kết quả từ 1 tới 17 trên 17

Ðề tài: nhận định Tây Du Ký của Hoà thượng Hư Vân

  1. #1

    Mặc định nhận định Tây Du Ký của Hoà thượng Hư Vân

    saigon42
    Hạ Sư



    Ngày tham gia: 28 8 2006
    Số bài: 915
    Đến từ: USA
    Gửi: Thứ bảy 30/09/2006 11:32 AM Tiêu đề: nhận định Tây Du Ký của Hoà thượng Hư Vân

    --------------------------------------------------------------------------------

    Sau khi xem Tây Du Ký qua phim và đọc nguyên bản của tác giả Ngô Thừa Ân ban biên tập chúng tôi nhận thấy nội dung phim có phần không phản ánh đúng giáo lý của nhà Phật, nếu không muốn nói là tác gỉa và đạo diễn bộ phim đã xuyên tạc và bôi bác Phật giáo. Tuy nhiên, nhận định của chúng tôi có thể còn khiếm khuyết. Vì thế chúng tôi mời đạo hữu và quý độc giả xem hai nhận định về Tây Du Ký của Đại lão Hoà thượng Hư Vân, một vị cao tăng cận đại của Phật giáo Trung Hoa và của Đại Đức Tiến Sĩ Thích Nhật Từ, một giảng sư Đại học Phật giáo Việt Nam

    Đại lão Hoà thượng Hư Vân đã nhận định như sau:

    “Trong đời Đường, pháp sư Huyền Trang có viết quyển Tây Du Ký. Nội dung của quyển này vốn là những lời chân thật. Song, truyện Tây Du Ký được lưu truyền trên thế gian hoàn toàn là những lời ma qủy. Hòa thượng Bạch Vân ở chùa Bạch Vân giảng kinh Đạo Đức, khiến rất nhiều đạo sĩ xuất gia làm tăng sĩ. Do đó, các đạo sĩ tại Trường Xuân Quán không vừa lòng, nên nói dối là theo lệnh quán quân, sửa Trường Xuân Quán thành Chùa Trường Xuân, và chùa Bạch Vân thành Bạch Vân Quán. Các đạo sĩ tự viết ra quyển tiểu thuyết Tây Du Ký để phỉ báng Phật giáo. Xem xét kỹ càng quyển tiểu thuyết Tây Du Ký này thì sẽ thấy chân tướng của họ. Sự lợi hại nhất là họ chẳng hề ghi lại việc pháp sư Huyền Trang mang kinh vượt qua các bãi sa mạc mà trở về bổn quốc. Họ viết là pháp sư Huyền Trang chỉ lưu lại sáu chữ "Nam Mô A Di Đà Phật". Những kinh điển do pháp sư Huyền Trang phiên dịch, họ hoàn toàn bỏ qua không nhắc đến. Thế nhân rất tin tưởng vào quyển truyện Tây Du Ký giả dối đó, khiến quyển Tây Du Ký chân thật lại bị chôn vùi.

    Để đối đầu lại quyển tiểu thuyết Tây Du Ký giả dối, các Phật tử viết ra bộ truyện Phong Thần để phỉ báng các đạo sĩ. Quyển truyện này nói rằng các đạo sĩ, dầu tu tiên bao số kiếp, nhưng vẫn còn tâm sân hận chém giết lẫn nhau.

    Xem hai quyển truyện này, nếu không biết rằng chư Phật tử cùng các đạo sĩ phỉ báng lẫn nhau, thì sẽ lầm nhận giả thành chân. Vì vậy, khi xem sách vở thế tục, phải phân biệt rõ những điều thị phi, đúng sai, tà chánh. Truyện Bạch Xà ghi rằng chùa Kim Sơn bị nạn lụt lội; việc này được ghi chép trong sách vở của nhà nho, còn kinh sách của Phật giáo nào có viết đến. Thế nên, chẳng phải là sự thật. Hiện nay, tại chùa Kim Sơn còn đông Pháp Hải, mà tiểu thuyết lại ghi rằng đó là tháp Lôi Phong và đỉnh Phi Lai. Thật là những điều hàm hồ vô căn cứ. Lại nữa, một truyền thuyết cho rằng thiền sư Cao Phong có một nửa đồ đệ: Đoạn Nhai là một, và Trung Phong là phân nửa. Trong các điển chương của Phật giáo nào có ghi những điều này!

    Nếu muốn có lợi ích thật thụ, hãy xem những quyển kinh sách của cổ nhân như Thích Thị Cổ Lược, Thiền Lâm Bảo Huấn, Hoằng Minh Tập, Bổ Giáo Biên, kinh Lăng Nghiêm…”

    (Trích đoạn Pháp Ngữ của Thiền Sư Hư Vân, TT. Thích Hằng Đạt Việt dịch - Nhà Xuất Bản Tôn Giáo 2004: http://www.thuvienhoasen.org/u-huvanluc5.htm#5)


    Đại Đức Tiến sĩ Thích Nhật Từ nhận định như sau:

    “Tây Du Ký còn gọi là Truyện Tề Thiên Ðại Thánh, một bộ tiểu thuyết trường thiên, cổ điển của văn học Trung Quốc, đã được giới độc giả trên khắp thế giới hâm mộ, ưa thích, mỗi khi đọc đến quên cả ăn và bỏ cả ngủ. Gần đây, các đài truyền hình trong nước, từ đài Cần Thơ cho đến đài TP. HCM đã cho chiếu rộng rãi bộ phim truyện này do nữ đạo diễn Dương Khiết thực hiện, thì Tây Du Ký một lần nữa trở nên phổ biến hơn và quen thuộc hơn đối với mọi người từ già đến trẻ, từ trí thức đến bình dân.

    Từ mọi góc độ, người đọc cũng như người xem cảm nhận tác phẩm theo những nhận thức khác nhau, và đúc kết cho mình những bài học cũng vô cùng khác nhau. Tác dụng của tác phẩm rất đa dạng. Nó đến với lòng người dĩ nhiên không thể đồng dạng với ý tưởng nắn ra tác phẩm của tác giả Ngô Thừa Ân. Và do vậy, sự đánh giá, nhận định, bình phẩm, dù trải qua nhiều thời kỳ vẫn cứ nghiễm nhiên diễn ra theo chủ kiến của người cầm bút.

    Từ góc độ nghệ thuật cũng như diễn xuất, Tây Du Ký của đạo diễn Dương Khiết phong phú và hấp dẫn không kém gì nguyên tác truyện của Ngô Thừa Ân. Có thể nói, đạo diễn Dương Khiết và các tay diễn viên lão luyện của bà đã thành công đáng kể ở mặt này. Tuy nhiên, một bộ phim dài 25 tập, tuy có chọn lọc từ bộ truyện dài hơn 2000 trang với 81 nạn trên đường thầy trò Ðường Tăng thỉnh kinh, cũng không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định.

    Ngay cả nguyên tác, ngoài mặt thành công nghệ thuật và tính cách của các tuyến nhân vật, thiện ác rõ ràng, đẹp xấu phân minh, Ngô Thừa Ân cũng vấp phải nhiều thiếu xót rất lớn. Chẳng hạn như sự thiếu tính logic trong diễn tiến các tình tiết của nhân vật Sa Tăng và Ngựa Bạch giữa trước lúc còn là yêu quái với lúc sau khi được Ðường Tăng nhận làm học trò và theo thầy sang Thiên Trúc thỉnh kinh.

    Tôn Ngộ Không với 72 phép thần thông biến hóa phi thường, nhào một cái là mấy chục vạn dặm, vậy mà phải mất đến 17 năm trời mới cùng thầy đến được Thiên Trúc, một nước cách Ðại Ðường có là bao xa, so với cái nhào nhảy "khôn lường" đó. Các vị Phật và Bồ-tát tuy được tác giả mô tả trong truyện vượt xa 72 phép thần thông của Tôn Ngộ Không và dĩ nhiên hơn cả Ngọc Hoàng Thượng Ðế, Thái Thượng Lão Quân và bỏ xa Nương Nương Thánh Mẫu, nhưng lại là các tuyến nhân vật đóng vai phản diện hơn là chính diện. Chính Phật Tổ Như Lai và Bồ-tát Quán Thế Âm đã bắt giam Tôn dưới chân núi Ngũ Hành ngót 500 năm dài và cũng chính Phật Tổ Như Lai và Bồ-tát Quán Thế Âm một lần nữa tạo ra 81 nạn cho 4 thầy trò Ðường Tăng, để rồi dẫn đến kết thúc của tác phẩm chẳng có nghĩa lý gì: Như Lai là người chủ mưu cuộc hối lộ cái "bát vàng" trước khi giao chân kinh có chữ về Ðông Thổ. Hẳn rằng phim của đạo diễn Dương Khiết giữ lại tình tiết này bằng một tập cuối, trong khi đã lược bỏ rất nhiều nạn khác, hẳn không phải là không có dụng ý và mục đích của nó. Ðiều này thiết tưởng không cần nói thì người xem vẫn rõ.

    Chúng ta có thể thông cảm với Ngô Thừa Ân rằng muốn cốt truyện ăn khách thì phải hư cấu. Tuy nhiên hư cấu để cho người xem có thể chấp nhận được mà không gượng ép thì hư cấu đó phải bắt nguồn từ cuộc sống hiện thực. Nghĩa là mượn những nhân vật có thật, chẳng hạn A, B, C, để tố cáo, phản ánh các nhân vật A' B' C' mà mình không tiện nói thẳng hay không dám đụng tới. Ðối tượng cần được phản ánh núp sau tính cách bỉ lậu của nhân vật được hư cấu phải được xác lập trên nền tảng sự thật và không nên đi qúa đà. Vì khi hư cấu quá đà thì tác phẩm không những trở nên kỳ cục mà quan trọng hơn, khó được người đọc chấp nhận.

    Trong truyện cũng như trong phim Phật Tổ Như Lai chủ mưu cuộc hối lộ bằng cách "ném đá dấu tay," mặc ra lệnh cho hai tôn giả Ca-diếp và A-nan-đà, những vị thánh tăng hàng đầu trong hàng đệ tử Phật, đòi "quà thông cảm" với bốn thầy trò Ðường Tăng. Ðiều đó đã làm cho ba vị đồ đệ cương trực của Ðường Tăng bất bình. Nhưng vì thấy tôn giả Ca-diếp và A-nan-đà "xuống nước nhỏ" (nhưng thật chất là đánh lừa), cả ba vị đã hỷ xả mà không làm lớn chuyện! Bốn thầy trò tưởng mọi việc êm xuôi, hớn hở đem kinh về.

    Gần về đến Ðại Ðường thì bổng đâu chim Ðại Bàng của Phật Di-lặc cướp bay lên không, rồi sau đó bỏ xuống đất. Lúc đó, thầy trò Ðường Tăng mới vỡ lẽ ra là kinh mà họ khổ công mang về là "kinh vô tự." Ở đây, theo dụng ý của Ngô Thừa Ân, Phật Di-lặc cũng là người gián tiếp gây họa, vì biết việc hối lộ mà không truy tố, đợi đi về gần tới nước mới cho hay. Có lẽ tác giả cố nắn ra những cái éo le như vậy để ru ngủ độc giả.

    Cái gút "kinh vô tự và kinh hữu tự" mà tác giả dựng lên không mang dụng ý thiền học như nhiều người đã cố tình lý giải. Thật ra, nó nhằm tạo ra thái độ căm phẫn, cay cú của độc giả đối với đức Phật và Bồ-tát, thông qua đó, bôi bác, xuyên tạc Phật giáo.

    Mặc dù chúng ta co thể chấp nhận với tác giả Ngô Thừa Ân rằng ở bất kỳ thời đại nào, sự đút lót, hối lộ, ăn chận không thể tránh khỏi với những phần tử cơ hội và phản diện, nhưng chúng ta không thể đồng tình với tác giả khi ông áp đặt các phần tử xấu xa, đáng lên án bằng hình ảnh của đức Phật và các vị thánh tăng.

    Không phải ở các xã hội phong kiến, nạn hối lộ mới có, mà cả các xã hội tư bản và cộng sản, nạn này tràn lan không kém gì, thậm chí còn tinh vi và thâm độc hơn nhiều, như gần đây báo chí trong và ngoài nước đã vạch mặt điểm tên. Tác giả Ngô Thừa Ân thật là quái đản. Ông đã dựng lên một con khỉ không cha không mẹ, một con heo với nhiều tính cách xấu và một con yêu quái phá hại dân lành. Nhưng khi làm đồ đệ Ðường Tăng, chúng đã trở thành nào là Chiến Ðấu Thắng Phật, Tịnh Ðàn Sứ Giả và nào là Kim Thân A-la-hán, để rồi làm gì? Bất quá chỉ thành cỡ Phật Tổ Như Lai hay tôn giả Ca-diếp và A-nan-đà, những người đã chủ mưu cuộc hối lộ là cùng!?

    Có rất nhiều hình tượng để chúng ta hư cấu, mà thông qua đó gởi gấm tâm sự của mình, hay phê phán hoặc giáo dục thói hư tật xấu của xã hội. Phật, Bồ-tát và thánh tăng là những mẫu người toàn thiện của xã hội, những bậc vĩ nhân của nhân loại (chứ không phải của chủ nghĩa lý tưởng hóa). Các ngài là những con người lịch sử thật. Các đóng góp về đạo đức và trí tuệ của các ngài cho nhân loại là những sự thật lịch sử không phủ nhận được. Những người cầu tiến bộ về đời sống đạo đức và tâm linh phải học hỏi ở các ngài. Do đó, người làm công tác văn học không nên tùy tiện đem các ngài ra mà mua bán, mà giễu cợt với một thái độ trịch thượng với dụng ý kích bác và vu khống. Phật và Bồ-tát không những không thể có các thói hư thế tục đó mà các ngài là những người đã giáo dục cuộc đời từ bỏ chúng. Do đó không thể tô đen các ngài để giáo dục xã hội. Bởi lẽ chính các ngài bằng hành động, lời nói và ý nghĩ đã để lại nhiều bài học đạo đức vô giá để cho toàn nhân loại học hỏi và trau dồi.

    Tôi cho rằng Ngô Thừa Ân đã xúc phạm một cách trịch thượng đến đức Phật, các vị Bồ-tát và các vị thánh tăng, khi ông bất chấp dư luận, dựng lên một tình tiết trái ngang "tồi" như trên. Nếu Ngô Thừa Ân biết hư cấu một vị Hòa thượng tu đến cuối cuộc đời, chỉ vì tham vọng cưỡng đoạt y bát của Ðường Tăng mà gây ra thảm họa thiêu hủy ngôi đại Già-lam và cuối cùng phải bị chết thiêu một cách tàn khốc; nếu Ngô Thừa Ân biết hư cấu một nhà sư chỉ vì đam mê sắc đẹp của yêu tinh Ngọc Thố mà phải bị yêu tinh này giết chết lúc nửa đêm, và nhiều hư cấu khác có thể chấp nhận được trong cuộc sống v.v... thì tại sao Ngô Thừa Ân không biết hư cấu những vị "phàm tăng" nào đó trông coi hay cận phụ Linh Sơn Tự đã bày trò "đúc lót" bốn thầy trò Ðường Tăng thì có phải khả dĩ chấp nhận hơn không? Vì đó có thể là chuyện đời thường, có thể xảy ra ở bất kỳ nơi nào, và ở bất kỳ con người nào chưa dứt trọn vẹn lòng tham lam, ích kỷ, Ðây là mà điều đức Phật dạy không chỉ mang lại kết quả xấu xa, bất hạnh cho mình mà còn cho người khác, không chỉ ở đời nay mà còn ở đời khác nữa.

    Những điều gì mà đức Phật khuyên người ta nên từ bỏ, xa lìa thì Ngô Thừa Ân lại đem những cái đó gán lên đức Phật. Như vậy mục đích của Ngô Thừa Ân nhằm vào đâu: truyền bá đạo đức hay chống lại đạo đức? Dĩ nhiên câu trả lời là chống lại đạo đức Phật giáo. Mục đích giáo dục của Ngô Thừa Ân nếu có thông qua truyện cũng đã trở nên vô nghĩa, khi ông dựng lên cái trò quái gỡ ở đoạn cuối của truyện: Phật Tổ hối lộ một cách trắn trợn lại còn lên tiếng mắng Tôn Ngộ Không, khi chú khỉ này đòi làm lớn chuyện:

    "Nhà ngươi chớ nói ồn lên! Chuyện hai người đó [Ca-diếp và A-nan] đòi lễ bọn ngươi, ta đã biết rồi. Có điều là kinh không phải ai cũng cho, mà cũng không thể lấy không được..." và "chỉ lấy được của nhà ấy ba đấu, ba thăng vàng cốm đêm về, ta còn bảo bọn họ bán quá rẽ, con cháu đời sau lấy tiền đâu mà dùng!"

    Ðể làm cơ sở cho việc Phật tổ chủ mưu hối lộ, Ngô Thừa Ân còn dựng chuyện Ðường Tăng đã chấp nhận thủ tục "đầu tiên" để lấy được các loại kinh có chữ:

    "Lũ hạ thần biết rằng Phật tổ biết rõ việc hai tôn giả đòi ăn lễ, đành phải đem cái bát tộ bằng vàng tía vua ban biếu họ, họ mới chịu truyền bộ chân kinh có chữ."

    Có thể khẳng định rằng mục đích bôi nhọ này đã được Ngô Thừa Ân định hướng ngay từ đầu truyện hư cấu của ông. Bởi vì theo quy định của Phật người tu sĩ Phật giáo không được sử dụng bát bằng vàng. Ở đây, Ngô Thừa Ân dựng lên sự kiện vua Ðường Thái Tông tặng cho ngự đệ Huyền Trang mới kết nghĩa của mình một cái bát bằng vàng, để rồi mấy chục hồi sau mới có chuyện có phẩm vật quý để đúc lót kẻ hối lộ.

    Xem Tây Du Ký nếu những cái hay, cái độc đáo, cái ly kỳ của nó chúng ta khen ngợi thì những cái phi lý của nó nhất là cái phản đạo đức, phản giáo dục, đi ngược lại sự thật thì chúng ta phải thẳng thắn lên án, nếu chúng ta không muốn để mặc tình cho thế giới hư cấu của Tây Du Ký cũng như tên tuổi của Ngô Thừa Ân đã bao đời được các nhà văn học nhận định, đánh giá một cách a dua theo kiểu "thấy ai sang bắt quàng làm họ" đi vào ngỏ cụt của bế tắt, của sự phản lại đạo đức cuộc sống.” (http://www.thuvienhoasen.org/tayduky-thichnhattu.htm)

  2. #2

    Mặc định

    Nhận định này còn mang tính tiêu cực, chưa đạt được tâm trí huệ vô sư.
    Nếu ai đã từng luyện pháp tất sẽ hiểu Tây du ký là một ẩn pháp tàng của Như Lai. Chỉ dùng lý luận sẽ không thấu hiểu được. Giống như người luyện vỏ và người nghiên cứu võ thuật vậy. Càng luận càng xa. A Di Đà Phật.

  3. #3

    Mặc định

    Theo ý kiến của tiểu đệ thì truyện vẫn là truyện, hơn nữa vẫn chỉ là một tác phẩm văn học, đối với Phật Giáo thì chẳng có ý nghĩa gì cả, chẳng ai tin và học theo một tác phẩm văn học bao giờ, vẫn là một câu chuyện để giải trí mà thôi, mà chủ yếu tác phẩm này nói về 4 thầy trò Đường Tam Tạng đi thỉnh kinh có thần thông biến hóa, thật thì ít mà hư cấu giả dối thì nhiều, mà lịch sử thật của Ngài Huyền Trang đời Đường qua Ấn Độ tu học và thu thập thỉnh Kinh điển thì khác, cuối câu chuyện có nói xấu về 2 vị đệ tử của Phật là ngài Anan và ngài Ca Diếp hay một ai khác, ... cũng chỉ là do ý nghĩ và tưởng tượng của tác giả với bộ truyện mà thôi, hơn nữa đâu có ai đến được xứ Phật gặp Đức Phật mà xin Đức Phật thỉnh kinh được bao giờ, Đức Phật đản sanh và tu hành đến chứng đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, sau đó là Đức Phật Chuyển Pháp Luân để giáo hóa chúng sinh, thời Đức Phật còn tại thế chúng sanh nào cầu đạo, Phật cũng đều giáo hóa và chỉ dẫn cho con đường giải thoát, đệ tử của Đức Phật đa số là Bậc Thánh, hàng Alahán cả, ... làm gì có những chuyện như trong truyện Tây Du Ký, ... đối với tôi Tây Du Ký chỉ là một câu chuyện, một tác phẩm văn học hư cấu không có thật và Đạo Phật vẫn là Đạo Phật, giáo lý của Đức Phật trải qua hơn 2500 năm vẫn là con đường giáo hóa đi đến chân lý giải thoát cho những Phật Tử tu học. Vài dòng hiểu biết ...
    Last edited by do anh tuan; 02-11-2007 at 02:22 PM.

  4. #4

    Mặc định

    tôi cũng xin đồng lòng với ý kiến cảu hai huynh, vì Tây Du Ký là một câu chuyên mang đầy những ẩn ý, không thể dùng lý lẽ mà rạch ròi cái bề ngoài của chuyện đc.
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH

  5. #5

    Mặc định

    Nếu Là Phật Tử mà lại Tin Chuyện Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân có ẩn Thiền Lý thì đo là Tà Kiến Si Mê.

    Tổ Hư Vân là vị Tổ Thiền Tông Cận Đại tại Trung Hoa.

    Ngài Hư Vân là Tổ Thiền Tông của 5 Phái Thiền Trung Hoa.

    Dưới sự chỉ dạy của Tổ Hư Vân có rất nhiều người Kiến Tánh.

    Tin Chuyện Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân có ẩn Thiền Lý thì có khác gì nói Ngô Thừa Ân là Tổ Thiền Tông.

    Chuyện Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân cũng hẳng có khác gì các chuyện Phong Thần Diễn Nghĩa, Phong Kiếm Xuân Thu, Tam Quốc Diễn Nghĩa vậy thôi.

    Đọc chơi cho vui thì được còn nói có chứa đạo lý câu siêu thì thật là nực cười.
    Lobsang Nyma

    Om Mani Padme Hum

  6. #6

    Mặc định

    Thật là không thể chịu nổi mấy ông nầy...khiếp quá...khiếp quá, cụ nào nói cũng đúng cả nhưng đúng với cụ ý thôi chứ có thấy đúng với mọi người khác đâu....với lại ở 1 địa vị như các cụ mà buông ra những lời nghe không được lọt tai lắm, không hiểu các cụ nghĩ gì, các vị lấy tư cách gì mà lên lớp với 1 tác gia đã chết từ lâu, và lấy tư cách gì để làm cho chúng tôi thay đổi quan điểm của mình về câu chuyện Tây Du Kí...nói toạc ra là chả có gì cả ^^ mong các vị lựa chọn cho mình 1 chủ đề nào đó có lợi ích cho thực tế của nhân dân chứ đừng có "ăn cơm rau bàn chuyện chính trị"

  7. #7

    Mặc định

    http://giaimatruyentaydu.blogspot.co...-anh-l-ai.html
    xin góp một cách nhìn về truyện Tây du
    VÔ VI LÀ HỌC NƠI TẤT CẢ VÀ HÒA NƠI TẤT CẢ

  8. #8

    Mặc định Triết Lý PhậtTrong Tây Du

    Xem đến đoạn Anan và Ca Diếp " đòi hối hộ" cái bình bát vàng của đường Tăng, chắc hẳn nhiều bạn Phật tử các bực bội với tác giả Ngô Thừa Ân tại sao lại " bôi bác " Phật giáo như thế?.
    Đoạn này phải cúi đầu ( riêng tôi thôi) thán phục sự tài tình và thâm thúy về giáo lý Phật giáo của tác giả truyện Tây du bởi lẽ :
    về ý nghĩa của bình bát vàng:
    - Đây làm bằng vàng ròng và chạm trổ đẹp, quý và là vật thiết thân theo đường Tăng suốt hành trinh thỉnh kinh : tượng trưng cho Sắc và Tài ( hiện kim)
    -Bình này lại là vật vua ban, thấy bình là thấy vua ( Đường tăng là Ngự Đệ): tượng trưng cho Danh
    -Bình cũng là vật thọ thực hàng ngày nên không khi nào Đường Tam tạng rời khi ăn, cũng như khi ngủ ( có thể làm vật gối đầu không chừng) : tuợng trưng cho Thực - Thùy.
    Cho nên qua hình tượng gợi ý trao đổi kinh với bình bát của Ngài Anan và Ca Diếp với Tam Tạng, ta thấy đây là một " bài tập thử thách" của Đường Tăng trước khi thành chánh quả,. Đường Tăng có đưa bình bát cho 2 vị đệ tử của Phật hay không ? tức có lìa được " ngũ dục" : sắc-tài- danh- thực-thùy " hay không? lìa bỏ được sự luyến ái hay không?( vật theo mình suốt chặng đường)( Phật có giới luật cấm ngồi tại một cội Bồ Đề quá 3 ngày để tránh sanh ra luyến ái ) " may thay" Đường Tăng đã vượt qua bài thi này,. Tác giả truyện Tây Du nhắn gửi đến đọc giả qua ẩn ý trên thật là tuyệt.
    Đôi lời về Anan và CA Diếp:
    Đây là 2 vị đại đệ tử của Phật đã thực sự chứng đắc thì các vị này đã lìa các lậu hoặc thì thử hỏi họ có còn tham luyến một chút tiền tài ( mà không biết ở cõi Phật có xài hay không nữa ) hay không ? mà chúng ta vội kết luận họ tham? họ đã là " là vàng rồi" không thể trở lại làm khoáng vật được
    ví như chúng ta đã tốt nghiệp cấp I tức là đã biết đọc và biết viết không phải mua bằng cấp hay ngồi nhầm lớp à nha, thì thử hỏi bảo chúng ta bỏ cái "biết đọc" biết viết ra khỏi đầu chúng ta được không?
    -Còn về "kinh vô tự": Phật giáo càng học thì càng bặt ngôn từ (sẽ có bài viết về sự so sánh Phật giáo với triết học thế giới ) nên mới có điển tích " niêm hoa vi tiếu" , nhưng vì chúng sanh còn vô minh và tùy căn cơ nên phải nhờ đến hình tướng nên mới cần có kinh " có tự " có hình tướng nương theo đó mà tu.
    vài hàng xin trao đổi cùng quý đạo hữu.
    (nói kinh vô tự nói lời vô ngôn)
    Last edited by sgtudu; 19-09-2008 at 04:15 PM.

  9. #9

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi kimcang Xem Bài Gởi
    Nếu Là Phật Tử mà lại Tin Chuyện Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân có ẩn Thiền Lý thì đo là Tà Kiến Si Mê.

    Tổ Hư Vân là vị Tổ Thiền Tông Cận Đại tại Trung Hoa.

    Ngài Hư Vân là Tổ Thiền Tông của 5 Phái Thiền Trung Hoa.


    Dưới sự chỉ dạy của Tổ Hư Vân có rất nhiều người Kiến Tánh.>>>

    Tin Chuyện Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân có ẩn Thiền Lý thì có khác gì nói Ngô Thừa Ân là Tổ Thiền Tông.

    Chuyện Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân cũng hẳng có khác gì các chuyện Phong Thần Diễn Nghĩa, Phong Kiếm Xuân Thu, Tam Quốc Diễn Nghĩa vậy thôi.

    Đọc chơi cho vui thì được còn nói có chứa đạo lý câu siêu thì thật là nực cười :D :D :D.
    Ô nào nói đắc đạo mà không hiểu được đoạn cuối của tây du ký là bốc phét. Đoạn này chính là thiền ý sâu tột, là một cái để thấy người đó đã đắc hay chưa.

  10. #10

    Mặc định

    em còn nhỏ tuổi lắm nên có gì thì các huynh bỏ qua cho.
    theo em TDK là một tác phẩm văn học. sau đó được chuyển thể thành phim. với một tác phẩm nào đó thì một người cảm nhận cái quan điểm khác nhau cũng đâu có gi lạ! em cũng thích phim TDK. em xem phim chỉ để ý một số điều này thôi:
    - giải trí
    - nghe nhạc trong phim ( những bài nhạc rất hay)
    còn nói về hiểu TDK thì em chú ý một số đoạn ( theo quan điểm của em thôi nhe)
    - anan ăn hối lộ gì đó - trên đời này kô có gì là miễn phí cả- vả lại cũng chỉ là đệ tử của phật thôi. hàng bồ tát cũng còn chút ít vô minh huống chi...
    - đoàn kết: trong phim nói lên tình thầy trò cùng nhau vượt khó khăn, không lùi bước với nguy hiểm...
    em nghỉ chúng ta nên thấy những điều tốt thôi, chứ ai đâu nghĩ những điều tiêu cực.

  11. #11

    Mặc định

    không biết hạ sư Hung Sơn tu o đau vậy. Một triết lý nhà phật như thế ma cũng không biết nữa. không biết đạo và đời bây giờ loạn lạc wa1

  12. #12

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi sgtudu Xem Bài Gởi
    Xem đến đoạn Anan và Ca Diếp " đòi hối hộ" cái bình bát vàng của đường Tăng, chắc hẳn nhiều bạn Phật tử các bực bội với tác giả Ngô Thừa Ân tại sao lại " bôi bác " Phật giáo như thế?.
    Đoạn này phải cúi đầu ( riêng tôi thôi) thán phục sự tài tình và thâm thúy về giáo lý Phật giáo của tác giả truyện Tây du bởi lẽ :
    về ý nghĩa của bình bát vàng:
    - Đây làm bằng vàng ròng và chạm trổ đẹp, quý và là vật thiết thân theo đường Tăng suốt hành trinh thỉnh kinh : tượng trưng cho Sắc và Tài ( hiện kim)
    -Bình này lại là vật vua ban, thấy bình là thấy vua ( Đường tăng là Ngự Đệ): tượng trưng cho Danh
    -Bình cũng là vật thọ thực hàng ngày nên không khi nào Đường Tam tạng rời khi ăn, cũng như khi ngủ ( có thể làm vật gối đầu không chừng) : tuợng trưng cho Thực - Thùy.
    Cho nên qua hình tượng gợi ý trao đổi kinh với bình bát của Ngài Anan và Ca Diếp với Tam Tạng, ta thấy đây là một " bài tập thử thách" của Đường Tăng trước khi thành chánh quả,. Đường Tăng có đưa bình bát cho 2 vị đệ tử của Phật hay không ? tức có lìa được " ngũ dục" : sắc-tài- danh- thực-thùy " hay không? lìa bỏ được sự luyến ái hay không?( vật theo mình suốt chặng đường)( Phật có giới luật cấm ngồi tại một cội Bồ Đề quá 3 ngày để tránh sanh ra luyến ái ) " may thay" Đường Tăng đã vượt qua bài thi này,. Tác giả truyện Tây Du nhắn gửi đến đọc giả qua ẩn ý trên thật là tuyệt.
    Đôi lời về Anan và CA Diếp:
    Đây là 2 vị đại đệ tử của Phật đã thực sự chứng đắc thì các vị này đã lìa các lậu hoặc thì thử hỏi họ có còn tham luyến một chút tiền tài ( mà không biết ở cõi Phật có xài hay không nữa ) hay không ? mà chúng ta vội kết luận họ tham? họ đã là " là vàng rồi" không thể trở lại làm khoáng vật được
    ví như chúng ta đã tốt nghiệp cấp I tức là đã biết đọc và biết viết không phải mua bằng cấp hay ngồi nhầm lớp à nha, thì thử hỏi bảo chúng ta bỏ cái "biết đọc" biết viết ra khỏi đầu chúng ta được không?
    -Còn về "kinh vô tự": Phật giáo càng học thì càng bặt ngôn từ (sẽ có bài viết về sự so sánh Phật giáo với triết học thế giới ) nên mới có điển tích " niêm hoa vi tiếu" , nhưng vì chúng sanh còn vô minh và tùy căn cơ nên phải nhờ đến hình tướng nên mới cần có kinh " có tự " có hình tướng nương theo đó mà tu.
    vài hàng xin trao đổi cùng quý đạo hữu.
    (nói kinh vô tự nói lời vô ngôn)
    :rose::rose::rose::rose::rose::rose::rose::rose::r ose::rose:
    Phật là vô lậu, còn hữu lậu chưa thành Phật; Đường Tăng còn tiếc bát vàng tức là còn tâm về tiền tài, còn giữ bát vàng là giữ "tình" giữa Ngài và vua Đường. Thành Phật rồi đâu chẳng là vàng kim, chỗ nào chẳng vàng kim, lưu giữ chi bát vàng? Vị Phật nhảy thoát luôn hồi đâu còn bị "tình" thế gian kéo lại?

    Phật Tổ trong truyện biết Đường Tăng thiếu một nạn, tức là còn thiếu nợ nghiệp chưa trả, mà nợ đó được tính cho Đường Tăng. Bằng cách nào khiến Đường Tăng trả nghiệp nợ và vứt bỏ tâm lưu tiếc bát vàng? Khổ nạn giải quyết song hành 2 nhiệm vụ: giúp Đường Tăng trả nợ còn thiếu và giúp ông vứt bỏ tâm bám giữ bát vàng (tâm về tiền tài, của cải và "tình" với vua Đường).

    Không phải vô duyên vô cớ Phật Tổ trong câu chuyện lại tạo ra khổ nạn cho Đường Tam Tạng, ấy chính là để Huyền Trang trả nợ nghiệp cuối cùng và vứt bỏ tâm cuối cùng liên quan đến bát vàng (bám giữ vật chất và "tình"). Khổ nạn để hoàn nghiệp và bỏ đi tâm bám chấp cuối cùng là cách mà Phật Tổ giúp Ngài Đường Tăng đạt vô lậu, công thành viên mãn đắc chính quả vị Phật.

    Thành Kính!
    Pháp Luân Đại Pháp hảo!
    Chân Thiện Nhẫn hảo!
    Sư Phụ hảo!

    Đại Pháp thẳng hồi thiên.

    phapluan.org :coffee: chinhphap.com:coffee:

  13. #13

    Mặc định

    Hu hu lam nghi den cai xe cua minh da ra di theo cau em ket nghia:(( :(( :((
    Cuộc sống là một chuỗi sự lựa chọn, hãy lựa chọn cách dễ dàng và hạnh phúc nhất :) :party:
    http://chiasecuocsong.info/forumdisplay.php?f=40

  14. #14

    Mặc định

    Có lẽ cần thống nhất với nhau : Tây du kí của Ngô Thừa Ân là tác phẩm văn học.
    Đã là tác phẩm văn học thì tất yếu có hư cấu. Nhìn nhận đánh giá một hiện tượng hay một tác phẩm văn học sẽ có rất nhiều thái độ khác nhau, hiểu và cảm nhận khác nhau.
    Theo tôi, ai cho rằng không nên lấy Phật tổ ra làm nhân vật chỉ đạo An Nan, Ca Diếp ăn hối lộ bát tộ, người ấy chưa hiểu tính chất hư cấu của văn học, người ấy bị chạm nọc bởi thiên hạ động chạm tới thần tượng của mình, và người ấy đánh đồng nhân vật của NGô Thừa Ân với Phật tổ ( nếu có).
    Cái hay của tác phẩm văn học chính là ở chỗ cùng một chi tiết, hình ảnh mà người đọc được thả hốn ra suy ngẫm theo nhiều chiều hướng khác nhau. Mọi tranh luận chỉ là tranh luận để cuối cùng là Tây du kí vẫn là tuyệt tác sống trong lòng người đọc!

  15. #15

    Mặc định

    theo Con hiểu Đường Tam Tạng có những báu vật rất quí đó là áo cà sa và tích trượng (Phật bảo) do Phật Bà ban tặng, bình bát vàng (tài bảo thế gian) do Vua Đường ban tặng. Nếu ở cửa Phật có hối lộ sao không lấy Phật bảo mà lấy tài bảo thế gian!? Ở đấy theo ngu kiến của Con, Đường Tam Tạng đã lấy cái bát vàng đổi kinh đó là xả thân cầu pháp, vì hàng ngày Tam Tạng dùng cái bát để khất thực, nay cái bát không còn thì lấy cái gì ăn để sống.
    thành kính

  16. #16

    Mặc định

    qua bài nhận định về TDK và các câu trả lời của các cao nhân khác tui thây ai nói cũng có lý cả nhưng theo em là TDK của NGÔ THỪA ÂN là 1 bài giáo duc rất hay và đầy thu vị vì em còn nên chỉ nhận định truyên hay ở chỗ hư cấu và những nhận định về xã hội đương thơi của tác giả 1 xã hội đầy rẫy sự đen tối và cần có ngươi đem lại một mặt trời mới cho đất nước của mà tác giả đã chọn đệ tử của phật làm điều đó chứng tỏ tác giả đã tin vào phật môn còn về chi tiết cuối 2 đệ tử phật đòi quà chính là giúp ho trút hết nợ hồng trần để họ bước vào cõi(..........)đây chỉ nhận riêng của em thôi nếu có ji ko đúng xin các anh bỏ qua cho ^^

  17. #17

    Mặc định

    Cám ơn 2 bạn THANHBC và kimcang!

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •