Trang 1 trong 8 1234567 ... Cuối cùngCuối cùng
kết quả từ 1 tới 20 trên 199

Ðề tài: Những câu chuyện đạo

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn Avatar của tritue
    Gia nhập
    Nov 2009
    Bài gởi
    5,553

    Mặc định Những câu chuyện đạo

    Phật tu tịnh độ một nơi
    Chuyển cho tiên thánh độ chơi ta bà
    Thần đất thì độ tại nhà
    Thần hoàng bổn cảnh độ xa đền thần

    Thánh thì độ khắp muôn dân
    Đền Hoàng,tứ phủ góp phần độ cho
    Hoàng Mười,bà chúa,bà kho
    Xuất ra chánh pháp độ cho dân nghèo

    Tiên thì xuống thế cứu đau
    Bệnh hoạn,ốm yếu hiểm nghèo ra tay
    Thần rừng,thần núi tỏa mây
    Thần sông,thần nước độ đầy cho nhân

    Thần bùa,thần ngải,ân cần
    Lỗ ban cứu độ ,nít càng khóc hơn
    Bùa miên hóa độ như nhơn
    Đeo vô độ mạng mặt càng đen thui

    Ngải thì luyện độ đầu môi
    Nói ra yêu mến ôi thôi ngày nào
    Hết rồi ngải phản lại sao
    Kẻ đau người ốm,được giàu thời gian

    Cuối cùng ngải phản gian nan
    Cuối cùng đau ốm khóc than
    Trí tuệ chỉ thẳng hai đàng bạch minh
    Thầy luyện rồi cũng đau mình

    Vợ con đau nhức thực tình gớm ghê
    Mắc gì Trí tuệ đem phê
    Không hiểu người trách,kẻ chê khổ mình
    Vừa rồi, Tuệ trị thật tình
    chửa người đau đớn,ôm mình rên la

    Bùa ngải nên phải tránh xa
    Tu đi sẽ cứu người ta ôn hòa
    Các thầy căn có ông bà
    Sao không biết giữ tại nhà mà tu

    Ráng tu khổ luyện công phu
    Trời cha đất mẹ sẽ bù công lao
    Tâm thanh,khí tịnh lên nào
    Thiên tôn cứu vớt,con mau trở về

    Người ơi tiên cảnh là quê
    Cõi trần là chỗ thảm thê lụy mình
    Tuệ thương nên tỏ tận tình
    Để cho bá tánh bạch minh chánh tà
    PHẬT TU TỊNH ĐỘ ,TIÊN TU CỨU ĐỘ
    Last edited by tritue; 13-05-2011 at 08:01 AM.
    VÔ MÊ RA TỈNH
    MỚI TỊNH ĐƯỢC TÂM
    TRÍ TUỆ PHẬT MÔN
    http://thienynhiemmau.com.vn/forum/

  2. #2

    Mặc định

    Buà ngãi cũng có cái màu nhiệm của nó, có tài có tật, chữ tài với tai 1 vầm, nếu không thì nó đâu có tồn tại với tiếng tăm , uy tín đến giờ này, phải không

    Tu cũng cẩn thận nhé, đọc kinh đọc không đúng cách , đúng lúc cũng tai hại ghê gớm. Phật giáo còn có giám đốc, công ty, thiện tai hay là tại thiên đây ? Tại sao kinh điển nòi rằng thờ lửa hay nước đều không phải đạo ta nhưng bây giờ thì ... ?

    Nếu theo kinh điển, chính Bụt cũng còn nói moi vật nương nhau mà sinh khởi, không có nhất định 1 nguồn gốc thế cớ sao vẫn so sánh nơi trong,sạch hay thảm thê, dơ bẩn ? Theo kinh điển, tâm còn chấp ngã mà vẫn tịnh tuệ được sao ?
    ---> Suy nghĩ cua con người đầy dẫy sai lầm, sai lầm và vẫn lầm !
    Nguyện cầu thế gian nhiều dân chơi, bớt tưởng tượng, bớt vẽ vời

  3. #3

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi tritue Xem Bài Gởi

    Người ơi tiên cảnh là quê
    Cõi trần là chỗ thảm thê lụy mình

    Vẫn biết cảnh trần là bể khổ
    Tham tiền, vật chất nỡ hại nhau
    Giết người rồi vào chốn tù lao
    Người sống tốt, ách giữa đàng tự mang vào cổ

    Vẫn biết trần gian là biển khổ
    Đầy rẫy ác tâm, người tốt chết mòn
    Cái xấu thấm vào sanh mạng thưở còn non
    Giấy trắng thấm mực đen, còn chỗ nào để nói

    Thời chỉ thấy cái tâm là rỗng lặng
    Nhưng nỡ nào đem cái ác vào tâm
    Cuộc đời trôi qua như cái bóng, sáng rồi tàn
    Chết rồi, cái nghiệp còn theo đấy

    Vẫn biết trần gian là bể khổ
    Mà người trần nào biết gì đâu
    Sống vô tư với cái khổ trên đầu
    Cái chết tới rồi thì đã muộn.

  4. #4
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn Avatar của tritue
    Gia nhập
    Nov 2009
    Bài gởi
    5,553

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi nhailu7 Xem Bài Gởi
    Vẫn biết cảnh trần là bể khổ
    Tham tiền, vật chất nỡ hại nhau
    Giết người rồi vào chốn tù lao
    Người sống tốt, ách giữa đàng tự mang vào cổ

    Vẫn biết trần gian là biển khổ
    Đầy rẫy ác tâm, người tốt chết mòn
    Cái xấu thấm vào sanh mạng thưở còn non
    Giấy trắng thấm mực đen, còn chỗ nào để nói

    Thời chỉ thấy cái tâm là rỗng lặng
    Nhưng nỡ nào đem cái ác vào tâm
    Cuộc đời trôi qua như cái bóng, sáng rồi tàn
    Chết rồi, cái nghiệp còn theo đấy

    Vẫn biết trần gian là bể khổ
    Mà người trần nào biết gì đâu
    Sống vô tư với cái khổ trên đầu
    Cái chết tới rồi thì đã muộn.
    Là phật tử ,tử sanh vì đạo
    Đạo quý hơn châu báu ngọc ngà
    Đạo mầu của phật thích ca
    Là đường giải ta bà chúng sanh
    Thân đã hiểu đừng mang danh mang lợi
    Đem thân phàm dùng đúng chỗ nơi
    Hành hài như mọi người đời
    Nhưng trong tâm trí là người siêu nhân
    Tu hành phải giữ lấy thân
    Gần mực thì đen, gần đèn sáng sủa
    Tâm đã xầu rồi sao rửa được đây
    Vì trời ẩn uất vầng mây
    Không gian phẳng lặng tâm đây diệu kỳ
    Du hành ta phải cứ đi
    Vẫn biết là khổ ,nhưng thi phải hành

    VÔ MÊ RA TỈNH
    MỚI TỊNH ĐƯỢC TÂM
    TRÍ TUỆ PHẬT MÔN
    http://thienynhiemmau.com.vn/forum/

  5. #5

    Mặc định Mê tín và chánh tín (sưu tầm)

    "Sau thời gian tạo Thiên lập Địa, khởi thủy có con người sinh ra tại quả địa cầu này. Trong thời kỳ khởi nguyên của nhân loại, con người còn chất phác thuần lương, hồn hồn ngạc ngạc, tâm tính hòa đồng với thiên nhiên. Mọi biến chuyển, mọi hiện tượng của thiên nhiên trước con người chất phác không thể đoán biết vì ngoài sức tưởng tượng của họ. Bao nhiêu sự sợ sệt lo âu tự nhiên phát khởi trong lòng. Đó cũng là mầm tín ngưỡng đã phát sinh nơi nội tâm của con người. Từ đó và những thời gian kế tiếp, mỗi một trình độ, mỗi giống dân cũng như mỗi con người đều có mỗi tư tưởng và tín ngưỡng khác nhau tùy theo hoàn cảnh và ngộ nhận của họ. Do đó đã nảy sinh ra nhiều sắc thái sùng kính tôn trọng thờ phượng khác nhau. Song song với giai đoạn và kỷ nguyên đó, Thượng Đế đã cho các vị Giáo Chủ đến trần gian, chơn linh nhập vào thể xác của giống người thế gian, đem nguồn giáo lý chân chánh để hướng dẫn người đời biết cách đối xử và ăn ở với nhau cho thuận lẽ Đạo tức là hạp lòng Trời .

    Từ đó, mỗi một giai đoạn đều có mỗi một tôn giáo phát sinh để hướng dẫn người đời tùy theo trình độ tiến hóa của họ mà dẫn dắt họ lần lần trên đường đạo lý. Tuy nhiên, ánh sáng thái dương tuy rọi khắp cùng nhưng không thể soi vào chậu úp .

    Đạo giáo cũng trong định luật đó, vì vậy còn có những lớp nhân sanh không may mắn được thọ nhận chơn truyền, do đó nảy sanh tình trạng không đồng đều về sự tín ngưỡng.

    Từ cổ chí kim, trong lãnh vực tín ngưỡng của con người, có thể chia ra làm hai lãnh vực:

    1) Là tín ngưỡng trong phạm vi tôn giáo hay là đạo giáo.

    2) Là tín ngưỡng theo quan niệm trong phạm vi ma quỉ.

    Lãnh vực thứ nhứt, quan niệm về tôn giáo, người ta hiểu như vầy: trong thế giới thiêng liêng có ba giai tầng, đó là : Thượng giới: Tin; Trung giới: quỉ; Hạ giới: tà.

    Người đã đặt mình vào một tôn giáo luôn luôn có quan niệm chọn lọc tin tưởng và hướng về thượng giới trong đó có chư Phật Tiên Thánh là những vì Thiêng Liêng thay mặt Thượng-Đế dìu dẫn giáo dục nhân loại trên các phương diện về nhân sinh, nhân trí và nhân đức.

    Nhân sinh gồm có các ngành canh nông, ngư nghiệp, kinh tế, xã hội.

    Nhân trí gồm có các ngành văn hóa, giáo dục, kỹ thuật, mỹ thuật, văn nghệ, khoa học, kỹ hà học…

    Nhân đức gồm có công dân giáo dục, đạo lý, nói chung là tôn giáo hay là đạo đức.

    Tóm lại, quan niệm về Thượng giới tin có toàn là các Đấng trọn lành giúp Thượng-Đế để bảo tồn nhân loại theo tiêu chuẩn thuần lương, nhân nghĩa, từ bi, bác ái, vị tha. Do đó người tín hữu của mỗi tôn giáo có quan niệm chân chính là luôn luôn phải hướng về Thượng-Đế theo luật bảo tồn, đem quan niệm ấy lồng vào mọi nếp sinh hoạt thường nhật của mình cho hạp với ý Trời ấy là thuận lẽ Đạo.

    Nói rõ hơn, những người có quan niệm chân chính về đạo lý là hằng ngày luôn luôn khép mình trong nếp sống đạo lý, trong đó có đức hy sinh, khoan dung, bác ái, vị tha, từ bi, hỉ xả, thương người không được thì thôi chớ không được phép ghét người, giúp người không được thì thôi chớ không được phép hại người. Vì Tạo-Hóa là đức háo sanh, trái ngược với tiêu diệt. Ai muốn được Tạo-Hóa bảo tồn thương yêu phù trợ mình thì hãy cố gắng ăn ở xử thế và làm theo ý của Đấng Tạo Hóa. Mọi việc làm luôn luôn cân nhắc và xét nét xem coi việc ấy có tổn đức và trái đạo lý thì tránh, còn thuận đạo lý thì làm.

    Lãnh vực thứ hai là tín ngưỡng theo quan niệm về ma quỉ. Đây là nhắm vào lớp người tuy tin tưởng vào thế giới thiêng liêng nhưng đã tin ở hạ đẳng cấp thiêng liêng. Đó là lớp người không vào một tôn giáo nào, hoặc một thiểu số ở một tôn giáo nào đó, nhưng đã tín ngưỡng lệch lạc với chơn truyền của tôn giáo mình. Lớp người này vẫn tin tưởng rằng ngoài thế giới hữu hình tại trần gian đây như những điều mắt thấy tai nghe và rờ mó được lại còn có thế giới vô hình, tai không nghe, mắt không thấy, rờ mó không đụng. Đó là phần thiêng liêng như linh hồn con người, hoặc ma quỉ

    Thường thường mọi nếp sinh hoạt hằng ngày lớp người này hay tin tưởng trông cậy vào hạ đẳng cấp Thiêng Liêng như hồn người chết hoặc ma quỉ đến lớp Thần là cùng. Vì họ nghĩ rằng đẳng cấp thiêng liêng này dễ hòa đồng và gần gũi với người sống hơn, dễ mời thỉnh, dễ vái van, dễ cầu cứu hơn thượng đẳng cấp Thiêng Liêng. Do đó, mỗi khi có việc gì xảy đến cho mình mà trí phàm hoặc óc họ không thể xét đoán được, phải vái van cầu khẩn, triệu thỉnh đến sự hộ trì giúp đỡ ở phần thiêng liêng này, miễn là đáp ứng được nhu cầu ích kỷ cá nhân hoặc trong phạm vi gia đình của họ như mua bán, cầu quan, cầu tài, cầu lợi, thi cử hoặc bịnh hoạn … để đền đáp lại họ sắm lễ vật cúng tế.

    Có nhiều trường hợp, vì quá kính trọng tin tưởng ở sự hộ trì phải lo đền ơn đáp nghĩa, gọi là trả lễ hay trả nợ, họ có thể làm việc phạm vào đạo lý cho ra tiền của để cúng tế, như cho vay cắt cổ đối với người nghèo túng hay bịnh nhân cần tiền thang thuốc, hoặc tham nhũng hối lộ rù rút của công, có thể lũng đoạn nền kinh tế quốc gia, hoặc sát sinh hại vật v.v... Bất cứ một hành động nào miễn là có lợi để làm phương tiện cúng tế trả lễ.

    Thương ôi! lớp người này hoặc vì tự cao tự đại, cho rằng mình khôn ngoan khéo léo, chỉ một lời nói, một nháy mắt, một cuộc điện đàm là đã có tiền muôn bạc triệu hoặc biệt thự xe hơi, thì còn cần gì đến tôn giáo đạo đức mà phải trông cậy vào các đấng Phật Tiên Thánh dạy bảo mình. Tự ý nghĩ đó là những chướng ngại vật làm ngăn cách họ vào ngưỡng cửa tôn giáo. Hễ không vào cửa Đạo làm sao được tinh thần hướng thượng đẳng cấp thiêng liêng mà hiểu việc làm cho thuận lẽ đạo.

    Để kết luận cho hai lãnh vực tín ngưỡng này, Bần Đạo nêu lên hai danh từ là: Chánh tín và mê tín .

    Chánh tín là tin tưởng vào lãnh vực hướng thượng ở thượng đẳng cấp thiêng liêng. Còn mê tín là tin tưởng tín ngưỡng vào hạ đẳng cấp thiêng liêng .

    Một khi người ta sùng kính thờ phượng một vị thiêng liêng nào, cần phải hiểu rằng: Tại sao mình thờ phượng sùng kính vị đó. Rồi tìm hiểu câu trả lời sẽ rõ lòng mình nghĩ và làm có hạp đạo lý cùng chăng?

    Thí dụ: Thờ phụng sùng kính Đức Phật Thích Ca là đã hiểu hành động của Tất Đạt Đa khi còn là một thái tử đã phế ngai vàng điện ngọc ẩn thân nơi rừng già để tìm một phương pháp tự cứu mình và cứu nhân loại khỏi vòng tứ khổ. Vì cảm mến đức độ của một vị đạo đức chân tu mà thờ phượng sùng kính và dặn lòng hãy làm theo và đối xử với mọi người chung quanh mình như tánh tình đối xử của vị ấy khi còn tại thế.

    Còn như thờ Đức Jésus Christ là noi theo đức hy sinh bác ái của người. Thờ Đức Khổng Phu Tử là thán phục và cố gắng làm theo đường lối của người là cách vật trí tri, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ.

    Chớ đừng nên có quan niệm hẹp hòi ích kỷ mà hiểu rằng hễ càng đem nhiều lễ vật cúng tế thì được nhiều phước đức và sự phù trợ của Đấng ấy. Nghĩ vậy là sai Đạo lý.

    Thượng-Đế vì thương chúng sanh trong vòng tội lỗi u đồ nên mới khai Đạo là đem ánh sáng chân lý đến rọi đường dẫn lối cho họ ra chốn quang minh phúc đức. Vì trời đất không riêng với ai, mỗi một cử động, một tư tưởng đều có Thần minh soi xét tất cả, không phải vì đem cúng tế lễ vật mà ban phước, cũng không phải vì thất lễ mà gieo họa xuống cho người đời.

    Rất đổi ở tại thế gian hữu thể này mỗi một thế giới sinh vật đều có mỗi thức ăn và phương tiện sống khác nhau, huống hồ chi giữa thế giới hữu hình và thế giới vô hình càng khác xa về phương diện dưỡng sinh.

    Một khi trong gia đình nào có người qui liễu, thì lòng mến yêu kính nể có thể sắm lễ vật như hoa quả rượu trà tượng trưng cho tam bửu ngũ khí, chớ đừng sát sinh hại vật mà đem cúng người khuất mặt, ấy là việc làm sai đạo lý.

    Còn việc họa phúc đến cho mình cũng không phải là Trời Phật Tiên Thánh vô cớ mà đem đến, chính là phải tự mình làm lấy để mà hưởng. Một thí dụ đơn giản: Trời Phật Tiên Thánh là đấng cầm cân công bằng, tỷ như một chủ nhà băng. Còn con người làm lành làm ác ví như khách hàng đối với nhà băng. Hễ gởi tiền vào nhiều được lãnh ra nhiều, gởi ít thì lãnh ra ít. Nhược bằng vay nợ nhà băng thì phải bị trừ lương hoặc là trát tòa tố tụng.

    Việc hữu hình thế gian tuy không phải tuyệt đối như thế giới vô hình, nhưng cũng có nhiều điểm và nhiều trường hợp tương đồng. Bởi vậy nên câu chữ Nho có nói “dương gian âm phủ đồng nhứt lý”.

    Ai cũng thương mình, thương gia đình và thân nhân quyến thuộc mình. Hãy tự tu tự tỉnh và phải chọn việc chánh tín mà làm. Có chánh tín mới mong gần được thế giới Trời Phật Tiên Thánh, bằng ngược lại mê tín thì gần với thế giới quỉ ma cùng súc sanh, sớm muộn gì cũng đi vào lục đạo luân hồi, khó mong siêu sanh thượng giới .

    Ở đời cũng vậy: làm bạn với người đạo đức, trí thức văn học, sẽ giúp mình tiến triển về những mặt ấy; ngược lại, làm bạn với hạ đẳng chi nhơn như bạc bài hút xách du thủ du thực, điếm đàng trộm cắp thì sớm muộn gì đời mình cũng đi xuống hoặc mang họa không biết ngày nào."
    Last edited by tinhkhithan; 14-06-2011 at 12:59 PM.
    VÔ VI LÀ HỌC NƠI TẤT CẢ VÀ HÒA NƠI TẤT CẢ

  6. #6
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn Avatar của tritue
    Gia nhập
    Nov 2009
    Bài gởi
    5,553

    Mặc định

    Vô hình thế giới tỉnh mê
    Chánh tà giả thiệt khó bề cân phân
    Mấy ai nơi cõi hồng trần
    Hết mê tìm tỉnh canh tân cuộc đời
    Nam kha tỉnh giấc người ơi
    Tìm về thanh tịnh mới thời chánh nhân
    Đảo điên thế cuộc hồng trần
    Oan oan tương báo chỉ gần tà ma
    Bùa ngải đeo đẳng hằng hà
    Còn đâu thanh tịnh để mà tìm chân
    Đạo mở cứu vớt nguyên nhân
    Tà ma làm lộng cản chân tu hành
    Cuộc chiến gay gắt đua tranh
    Thắng mình thật khó,chiến tranh điêu tàn
    Người người sợ khó tham sang
    Chỉ lo cầu cúng mở mang tiền tài
    Nhiễm trược,tà bám dài dài
    Không tu muốn chứng,hỡi ai chứng gì
    Đồng thanh tương ứng nhìn đi
    Nhiễm trược ma chứng,tà thì đeo mang
    Chánh tà xin hãy luận bàn
    Tu hành cho đúng,mới an được lòng
    Thân tâm sạch,bệnh tật vong
    Chúc cho tất cả,học xong chánh tà
    Thanh thì tiên phật gần ta
    Trược tà đeo bám phải xa phật trời
    Gần đèn thì rạng ai ơi
    Chớ nên gần mực để thời tối đen
    VÔ MÊ RA TỈNH
    MỚI TỊNH ĐƯỢC TÂM
    TRÍ TUỆ PHẬT MÔN
    http://thienynhiemmau.com.vn/forum/

  7. #7

    Mặc định

    Chánh , tà là do tâm sanh !

  8. #8
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn Avatar của tritue
    Gia nhập
    Nov 2009
    Bài gởi
    5,553

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi TheDocter Xem Bài Gởi
    Chánh , tà là do tâm sanh !
    "chữ tâm sách giải chưa thông
    Nửa ngòai vật dục,nửa trong cơ trời
    Làm lành tâm đặng thảnh thơi
    Làm ác tâm lại bồi hồi ăn năn"
    Lương tâm luôn phải trở trăn
    Phàm tâm bất chấp ở ăn vì tiền
    Hiểu rồi một dạ tu hiền
    Thiện lương bồi đắp,hiếu hiền lời văn
    "Bởi chưng tâm vốn thiện căn
    Cơ trời máy tạo tâm hằng giao thông
    Giới tâm trước phải giới lòng
    Phát minh đạo đức mới hòng biết tu"
    Chánh tà không rõ mờ lu
    Thân phàm,cõi tạm ngục tù ngàn năm
    Giữ cho tâm sáng trăng rằm
    Lương tâm sáng tỏ,đường trần nhàn du
    "Để tâm xao lảng lờ lu,
    Thì tâm tạo ác diêm phù khó ra.
    Giới tâm trước phải giới ta,
    Đừng cho danh lợi hại mà bổn tâm."
    Ham danh tranh lợi lạc lầm
    Tạo ra oan nghiệp cõi trần thở than
    Phàm tâm gây nợ chẳng an
    Làm cho chìm đắm thế gian phù trầm
    ''Dục tình, ái ố, mưu thầm,
    Sa mê danh lợi, tham dâm lụy trần.
    Sợ Trời Đất, kỉnh Thánh Thần,
    Thương người mến vật lòng nhân mới tròn."
    Hiểu rồi một dạ sắt son
    Lương tâm cho vững chẳng còn phàm tâm
    Trời che đất chở ta tầm
    Thánh thần ghi chép lạc lầm mấy non
    "Từ bi tập tánh chìu lòn,
    Xử thế bác ái vật nhân thương đồng.
    Công bình càng nhắc nơi lòng,
    Mỗi điều cẩn thận tâm không chẳng mòn."
    Lương tâm giữ vững mãi còn
    Phàm tâm dứt bỏ ,nay con tâm thành
    Chánh tà nay đã hiểu rành
    Kỳ thi đã điểm ghi danh trả bài
    VÔ MÊ RA TỈNH
    MỚI TỊNH ĐƯỢC TÂM
    TRÍ TUỆ PHẬT MÔN
    http://thienynhiemmau.com.vn/forum/

  9. #9

    Mặc định Làm thế nào biết được đâu là chánh tín, đâu là mê tín?(sưu tầm)




    Chánh niệm thuộc Chánh tín, vọng niệm thuộc Mê tín.

    Những sự mê tín thường có tính cách vụ lợi cho cá nhân mình hay cho người đưa ra điều đó.

    Thí dụ như việc cầu nguyện: "Cầu nguyện với phật thánh tiên, và các Đấng thiêng liêng ban cho mình phước lành để mình thoát khỏi tai nạn hay để làm ăn phát đạt, mau thăng quan tiến chức." Cầu nguyện như vậy là vọng niệm, là mê tín, bởi vì Đức Chí Tôn hay các Đấng đều phải giữ luật Công bình thiêng liêng, để cho luật Nhơn Quả tự nó thể hiện, chớ không thể tự ý muốn ban phước hay gieo họa ngoài luật Nhơn Quả được. Mọi việc đều gắn liền với luật Nhơn Quả, không bao giờ sai chạy.

    Muốn là Chánh niệm hay Chánh tín thì chúng ta cầu nguyện: "Cầu nguyện Đức Chí Tôn và Đức Phật Mẫu ban ơn lành cho nhơn sanh sớm giác ngộ tu hành."

    Về việc cúng tế Thần linh, chúng ta nhớ câu trong sách Nho: "Thiên địa vô tư, Thần minh ám sát, bất vị tế hưởng nhi giáng phúc, bất vị thất lễ nhi giáng họa." Nghĩa là: Trời Đất không tư vị riêng ai, Thần linh sáng suốt ngấm ngầm xem xét, không vì hưởng sự cúng tế mà giáng ban cho phước lộc, không vì sự không cúng tế mà gieo cho tai họa.

    Sự may rủi, tốt xấu, họa phước, đến với mỗi người đều là do luật Nhơn Quả thị hiện, tức là có nguyên do rõ rệt là những việc làm đạo đức hay hung ác của mình trước đây hay trong kiếp trước, nay nó báo đáp lại và thể hiện ra.

    Luật Nhơn Quả không sai một mảy,
    Gieo giống nào, giống ấy nẩy lên.
    Trồng dưa thì hái dưa liền,
    Tạo điều thất đức báo đền họa tai.

    Trong dân chúng, thường thấy các việc mê tín như: Đồng bóng, xin xăm bói quẻ, vay tiền Thần Thánh để mua bán, đốt giấy tiền vàng bạc, bùa phép cầu duyên, cầu tài, v.v...

    Sự mê tín có muôn ngàn hình thức, biến hóa tùy theo thị hiếu của dân chúng. Trong mỗi người chúng ta hình như đều có sẵn một chút mê tín, vì mỗi người đều có dục vọng và lòng tham lam ích kỷ.

    Muốn dẹp bỏ sự mê tín, chúng ta cần phải học đạo để rõ thông đạo lý, đem cái sáng suốt của lương tri lương năng ra phán đoán, phân biệt Chánh tín và Mê tín, trừ bỏ mê tín, nuôi dưỡng và phát huy chánh tín.

    Các tín đồ theo Đạo phần lớn đều do Mê tín. Do đó, một khi quyền lợi bị sứt mẻ, hay tự ái bị va chạm thì liền bỏ Đạo.

    Theo Đạo do mê tín, bao gồm nhiều nguyên do:

    *

    Theo Đạo để được giúp đỡ về tài vật, ổn định đời sống.
    *

    Theo Đạo để dựa thế lực làm ăn mua bán.
    *

    Theo Đạo để có hậu thuẫn tôn giáo, mưu đồ làm chánh trị tạo địa vị ngoài đời.
    *

    Theo Đạo vì thấy Đạo có nghi thức tổ chức Tang lễ rất long trọng, người chết được tế lễ, tụng kinh, đi thuyền rồng, có người đạo công quả phục vụ, không tốn tiền như ngoài đời.
    *

    Theo Đạo để được cưới vợ hay được lấy chồng.
    *

    Theo Đạo vì thấy Chức sắc của Đạo hành pháp giải bịnh rất linh hiển, làm cho tà ma sợ hãi không dám khuấy phá.
    *

    v.v . . . . . . .

    Theo Đạo như thế là mê tín, kết luận như thế có phần khắt khe nhưng đúng nghĩa, bởi vì họ theo Đạo mà không hiểu hay chưa hiểu được giáo lý của Đạo, mục đích của Đạo là gì.

    Nhưng chúng ta nên nghĩ rằng, đó là bước đầu, là cái cơ duyên rất cần thiết để họ đến với Đạo, kết duyên lành với Đạo. Họ chưa có thời giờ hay chưa đủ bình tâm để xem xét suy nghĩ việc họ theo Đạo như thế là mê tín hay chánh tín.

    Các vị Chức sắc là những người hướng đạo, đã được giác ngộ, cần phải có đường hướng giáo hóa tín đồ một cách thiết thực sau khi tín đồ nhập môn cầu Đạo, để người tín đồ hiểu Đạo, chuyển dần từ mê tín sang chánh tín, thì như vậy mới trọn câu phổ độ. Đó là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Chức sắc. Bởi vì nếu không chuyển được tín đồ từ mê tín sang chánh tín, thì khi có một sự việc nào đó làm sụp đổ sự mê tín của họ thì họ sẽ bỏ Đạo. Thí dụ như trường hợp một người theo Đạo vì quá tôn sùng một vị Chức sắc vì vị Chức sắc nầy đã giải bịnh cứu được người thân của họ một cách rất huyền diệu, mà các thầy thuốc Đông y và Tây y đều chịu thua. Giả thiết sau nầy khi thấy vị Chức sắc ấy phạm vào trọng tội ghi trong Ngũ Giới Cấm thì Thần tượng của họ sụp đổ, họ bị mất đức tin, và họ có thể bỏ Đạo. Nếu họ hiểu Đạo và có chánh tín thì họ sẽ cho rằng: Nhơn hư chớ Đạo bất hư, theo Đạo là tin tưởng vào hai Đấng Chí Tôn và Phật Mẫu, là để tu hành, trước là tự giác, sau là giác tha, cầu mong sự giải thoát khỏi luân hồi, thì họ không bao giờ bỏ Đạo.

    Bao nhiêu năm qua rồi, trước mắt chúng ta, sờ sờ ra đó, bao nhiều người đã bỏ Đạo, và bao nhiều người mới nhập môn cầu Đạo, phần lớn đều vì mê tín cả.

    Chuyển sự mê tín thành chánh tín cho người tín đồ là một việc rất khó khăn, đòi hỏi Chức sắc là người hướng đạo của nhơn sanh phải có đủ đức, đủ tài, đủ bền chí và quyết tâm.

    Với đức tin mạnh mẽ nơi Đức Chí Tôn và Đức Phật Mẫu, chúng ta nghĩ rằng tuy việc làm rất khó khăn, nhưng không phải không làm được. Có khó khăn thì sự thành công mới vẻ vang và công quả mới vượt trội.
    VÔ VI LÀ HỌC NƠI TẤT CẢ VÀ HÒA NƠI TẤT CẢ

  10. #10

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi tinhkhithan Xem Bài Gởi



    Chánh niệm thuộc Chánh tín, vọng niệm thuộc Mê tín.

    Những sự mê tín thường có tính cách vụ lợi cho cá nhân mình hay cho người đưa ra điều đó.

    Thí dụ như việc cầu nguyện: "Cầu nguyện với phật thánh tiên, và các Đấng thiêng liêng ban cho mình phước lành để mình thoát khỏi tai nạn hay để làm ăn phát đạt, mau thăng quan tiến chức." Cầu nguyện như vậy là vọng niệm, là mê tín, bởi vì Đức Chí Tôn hay các Đấng đều phải giữ luật Công bình thiêng liêng, để cho luật Nhơn Quả tự nó thể hiện, chớ không thể tự ý muốn ban phước hay gieo họa ngoài luật Nhơn Quả được. Mọi việc đều gắn liền với luật Nhơn Quả, không bao giờ sai chạy.

    Muốn là Chánh niệm hay Chánh tín thì chúng ta cầu nguyện: "Cầu nguyện Đức Chí Tôn và Đức Phật Mẫu ban ơn lành cho nhơn sanh sớm giác ngộ tu hành."

    Về việc cúng tế Thần linh, chúng ta nhớ câu trong sách Nho: "Thiên địa vô tư, Thần minh ám sát, bất vị tế hưởng nhi giáng phúc, bất vị thất lễ nhi giáng họa." Nghĩa là: Trời Đất không tư vị riêng ai, Thần linh sáng suốt ngấm ngầm xem xét, không vì hưởng sự cúng tế mà giáng ban cho phước lộc, không vì sự không cúng tế mà gieo cho tai họa.

    Sự may rủi, tốt xấu, họa phước, đến với mỗi người đều là do luật Nhơn Quả thị hiện, tức là có nguyên do rõ rệt là những việc làm đạo đức hay hung ác của mình trước đây hay trong kiếp trước, nay nó báo đáp lại và thể hiện ra.

    Luật Nhơn Quả không sai một mảy,
    Gieo giống nào, giống ấy nẩy lên.
    Trồng dưa thì hái dưa liền,
    Tạo điều thất đức báo đền họa tai.

    Trong dân chúng, thường thấy các việc mê tín như: Đồng bóng, xin xăm bói quẻ, vay tiền Thần Thánh để mua bán, đốt giấy tiền vàng bạc, bùa phép cầu duyên, cầu tài, v.v...

    Sự mê tín có muôn ngàn hình thức, biến hóa tùy theo thị hiếu của dân chúng. Trong mỗi người chúng ta hình như đều có sẵn một chút mê tín, vì mỗi người đều có dục vọng và lòng tham lam ích kỷ.

    Muốn dẹp bỏ sự mê tín, chúng ta cần phải học đạo để rõ thông đạo lý, đem cái sáng suốt của lương tri lương năng ra phán đoán, phân biệt Chánh tín và Mê tín, trừ bỏ mê tín, nuôi dưỡng và phát huy chánh tín.

    Các tín đồ theo Đạo phần lớn đều do Mê tín. Do đó, một khi quyền lợi bị sứt mẻ, hay tự ái bị va chạm thì liền bỏ Đạo.

    Theo Đạo do mê tín, bao gồm nhiều nguyên do:

    *

    Theo Đạo để được giúp đỡ về tài vật, ổn định đời sống.
    *

    Theo Đạo để dựa thế lực làm ăn mua bán.
    *

    Theo Đạo để có hậu thuẫn tôn giáo, mưu đồ làm chánh trị tạo địa vị ngoài đời.
    *

    Theo Đạo vì thấy Đạo có nghi thức tổ chức Tang lễ rất long trọng, người chết được tế lễ, tụng kinh, đi thuyền rồng, có người đạo công quả phục vụ, không tốn tiền như ngoài đời.
    *

    Theo Đạo để được cưới vợ hay được lấy chồng.
    *

    Theo Đạo vì thấy Chức sắc của Đạo hành pháp giải bịnh rất linh hiển, làm cho tà ma sợ hãi không dám khuấy phá.
    *

    v.v . . . . . . .

    Theo Đạo như thế là mê tín, kết luận như thế có phần khắt khe nhưng đúng nghĩa, bởi vì họ theo Đạo mà không hiểu hay chưa hiểu được giáo lý của Đạo, mục đích của Đạo là gì.

    Nhưng chúng ta nên nghĩ rằng, đó là bước đầu, là cái cơ duyên rất cần thiết để họ đến với Đạo, kết duyên lành với Đạo. Họ chưa có thời giờ hay chưa đủ bình tâm để xem xét suy nghĩ việc họ theo Đạo như thế là mê tín hay chánh tín.

    Các vị Chức sắc là những người hướng đạo, đã được giác ngộ, cần phải có đường hướng giáo hóa tín đồ một cách thiết thực sau khi tín đồ nhập môn cầu Đạo, để người tín đồ hiểu Đạo, chuyển dần từ mê tín sang chánh tín, thì như vậy mới trọn câu phổ độ. Đó là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Chức sắc. Bởi vì nếu không chuyển được tín đồ từ mê tín sang chánh tín, thì khi có một sự việc nào đó làm sụp đổ sự mê tín của họ thì họ sẽ bỏ Đạo. Thí dụ như trường hợp một người theo Đạo vì quá tôn sùng một vị Chức sắc vì vị Chức sắc nầy đã giải bịnh cứu được người thân của họ một cách rất huyền diệu, mà các thầy thuốc Đông y và Tây y đều chịu thua. Giả thiết sau nầy khi thấy vị Chức sắc ấy phạm vào trọng tội ghi trong Ngũ Giới Cấm thì Thần tượng của họ sụp đổ, họ bị mất đức tin, và họ có thể bỏ Đạo. Nếu họ hiểu Đạo và có chánh tín thì họ sẽ cho rằng: Nhơn hư chớ Đạo bất hư, theo Đạo là tin tưởng vào hai Đấng Chí Tôn và Phật Mẫu, là để tu hành, trước là tự giác, sau là giác tha, cầu mong sự giải thoát khỏi luân hồi, thì họ không bao giờ bỏ Đạo.

    Bao nhiêu năm qua rồi, trước mắt chúng ta, sờ sờ ra đó, bao nhiều người đã bỏ Đạo, và bao nhiều người mới nhập môn cầu Đạo, phần lớn đều vì mê tín cả.

    Chuyển sự mê tín thành chánh tín cho người tín đồ là một việc rất khó khăn, đòi hỏi Chức sắc là người hướng đạo của nhơn sanh phải có đủ đức, đủ tài, đủ bền chí và quyết tâm.

    Với đức tin mạnh mẽ nơi Đức Chí Tôn và Đức Phật Mẫu, chúng ta nghĩ rằng tuy việc làm rất khó khăn, nhưng không phải không làm được. Có khó khăn thì sự thành công mới vẻ vang và công quả mới vượt trội.

    Viết nhiều .Nhưng vẫn chưa thông

  11. #11

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi daibichu Xem Bài Gởi
    Viết nhiều .Nhưng vẫn chưa thông
    Giác mê thật chẳng quá xa
    Chạy theo vật dục sa đà ra mê
    Tửu khí sắc dục cận kề
    Lương tâm chìm đắm bộn bề lo toan
    Chiều theo thể xác đa đoan
    Mê hồn làm chủ thở than ích gì
    Sưu tầm ra mấy câu thi
    Cùng tìm bờ giác mau đi cho tồn
    "Gióng chuông Thánh Ðức truy hồn,
    Ðạo hưng cứu thế bảo tồn vạn linh.
    Cuộc đời đáng thị đáng khinh,
    Ðáng chê đáng bỏ, chôn mình làm chi?
    Ðời đáng ghét, đời đáng khi,
    Ðáng xa cho rảnh, đáng ly cho rồi.
    Ðời người là vũng tanh hôi,
    Là ao nhơ bẩn, là mồi quỉ câu.
    Mắt phàm trông thấy sắc mầu,
    Dục lòng tham chạ, cắm đầu chết nguy.
    Trông ra nhơn loại thời suy,
    Toan bề đâm chém chẳng vì thương yêu.
    Làm cho cột ngã thành xiêu,
    Nhà hư nước loạn tiêu điều thế gian.
    Nhìn đời đổ lụy chứa chan,
    Xót thương cho nỗi mấy đoàn con ngu.
    Chịu trong khám tối mây mù,
    Sa chơn vào chỗ lao tù ngàn năm.
    Thầy nhìn phát động thương tâm,
    Ðến đây chỉ chỗ sai lầm của con.
    Gây thành tội chất bằng non,
    Trả cho tiêu hủy thì còn chi thân!
    Mê đời chung chịu khổ thân,
    Ðạo-tâm u-ám tinh-thần muội-mê."
    VÔ VI LÀ HỌC NƠI TẤT CẢ VÀ HÒA NƠI TẤT CẢ

  12. #12
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn Avatar của tritue
    Gia nhập
    Nov 2009
    Bài gởi
    5,553

    Mặc định Quân tử và tiểu nhân (st)

    Lấy gì đánh thức nhơn sanh,
    Ðời toan tìm dữ, bỏ lành thì thôi.
    Thấy càng thêm chán lắm ôi!
    Nhơn tình như thế đứng ngồi không an.
    Thói đời nhiều sự dị đoan,
    Làm mê hoặc chúng mơ màng viển vông.
    Họa chung khôn thể lường đong,
    Thấy vầy Thầy đổ lụy ròng vì con.
    Ðể cho tâm chí tiêu mòn,
    Tinh thần tiền tụy sắt son mấy người.
    Làm chi để tiếng trò cười,
    Thấy đời hổ thẹn thói đời hủ thay.
    Văn minh tấn bước đua tài,
    Mở mang trí óc hoát khai tinh thần.
    Làm sao cho rạng mười ân,
    Làm cho ích nước lợi dân thì làm!
    Ðỉnh chung lợi lộc đừng ham,
    Trau giồi trí hóa tánh phàm dứt đi.
    Xưa nay hễ vị thì vì,
    Tùy theo việc phải đừng tùy bất công.
    Chung nhau Nam, Bắc, Tây, Ðông,
    Kết giây đoàn thể đại đồng trị an.
    Làm cho Ðạo-đức mở mang,
    Làm cho cơ thể vững vàng bền lâu.
    Siêng cần dầu phải dãi dầu,
    Phấn tâm lập chí mới hầu nên thân.
    Người mà trì trệ tinh thần,
    Biếng làm Ðạo-đức, không cần nghĩa nhơn.
    Trong đời có đặng điều hơn,
    Là nhờ lập chí gội ơn phước lành.
    Nhược không lập chí tu hành,
    Già đời mãn kiếp không thành món chi.
    Nhơn gian bất hoặc là gì,
    Biết thân lập chí ắt thì thành công.
    Người tu lập chí sửa lòng,
    Nhược bằng biếng nhác thì không ích gì.
    Muốn trừ khử một món chi,
    Phải bền lập chí ắt thì việc xong.
    Những lời Thầy đã ước mong,
    Mong con lập chí thức-thông chơn-truyền.
    Noi gương của bực Thánh Hiền,
    Sửa mình đến cảnh Thần Tiên hưởng nhàn.
    Chán đời tìm chốn tịnh an,
    Học theo quân tử, lánh đàng tiểu nhơn.
    Khó khăn chí vẫn đâu sờn,
    Hữu duyên nghe lọt tiếng đờn vô-vi.
    Làm người cần phải nghĩ suy,
    Hai đường qua lại chọn đi đường nào.
    Khổ tâm bước thấp bước cao,
    Tầm sư học đạo công lao chớ phiền.
    Xưa kia NGHIÊU-ÐẾ cầu Hiền,
    Bao phen khó nhọc mà truyền kế ngôi.
    TẦM-DO đã suốt mồ hôi,
    HỨA-DO lòng vẫn chán rồi lợi danh.
    Thị đời là vũng hôi tanh,
    Nên chi lánh trược tầm thanh ẩn nhàn.
    Ngôi cao vương đế không màng,
    Quét tiêu bợn tục giàu sang há cầu.
    Nhưng còn SÀO-PHỦ cao sâu,
    Nghe qua sợ nhiểm lòng trâu nữa kề.
    Ðời đà bắt chán bắt chê,
    Ðáng khi đáng thị mết mê nỗi gì?
    Non cao khiển hứng phú thi,
    Xa nghe tiếng tục rầm rì bên tai.
    Nhẫn kiên HÀN-TÍN đại tài,
    Lòn trôn giữa chợ chẳng nài xấu xa.
    NHAN-HỒI tháng lại ngày qua,
    Ẩn thân nơi chốn rừng già luyện tu.
    Nghêu ngao trong cảnh Trời Thu,
    Ðai cơm bầu nước vân du ta bà.
    Tâm hồn thích hợp trung hòa,
    Mấy năm lậu hạng mới là trượng phu.
    An nhàn tâm trí thanh u,
    Chán đời giã dối hèn ngu bạo tàn!
    TỬ-NHA ngồi chốn thạch bàn,
    Thả câu sông Vị ẩn tàn Thiên-Cơ.
    Lúc nguy phải chịu dại khờ,
    Bao lần sôi nổi đợi chờ hội thi.
    Làm ăn chẳng đặng món gì,
    Thành ra hư hõng mãi đi bao lần.
    Có thân thiệt khổ cho thân,
    Sớm khuya buôn tảo bán tần đủ đâu.
    Ðói no vui với Ðạo mầu,
    Suốt đời thong thả mà cầu trường sanh.
    Bảy năm Dủ-Lý nhọc nhằn,
    Hà-Ðồ Bát-Quái dịch thành Lạc-Thơ.
    Cho đời rõ máy huyền cơ,
    Tiên-thiên chia sắp cõi bờ hậu-thiên.
    Ðời sau dễ kiếm chơn truyền,
    VĂN-VƯƠNG thọ ngục chẳng phiền trách ai.
    Trọn niềm trung hiếu chẳng phai,
    Mặc người bội nghĩa, mặc ai bạc tình.
    Lỗi mình, mình trước sửa mình,
    Lỗi người phú có Thần minh chứng lòng.
    Chi bằng nhẫn nhịn thì xong,
    Mặc ai thêu dệt cua còng thì thêu.
    Kìa như TỬ-LỘ thân nghèo,
    Trọn niềm hiếu Ðạo, vẹn điều thỉ chung.
    Ðáp đền hiếu thảo đến cùng,
    Dẫu cho nát thịt cũng trung trọn tình.
    LỘ là một bực thông minh,
    Ai mà chỉ lỗi sửa mình mừng vui.
    TRƯƠNG-LƯƠNG nếm Ðạo biết mùi,
    Níu nương cửa Phật an vui tinh thần.
    Công khanh tể tướng không cần,
    Biết lo lánh trước cái thân sau này!
    Học cho suốt lý đủ đầy,
    Thí như HẠNG-THÁC làm thầy TRỌNG-NI.
    Bạc riêng bạc, chì riêng chì,
    Vàng thau lẫn lộn rồi nguy lắm mà.
    Chánh riêng chánh, tà riêng tà,
    Người lành kẻ dữ khác xa hai đường.
    Hữu xạ thì tự-nhiên hương,
    Cần chi mà phải đem trương với đời!
    Bánh xe chuyển kiếp luân-hồi,
    Cứ quay mãi mãi cứ nhồi luôn luôn.
    Thói đời hãm chặt vào khuôn,
    Ðương còn cá chậu chim chuồng khổ lao.
    Kẻ chịu thấp, người ưa cao,
    Trèo lên trợt xuống lộn nhào leo lên.
    Miễn sao tâm chí vững bền,
    Ðài cao trăm trượng biết lên kiếm tìm.
    Sắt cục mài trở nên kim,
    Dày công mới đặng đừng hiềm khó khăn.
    Lỗi rồi mà biết ăn năn,
    Hóa Mê thành Giác mới rằng tài ba.
    Hai đường là Phật với Ma,
    Ðọa siêu chỉ tại chánh tà, do tâm!
    VÔ MÊ RA TỈNH
    MỚI TỊNH ĐƯỢC TÂM
    TRÍ TUỆ PHẬT MÔN
    http://thienynhiemmau.com.vn/forum/

  13. #13

    Mặc định

    TRƯỚC CHƯA TRỜI ĐẤT HOÁ PHÂN
    Hư-Vô một khí xây vần định Ngôi
    Biến sanh ra có Đất – Trời
    Còn đương hổn-độn loài Người chưa sanh.
    Âm-Dương luân chuyển Ngũ-hành
    Hoá sanh Tam-bữu, Nhựt, Tinh, Nguyệt đồng.
    Biến ra non núi biển sông
    Loài người đã có nơi lòng thanh-lương
    Chuyển luân máy Tạo, Âm Dương
    Bước qua Trung-cỗ, thế thường đổi xây
    Người sa mê chốn tội gây
    Thích-Nho-Đạo mở, dạy bày Tu-Tâm
    Người Tu, tĩnh việc sai lầm
    Hành y Tam-Ngũ từ lành thuần phong
    Ngày qua thấm thoát luồng giông
    Bước sang Nguơn Hạ người đồng đổi thay
    Người mê Tửu-Khí-Sắc-Tài
    Kim thời vật-chất gọi thời văn-minh
    Nhơn-luân sái phép công-bình
    Khiến nên luồng gió phong tình thổi to
    Người sa vào cảnh lửa lò
    Đời càng hổn-độn, quanh co đoạn trường
    Cuộc đời nhiều nỗi bi thương
    Nhơn sanh lạc nẽo, lầm đường quỉ ma
    Dị đoan, óng dậy kế tà
    Tam Kỳ rưới nước Ma-ha Cam-lồ
    Đánh chuông tĩnh giấc Điệp-Hồ
    Khãy đờn rủ bạn, kịp giờ Tu thân
    Đuốc Khai ngời sáng bước trần
    Theo đường Chánh Đại, lánh chân bụi hồng
    Đò Trời vớt khách mê sông
    Đưa qua bỉ ngạn, thẳng xông Thiên-đàng
    Khuyên trong khắp cả thế gian
    Thượng lưu, hạ trí vén màng trần ai
    Khuyến Tu nên vịnh một bài
    Khuyên Đời tĩnh mộng, gặp ngày Thuấn-Nghiêu
    LÝ-THÁI-BẠCH
    VÔ VI LÀ HỌC NƠI TẤT CẢ VÀ HÒA NƠI TẤT CẢ

  14. #14
    Nhị Đẳng Avatar của thanh_vip101
    Gia nhập
    Jun 2011
    Nơi cư ngụ
    Trong ta có ma.....trong ta cũng có phật....
    Bài gởi
    2,984

    Mặc định cách cúng Mẫu hàng tháng

    con làm bài này mà đã xin phép thầy Năm Hậu.Sau đây là nghi thức cúng Mẫu vào các ngày mậu mỗi tháng(ngày mậu chu kỳ là 10 ngày. Ví dụ:ngày mậu tháng này là ngày 11 thì ngày mậu tiếp theo là ngày 21 cùng tháng,cứ thế cộng lên qua các tháng sau)

    Lễ ngày mậu là để cúng Địa Mẫu:
    Vào ngày này gia đình nên lau dọn nhà cửa,người thì tắm rữa sạch sẽ,ăn mặc nghiêm trang.

    Bàn lễ bao gồm:
    5 cây nhang,6 ngọn đèn cầy sắp hàng dọc
    6 chung nước lọc
    6 chén 6 đũa
    thức ăn,trái cây,hoa hương(cái này chay mặn thì hỏi thầy)

    sau đó đọc sớ để dâng hương mời Mẫu.
    gia đình chúng con bao gồm:....Ngụ tai:.....
    hôm nay ngày:.......
    có làm mâm cơm cúng lễ Mẫu để trọn đạo hiếu thuận,xin dâng Mẫu cùng các vị thiên tử(Thiên Hoàng,Địa Hoàng,Nhân Hoàng,Phục Hy,Thần Nông,Hiên Viên)về chứng cho lòng thành và phù hộ độ trì cho chúng con: (cái này là nguyện vọng của người cúng)


    Trích dẫn Nguyên văn bởi tritue Xem Bài Gởi

    Mộy tháng có ba ngày mậu kỵ hãy thành tâm bền chí cúng dường ,dâng đèn
    Dâng thủy hoa hương, nghĩa sáu chung nước lọc ,năm cây nhang sáu ngọn đèn
    cầy sắp một hàng dọc và hoa quả tùy lòng con tưởng nhớ,,
    Trời đất sinh ra sáu vị thiên tử thi tài huyền quang
    Vua Thiêng hoàng là con trưởng
    Địa hoàng mẹ thưởng thứ hai
    Nhơn hoàng tam đệ thiên tài
    Còn ba vị nữa phân rày sau đây
    Vua Phục Hy ngài hay biến hóa
    Bát quái phân phác họa hiển linh
    Chỉ rành tám hướng thinh thinh
    Âm dương vũ trụ quang minh phân bày
    Vua Thần Nông phi tài ngũ cốc
    Sắc lịnh gieo châu ngọc khắp nơi
    Đó là hạt giống của trời
    Sanh ra lúa gạo giúp đời an khang
    Vua Hiển Viên tạo ban y phục
    Đem ấm no hạnh phúc vạn dân
    Lưu truyền cơm áo cho trần
    Để cho trần thế tâm thân thanh nhàn
    Vũ trụ do Mẫu Hoàng xuất phát
    Mẫu tạo ra bồ tát thần tiên
    TRỜI LÀ CHA, ĐẤT LÀ MẸ,MẪU ĐỨNG TRÊN QUẢ ĐỊA CẦU KHÔNG AI LỚN HƠN ĐƯỢC ,PHẬT, BỒ TÁT,THÁNH TIÊN TẤT CẢ LÀ CON MẪU
    Con về gặp thầy, thầy truyền pháp lại, con về tụng niệm nhé

    Minh quân xuất thế trần ai
    Sáu vị thiện tử phi tài huyền quang

    Last edited by thanh_vip101; 10-08-2011 at 10:48 PM.
    Ngã vô nhĩ trá
    Nhĩ vô ngã ngu
    (Bạn kô lừa tôi
    Tôi kô gạt bạn)

  15. #15

    Mặc định

    Tôi vừa thấy mấy vị đó trình tôi.

  16. #16

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Minh Co Xem Bài Gởi
    Tôi vừa thấy mấy vị đó trình tôi.
    Đúng là cóc thối lên ngôi
    Nửa điên ,nửa tỉnh hỡi ôi khùng khùng
    Tam bảo Trời phật thờ chung
    Tam tòa đang ngự ,để tùng luật thiên
    Khùng điên,hoang tưởng,võ biền
    Hỗn hào,khoác lác đảo điên nực cười
    Không nói thì càng trêu ngươi
    Nói ra không biết có người hiểu không
    Dỗi hơi nói kẻ cuồng ngông
    Lá khoai nước đổ,phí công phí lời
    Muốn nhanh nhờ tới Bin thôi
    Mời ông bạn quí hỡi ôi cõi nào
    Vào đây ăn nói tào lao
    Hỗn hào khoác lác ,tự cao,tự khùng
    Sao đây lại nói lung tung
    Thấy trời miệng chén,hành hung con trời
    Đi ra chỗ khác mà chơi
    Đừng gây khẩu nghiệp,biết đời nào khôn
    VÔ VI LÀ HỌC NƠI TẤT CẢ VÀ HÒA NƠI TẤT CẢ

  17. #17

    Mặc định

    PHẬT, BỒ TÁT,THÁNH TIÊN TẤT CẢ LÀ CON MẪU sao thế nhỉ ?
    Phật mới là người giác ngộ cao nhất thế.

  18. #18
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn Avatar của tritue
    Gia nhập
    Nov 2009
    Bài gởi
    5,553

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi anhkhoi123 Xem Bài Gởi
    PHẬT, BỒ TÁT,THÁNH TIÊN TẤT CẢ LÀ CON MẪU sao thế nhỉ ?
    Phật mới là người giác ngộ cao nhất thế.
    Phật có hằng hà sa số phật. Vậy phật là đẳng linh hồn cao nhất trong quá trình tiến hóa của chúng sanh. Đạt được quả vị phật mới hiểu được qui luật của trời đất .Đấng đã sinh ra,tạo nên qui luật để cho chúng sanh học hỏi tiến hóa...thử tham khảo một bài về Phật mẫu hay Diêu trì Kim Mẫu hay Diêu trì địa Mẫu nhé :

    Ðức Phật Mẫu là ai ?


    Theo Vũ trụ quan của Ðạo Cao Ðài, khi chưa có Trời Ðất, còn trong thời kỳ Hỗn Mang hay Hồng Mông, trong vũ trụ chỉ có một chất khí đương hỗn độn, mờ mờ mịt mịt, lặng lẽ vô vi, thanh trược hỗn hợp, nhưng vô cùng huyền diệu, gọi là Khí Hư Vô (còn gọi là Hư Vô chi Khí hay Tiên Thiên Hư Vô chi Khí) .
    Khí Hư Vô ấy lần lần ngưng kết rồi nổ ra một tiếng thật lớn, sanh ra một khối Ịại Linh Quang, cũng gọi là Thái Cực, trọn lành trọn tốt, toàn tri toàn năng, thiên biến vạn hóa, vô tận vô cùng, quyền hành thống cả Càn khôn Vũ trụ.
    Vũ trụ từ đây bắt đầu có một ngôi Thái Cực, duy nhứt, và Ðấng Thống quản ấy được gọi là Ngọc Hoàng Thượng Ðế mà chúng ta thường gọi là Ðức Chí Tôn.
    Ðức Chí Tôn phân Thái Cực ra Lưỡng Nghi : Dương Quang và Âm Quang. Ðức Chí Tôn chưởng quản Khí Dương Quang, còn Khí Âm Quang chưa có ai chưởng quản, vì Càn khôn Vũ trụ lúc bấy giờ chỉ có một mình Ịức Chí Tôn mà thôi. Ịức Chí Tôn mới hóa thân ra Ðức Phật Mẫu để chưởng quản Khí Âm Quang.
    Vậy, nguồn gốc của Ðức Phật Mẫu là một hóa thân đầu tiên của Ịức Chí Tôn để làm chủ Khí Âm Quang, cầm phân nửa quyền lực của Ðức Chí Tôn và luôn luôn tùng theo mạng lịnh của Ðức Chí Tôn. (Khi Ịức Chí Tôn tạo dựng ra Càn khôn Vũ trụ tới đâu thì Ịức Chí Tôn tiếp tục hóa thân ra các Ðấng khác để chưởng quản tới đó) .
    Vũ trụ tới đây đã có 2 khối chất khí vĩ đại là Dương Quang và Âm Quang, và có 2 Ðấng đầu tiên cầm quyền Càn khôn Vũ trụ là Ðức Chí Tôn và Ðức Phật Mẫu.
    Sau đó, Ðức Phật Mẫu vâng lịnh Ðức Chí Tôn, thâu lằn sanh quang của ngôi Thái Cực, rồi đem Âm Quang phối hợp với Dương Quang để tạo hóa ra các từng Trời, các quả Tinh cầu và các Ðịa cầu, tạo thành Càn khôn Vũ trụ.
    Tiếp theo, Ðức Phật Mẫu tạo hóa ra Vạn linh nơi cõi Thiêng liêng Vô hình. ( Vạn linh gồm đủ Bát hồn : Kim thạch hồn, Thảo mộc hồn, Thú cầm hồn, Nhơn hồn, Thần hồn, Thánh hồn, Tiên hồn, Phật hồn ) .
    Rồi Ðức Phật Mẫu lại cho Vạn linh đầu kiếp xuống các Ðịa cầu tạo thành Vạn vật, tức là Chúng sanh. ( Chúng sanh gồm : Kim thạch, Thảo mộc, Thú cầm, Nhơn loại ) .
    Phật Mẫu Chơn Kinh :

    Bát hồn vận chuyển hóa thành chúng sanh.(vật chất hồn,thảo mộc hồn,thú cầm hồn,nhân hồn,thần hồn,thánh hồn,tiên hồn và phật hồn)
    — Mỗi một người nơi cõi thiêng liêng đều có 2 thể :
    — Một Chơn linh, tức là Linh hồn, do Ðức Chí Tôn ban cho. Chơn linh nầy chỉ là một điểm Linh quang do Ðức Chí Tôn chiết ra từ khối Ðại Linh quang của Ngài, ban cho mỗi người để con người có được Tánh linh, có được sự sống và biết gìn giữ sự sống ấy.
    — Một Chơn thần, tức là một Xác thân thiêng liêng hay Hình hài thiêng liêng, do Ðức Phật Mẫu tạo ra và ban cho để làm hình thể vô vi, bao bọc Chơn linh.
    Do đó, con người nơi cõi thiêng liêng gọi Ðức Chí Tôn là Ðại Từ Phụ, gọi Ðức Phật Mẫu là Ịại Từ Mẫu. Ấy là 2 Ðấng CHA MẸ chung thiêng liêng vĩ đại nơi cõi Hư linh.
    Khi con người ấy đầu kiếp xuống cõi phàm trần thì Chơn linh và Chơn thần của người ấy liền nhập vào thai nhi ngay lúc được sanh ra từ trong bụng bà mẹ phàm trần. Vậy :
    — Một con người nơi cõi phàm trần có 3 thể :
    — Chơn linh (đã giải ở trên) do Ðức Chí Tôn ban cho .
    — Chơn thần (đã giải ở trên) do Ðức Phật Mẫu tạo ra .
    — Xác thân phàm trần do cha mẹ phàm trần tạo ra .
    Như thế, một con người nơi cõi phàm trần có, ngoài 2 Ðấng CHA MẸ chung thiêng liêng, còn có thêm 2 vị cha mẹ phàm trần nữa.
    Tóm lại, toàn cả chúng sanh trong Càn khôn Vũ trụ hay toàn cả Vạn linh, đều là con cái của Ðức Chí Tôn và Ịức Phật Mẫu, dầu cho đó là những vị Phật cao siêu như Ðức Phật Thích Ca, Ðức Di-Lạc Vương Phật, Ðức Lão Tử, Ðức Khổng Tử, Ðức Chúa Jésus, vv ... cũng đều là con cái của Ịức Chí Tôn và Ịức Phật Mẫu.
    Hiện nay, Ịức Phật Mẫu ngự tại Cung Diêu Trì, ở từng Trời Tạo Hóa Thiên, là từng Trời thứ 9 trong Cửu Trùng Thiên.
    Theo Di-Lạc Chơn Kinh, Ịức Phật Mẫu cùng các vị Phật : Quảng Sanh Phật, Dưỡng Dục Phật, Chưởng Hậu Phật, Thủ Luân Phật, cùng với Cửu vị Nữ Phật, và hằng hà sa số chư Phật khác, thường đi đến các cõi trần để dưỡng dục chúng sanh qui nguyên Phật vị.
    Ðức Phật Mẫu được nhơn loại tôn xưng bằng nhiều danh từ khác nhau, tùy theo tín ngưỡng tôn giáo, dân tộc và địa phương, kể ra như sau đây :

    — Phật Mẫu, vì là MẸ thiêng liêng của toàn cả Vạn linh và Chúng sanh.
    — Diêu Trì Kim Mẫu, vì Ðức Phật Mẫu ngự tại Diêu Trì Cung.
    — Kim Bàn Phật Mẫu, vì Ðức Phật Mẫu chưởng quản Kim Bàn nơi Diêu Trì Cung.
    — Cửu Thiên Huyền Nữ, vì Ðức Phật Mẫu rất huyền diệu, ngự tại từng Trời Tạo Hóa Thiên là từng thứ 9 trong Cửu Trùng Thiên .
    — Ðức MẸ thiêng liêng .
    — Ðại Từ Mẫu ,
    — Thiên Hậu ,
    — Ðịa Mẫu ,
    — MẸ sanh .
    Ðạo Cao Ðài tôn thờ Ịức Phật Mẫu là tôn thờ NGÔI ÂM, tức là Ngôi Thứ Nhì, còn NGÔI DƯƠNG là Ðức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Ðế, tức Ngôi Thứ Nhứt.
    Ðây là một Triết lý hết sức mới mẻ và đúng đắn mà từ trước tới nay các tôn giáo chưa từng có . Họ chỉ biết thờ Ngôi Dương mà thôi.
    Việc thờ phượng Ðức Phật Mẫu hiện nay của Ðạo Cao Ðài còn tạm đặt tại Báo Ân Từ trong Nội Ô Tòa Thánh Tây Ninh, vì Ðiện Thờ Phật Mẫu Trung Ương chưa được xây dựng. Chừng nào Hội Thánh xây dựng được Ðiện Thờ Phật Mẫu Trung Ương thì sẽ chánh thức thờ Ðức Phật Mẫu tại đó và trả lại Báo Ân Từ dùng làm Ịền thờ các bậc Vĩ nhân có đại công với nhơn loại và các bậc Tiền bối có đại công với Ðạo, để hậu sanh tỏ lòng biết ơn theo đúng chức năng của nó như tên gọi Báo Ân Từ ( nhà thờ báo ơn ) .


    Last edited by tritue; 11-08-2011 at 06:03 PM.
    VÔ MÊ RA TỈNH
    MỚI TỊNH ĐƯỢC TÂM
    TRÍ TUỆ PHẬT MÔN
    http://thienynhiemmau.com.vn/forum/

  19. #19

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi tritue Xem Bài Gởi


    Phật có hằng hà sa số phật. Vậy phật là đẳng linh hồn cao nhất trong quá trình tiến hóa của chúng sanh. Đạt được quả vị phật mới hiểu được qui luật của trời đất .Đấng đã sinh ra,tạo nên qui luật để cho chúng sanh học hỏi tiến hóa...thử tham khảo một bài về Phật mẫu hay Diêu trì Kim Mẫu hay Diêu trì địa Mẫu nhé :

    Ðức Phật Mẫu là ai ?


    Theo Vũ trụ quan của Ðạo Cao Ðài, khi chưa có Trời Ðất, còn trong thời kỳ Hỗn Mang hay Hồng Mông, trong vũ trụ chỉ có một chất khí đương hỗn độn, mờ mờ mịt mịt, lặng lẽ vô vi, thanh trược hỗn hợp, nhưng vô cùng huyền diệu, gọi là Khí Hư Vô (còn gọi là Hư Vô chi Khí hay Tiên Thiên Hư Vô chi Khí) .
    Khí Hư Vô ấy lần lần ngưng kết rồi nổ ra một tiếng thật lớn, sanh ra một khối Ịại Linh Quang, cũng gọi là Thái Cực, trọn lành trọn tốt, toàn tri toàn năng, thiên biến vạn hóa, vô tận vô cùng, quyền hành thống cả Càn khôn Vũ trụ.
    Vũ trụ từ đây bắt đầu có một ngôi Thái Cực, duy nhứt, và Ðấng Thống quản ấy được gọi là Ngọc Hoàng Thượng Ðế mà chúng ta thường gọi là Ðức Chí Tôn.
    Ðức Chí Tôn phân Thái Cực ra Lưỡng Nghi : Dương Quang và Âm Quang. Ðức Chí Tôn chưởng quản Khí Dương Quang, còn Khí Âm Quang chưa có ai chưởng quản, vì Càn khôn Vũ trụ lúc bấy giờ chỉ có một mình Ịức Chí Tôn mà thôi. Ịức Chí Tôn mới hóa thân ra Ðức Phật Mẫu để chưởng quản Khí Âm Quang.
    Vậy, nguồn gốc của Ðức Phật Mẫu là một hóa thân đầu tiên của Ịức Chí Tôn để làm chủ Khí Âm Quang, cầm phân nửa quyền lực của Ðức Chí Tôn và luôn luôn tùng theo mạng lịnh của Ðức Chí Tôn. (Khi Ịức Chí Tôn tạo dựng ra Càn khôn Vũ trụ tới đâu thì Ịức Chí Tôn tiếp tục hóa thân ra các Ðấng khác để chưởng quản tới đó) .
    Vũ trụ tới đây đã có 2 khối chất khí vĩ đại là Dương Quang và Âm Quang, và có 2 Ðấng đầu tiên cầm quyền Càn khôn Vũ trụ là Ðức Chí Tôn và Ðức Phật Mẫu.
    Sau đó, Ðức Phật Mẫu vâng lịnh Ðức Chí Tôn, thâu lằn sanh quang của ngôi Thái Cực, rồi đem Âm Quang phối hợp với Dương Quang để tạo hóa ra các từng Trời, các quả Tinh cầu và các Ðịa cầu, tạo thành Càn khôn Vũ trụ.
    Tiếp theo, Ðức Phật Mẫu tạo hóa ra Vạn linh nơi cõi Thiêng liêng Vô hình. ( Vạn linh gồm đủ Bát hồn : Kim thạch hồn, Thảo mộc hồn, Thú cầm hồn, Nhơn hồn, Thần hồn, Thánh hồn, Tiên hồn, Phật hồn ) .
    Rồi Ðức Phật Mẫu lại cho Vạn linh đầu kiếp xuống các Ðịa cầu tạo thành Vạn vật, tức là Chúng sanh. ( Chúng sanh gồm : Kim thạch, Thảo mộc, Thú cầm, Nhơn loại ) .
    Phật Mẫu Chơn Kinh :

    Bát hồn vận chuyển hóa thành chúng sanh.(vật chất hồn,thảo mộc hồn,thú cầm hồn,nhân hồn,thần hồn,thánh hồn,tiên hồn và phật hồn)
    — Mỗi một người nơi cõi thiêng liêng đều có 2 thể :
    — Một Chơn linh, tức là Linh hồn, do Ðức Chí Tôn ban cho. Chơn linh nầy chỉ là một điểm Linh quang do Ðức Chí Tôn chiết ra từ khối Ðại Linh quang của Ngài, ban cho mỗi người để con người có được Tánh linh, có được sự sống và biết gìn giữ sự sống ấy.
    — Một Chơn thần, tức là một Xác thân thiêng liêng hay Hình hài thiêng liêng, do Ðức Phật Mẫu tạo ra và ban cho để làm hình thể vô vi, bao bọc Chơn linh.
    Do đó, con người nơi cõi thiêng liêng gọi Ðức Chí Tôn là Ðại Từ Phụ, gọi Ðức Phật Mẫu là Ịại Từ Mẫu. Ấy là 2 Ðấng CHA MẸ chung thiêng liêng vĩ đại nơi cõi Hư linh.
    Khi con người ấy đầu kiếp xuống cõi phàm trần thì Chơn linh và Chơn thần của người ấy liền nhập vào thai nhi ngay lúc được sanh ra từ trong bụng bà mẹ phàm trần. Vậy :
    — Một con người nơi cõi phàm trần có 3 thể :
    — Chơn linh (đã giải ở trên) do Ðức Chí Tôn ban cho .
    — Chơn thần (đã giải ở trên) do Ðức Phật Mẫu tạo ra .
    — Xác thân phàm trần do cha mẹ phàm trần tạo ra .
    Như thế, một con người nơi cõi phàm trần có, ngoài 2 Ðấng CHA MẸ chung thiêng liêng, còn có thêm 2 vị cha mẹ phàm trần nữa.
    Tóm lại, toàn cả chúng sanh trong Càn khôn Vũ trụ hay toàn cả Vạn linh, đều là con cái của Ðức Chí Tôn và Ịức Phật Mẫu, dầu cho đó là những vị Phật cao siêu như Ðức Phật Thích Ca, Ðức Di-Lạc Vương Phật, Ðức Lão Tử, Ðức Khổng Tử, Ðức Chúa Jésus, vv ... cũng đều là con cái của Ịức Chí Tôn và Ịức Phật Mẫu.
    Hiện nay, Ịức Phật Mẫu ngự tại Cung Diêu Trì, ở từng Trời Tạo Hóa Thiên, là từng Trời thứ 9 trong Cửu Trùng Thiên.
    Theo Di-Lạc Chơn Kinh, Ịức Phật Mẫu cùng các vị Phật : Quảng Sanh Phật, Dưỡng Dục Phật, Chưởng Hậu Phật, Thủ Luân Phật, cùng với Cửu vị Nữ Phật, và hằng hà sa số chư Phật khác, thường đi đến các cõi trần để dưỡng dục chúng sanh qui nguyên Phật vị.
    Ðức Phật Mẫu được nhơn loại tôn xưng bằng nhiều danh từ khác nhau, tùy theo tín ngưỡng tôn giáo, dân tộc và địa phương, kể ra như sau đây :

    — Phật Mẫu, vì là MẸ thiêng liêng của toàn cả Vạn linh và Chúng sanh.
    — Diêu Trì Kim Mẫu, vì Ðức Phật Mẫu ngự tại Diêu Trì Cung.
    — Kim Bàn Phật Mẫu, vì Ðức Phật Mẫu chưởng quản Kim Bàn nơi Diêu Trì Cung.
    — Cửu Thiên Huyền Nữ, vì Ðức Phật Mẫu rất huyền diệu, ngự tại từng Trời Tạo Hóa Thiên là từng thứ 9 trong Cửu Trùng Thiên .
    — Ðức MẸ thiêng liêng .
    — Ðại Từ Mẫu ,
    — Thiên Hậu ,
    — Ðịa Mẫu ,
    — MẸ sanh .
    Ðạo Cao Ðài tôn thờ Ịức Phật Mẫu là tôn thờ NGÔI ÂM, tức là Ngôi Thứ Nhì, còn NGÔI DƯƠNG là Ðức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Ðế, tức Ngôi Thứ Nhứt.
    Ðây là một Triết lý hết sức mới mẻ và đúng đắn mà từ trước tới nay các tôn giáo chưa từng có . Họ chỉ biết thờ Ngôi Dương mà thôi.
    Việc thờ phượng Ðức Phật Mẫu hiện nay của Ðạo Cao Ðài còn tạm đặt tại Báo Ân Từ trong Nội Ô Tòa Thánh Tây Ninh, vì Ðiện Thờ Phật Mẫu Trung Ương chưa được xây dựng. Chừng nào Hội Thánh xây dựng được Ðiện Thờ Phật Mẫu Trung Ương thì sẽ chánh thức thờ Ðức Phật Mẫu tại đó và trả lại Báo Ân Từ dùng làm Ịền thờ các bậc Vĩ nhân có đại công với nhơn loại và các bậc Tiền bối có đại công với Ðạo, để hậu sanh tỏ lòng biết ơn theo đúng chức năng của nó như tên gọi Báo Ân Từ ( nhà thờ báo ơn ) .


    Kính lạy Thầy Năm Hậu
    con xin cám ơn Thầy, lời thầy dạy quả khác vơi kinh điển con hay xem, con đang cảm nhận với tất cả lòng thành kinh dâng lên Thầy

    Nam mô A Di Đà Phật

  20. #20
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn Avatar của tritue
    Gia nhập
    Nov 2009
    Bài gởi
    5,553

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi giayen Xem Bài Gởi
    Kính lạy Thầy Năm Hậu
    con xin cám ơn Thầy, lời thầy dạy quả khác vơi kinh điển con hay xem, con đang cảm nhận với tất cả lòng thành kinh dâng lên Thầy

    Nam mô A Di Đà Phật
    Con ơi nay đã kỳ ba
    Đi vào tổng kết cũng là dự thi
    Tam giáo đi tới đồng qui
    Về chung một mối tam kỳ khai thông
    Đạo chung chỉ một không không
    Tam giáo qui nhất hòa đồng Long hoa
    Tam tòa sẽ lựa chọn ra
    Tâm dân minh đức để mà thượng ngươn
    Để mà tiến hóa tuần hườn
    Thần thánh tiên phật về luôn niết bàn
    Vào thi mà vẫn lạc đàn
    Đạo này,đạo nọ bất an lạc đề
    Con ơi ra khỏi chốn mê
    Chốn tiên cảnh phật là quê hương mình
    Cõi trần,quán tục nương mình
    Học hành cho chín, nhục vinh không màng...

    VÔ MÊ RA TỈNH
    MỚI TỊNH ĐƯỢC TÂM
    TRÍ TUỆ PHẬT MÔN
    http://thienynhiemmau.com.vn/forum/

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Trả lời: 22
    Bài mới gởi: 01-06-2012, 11:51 AM
  2. Thiền học
    By The_Sun in forum Thiền Tông
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 03-09-2011, 08:52 AM
  3. Tông phái Đạo giáo Trung Quốc
    By The_Sun in forum Đạo Giáo ( Lão giáo, Khổng giáo, Nho giáo )
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 02-09-2011, 09:34 PM
  4. Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 20-05-2011, 07:37 AM
  5. Câu chuyện về những “kiếp trước”
    By kiukiu in forum Tâm linh – Tín ngưỡng – Siêu hình học – Ngoại cảm
    Trả lời: 4
    Bài mới gởi: 03-05-2011, 11:28 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •