìm lại ngôi mộ cụ thân sinh nhưng vì qua bao nhiêu năm xa cách, hơn nữa lại trải qua các cuộc chiến tranh, ngôi mộ có thể đã bị san bằng hoàn toàn nên chưa tìm được.

    May mắn là gia đình ông Nho đã gặp được anh Đỗ Bá Hiệp và được anh nhận lời giúp đỡ. Sau khi nghe ông Nho trình bày về ước vọng của mình, anh Hiệp ngồi yên định một lát, mắt nhìn vào khoảng không rồi sau đó anh chậm rãi nói với hai vợ chồng ông Nho như sau:

    - Ông bà cứ yên tâm, thế nào tôi cũng tìm ra mộ cụ thân sinh của ông thôi. Tôi thấy mộ của cụ hiện đang nằm ở vị trí sát góc một đám ruộng lớn, tôi sẽ đi cùng với ông bà đến đó.

    Anh Hiệp còn cho ông bà Nho biết thêm một số chi tiết khác như sau: - Ông cụ mất tại ngoại ô Hà Nội, tại làng Vẽ, khoảng 54 hay 56 tuổi gì đó. Riêng cụ bà thì mất tại Saigon và cụ bà rất thọ, sống đến 90 tuổi.

    Sáng hôm sau anh Hiệp cùng hai vợ chồng ông bà Nho đi xe đò về làng Ðông Ngạc, làng này thường gọi là làng Vẽ (huyện Từ Liêm Hà Nội). Khi ba người đi vào một đồng ruộng khô rộng lớn, anh Hiệp đưa mắt nhìn quanh và cuối cùng anh bước đến một khoảnh đất, chỉ tay vào một nấm đất nhỏ ở góc ruộng rồi nói:

    - Đây chính là ngôi mộ của cụ thân sinh ông đây. Sau đó anh Hiệp chỉ tay về một gò đất cao ở cách xa và nói: - Còn gò đất đằng kia là ngôi mộ tổ của gia đình ông. Có lẽ ông không biết. Sau này nếu có điều kiện ông nên tu sửa lại cho đàng hoàng.

    Hai vợ chồng ông Nho hết sức ngạc nhiên, họ nhìn anh Hiệp một lát và thầm hỏi tại sao người đàn ông trẻ tuổi này lại biết rõ về mồ mả người thân giòng dõi gia tộc mình một cách rõ ràng như thế được. Hai vợ chồng ông Nho chưa hết ngạc nhiên thì anh Hiệp lại chỉ tay xuống cái nấm đất nhỏ nơi góc ruộng và nói:

    - Tôi chỉ cho hai ông bà thêm một điều nữa để khẳng định là dưới nấm đất này là hài cốt của ông cụ nhà. Đặc biệt nhất là cụ thường để râu hình chữ nhân (人) và khi mất vẫn để y nguyên kiểu râu ấy.

    Ông Nho vô cùng kinh ngạc và xúc động vì quả thật bức ảnh của cụ thân sinh ông hiện còn thờ ở nhà đúng là ông cụ để râu theo kiểu chữ nhân. Làm sao ở Hà Nội mà anh Hiệp lại có thể biết được mặt mũi, cách để râu của ông cụ? Nhưng điều kỳ lạ hơn nữa là sau đó, anh Hiệp còn kể lại nhiều câu chuyện về cuộc sống gia đình ông Nho lúc ông còn bé. Anh Hiệp nhìn vào khoảng không và đọc những thông tin trong không gian rồi chậm rãi kể tiếp: - Hồi đó, gia đình ông cũng thuộc vào hàng khá giả ở trong vùng. Ông cụ có ruộng vườn nhà cửa nhưng sống rất đạm bạc. điều đáng nói là ông cụ rất xung khắc với ông. Ông Nho nhìn vợ gật đầu mấy cái tỏ dấu hiệu công nhận điều anh Hiệp nói là đúng.

    Anh Hiệp lại hỏi:
    - Có lẽ anh có một người anh em ruột phải không?
    - Dạ có! Tôi có một người em ruột.

    Anh Hiệp nói:
    - Nhưng anh ấy đã qua đời!
    - Phải, nhưng làm sao anh lại biết được.

    Anh Hiệp lại nhìn vào khoảng không và nói :
    - Vì tôi thấy họ đến trước mặt tôi. Hai người, ông cụ và người thanh niên có gương mặt giống ông. Họ rất vui mừng khi biết hai ông bà đã có ý định đi tìm mộ của họ.

    Tự nhiên một luồng hơi lạnh xuyên suốt vào cơ thể hai vợ chồng ông Nho, họ lạnh tóc gáy khi nghe anh Hiệp nói điều đó. Rồi anh Hiệp tiếp lời:
    - Lòng thành và tình máu mủ ruột thịt, sợi dây liên lạc tâm linh đã dẫn dắt họ đến. Tôi thường thấy được họ, họ ở cõi khác, họ cũng có thiện tâm và nhiều ao ước, không có gì để ông bà phải sợ sệt. Có điều là không hiểu tại sao tôi lại không thấy được ngôi mộ của người anh em của ông? Ông Nho cho biết: - Tôi có người em trai đúng như anh đã nói. Em tôi đã mất lúc chưa đầy 30 tuổi và an táng tại tỉnh Nam Định.

    Câu chuyện hai vợ chồng ông Nho nhờ anh Hiệp tìm mộ cụ thân sinh chẳng mấy chốc lan truyền khắp Hà Nội hồi ấy, sau đó cả trong Nam cũng biết. Nhiều người nôn nóng chờ đợi có dịp được gặp anh Hiệp để nhờ tìm mộ người thân thất lạc.

    Anh Hiệp hiện nay đang sống với mẹ, có vợ và hai con, rất bình thường và giản dị trong một căn hộ chung cư chật hẹp. Anh rất mực giản dị, xuềnh xoàng trong ăn mặc, song lại rất giàu nhiệt tình, vô tư và hào hiệp, đã giúp ai là chu đáo tận tình và tuyệt nhiên không cầu lợi. Rất đặc biệt là hai mươi năm nay, anh chỉ ngủ có 2 tiếng mỗi ngày mà vẫn cảm thấy sức khoẻ bình thường.

    TÌM KIẾM HÀI CỐT QUÂN NHÂN MỸ

    Câu chuyện anh Ðỗ Bá Hiệp giúp tìm kiếm hài cốt quân nhân Mỹ mất tích cũng là chuyện hy hữu. Có một bà mẹ Hoa Kỳ sang Việt Nam với mục đích tìm kiếm thi hài người con trai hy sinh ở chiến trường Việt Nam. Người lính Mỹ này đã tử thương trong cuộc hành quân ở Tây Ninh. Người đàn bà này khi đến TpHCM chỉ mang trong tay độc nhất một lá thư của con trai bà đã gởi cho bà trước khi tử trận, tuy nhiên bà có một niềm tin rằng sẽ tìm thấy được hài cốt con bà vì bà đã nghe rằng ở Việt Nam hiện nay có một người tên Hiệp có khả năng siêu linh, tìm được hài cốt người chết thất lạc và bà đã liên lạc với tòa đại sứ Mỹ và yêu cầu được giúp đỡ.

    Anh Đỗ Bá Hiệp được các cơ quan mời đến và sẵn sàng cho chuyến đi Tây Ninh với người đàn bà Hoa Kỳ. Trận địa năm xưa và quang cảnh hiện nay là hoàn toàn khác biệt, cây cối rậm rạp, um tùm đâu thể xác định được toạ dộ X, tọa độ Y của thời chiến tranh. Đoàn người đi tìm mà lòng do dự có gặp được chăng? Vậy mà anh Đỗ Bá Hiệp có linh cảm về một vạt cỏ phía trước, anh như reo lên:

    - Con của bà đang nằm ở đằng kia, phía dưới một vạt cỏ.
    - Có thật vậy không? Vì sao anh biết con tôi nằm dưới đó? Bà mẹ người Mỹ nửa vui mừng, nửa nghi ngờ hỏi.

    Vẫn nét mặt hiền hậu và nụ cười thiện cảm, anh Hiệp nói:
    - Bà ơi! Tôi còn nhìn thấy rõ con bà đang hớn hở chạy đến với bà. Tuy nhiên anh ấy chạy khập khiễng.

    Người đàn bà Hoa Kỳ òa khóc và cầm tay anh Hiệp nói:
    - Trời ơi! Ông thấy con tôi sao? Ðúng rồi, đúng là con tôi bị chân thấp chân cao. Nó bị tật từ nhỏ. Vừa nói bà vừa lôi trong túi xách ra năm tấm ảnh chụp đông người đưa cho anh Hiệp xem, bà nói: - Ông hãy xem và nhận ra có ai giống như người ông vừa thấy chạy đến không?

    Anh Hiệp đỡ lấy những tấm ảnh và chỉ tay vào một tấm hình rồi nói:
    - Đây thưa bà, đây chính là con trai bà.

    Người đàn bà Hoa Kỳ run run cầm tấm hình ép sát vào ngực, nước mắt tuôn tràn. Bà nghẹn ngào nói:
    - Ông Hiệp! Ông là một con người siêu đẳng, ông là ân nhân của tôi. Tôi chưa bao giờ thấy và biết được những sự màu nhiệm lạ thường như bây giờ. Ông đã chỉ đúng con tôi. Vậy xin ông hãy chỉ cho tôi hài cốt của con tôi....

    Anh Hiệp đã dẫn người đàn bà Hoa Kỳ tiến về phía trước khoảng 20m rồi dừng lại. Anh nhìn xuống đất rồi chỉ tay vào một chỗ đất nhiều cỏ rậm, anh nói với những người cùng đi trong đoàn:
    - Chúng ta hãy đào ở chỗ này. Tôi nghĩ hài cốt của người lính Mỹ ấy được chôn vội vàng tại vị trí này. Ngay sau đó những lưỡi cuốc xẻng nhanh chóng đào xới lớp cỏ rậm bên trên và chỉ mười phút sau đã lộ diện một bộ hài cốt màu trắng.

    Dưới lớp cỏ rậm kia, nhà ngoại cảm Đỗ Bá Hiệp không dùng máy móc hiện đại, không dùng đến công nghệ thông tin đã tìm được một bộ hài cốt quân nhân Mỹ mất tích đã hơn 20 năm.

  12. #12

    Mặc định

    KHI NÀO ĐƯỢC GỌI LÀ NHÀ NGOẠI CẢM

    Khi đọc tài liệu về các nhà ngoại cảm Việt Nam, nhiều bạn thắc mắc đưa ra câu hỏi vậy những người có khả năng đặc biệt như thế nào mới được gọi là nhà ngoại cảm? Những huynh tỷ của TGBN chúng ta có được gọi là nhà ngoại cảm hay không? Nếu không là nhà ngoại cảm thì muốn làm nhà nội cảm được hay không? Câu trả lời sẽ có sau đây.

    Tất cả chúng ta có năm giác quan là: thị giác (mắt), thính giác (tai), vị giác (lưỡi), khứu giác (mũi), và xúc giác (da). Năm giác quan này giúp chúng ta cảm nhận được thế giới xung quanh mình. Tất cả chúng ta được gọi là nhà nội cảm.

    Những người có giác quan thứ sáu trở lên, nghĩa là vượt ra ngoài giới hạn của năm giác quan thông thường thì người đó gọi là nhà ngoại cảm (extrasensory).

    Ví dụ bạn có một linh tính tốt, thường chiêm bao được số và trúng số đúng con số chiêm bao đó thì bạn đương nhiên là một nhà ngoại cảm, với điều kiện hiện tượng phải lặp lại ba lần trở lên.

    Hiệp hội Cận tâm lý học của Mỹ đưa ra một số định nghĩa và thuật ngữ mang tính chất định hướng cho các hoạt động nghiên cứu tâm linh. Chúng ta cần biết thêm những thuật ngữ đó làm cơ sở khi tìm hiểu về những hoạt động của các nhà ngoại cảm.

    Tham khảo:
    http://en.wikipedia.org/wiki/Parapsy...al_Association

    BỘ MÔN CẬN TÂM LÝ HỌC

    Bộ môn Cận tâm lý học là ngành khoa học nghiên cứu những hiện tượng không thể giải thích bằng khoa học, và những hiện tượng dị thường. Tên gọi Cận tâm lý học (Parapsychology) được đặt theo gốc từ Hy Lạp: para có nghĩa bên cạnh/ phụ thêm, psyche có nghĩa linh hồn/ tâm trí, và logos có nghĩa trình bày/ giải thích. Tên gọi này sử dụng đầu tiên vào tháng 06/ 1889 trên một tờ báo tại Đức. Hiện nay, thuật ngữ Cận tâm lý (Parapsychology) gọi tắt là PSI, dùng để gọi tất cả những hiện tượng dị thường và những khả năng đặc biệt.

    PHẠM VI NGHIÊN CỨU

    Những hiện tượng lạ thường chưa thể giải thích bằng khoa học thì có rất nhiều, do đó Hiệp hội Cận tâm lý của Mỹ giới hạn phạm vi nghiên cứu của mình trong ba lĩnh vực chính sau đây:

    * Hiện tượng đặc biệt về Tinh thần: thường gọi là hiện tượng ngoại cảm (extrasensory), bao gồm những khả năng đặc biệt về tinh thần như: thần giao cách cảm (telepathy), liên lạc với người Âm (clairvoyance), sự tiên tri (precognition), hồi tưởng (retrocognition), thiên nhãn thông (remote viewing), quan trắc ngoại cảm (psychometry), hào quang (xenoglossy), gọi hồn (mediumism), thấu thính (clairaudience), thấu thị (clairsentience), ma ám (possession).

    Đặc điểm chung của những hiện tượng Tinh thần là có sự trao đổi thông tin không qua năm giác quan thông thường.

    * Hiện tượng đặc biệt về Thể xác: bao gồm những hiện tượng đặc biệt của cơ thể như: tâm năng điều khiển (psychokinesis), năng lượng ma (poltergeist), hiện hình (materializations), chữa bệnh tâm linh (psychic healing, faith healing), sự trùng hợp (synchronicity), thôi miên (hypnosis).

    Đặc điểm chung của những hiện tượng Thể xác thường có những thay đổi về thể xác dưới sự tác động của tâm năng.

    * Hiện tượng đặc biệt về Sinh tử: nghiên cứu sự tồn tại của ý thức sau khi chết, bao gồm hiện tượng về ma quỷ (ghost), thoát xác (out-of-body experience OBE), đầu thai (reincarnation), chết đi sống lại (near-death experience NDE).

    Sự phân chia lĩnh vực cận tâm lý nói trên chỉ mang tính tương đối, có những hiện tượng xảy ra khó phân định thuộc nhóm nào, bên cạnh đó có nhiều hiện tượng lạ thường, không giải thích được bằng khoa học nhưng không thuộc lĩnh vực nghiên cứu của bộ môn cận tâm lý.

    PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU NGOẠI CẢM

    Lĩnh vực ngoại cảm thuộc về khoa học huyền bí (pseudoscience), vì vậy tất cả hệ thống lý thuyết cũng như phương pháp nghiên cứu khoa học hiện đại không thể áp dụng trong lĩnh vực này được.

    Hiệp hội Cận tâm lý học của Mỹ lựa chọn phương pháp nghiên cứu bằng thực nghiệm (experimental research), thông qua những số liệu thống kê để kết luận đánh giá về hiện tượng tâm linh.

  13. #13

    Mặc định

    MẤT VIỆC VÌ NGHIÊN CỨU NGOẠI CẢM
    Chuyện về nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải


    MẤT VIỆC VÌ HAM THÍCH NGHIÊN CỨU

    Nguyễn Phúc Giác Hải hiện nay là một trong những người tiên phong trong lĩnh vực tìm hiểu điều kỳ lạ của con người. Vì đam mê nghiên cứu nên ông sẵn sàng chấp nhận tất cả để theo đuổi đề tài tâm huyết của mình. Ông Hải sinh năm Giáp Tuất, 1934 vào giờ Chính Ngọ, chính tay nhà tử vi nổi tiếng thời đó là Phạm Ứng Long (Nhì Lùng) lập lá số cho cậu bé, theo đó cậu bé này lắm tài, nhưng phạm tuần triệt cả hai cung Quan Lộc và Điền Trạch, một chút may mắn là “tuần triệt đắc địa”.

    Hồi nhỏ đi học say mê môn vật lý và có ý định theo học ngành này. Đang là học sinh đã biết sáng tác truyện thám hiểm Tây Nguyên, tưởng tượng ra cuộc chiến tranh sinh tử giữa Voi và Sư tử. Truyện sau đó được in, được một người lớn đọc xong khen, nhưng cũng chê... vì Tây Nguyên làm gì có sư tử. Ông Hải nhớ lại, lúc ấy rất xấu hổ, nên quyết tâm lao vào học thêm môn sinh vật.

    Ông Hải kể rằng: "Từ ngày tốt nghiệp Đại học Sư phạm về dạy ở trường Bổ túc Công Nông tôi đã ham mê nghiên cứu về những khả năng kỳ diệu của con người, như khả năng ngoại cảm, khả năng chữa bệnh từ xa... Khi được về làm việc ở Uỷ ban Khoa học Nhà nước tôi như cá gặp nước, ngoài công việc ở viện tôi còn lao vào nghiên cứu các hiện tượng lạ như chữa bệnh không dùng thuốc của cụ Nguyễn Đức Cần... Nào ngờ, có người không tin những gì tôi nghiên cứu là có thật, họ còn cho tôi là lợi dụng khoa học để tuyên truyền mê tín dị đoan và quyết định cho tôi ra ngoài biên chế nhà nước".

    Khoảng năm 1974, ông Hải chú ý đặc biệt về khả năng chữa bệnh kỳ lạ của cụ Trưởng Cần, vì hồi ấy chưa thể công khai nên ông âm thầm tiến hành nghiên cứu tìm hiểu. Một lần ông giới thiệu cho một quan chức đến cụ Trưởng Cần chữa bệnh và có hiệu quả. Đùng một cái ngày 19-5 tại họa đến, báo chí Hà Nội cho rằng cụ Trưởng Cần hành nghề “mê tín dị đoan”, phê phán việc làm của “một lão phù thuỷ và nhà khoa học”. Sau đó cơ quan xét kỷ luật ông Hải, nếu như ông nhận khuyết điểm thì chỉ bị xử lý nhẹ, tuy nhiên ông không đồng ý ký biên bản vi phạm pháp luật, nên giữa năm 1976 người ta buộc ông thôi việc.

    MẤT VỢ VÌ MẤT VIỆC

    Đúng là họa vô đơn chí!
    Cú sốc không chỉ mình ông gánh chịu, vợ ông và hai con ông cũng vô cùng hoang mang... Thời bao cấp, bản lý lịch và biên chế nhà nước như hai lá bùa hộ mệnh. Ông nói: Có người gợi ý với tôi rằng muốn giữ được lý lịch trong sạch cho vợ con thì chỉ có con đường tốt nhất là ... ra toà ly dị! Và vợ chồng tôi đã nghe theo như vậy!?".

    Nào ngờ cuộc ly hôn giả hoá thật! Năm 1977, bà vợ ông không chịu đựng nổi cuộc sống vất vả, nên mang hai đứa con rời Hà Nội đi tìm đường sống.

    Khi còn là một nhà nghiên cứu, nguồn thu nhập chính của ông là viết báo về lĩnh vực ông say mê am hiểu là những tiềm năng con người, được độc giả đón nhận, nhưng từ khi nhận "án", không tờ báo nào dám đăng bài của ông. Không kiếm tiền bằng ngòi bút được ông phải tự xoay xở ngày luyện thi đại học, đêm tay kìm tay búa làm đồ chơi trẻ con bán lấy tiền mua gạo và đóng góp nuôi con. Ông làm thơ về cái thời đen tối của mình:

    Cũng kìm cũng búa cũng như ai
    Khoa học đem ra chế đồ chơi
    Con trẻ phen này đà thích thú
    Giáo dục mầm non hẳn kịp thời.

    Nhà nước phong người chức giáo sư
    Còn ta há chịu kém người ư?
    Luyện thi mấy trẻ ta là giáo
    Không vợ mười năm hẳn là sư...

    SỐNG LÀ PHẢI CÓ NIỀM TIN

    Ông Hải nói trong hoạ có phúc, vì bây giờ ông được tự do nghiên cứu những gì trực giác mách bảo. Ngày ngày ông miệt mài đến thư viện đọc sách. Sau ngày giải phóng ông có dịp vào TP Hồ Chí Minh sục tìm trong các thư viện. Một số sách của ông viết trước đây được cho tái bản, có tiền, ông dành dụm tất cả để mua sách, đặc biệt mua được hai bộ Kinh Dịch của Ngô Tất Tố và của Phan Bội Châu. Từ đó ông bước vào nghiên cứu Kinh Dịch và ngộ ra rất nhiều điều.

    Năm 1990 đơn khiếu nại của ông Hải đã đến được tay Phó Thủ tướng và ông được phục hồi công việc nghiên cứu khoa học. Nguyễn Phúc Giác Hải vui vẻ kể lại: Tôi vô cùng cảm động vì cuối cùng công việc nghiên cứu về tiềm năng con người của tôi đã không vô ích và có người hiểu. Điều ấy là quan trọng nhất! Tôi vô cùng sung sướng được tham gia cùng các đồng nghiệp và không đặt ra bất kỳ điều kiện gì về án kỷ luật 15 năm của tôi!

    Ông tự kết luận chân lý cuộc đời: Người ta sống trên đời là phải có niềm tin, cho dù ngày hôm nay có đen tối như thế nào đi chăng nữa, làm khoa học thì càng phải có bản lĩnh!

    ÔNG CHUYỆN LẠ VIỆT NAM

    Hiện nay ông giữ cương vị chủ nhiệm bộ môn Dự báo tại Trung tâm Nghiên cứu Tiềm năng Con người thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam. Ông dành thời gian nghiên cứu về Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhà lý học nổi tiếng thế kỷ 15-16 của nước ta, giải mã một số điều thú vị về Sấm Trạng Trình.

    Giải thích vì sao ông quan tâm đặc biệt đến vấn đề dự báo và tiên tri, ông cho biết: “Đây là một vấn đề bí ẩn lớn nhất của khoa học. Vì sao một nhà ngoại cảm, không dựa vào những quan trắc nào lại có thể biết trước mọi điều sẽ xảy ra trong tương lai. Phải chăng trong vũ trụ đã có chứa một trường thông tin về vấn đề đó? Hiểu biết về vấn đề đó cũng chính là hiểu biết về mối quan hệ giữa con người và vũ trụ”.

    Ông Nguyễn Phúc Giác Hải đang là cố vấn cho chương trình “Những chuyện lạ VN” trên VTV3, từ đó người ta thường gắn luôn thành tên của ông, đúng cả nghĩa đen và nghĩa bóng

    ĐI TÌM TÊN NƯỚC VIỆT NAM

    Ông Nguyễn Phúc Giác Hải nói:
    "Đã từ lâu trong sách giáo khoa của ta không hề nhắc gì đến sự ra đời của quốc hiệu Việt Nam. Tên Việt Nam có từ bao giờ. Trong khi đó "Đại bách khoa toàn thư Anh" (Encyclopaedia Britannica, 1992 đã viết như sau: "Năm 1802, một triều đại mới đã hình thành ở Việt Nam (Đại Việt), do Nguyễn Phúc Ánh, một thành viên của hoàng tộc nhà Nguyễn ở Huế. Ông đã xoá bỏ được nhà Tây Sơn và thống nhất được đất nước. Nhà Thanh lúc bấy giờ là thời của Gia Khánh Hoàng đế, đã nhìn nhận vấn đề này như một việc đã rồi, nhưng một cuộc tranh cãi đã nảy ra về tên gọi của đất nước mới này. Nguyễn Phúc Ánh đề nghị gọi tên là Nam Việt, nhưng nhà Thanh đã đảo ngược hai chữ và đề nghị là Việt Nam. Cuối cùng hai bên đã nhất trí và Nguyễn Phúc Ánh trở thành vua của Việt Nam". Một số sử liệu khác cũng nói vậy.

    Một lần, khi nghiên cứu các tư liệu về nhà tiên tri Nguyễn Bỉnh Khiêm, tôi thấy hai chữ Việt Nam đã có trong tư liệu này. Điều đó làm tôi băn khoăn: Liệu Đại bách khoa toàn thư Anh và các sử liệu khác ghi như vậy có đúng không? Đó chính là lý do để tôi từ năm 1991 là một người "ngoại đạo" "nhảy sang" nghiên cứu lịch sử".

    Với sự nghi ngờ của người nghiên cứu khoa học Nguyễn Phúc Giác Hải đã lặn lội khắp trong Nam Ngoài Bắc để tìm những cứ liệu lịch sử. Điều ông rất tâm đắc là tới nay ông đã tìm thấy trên những bia đá có khắc hai chữ Việt Nam trước năm 1802. Đó là những tấm bia ở Chùa Bảo Lâm (1559); Chùa Phúc Thánh (1604); Thuỷ Môn Đình (1670)... Những cứ liệu này vô cùng quan trọng để tìm ra nguồn gốc tên gọi Việt Nam có từ bao giờ và ai đặt tên? Đây là cả một vấn đề lớn của lịch sử.

    Ông cho biết dự định có đủ tiền sẽ bay sang thư viện Hoàng gia Anh, theo ông, ở đó còn lưu giữ được tấm bản đồ của một người Hoa trong đó có rất nhiều tư liệu quý để tiếp tục hành trình tìm danh xưng, quốc hiệu của dân tộc!

    Nhìn vào đôi mắt ông, dù đã hơn 70 tuổi, trải bao thăng trầm mất mát trong cuộc đời mà vẫn thấy niềm tin và khoa học!


    Nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải (bên trái)
    Last edited by Love_Tamlinh; 22-10-2007 at 09:40 AM.

  14. #14

    Mặc định

    ỨNG DỤNG NGOẠI CẢM
    TRONG LĨNH VỰC LỊCH SỬ VÀ BẢO TÀNG

    1. Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng

    Khi kể chuyện về những công việc đã làm, chúng ta đã được nghe Bích Hằng kể chi tiết về việc giúp cho địa phương quê hương của cô (Tỉnh Ninh Bình) dựng lại lịch sử của một ngôi chùa, nơi đó thờ Huyền trân Công chúa. Sau đó được biết ngôi chùa đã được công nhận là di tích lịch sử gắn với Công chúa Huyền trân.

    Bích Hằng cũng đã thỉnh vong linh công chúa về, và được nghe kể về câu chuyện bi thương của công chúa, bị chặt đầu, thả xác trôi sông, xác dập vào bờ và được nhân dân quanh vùng biết chuyện mang về chôn cất, thờ cúng một cách bí mật.

    Không chỉ dừng lại ở đó, công chúa đã hướng dẫn Bích Hằng xác định tiếp ngôi mộ của bà thân sinh ra công chúa, cũng đã đuợc địa phương phục dựng đưa vào quần thể di tích lịch sử.

    Một chuyện khác, có lần Bích Hằng đã nói hé mở về câu chuyện thời sự của đồi Vọng Cảnh tại Huế. Chỉ biết rằng cô và các nhà ngoại cảm đã đến nơi, và nghe được những lời phàn nàn của các hiển linh, và cô đã viết thành báo cáo tại sao việc xây dựng tại đồi vọng cảnh Huế gặp những trắc trở mà các nhà xây dựng, các nhà khoa học và cả chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế không thể hiểu nổi. Việc xây dựng công trình cao tầng tại đồi Vọng Cảnh đã được xếp lại cho đến hôm nay.

    2. Nhà ngoại cảm Đoàn Việt Tiến

    Báo An ninh Cuối tháng số tháng 4/2007 vừa có bài báo mới về nhà ngoại cảm Đoàn Việt Tiến do nhà báo Phan Tùng Sơn viết.

    Mới đây khi biết anh Đoàn Việt Tiến đã trở thành nhà ngoại cảm, tôi liên lạc và được biết anh đang ở TpHCM, chúng tôi hẹn nhau tại một quán càphê thanh tịnh trên đường Nguyễn Đình Chiểu, còn có đạo diễn phim tài liệu Đào Anh Dũng của Đài truyền hình TpHCM. Đạo diễn Đào Anh Dũng tiết lộ rằng anh đã theo sát bước chân của Đoàn Việt Tiến suốt thời gian qua, và đã quay được hơn 100 đĩa CD hình ảnh về công việc và khả năng đặc biệt của nhà ngoại cảm Đoàn Việt Tiến, dự định sẽ dựng thành bộ phim tài liệu nhiều tập, chiếu rộng rãi trên Đài truyền hình TpHCM sắp tới.

    Từ nhỏ Đoàn Việt Tiến có khiếu vẽ tranh, tranh đề tài lịch sử và chân dung do anh vẽ đã được trưng bày tại các Viện Bảo tàng tỉnh Bến Tre, Viện Bảo tàng quốc gia Hà Nội và nhiều cuộc triển lãm khác. Điều đặc biệt nhất có một không hai là tranh của anh được vẽ ngược trên kính bằng 10 đầu ngón tay. Năm 2005 anh được ghi nhận kỷ lục Việt Nam về họa sĩ vẽ tranh ngược trên kính bằng đầu ngón tay.

    Được biết có được ngày hôm nay, hành trình theo đuổi niềm đam mê đã đẩy Đoàn Việt Tiến rơi vào cơn bĩ cực kéo dài. Căn bệnh sốt rét mang về từ thời đi lính bên Campuchia hành hạ liên miên, người gầy ốm xanh xao. Anh Tiến và gia đình sống cơ cực trong túp lều trong một vườn cây của huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Bi kịch lên cao trào nhất khi người vợ anh dứt áo ra đi theo tiếng gọi một phương trời xa, bỏ lại anh với người mẹ già. Tiến lâm bệnh nặng, suy sụp. Đêm 26/03/2003, sau khi vẽ tranh xong, vừa ngả lưng xuống giường thì toàn thân Tiến đau nhức rã rời, anh rơi vào mê man. Quá nửa đêm bất thần thức giấc, Tiến như người mộng du, lao vào vẽ một cách vô thức, vẽ ào ào như cái máy, mắt không nhìn, đầu mê man nhưng tất cả đường nét cứ như sắp sẵn đúng chỗ, đúng hình. Bản thân anh cũng nhận thấy điều kỳ lạ, muốn đi nằm, nhưng lại bị bàn tay vô hình dựng dậy bắt vẽ liên tục. Cả chục lần như vậy, có khi anh bị đẩy mạnh muốn ngã dúi vào bàn vẽ.

    Sau đó anh cảm thấy mình xuất hiện khả năng lạ, khi nghe ai kể chuyện gì, trong đầu anh hiện lên hàng loạt sự kiện liên quan đến câu chuyện đó. Bà mẹ tôi nghiệp chẳng hiểu nguyên cớ ra sao, cứ thắp nhang mà khấn vái tổ tiên phù hộ cho người con trai đáng thương. Kỳ lạ, mỗi khi bà mẹ khấn đến tên ông cụ, bà kỵ nào thì trước mắt Tiến hiện lên rõ ràng hình ảnh, gương mặt, hình dáng, giọng nói của người đó. Khi Tiến kể lại, người mẹ già càng sợ ôm con mà khóc ròng. Tiến vào chùa gần nhà quy y, pháp danh Thiện Thông, thế nhưng cơn đau nhức mình mẩy vẫn chưa hết.



    Khả năng của anh Đoàn Việt Tiến hiện nay là chỉ cần nghe giọng nói của bất cứ ai qua điện thoại, bất cứ ở đâu, anh cũng nhìn thấy rõ được người đó như hiện ra trước mắt.

    Nhìn một người đối diện, thì anh có thể thấy được rõ ràng những người thân của người ấy.

    Cộng với năng khiếu vẽ chân dung từ nhỏ, anh giúp mọi người vẽ lại chân dung các cụ tổ, tiên người thân mất xa xưa chưa có ảnh thờ.

    Nghe qua như vậy ai đó sẽ nói rằng: vẽ người chết xa xưa ai mà chẳng vẽ được, có ai biết đâu mà xác minh. Xin thưa, người xưa thì đúng không thể xác minh thật, nhưng anh Tiến đã vẽ cho hàng trăm người không quen biết chân dung những người đã mất, và được gia đình, hàng xóm nhìn ảnh nhận ra được ngay từng chi tiết nhỏ, và những nét đặc trưng chính xác nhất của người đã mất.

    Anh cũng có khả năng ngoại cảm tìm mộ như các nhà ngoại cảm khác.

    Nhưng đóng góp lớn nhất của Đoàn Việt Tiến là anh đã giúp cho Bảo tàng Lịch sử Việt Nam phục dựng chân dung của các vị vua các đời của Việt Nam bằng khả năng vẽ tranh ngoại cảm nói trên. Hàng tháng, anh đều nhận được thư mời bay ra Hà Nội để thực hiện công việc này.

    Như chúng ta đã biết, kho tàng tư liệu lịch sử của nước Việt Nam chúng ta không được đầy đủ như nước Trung Hoa. Các vị liệt thánh của chúng ta ngày nay đang thờ cúng tại các đền chùa, miếu mạo chỉ là những bức tượng, những bức vẽ của nghệ nhân dân gian, mang tính hình thức mà không giống một chút gì hình ảnh thật của vị liệt thánh ấy. Trong lịch sử chúng ta còn nghe các giai đoạn đô hộ bị đốt sạch tàng thư, kinh kệ của triều đình, nên không biết dựa vào đâu để biết chân dung các nhân vật lịch sử Việt Nam.

    Lần ra Hà Nội gần đây nhất của Đoàn Việt Tiến là thực hiện lại chân dung vị vua áo vải cờ đào, gần đây nhất trong lịch sử đó là Vua Quang Trung.



    Theo anh Đoàn Việt Tiến xác nhận, thì con người chết từ hàng ngàn năm trước vẫn còn để lại “ năng lượng “ đủ cho “ ăng ten “ của anh thu nhận được.

    Còn một điều nhỏ người viết xin bật mí, anh Đoàn Việt Tiến là cháu ruột của nhà văn Đoàn Giỏi tác giả Đất Rừng Phương Nam.
    Last edited by Love_Tamlinh; 22-10-2007 at 09:47 AM.

  15. #15

    Mặc định

    ỨNG DỤNG NGOẠI CẢM TRONG LĨNH VỰC QUÂN SỰ - TÌNH BÁO

    Khả năng ngoại cảm của con người từ lâu đã là một đề tài nghiên cứu thú vị của các nhà khoa học. Nhưng không mấy người biết rằng tình báo của Liên Xô và Mỹ đã đầu tư không ít công sức vào lĩnh vực này nhằm mục đích thu thập những thông tin quan trọng phục vụ hoạt động tình báo.

    CÁC ĐIỆP VIÊN SIÊU NHIÊN

    Đầu năm 1970, lãnh đạo Liên Xô hết sức lo lắng trước những báo cáo cho biết, phía Mỹ đã có được thông tin khá chính xác về một loại phương tiện kỹ thuật mới của Liên Xô. Các điệp viên của Cục Tình báo Quân đội (GRU) tại New York đã khai thác được bản báo cáo bí mật trên của Trung tướng Daniel Graham, khi đó là chỉ huy Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ (DIA). Trong đó có nhắc tới các điệp viên ngoại cảm khi được thôi miên có khả năng “thoát ra khỏi thể xác” và đi tới một địa điểm cụ thể ở rất xa theo chỉ dẫn của cơ quan tình báo, khi quay trở lại có thể mô tả chi tiết những gì đã quan sát thấy.

    Bản báo cáo còn cho biết rõ, các điệp viên ngoại cảm có thể “xâm nhập” vào cả các căn cứ quân sự được bảo vệ nghiêm ngặt của cả Liên Xô và Mỹ, đồng thời mô tả với độ chính xác cao phương tiện kỹ thuật nằm ở đó. Cụ thể như các chuyên viên ngoại cảm quân sự của Mỹ như Ingo Swann và Pat Price vào năm 1973 đã xác định chính xác vị trí một căn cứ tàu ngầm mới của Liên Xô ở Kamchatka, nơi mà các vệ tinh do thám của Mỹ cũng không thể phát hiện. Hai nhân vật này cũng thông báo chi tiết về một hệ thống vô tuyến định vị của Liên Xô mới được triển khai trong một dự án phòng không mới nhất tại Ural. Trong khuôn khổ một chiến dịch khác, các nhà ngoại cảm Mỹ đã chỉ ra chính xác tọa độ của 20 đường hầm do Triều Tiên đào gần khu vực phi quân sự. Tất cả những khả năng ngoại cảm trên của người đã được phía Liên Xô khẳng định sau khi kiểm tra lại tất cả những kênh có khả năng rò rỉ thông tin của mình.

    Nhưng ấn tượng nhất đối với phía Mỹ chính là kết quả sử dụng các nhà ngoại cảm để đánh giá khả năng sử dụng hệ thống hầm mỏ để bố trí các tên lửa chiến lược MX. Phe quân sự cho rằng, đây là một hệ thống hết sức hữu hiệu, do nó đã tính toán trước khả năng di chuyển tên lửa giữa nhiều đường hầm khác nhau. Kết quả là đối phương sẽ không thể biết mình phải hứng chịu đòn tấn công từ đường hầm nào. Tuy nhiên, các chuyên gia ngoại cảm đã chỉ ra gần như chính xác vị trí của các quả tên lửa vào bất cứ thời điểm nào. Điều này đã khiến Lầu Năm Góc phải nghi ngờ về tính hiệu quả và quyết định từ bỏ dự án trên. Hai nhà ngoại cảm Swann và Price có thể “triển khai nhận thức” của mình ở những khoảng cách rất xa, mô tả khá chính xác các mẫu vũ khí và phương tiện kỹ thuật bí mật, thậm chí cả nội dung các tài liệu mật! Cụ thể là họ đã đọc được những tài liệu ở tận Trung Quốc, và các điệp viên CIA tại nước này đã phải thừa nhận sự chính xác của các thông tin trên.

    Về sau, các nhà ngoại cảm quân sự Harold Putthof và Russel Targ từ Phòng thí nghiệm điện tử sinh học của Viện Nghiên cứu khoa học Stanford trong một chuyến đi tại Đông Âu đã hình dung và vẽ ra được một khu vực ở phía tây bắc bang Wisconsin (Mỹ), trong đó có hình ảnh một nhà thờ theo kiểu Gôtích không sai một chi tiết nào trên thực tế (cho dù họ chưa từng đặt chân tới đây). Với thành công ban đầu này, những cuộc thí nghiệm vẫn được tiếp tục. Trong suốt 5 ngày liền vào khoảng 15 giờ mỗi ngày, Puthoff và Targ đều “do thám” từ xa các đối tượng ở một thành phố tiếp theo nào đó. Và khi trở về Mỹ, những kết quả được vẽ ra so với thực tế có tỉ lệ trùng hợp nhau khiến mọi người phải hết sức ngạc nhiên.


    Các điệp viên ngoại cảm hàng đầu của Mỹ: Harold Putthof, Ingo Swann và Russel Targ

    Nghiên cứu tất cả những báo cáo bí mật trên, CIA đã đi đến kết luận, khả năng siêu nhiên này có thể được sử dụng hữu hiệu trong hoạt động tình báo. Từ đó tất cả những nghiên cứu mang tính cách thần giao cách cảm đều được CIA tài trợ trong điều kiện giữ bí mật nghiêm ngặt. Mùa hè năm 1977, từng có một thông tin không được nhiều người để ý xuất hiện trên báo chí Mỹ, trong đó cho biết phóng viên Robert Tote (của tờ Los Angeles Times) đã bị các nhân viên KGB bắt giữ tại Moskva vào ngày 11/6. Vào thời điểm đó, Robert đang nhận từ tay nhà khoa học ngoại cảm Valeri Petukhov của Nga những tài liệu mật về một loại máy hiện đại nhất ghi nhận được các luồng “phần tử tinh thần” (psy-elements). Nhà báo Tote về sau đã bị trục xuất khỏi Liên Xô với tư cách một điệp viên của DIA, nhưng với một lý do hoạt động gián điệp khác.

    CUỘC CHẠY ĐUA GIỮA NGA VÀ MỸ

    Tháng 3/1981, Tổng thống Ronald Reagan đã ký sắc lệnh thành lập tại Lầu Năm Góc một bộ phận gọi là Bộ Tư lệnh tình báo và an ninh do Thiếu tướng Albert Stabbain đứng đầu. Viên tướng này đã đặc biệt quan tâm đến việc sử dụng các điệp viên ngoại cảm. Ông ta đã triển khai nhiều nghiên cứu và huấn luyện với hy vọng thông qua khả năng đặc biệt này có thể... ngăn chặn được việc phóng các tên lửa hạt nhân của Liên Xô. Còn vào thời điểm cuối chiến tranh lạnh, cụ thể là hồi tháng 9/1990, CIA và KGB đã ký kết với nhau một thỏa thuận về việc phối hợp nghiên cứu trong lĩnh vực tâm lý học ứng dụng theo đề xuất ban đầu từ phía Mỹ. Tuy nhiên, các kết quả hợp tác chung của hai địch thủ cũ trên mặt trận tình báo trong chiến tranh lạnh đã không được tiết lộ. Những sự kiện trên đều cho thấy mối quan tâm của DIA và CIA đối với các nghiên cứu của Liên Xô trong lĩnh vực ngoại cảm.

    Tất nhiên, không chỉ riêng có người Mỹ đã tìm cách đầu tư vào hoạt động tình báo ngoại cảm này. Từ trước vụ việc Robert Tote, Liên Xô đã từng tổ chức một lớp đào tạo các chuyên gia ngoại cảm quân sự, hay còn gọi là “các thao tác viên đặc biệt về năng lượng vũ trụ”. Trong giai đoạn học tập đầu tiên, các học viên được nghiên cứu cuốn sách giáo khoa của chuyên gia ngoại cảm nổi tiếng Wolf Messing. Tiếp đó, họ phải học khả năng định vị sinh học từ xa bằng ngoại cảm, có nghĩa là xác định chính xác vị trí của một vật thể đã được cho xem. Đến cuối năm thứ ba, các học viên cần phải “nhìn thấy” điều gì đang diễn ra tại một khu vực cần quan tâm, nằm ở một khoảng cách xa đáng kể.


    Chuyên gia ngoại cảm Wolf Messing

    Đến cuối thập niên 70, tại Moskva đã diễn ra kỳ thi tốt nghiệp của những điệp viên ngoại cảm quân sự đầu tiên. Hội đồng chấm thi đề nghị học viên (khi đó đang có mặt tại trụ sở cơ quan tình báo) phải tập trung tinh thần tới một địa chỉ cụ thể tại Moskva. Các giám sát viên có mặt tại nơi này sẽ khẳng định mức độ chính xác trong câu trả lời của học viên. Tất cả đều đã thi đỗ với độ chính xác đáng kinh ngạc, trừ một học viên đã “xâm nhập” nhầm vào một vị trí bí mật cách căn phòng đó 5 tầng ở phía dưới mặt đất.

    Câu trả lời miệng của học viên này đã ngay lập tức được ngắt, đồng thời kết quả thi của anh ta được đánh giá ở mức xuất sắc. Cần biết là tất cả những hành lang của tòa nhà ngầm bí mật đó đều được nhân viên an ninh bảo vệ rất kỹ cùng với những lớp cửa kim loại dày. Các giám thị viên cao cấp đều biết đó là một trong những địa điểm bí mật nhất của tình báo kỹ thuật Xôviết, nơi những quan chức không có trách nhiệm cũng không hề được biết đến sự tồn tại của nó. Dù sao thì theo các tài liệu đã được giải mật, việc sử dụng khả năng ngoại cảm trong hoạt động tình báo của Liên Xô đã không được nhắc tới nhiều như Mỹ.

    ANTG 19/10/2006
    Last edited by Love_Tamlinh; 22-10-2007 at 09:34 AM.

  16. #16

    Mặc định

    NHỮNG NHÀ NGOẠI CẢM CỦA CỰU TỔNG THỐNG NGA BORIS ELTSIN

    Dưới thời Tổng thống Nga Boris Eltsin (1923-2007), những chuyên gia ngoại cảm rất được Tổng thống trọng dụng. Dưới đây là câu chuyện của một cựu nhân viên mật vụ Nga Yuri Malin kể lại cho phóng viên báo Sự thật Thanh niên.

    Yuri Malin tốt nghiệp Khoa Tự động Điều khiển trường Đại học Năng lượng năm 1972, và Khoa Y Sinh học trường Đại học Kỹ thuật Quốc gia Bauman năm 1986. Yuri Malin theo đuổi chuyên ngành nghiên cứu những công nghệ cao trong lĩnh vực điều khiển nhận thức của con người. Ông trở thành một chuyên gia về các công nghệ tâm lý của mật vụ Nga KGB và là cố vấn Cơ quan Bảo vệ Liên bang (FSO) dưới thời Tổng thống Boris Eltsin.

    Yuri Malin cho biết có một bộ phận bảo vệ đặc biệt, bảo vệ tổng thống Nga trước bất kỳ một tác động có hại nào về mặt tâm lý. Nhóm này chuyên nghiên cứu các công nghệ khác thường về việc điều khiển nhận thức. Malin kể rằng nguyên nhân thành lập bộ phận này bắt nguồn từ vụ bê bối xảy ra trong điện Kremli, trong phòng làm việc của tổng thống Eltsin phát hiện có một thiết bị nghe trộm, khi xem xét kỹ, người ta không tìm thấy microphone, mà chỉ là một ăngten phát xạ có định hướng. Các chuyên gia kết luận thiết bị này được lắp đặt nhằm tạo bức xạ tác động lên Tổng thống. Các chuyên gia được giao nhiệm vụ nghiên cứu kỹ thiết bị này, phải chăng đây là một “thiết bị ngoại cảm” nào đó.

    Từ những năm 90, Nga đã nghiên cứu chế tạo những thiết bị như vậy tại Trung tâm Nghiên cứu các Công nghệ Khác thường thuộc Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Quốc gia Liên Xô. Tại Viện hàn lâm Khoa Học Liên Xô cũng có phòng thí nghiệm đặc biệt của nhà khoa học Anatoli Okhatrin, đã chế tạo “Máy phát năng lượng sinh học” có tác dụng làm cho con người bị nhiễm bệnh, thậm chí bị rối loạn tâm thần. Chuyên gia thôi miên Ivan Kachalin cũng từng đăng ký bản quyền thiết bị “Thôi miên vô tuyến”, có tác dụng thôi miên từ xa với khoảng cách 50km bằng các sóng bức xạ siêu cao tần.


    Cựu nhân viên mật vụ Nga Yuri Malin

    Yuri Malin có nhiệm vụ lựa chọn những người có khả năng về ngoại cảm, đào tạo phát triển khả năng để có thể chống lại những âm mưu tấn công về mặt tâm lý. Malin đã đưa ra một bằng chứng thú vị, tài liệu có tiêu đề “Bảng giá dịch vụ tâm lý cho chiến dịch tranh cử” ghi ngày 16/12/1995. Theo đó, việc đảm bảo an toàn về mặt “ngoại cảm” cho các ứng cử viên có giá là 3.000 USD/ tháng, chưa kể chi phí đi lại và ăn ở. Các thiết bị bảo vệ tâm lý và vô hiệu hóa tác động từ bên ngoài có giá vài ngàn đôla. Dịch vụ rẻ nhất trong bảng giá này là việc hộ tống trong thời gian phát biểu của ứng cử viên với chi phí 150 USD/ giờ.

    Yuri Malin cho biết bộ phận của ông đã bị giải thể từ thời điểm Tổng thống Putin lên nắm quyền. Hiện giờ tại điện Kremli không còn một ai trong đội ngũ các nhà ngoại cảm trước đây của tổng thống Boris Eltsin.

    (Sự thật Thanh niên)

  17. #17

    Mặc định

    BỘ QUỐC PHÒNG ANH ỨNG DỤNG NGOẠI CẢM CHỐNG KHỦNG BỐ

    Báo chí Anh công bố tài liệu về việc Bộ Quốc phòng Anh (MOD) từng thuê các nhà ngoại cảm lừng danh để xác định nơi ẩn náu của trùm khủng bố quốc tế Osama Bin Laden.

    Cuộc săn tìm dấu vết Bin Laden từ hơn 5 năm qua là một thách thức nhức đầu đối với các nhà quân sự Mỹ và Anh. Những bộ óc được coi là siêu việt nhất, cùng với những thiết bị thông tin hiện đại nhất của hai bộ quốc phòng Mỹ và Anh đã được sử dụng tối đa trong chiến dịch tìm và diệt Osama Bin Laden, cha đẻ tổ chức Al-Qaeda. Bên cạnh những phương tiện kỹ thuật tiên tiến nhất, thậm chí người ta cũng từng thử nghiệm những năng lực bí ẩn, siêu nhiên.

    Tờ báo The Telegraph xuất bản ở London tiết lộ rằng MOD từng thuê các nhà ngoại cảm để tìm Osama Bin Laden. Tờ báo cho biết năm 2002, tức một năm sau vụ khủng bố 11/9 kinh hoàng tại Mỹ, MOD từng chi số tiền 18.000 bảng Anh (khoảng 570 triệu đồng) cho chương trình làm việc của 12 nhà ngoại cảm với hy vọng tìm ra dấu vết của Bin Laden và tìm vũ khí hủy diệt hàng loạt của Iraq.

    Nguồn tin nói rằng 12 nhà ngoại cảm nói trên phải qua cuộc trắc nghiệm khắt khe về khả năng ngoại cảm do MOD tổ chức, mỗi người nhận một phong bì màu nâu dán kín trong đó có những tấm hình bất kỳ, nhiệm vụ của họ là phải đoán chính xác những hình gì bên trong. Người phát ngôn của MOD cho biết họ muốn thử nghiệm phương pháp “thiên lý nhãn” nhưng không giải thích rõ về phương pháp này.

    PHẢI CHĂNG OSAMA BIN LADEN BIẾT CHỐNG NGOẠI CẢM

    Mặc dù trong suốt mấy năm qua, Mỹ và Anh đã dùng tất cả các loại bửu bối quân sự như vệ tinh do thám, bí mật dò tìm sóng điện thoại vệ tinh, cho đến cài điệp viên vào mạng lưới Al-Qaeda, thậm chí cũng nhờ đến khoa học ngoại cảm chẳng hạn, số tiền treo thưởng cho cái đầu của Bin Laden từ 5 triệu USD năm 2002 tăng lên gấp năm lần là 25 triệu USD, và đến tháng 7/2007 tiếp tục được nâng lên gấp đôi là 50 triệu USD, nhưng cho đến hôm nay, mọi nỗ lực tìm diệt Bin Laden đều chưa mang lại kết quả, làm nản lòng người đứng đầu hai Bộ Quốc phòng Mỹ và Anh. Nhiều dư luận cho rằng có thể Bin Laden đã sử dụng khả năng chống ngoại cảm của mình làm vô hiệu mọi nỗ lực dò tìm dấu vết.

    Tháng 2 vừa qua, tướng Peter Schoomaker, tổng tham mưu trưởng bộ binh Mỹ, phát biểu rằng chiến dịch truy tìm Bin Laden đã ngốn chi phí quá tốn kém, nếu tiếp tục quan trọng hóa vấn đề này, về lâu dài chúng ta sẽ làm cho hắn ta càng vĩ đại hơn.



    Nhà Trắng trước sau vẫn muốn tìm ra Bin Laden dù “sống hay chết” để xét xử vụ khủng bố 11/9, tuy nhiên đã cho thấy có dấu hiệu bỏ cuộc, như lời Phó Tổng thống Dick Cheney phát biểu trên báo Washington Post rằng: “Bin Laden không phải là cái gốc duy nhất của vấn đề. Nếu ngày mai diệt được Bin Laden thì chúng ta vẫn phải tiếp tục đối đầu với tổ chức Al-Qaeda”.

  18. #18

    Mặc định

    ỨNG DỤNG NGOẠI CẢM CHỮA BỆNH

    PHÙ THỦY CHỮA BỆNH
    Nhà ngoại cảm Nguyễn Đức Cần


    Cụ Nguyễn Đức Cần sinh năm 1909 và mất năm 1983, địa chỉ số 86 làng Đại Yên, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội. Cụ sống trong căn nhà rộng, có vườn cây, nhiều hoa quả, mang nhiều dáng dấp thôn quê Việt Nam quen thuộc. Làng Đại Yên là một ngôi làng truyền thống nghề thuốc lâu đời của Hà Nội.

    Tham khảo: http://www.yhcotruyentw.org.vn/tintu...tuc_id=5&lang=

    Cụ Nguyễn Đức Cần kể rằng cách chữa bệnh của tôi không học một trường nào cả. Từ khi còn ít tuổi, tôi đã phải bỏ nhà ra đi, mặc dù nhà rất giàu có. Tôi phải chịu khổ lên rừng Thái Nguyên mà học mới có thầy dạy, phải học khó nhọc lắm.

    Cụ có khả năng chữa bệnh kỳ lạ, không trực tiếp gặp người bệnh, hoặc không chạm vào người bệnh. Cách chữa bệnh có tính chất thần bí ấy khiến nhiều người không hiểu và xem cụ như một Phù Thủy.

    PHƯƠNG PHÁP CHỮA BỆNH NGOẠI CẢM

    Cụ Nguyễn Đức Cần có thể chữa bệnh cho người khác không cần dùng thuốc và thậm chí không cần tiếp xúc với bệnh nhân. Người bệnh có thể trực tiếp gặp cụ trình bày bệnh tật của mình. Sau đó, nếu cụ nhận lời chữa bệnh, bệnh nhân về nhà sẽ tự khỏi bệnh mà không cần uống thuốc và cụ không động chạm vào người bệnh. Có trường hợp cụ cho bệnh nhân một miếng giấy (gọi là Đạo), đặt vào chỗ đau, bệnh cũng sẽ khỏi. Nếu người bệnh đang ở nhà hoặc đang nằm bệnh viện, chỉ cần nhờ người thân đến gặp cụ, nếu cụ nhận lời hoặc cho miếng giấy chữa bệnh, người bệnh được chữa qua người trung gian đó cũng khỏi bệnh.

    Cụ Nguyễn Đức Cần còn có thể chữa bệnh từ xa, không giới hạn khoảng cách. Cụ đã từng chữa bệnh cho người đang ở Canada, Tiệp Khắc, Đức... Người bệnh liên lạc với cụ thông qua thư từ. Ví dụ trường hợp bệnh nhân ở Canada viết thư về cho cụ trình bày mắc bệnh đau đầu, cụ trả lời: ”Sẽ khỏi”. Thế là bên đó người bệnh tự khỏi.

    TÌM HIỂU NHỮNG NGƯỜI BỆNH VÀ BỆNH ÁN

    1. Vũ Như Lộc, số nhà 33 Trương Hán Siêu, Hà Nội kể: Gia đình tôi là những bệnh nhân lâu năm của cụ, chữa bệnh chỗ cụ hơn 10 năm nay rồi. Tôi bị thấp khớp, sưng tay, được cụ chữa cho, tôi hoàn toàn bỏ thuốc. Khi tôi bị viêm bàng quang, mỗi khi đi tiểu là buốt vô cùng và chỉ dám mặc quần đùi thôi. Tôi lên cụ, cụ hẹn 7giờ tối mai sẽ khỏi thì đúng 7giờ tối hôm sau tôi đi tiểu, một viên sỏi to như hạt ngô bắn ra ngoài và tôi khỏi luôn bệnh viêm bàng quang. Con dâu của tôi khi sinh nở bị sót nhau, ra máu nhiều và sốt cao. Tôi đến cụ, cụ cho mảnh giấy, hôm sau về nhà cháu hết sốt. Cháu nội tôi bị chàm, cụ cho miếng giấy đặt lên trán, thế là khỏi. Đúng là một sự kỳ lạ.

    Vợ tôi bị tâm thần từ ngày xưa, đã được bác sỹ Đặng Văn Chung chữa trị không khỏi, phải bán cả nhà đi mua thuốc chữa bệnh nhưng được một thời gian bệnh lại tái phát. Lên cụ, chỉ một thời gian ngắn vợ tôi ổn định. Năm 1974 được tin con hy sinh ở miền nam thì lại bị bệnh, tôi đưa vợ lên cụ chữa tiếp, hiện nay đã hoàn toàn bình thường.

    2. Chị Sâm, vợ anh Nguyễn Tiến Thông, đại sứ Việt Nam ở Tiệp Khắc, chị bị mất ngủ liền 9 tháng. Chị Sâm đến gặp cụ trình bày: ”9 tháng nay con không biết giấc ngủ là gì, hoàn toàn ngủ nhờ thuốc. Cụ bảo: ” À, nếu vậy tôi sẽ chữa cho bà biết là Việt Nam còn giỏi hơn cả Tiệp Khắc. Tối nay tôi sẽ cho bà ngủ ”. Đến 7giờ tối hôm đó, chị ngáp lên ngáp xuống rồi ngủ thẳng một giấc tới sáng. Chị nói ba năm nay tôi không có một giấc ngủ ngon như vậy. Thư cảm ơn của gia đình chị Sâm vẫn còn lưu tại nhà cụ Cần.

    3. Trung tướng Phạm Kiệt, bị ung thư ruột đã được mổ ở Đức, bác sĩ cho biết là không sống quá tháng 5/1974. Anh Phạm Kiệt được đưa đến gặp cụ Cần. Cụ bảo không chữa được nữa, nhưng mỗi lần đến gặp cụ về nhà anh cảm thấy khoẻ và vết thương không ra mủ. Anh được kéo dài thời gian đến cuối năm anh mới mất, tức là kéo dài thêm được 7 tháng.

    CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA NGUYỄN PHÚC GIÁC HẢI


    Như đã giới thiệu trước đây, “lão phù thuỷ“ mà Nguyễn Phúc Giác Hải nghiên cứu chính là cụ Nguyễn Đức Cần. Vì công trình nghiên cứu này mà cuộc đời của Nguyễn Phúc Giác Hải ba nổi bảy chìm. Câu chuyện được chính Nguyễn Phúc Giác Hải kể như sau:

    Tôi có người bạn là anh Vũ Cường, giáo viên sinh vật và quen biết cụ Cần. Anh Cường kể tôi nghe nhiều về con người đặc biệt, chữa bệnh không dùng thuốc và coi đó là một sự kỳ bí. Anh Cường còn giới thiệu cho tôi một nhân chứng là trung tá quân y, bác sỹ Vũ Hữu Hiếu ở số 10 phố Lãn Ông, Hà Nội. Tôi đến tìm gặp ông Hiếu, ông có cho biết bị bệnh nhũn não (ramolissement cé rébra) và có đến chữa khỏi bệnh chỗ cụ Cần. Anh Cường đề nghị nên tìm hiểu cơ chế về trường sinh học trong cách chữa bệnh của cụ.

    Tôi lên cụ lần đầu vào ngày mùng 6 Tết Giáp Dần (1974). Nhà cụ có tấm biển ghi không tiếp khách nhưng tôi cứ vào và thấy một số người bệnh đang ngồi chờ ở đấy. Tôi ngồi quan sát cụ tiếp khách, chữa bệnh. Lúc ấy có một phụ nữ xin cụ chữa bệnh tâm thần. Thấy tôi ngồi mãi mà không nói gì, không chữa bệnh như mọi người, cụ hỏi tôi: ”Thưa ông cần gì đấy ạ?”. Tôi trả lời: “Thưa cụ, tôi không đến để chữa bệnh. Tôi muốn đến để tìm hiểu về việc chữa bệnh đặc biệt của cụ. Nếu đây là sự thực chúng tôi sẽ giới thiệu dưới ánh sáng của khoa học”. Nghe vậy cụ trả lời: ”Vâng thưa ông, tôi chữa bệnh bằng cái đầu của tôi, nhưng người ta cứ bảo tôi là phù thuỷ”.

    Tôi thấy cụ chữa bệnh không cần khám bệnh nhân, nên liên hệ khả năng thần giao cách cảm. Cụ có thể chữa bệnh cho người khác từ xa, thì tôi liên hệ đến thôi miên từ xa, có thể tạm hiểu là như thế. Tôi bắt tay vào thực hiện một số công việc.

    Việc thứ nhất, tôi tìm những lá thư cảm ơn của bệnh nhân gởi cho cụ, đến gặp những người bệnh đặc biệt. Họ cho tôi xem hồ sơ bệnh án đã chữa ở bệnh viện nhưng không khỏi hoặc khó chữa trị. Sau khi đến gặp thì cụ chữa khỏi bệnh, đấy là một bằng chứng có căn cứ để khẳng định khả năng chữa bệnh của cụ Cần.

    Thứ hai là tôi đến quan sát trực tiếp việc chữa bệnh của cụ, tôi chụp ảnh bệnh nhân trước và sau khi chữa bệnh. Ví dụ trường hợp ca bệnh vẩy nến, một loại bệnh toàn thân mọc mụn khô thành vẩy. Tôi chụp ảnh người bệnh ấy đầy những vẩy nến trên cơ thể. Cụ lấy một miếng giấy, bảo người bệnh đốt bên trên chậu nước rồi lấy nước ấy rửa chỗ đau của cơ thể. Sau khi rửa bằng nước đó hai tuần lễ đã bớt rất nhiều.

    Thứ ba là tôi tìm hiểu bản chất việc chữa bệnh của cụ. Cụ chữa bệnh bằng việc nhận lời hoặc cho ngưòi bệnh một miếng giấy (đạo). Cụ nhận lời có nghĩa là cụ có thể điều khiển từ xa. Thế nhưng miếng giấy là cái gì? Nhiều tài liệu của thế giới có nói những nhà chữa bệnh bằng trường sinh học có thể tích năng lượng vào các vật dụng, như một cốc nước, một miếng giấy, một chiếc khăn, một quả cam... Bệnh nhân thông qua đó được nhận năng lượng và có thể khỏi bệnh.

    Thứ tư là giai đoạn thực nghiệm. Tôi không uống được rượu, hôm ấy cụ mời tôi uống rượu thì mọi người bảo tôi cứ uống rồi cụ sẽ giải rượu cho. Tôi uống một chén rượu ngây ngất, mặt nóng bừng. Cụ cầm một miếng giấy tích năng lượng rồi bảo đốt trên cốc nước và cho tôi uống. Khi uống vào tôi cảm giác như có một cái mành mành chạy lách tách từ trên đỉnh đầu thả xuống, một trạng thái rất lạ, nhìn thấy ánh sáng chói. Tôi có tỉnh hơn nhưng không hết hẳn say. Tôi lặp lại thí nghiệm này cho anh Hoàng Phương, là một phó tiến sĩ toán lý. Tôi không nói cảm giác cho anh biết trước, Sau khi anh Hoàng Phương uống xong cốc nước thì anh tả lại cảm giác giống hệt như tôi đã cảm nhận.

    Ngày 30 tháng 4 năm 1974 chúng tôi đề xuất với các cơ quan nhà nước quay phim để ghi nhận sự kiện làm tư liệu khoa học. Buổi quay phim tổ chức ngay tại nhà cụ Nguyễn Đức Cần, ba đoàn quay phim đến quay là xưởng phim Tư liệu khoa học, xưởng phim Quân Đội, xưởng phim Đài truyền hình, có hiện diện ông Lê Khắc, phó chủ nhiệm UB Khoa học Kỹ thuật Nhà nước, đại diện y tế, khoa học, Bộ Công an, Quân đội như thiếu tướng Kinh Chi, Đặng Quốc Bảo, và Công an Hà Nội làm nhiệm vụ bảo vệ. Hai bác sĩ tham gia phản biện: bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai (giám định ca bệnh tóc kết), bác sĩ Bệnh viện Việt Xô (giám định ca bại liệt).

    Hôm ấy đã ghi hình được hai trường hợp được cụ Cần chữa bệnh. Một ca bệnh tóc kết dính kèm theo chứng đau đầu. Cụ Cần đứng bên cạnh truyền năng lượng, một chị trợ lý dùng lược chải tóc người bệnh cho xuôi ra, chải một lúc lại bị tắc rối, chị ấy nói: ”Thưa cụ, xin cụ cho mở thêm ra, không thể chải được”. Cụ giơ tay điều khiển thì chải được tóc, một lúc thì tóc mượt. Chúng tôi tìm lại người bệnh ấy sau 15 ngày thì tóc vẫn mượt, và không bị đau đầu nữa.

    Người thứ hai bị bệnh bại liệt, chân đã teo. Cụ nói ngay: ”Cái chân này không thể chữa khỏi ngay được đâu, nhưng tôi sẽ làm cho nó cử động”. Cụ điều khiển thì chân bại liệt cử động được, trước đó bác sĩ bệnh viện Việt Xô lấy kim châm nhưng chân không cảm giác, không cử động.

    Sau khi quay phim, các bác sỹ phản biện phải công nhận buổi chữa bệnh của cụ Nguyễn Đức Cần đã đạt kết quả. Ngày ấy đánh dấu quan trọng trên chặng đường nghiên cứu ngoại cảm của chúng ta.

    PHÙ THỦY HAY KHOA HỌC ?

    Nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải nói: Ấn tượng đầu tiên của tôi khi gặp cụ là lời ông cụ nói chữa bệnh bằng cái đầu của cụ. Đó là điều tôi chú ý và rất lôgich. Tôi chờ đợi câu trả lời như vậy. Dưới góc độ khoa học tôi hiểu rằng cụ đã chữa bệnh bằng năng lượng sinh học, hay nhân điện, phát ra từ bộ não của cụ. Thứ hai, cụ là một người có cái gì rất đặc biệt, cụ có đôi mắt rất sáng như phát quang.

    Cần hiểu đúng danh từ Phù Thuỷ. Ở các nước, danh từ phù thủy để gọi người có khả năng đặc biệt, tìm nguồn nước chỉ với một cành liễu cầm tay, chữa bệnh không dùng thuốc mà dùng thần chú, đi trên lửa với bàn chân trần, tiếp xúc với những lực lượng vô hình... Nếu quả thật có những phù thuỷ như vậy thì phù thuỷ cũng là một hiện tượng mà khoa học cần nghiên cứu. Tiêu biểu như nhà nữ ngoại cảm Djouna Davitatxvili (Liên Xô) từng được gọi là mụ phù thủy, sau đó được phong danh hiệu tiến sỹ y khoa nhờ khả năng chữa bệnh chỉ bằng hai bàn tay...

    Hiện nay Nhân Điện trở thành đối tượng nghiên cứu chính của Bộ môn Năng lượng Sinh học tại TTNC Tiềm năng Con người, và được ứng dụng rất nhiều lĩnh vực cuộc sống như: lúa nhân điện không dùng phân bón, không sâu bệnh; nhân điện dưỡng sinh phục hồi sức khoẻ; nhân điện cắt cơn đau ung thư giai đoạn chót; nhân điện chữa trị cao huyết áp, u phì tuyến tiền liệt...

    Cụ Nguyễn Đức Cần nói bệnh của con người có hai loại: ”thân bệnh” và “nghiệp bệnh”. ”Thân bệnh” thì có thể chữa được, còn “Nghiệp bệnh” thì khó chữa,nghĩa là có người khỏi bệnh, có người không khỏi, thậm chí có người cụ không nhận lời chữa trị. Cụ bảo muốn chữa bệnh phải có “Đức”.

    Ngày 17 tháng 6 năm 1982, một năm trước khi cụ mất, trong buổi phỏng vấn, cụ Nguyễn Đức Cần đã nói: ”Tôi chữa bệnh như vậy là làm lợi cho dân. Đó là điều tôi sung sướng. Tôi chỉ ước muốn mọi người đều có cơm no áo ấm, không bị ốm đau, thế thôi”.

    Sau khi cụ Nguyễn Đức Cần mất, ngôi mộ của cụ cũng trở thành huyền thoại, nhiều người đến bên mộ cụ cầu khấn và cũng tự khỏi bệnh. Khi đo đạc bằng thiết bị chuyên dùng, kết quả bức xạ năng lượng tại mộ cụ hơn rất nhiều lần mức bình thường.

  19. #19

    Mặc định

    CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ỨNG DỤNG NGOẠI CẢM CHỮA BỆNH

    NĂNG LƯỢNG SINH HỌC hay NHÂN ĐIỆN

    Đặc điểm của phương pháp chữa bệnh bằng ngoại cảm là các nhà ngoại cảm không cần chạm vào bệnh nhân, hơn nữa có thể chữa bệnh từ xa không giới hạn khoảng cách.

    Cho đến nay các nhà khoa học tin rằng nhà ngoại cảm tác động lên bệnh nhân bằng sóng điện phát ra từ não (gọi là sóng não, hay năng lượng sinh học, hay nhân điện). Nhà ngoại cảm có thể phát đi năng lượng trực tiếp từ não, có thể tập trung vào bàn tay trước khi phát đi, hoặc có thể tích năng lượng vào một vật rồi gởi cho người bệnh.

    Năng lượng sinh học phát ra từ nhà ngoại cảm đến người bệnh có đặc điểm truyền đi với tốc độ tức thì, không bị cản trở bởi vật cản. Năng lượng này tác động trực tiếp lên người bệnh, làm ổn định và cải thiện năng lượng sinh học vốn có của người bệnh, đang bị một khiếm khuyết nào đó.

    TÂM BỆNH THÌ THÂN BỆNH

    Một cơ sở khoa học của việc chữa bệnh ngoại cảm hoặc chữa bệnh không dùng thuốc đó là dựa trên mối tương quan giữa Tâm Thức và Thân Xác, gọi tắt là Tâm và Thân. Sự tương quan này đã được Y học Cổ truyền biết đến từ ngàn đời nay.

    Ngày nay, các ngành khoa học như Y Học và Tâm Lý Học đã chứng minh được sự liên hệ của Tâm (là hệ thần kinh và các hoocmôn) liên hệ mật thiết với Thân (tất cả các bộ phận cơ thể).

    Trong điều kiện một người có Trí óc Minh mẫn trong một Cơ thể Khoẻ mạnh thì mối tương quan giữa Tâm và Thân ở trạng thái cân bằng và ổn định. Ngược lại, nếu Tâm bị tổn hại bởi bất kỳ lý do nào sẽ dẫn đến Thân sẽ bị ảnh hưởng theo. Người ta thường gọi đây là những chứng Bệnh Tâm Lý. Các nhà ngoại cảm sẽ tác động trực tiếp vào Tâm để làm cho Thân người bệnh khoẻ mạnh trở lại.

    Dưới đây là sự tổng kết tất cả những tác động của TÂM ảnh hưởng đến THÂN như thế nào:

    Tác động bởi Tâm Lý và Ngoại Cảnh --> Biến Đổi trên Cơ Thể

    Buồn phiền – Lo lắng: Mất ăn
    Đói – Mệt mỏi – Sợ hãi: Bủn rủn tay chân
    Căng thẳng – Suy nghĩ – Xáo trộn giờ giấc: Loét bao tử
    No – Cười: Tức bụng, Căng bụng
    Chán ngán – Sợ hãi – Ngạc nhiên: Choáng váng
    Vội vã – Sợ hãi: Quýu chân, Quýu giò
    Lạnh lẽo – Sợ hãi: Nổi da gà, Sởn gai ốc
    Chua – Sợ hãi: Té đái
    Suy nghĩ – Căng thẳng: Nhức đầu
    Sợ hãi – Tức giận: Bầm gan
    Sợ hãi: Cứng họng, Lắp bắp
    Tức giận: Nghẹn họng
    Mệt mỏi – Sợ hãi: Đứt hơi, Thở không ra hơi
    Sợ hãi: Hú hồn, Mất hồn
    Sợ hãi: Quýu lưỡi, Cứng họng, Lắp bắp
    Tức giận: Lên máu, Sôi máu
    Tức giận: Ói máu
    Ớn – Ngán: Mắc ói, Buồn nôn
    Chờ đợi: Đỏ mắt
    Đói – Chờ đợi – Tức giận: Mờ mắt
    Chán ngán – Ngạc nhiên: Chóng mặt
    Tức giận – Mắc cỡ – Thẹn thùng: Đỏ mặt
    Tức giận: Nóng mặt
    Sợ hãi – Tức giận: Tái mặt, Tím mặt, Xanh mặt
    Sợ hãi – Tức giận: Vỡ mật
    Cay – Nóng nực – Sợ hãi: Toát mồ hôi hột, Đổ mồ hôi
    Tiếc rẻ – Nhớ thương: Ngẩn ngơ
    Vui mừng – Hạnh phúc quá độ: Ngây ngất
    Buồn phiền – Lo lắng: Mất ngủ
    Trúng gió – Sợ hãi: Lạnh người
    Tức giận: Nóng người
    Buồn phiền – Lo lắng – Thương nhớ: Ốm người, Rạc người
    Đói – Lạnh lẽo – Tức giận: Run người
    Cay – Cười – Buồn – Nhớ – Mừng: Chảy nước mắt
    Chờ đợi: Thối phổi
    Buồn phiền – Tiếc rẻ – Thương yêu: Đứt ruột
    Buồn phiền: Não ruột
    Đau đớn – Thương xót: Thắt ruột, Xé ruột
    Buồn phiền – Rầu rĩ: Thúi ruột
    Tức giận: Ù tai
    Hồi hộp – Sợ hãi: Nín thở
    Sợ hãi: Đứng tim
    Lo lắng: Bạc tóc
    Sợ hãi: Lạnh tóc gáy
    Sợ hãi – Ngạc nhiên: Say sẩm
    Sợ hãi – Tức giận: Té xỉu, Ngất xỉu

  20. #20

    Mặc định

    CÂU LẠC BỘ TIỀM NĂNG CON NGƯỜI PHÍA NAM

    Sau khi Trung Tâm Nghiên cứu Tiềm năng Con người thành lập tại Hà Nội ngày 16/11/1996, Giám đốc Ngô Đạt Tam ký quyết định thành lập Chi nhánh Phía Nam với tên gọi Cơ sở Trắc nghiệm Cảm xạ và Dịch lý ngày 15/01/1999 do ông Nguyễn Hồng Quang phụ trách.

    Đến ngày 24/06/2005 Giám đốc Trung Tâm Đào Vọng Đức ký quyết định đổi tên thành Câu Lạc Bộ Năng lượng Cảm xạ và Dịch Lý do ông Đỗ Trọng Khuê làm Chủ nhiệm, hai phó chủ nhiệm là ông Nguyễn Bá Minh đại diện phía Bắc, và ông Nguyễn Tư đại diện phía Nam.

    Nhiệm vụ của Câu Lạc Bộ tìm hiểu và thu thập thông tin những người có khả năng đặc biệt để ứng dụng trong cộng đồng. Câu Lạc Bộ hiện có 3 bộ môn như sau:

    1. Bộ môn Dịch lý: do ông Đinh Quang Hải phụ trách
    2. Bộ môn Năng lượng Cảm xạ: do ông Võ Văn Thanh phụ trách
    3. Bộ môn Ngoại cảm: do ông Nguyễn Tuấn Thanh phụ trách

    Trong sinh hoạt cộng đồng, người ta thường gọi là Câu Lạc Bộ Tiềm năng Con người Phía Nam. Câu Lạc Bộ hiện nay tổ chức sinh hoạt định kỳ mỗi tháng một lần.


    Hình ảnh một buổi sinh hoạt thường kỳ của CLB vào ngày 10/06/2007:



    Chủ tọa buổi sinh hoạt: ông Nguyễn Tư (bên phải) và ông Nguyễn Tuấn Thanh.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •