Thấy bài viết này cũng hay và có thiện ý, tui copy được và xin pót lên cùng các sư huynh tỷ tham khảo


Cảnh giác với tà ma ngoại đạo

Thời gian gần đây có nhiều môn phái tà ma ngoại đạo như Thiền vô vi, Chuyển pháp luân, yoga, khí công dưỡng sinh, nhân điện, thiền xuất hồn, v.v..vào các diễn đàn trên mạng viết rất nhiều những bài viết bên trong toàn tà kiến ngoại đạo nhưng đầu đề lại ghi là kinh này kinh nọ trong đạo Phật để lừa mọi người, họ còn dụ dỗ lôi kéo rất nhiều người nhẹ dạ cả tin đi theo.

Ma đạo thường đưa ra những lời hứa hẹn rất hấp dẫn chẳng hạn như tu theo cách của họ sẽ có sức khỏe, chữa bệnh, có thần thông, sớm giải thoát..v.v... Nhưng thực tế là, những người cả tin tu theo họ một thời gian là rớt vào ma đạo, mà đã theo đường tà rồi thì khó có đường ra lắm, rồi chính những người ấy lại quay lại đi dụ dỗ tiếp những người bình thường khác.

Môn phái Chuyển pháp luân của Lý Hồng Chí có nguồn gốc từ Trung Quốc,vì là tà đạo nên bị chính quyền Trung Quốc nghiêm cấm, họ tìm cách truyền đạo sang các nước khác, và đã lừa đảo được khá nhiều người. Đặc điểm của phái này là dễ đắc thần thông,nhưng cũng chỉ là mấy cái phép thuật vớ vẩn chứ không phải thần thông diệu dụng như các vị Thánh trong đạo Phật, tuy vậy vẫn thu hút nhiều người ham hố đi theo.

Chúng ta biết rằng Đức Phật không cho phép các Phật tử sử dụng thần thông nếu chưa hoàn toàn vô ngã( đắc quả Thánh Alahán). Bởi người bình thường sử dụng thần thông sẽ làm tăng trưởng chấp ngã,vả lại vì chưa có trí tuệ ,đạo đức như các vị Thánh nên họ sẽ dùng phép thuật bừa bãi, ám hại người, gây tạo tội lỗi. Ngay cả các vị Thánh Alahán đầy đủ tam minh lục thông các ngài cũng ít sử dụng, chỉ dùng khi thật sự cần làm điều thiện và các ngài dùng rất kín đáo không ai biết. Các bậc Thánh sử dụng thần thông thì chính xác, và không gây ra hậu quả ngược lại cho bản thân, vì các Ngài đã vô ngã hoàn toàn. Chúng ta gặp phái nào mà chủ trương đề cao, mong cầu thần thông là biết ngay đó là ngoại đạo.

Ngoài ra hiện nay còn có một số môn phái ngoại đạo thường tự xưng là một pháp môn, tông phái trong đạo Phật( để lừa các Phật tử đi theo).

Cách đây mấy hôm có một bạn đã viết thư nói với chúng tôi rằng, có mấy người tự xưng là phái Thiền vô vi, tự nhận là pháp môn trong đạo Phật, quảng cáo rằng tu theo họ "sẽ giải thoát rất nhanh, thành Phật ngay trong đời này". Người không lo tu sửa đạo đức, không thực hành đúng Bát Chánh Đạo, không theo pháp môn thiền chân chính do chính Đức Phật dạy, lại giao du với tà đạo thì chỉ có thành ma chứ giải thoát sao được. Đặc điểm của phái thiền này là có khai mở các luân xa, điều chỉ có ở tà ma ngoại đạo. Đức Phật không bao giờ dạy thiền như thế.

Chúng ta hãy cùng xem lại trong Kinh điển, Phật đã chỉ rất rõ về vấn đề này:

“Có bốn hạng người có mặt, hiện hữu ở đời. Thế nào là bốn?”

“Ở đây này các Tỳ Kheo, có hạng người ly dục, ly pháp, bất thiện pháp, chứng đạt và an trú thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh có tầm, có tứ. Vị ấy nếm được vị ngọt của thiền ấy, ái luyến thiền ấy và do vậy tìm được an lạc. Vị ấy an trú trên ấy, chú tâm trên ấy, sống phần lớn với thiền ấy, không có thối đọa. Khi thân hoại mạng chung được sinh cộng trú với chư thiên ở Phạm chúng thiên. Tuổi thọ vô lượng của Chư Thiên Phạm Chúng là một kiếp (theo chu kỳ tăng giảm của địa cầu). Tại đấy kẻ phàm phu sau khi an trú cho đến hết tuổi thọ ấy, sau khi sống trọn vẹn tuổi thọ của chư thiên ấy, đi đến địa ngục, bàng sanh, ngạ quỷ. Còn đệ tử Như Lai tại đấy, sau khi an trú cho đến hết tuổi thọ ấy, sau khi sống trọn vẹn tuổi thọ của chư thiên ấy, nhập Niết Bàn trong hiện hữu ấy. Này các Tỳ Kheo, đây là sự đặc thù, đây là sự thù thắng, đây là sự sai khác giữa Thánh đệ tử có nghe Pháp và kẻ phàm phu không nghe pháp về vấn đề sanh thú.

“Lại nữa, này các Tỳ Kheo, ở đây có hạng người làm cho tịnh chỉ tầm và tứ, chứng đạt và an trú thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tỉnh nhất tâm. Vị ấy... sinh về cõi Quang Âm Thiên thọ hai kiếp...

“Có hạng người ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, cảm thọ diệu lạc... của thiền thứ ba... sinh về Biến Tịnh Thiên... sống bốn kiếp...

“Thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh... sinh về Quảng Quả Thiên... sống năm kiếp...”
(Trích Tăng Chi Bộ kinh 2A, tr 164).

Như vậy, chúng ta thấy những tầng bậc Thiền Định từ Sơ thiền đến Phi phi tưởng không phải chỉ riêng của đạo Phật mà ngoại đạo cũng đến rất nhiều. Bài kinh này đưọc Đức Phật dẫn riêng bốn bậc thiền đầu để so sánh sự sai khác về sau của hạng đệ tử Phật và phàm phu bên ngoài. Nếu một vị giữ gìn rất kỹ không cho gián đoạn mức thiền đã chứng đạt, sau khi thân hoại mạng chung sẽ sinh về các cõi trời tương ưng sống hết tuổi thọ nơi đó. Tuy nhiên, vì lý do nào đó, kẻ không phải đệ tử Phật, khi hết thọ mạng tại cõi trời sẽ trở lại, không được làm thân người, lại đọa vào ba ác đạo. Chỉ duy đệ tử Như Lai, khi hết thọ mạng cõi trời, liền thể nhập Niết Bàn. Sự sai biệt quá lớn lao đến kỳ lạ khiến chúng ta ngạc nhiên nếu không tìm thấy manh mối.

Chúng ta sẽ đối chiếu sự sai khác về nhân để có thể tìm thấy sự sai khác về quả.

Người đệ tử Như Lai là người có quy y Tam Bảo, có cúi đầu quý kính trước Đấng Chánh Đẳng Giác. Mà như đã nói, kính tin bậc giải thoát là chánh nhân để thành tựu sự giải thoát cho chính mình. Đệ tử Phật là người có được chánh nhân như thế mà ngoại đạo không có.

Rồi khi đã quý kính Như Lai, người này sẽ lắng nghe học hỏi giáo lý do Như Lai tuyên thuyết, một giáo lý không phiếm diện một chiều, không lạc vào tà kiến, không dừng ở giữa đường, chỉ đưa đến tận cùng mục tiêu giải thoát, những thần thông phép lạ được từ chối, mục đích trường sinh mạnh khỏe được bỏ lại, những ái kiến ngã chấp được dứt sạch. Nương nơi giáo lý tối thượng này, vị Thánh đệ tử xa lìa những tà kiến thế gian, không nắm giữ những nhân sinh quan, vũ trụ quan một cách lệch lạc, không tự mãn với những thành quả giữa đường, thấy rõ Khổ và Nguyên nhân của Đau khổ, tin hiểu Niết Bàn vượt khổ và Con đường đưa đến Niết Bàn vượt khổ ấy.

Dù khi được sinh về cõi trời tương ưng, vị Thánh đệ tử không xem đấy là cứu cánh, không KIÊU MẠN nơi cảnh giới ấy, không thành lập ngã chấp nơi cảnh giới ấy, tiếp tục tu tập thuần thục những giai đoạn còn lại. Và như vậy, sau khi mãn tuổi thọ của thiên giới, vị ấy nhập Niết Bàn trong hiện hữu ấy.

Ngược lại, kẻ ngoại đạo phàm phu dùng những phương tiện để nhiếp tâm rồi cũng chứng được những tầng bậc Thiền Định tương tự, sau khi thân hoại mạng chung cũng sinh về những cõi trời tương tự nhưng tác ý ban đầu khác hẳn.

Họ không biết rõ thế nào là khổ. Có khi họ cho ác báo là khổ nhưng thiện báo là vui, hoặc cho cõi này là khổ và cõi khác là vui, hoặc cho xúc não thế gian là khổ những cảm thọ trong Thiền Định là vui. Họ dựng lập những quan niệm về vũ trụ một cách sai lầm thiên lệch, hoặc do Thượng đế sinh ra vũ trụ, hoặc cho tự nhiên sinh ra, hoặc cho hữu biên, vô biên, thường, đoạn... Họ không có nhận thức về hang ổ ngã chấp sâu kín. Họ dễ có những mục đích về thần thông phép lạ, về trường sinh mạnh khoẻ. Do thiếu chánh kiến nên họ không hướng về mục đích Niết Bàn cứu cánh. Hơn nữa họ thường kiêu mạn nơi cảnh giới chư thiên. Không gì tổn phước cho họ hơn tự cho mình đã giải thoát Niết Bàn trong khi thật sự họ chưa hề đưọc giải thoát Niết Bàn.

Với những tà kiến lệch lạc như vậy, với mục tiêu hạn hẹp như vậy, với sự kiêu mạn như vậy, chẳng những họ không đến được Niết Bàn lại còn đọa trở vào ba ác đạo sau khi hưởng hết phước báo cõi trời do Thiền Định đem đến.

Chúng ta phải phân biệt sự sai khác giữa tầng bậc Thiền Định và thứ bậc đạo quả. Những tầng bậc Thiền Định được đánh giá theo mức độ lắng sâu của niệm tưởng. Niệm tưởng lắng sâu chừng nào, từng bậc Thiền Định tăng theo chừng nấy. Còn thứ bậc của đạo quả được đánh giá theo mức độ đoạn tận kiết sử. Trong bài kinh “Được ngã tánh” – Tăng Chi1 – tr 207 – Đức Phật cũng phân biệt hai hạng người cùng đạt Phi phi tưởng định. Một người chưa dứt năm hạ phần kiết sử thì chưa phải đạt quả vi Anahàm, còn phải trở lại cõi người. Một người dứt được năm hạ phần kiết sử, đạt quả vị Anahàm, không trở lại cõi người, sẽ thành tự Niết Bàn trong cảnh giới đó.

Chúng ta cũng thường nghe thấy các Yogi, Fakir (thuật sĩ), thầy phù thủy, có định lực rất sâu, có thể khởi phát thần thông phép lạ, nhưng họ vẫn là những ngoại đạo không đạt một Thánh quả nào cả. Thế nên những tầng bậc Thiền Định và những đạo quả Sa Môn khác hẳn với nhau, tuy có tương quan.

Nhiều ngoại đạo khi đạt được Tà định( không phải Chánh định), cảm nhận được một chút vi diệu của Tâm, bèn tưởng mình đã “Giải thoát”, tưởng mình còn giỏi hơn cả Phật, là siêu Phật vượt Tổ. Những ngoại đạo này thường xuất hiện dấu hiệu: kiêu mạn, nóng nảy, thâm hiểm, tham dục và nhiều khi làm nhiều việc bậy bạ, vô đạo đức và tội lỗi.

Ngoài ra mấy năm gần đây có giáo phái của Thanh Hải dám tự xưng là "vô thượng sư"( bậc thầy không còn ai cao hơn), họ mạo nhận là pháp môn quán âm trong đạo Phật, "câu thông với thượng đế", nhưng thực tế họ dạy toàn những giáo lý nhảm nhí, vay mượn, chắp vá vụn vặt, hoàn toàn không nằm trong Chánh Đạo. Phái này hiện nay đang lan rộng ở nhiều nước, mê hoặc nhiều người, rất là nguy hiểm.

Mong mọi người hãy cùng cảnh giác!

Xin cảm ơn tác giả bài viết này :ciao: