Trang 1 trong 4 1234 Cuối cùngCuối cùng
kết quả từ 1 tới 20 trên 73

Ðề tài: Tây Du Ký Sự Chống Lại đạo đức

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Tây Du Ký Sự Chống Lại đạo đức

    Hạ Sư



    Ngày tham gia: 28 8 2006
    Số bài: 915
    Đến từ: USA
    Gửi: Thứ bảy 30/09/2006 11:44 AM Tiêu đề: TÂY DU KÝ SỰ CHỐNG LẠI ĐẠO ĐỨC

    --------------------------------------------------------------------------------

    KẾT THÚC CỦA TÂY DU KÝ,
    SỰ CHỐNG LẠI ĐẠO ĐỨC
    Thích Nhật Từ


    Tây Du Ký còn gọi là Truyện Tề Thiên Ðại Thánh, một bộ tiểu thuyết trường thiên, cổ điển của văn học Trung Quốc, đã được giới độc giả trên khắp thế giới hâm mộ, ưa thích, mỗi khi đọc đến quên cả ăn và bỏ cả ngủ. Gần đây, các đài truyền hình trong nước, từ đài Cần Thơ cho đến đài TP. HCM đã cho chiếu rộng rãi bộ phim truyện này do nữ đạo diễn Dương Khiết thực hiện, thì Tây Du Ký một lần nữa trở nên phổ biến hơn và quen thuộc hơn đối với mọi người từ già đến trẻ, từ trí thức đến bình dân.
    Từ mọi góc độ, người đọc cũng như người xem cảm nhận tác phẩm theo những nhận thức khác nhau, và đúc kết cho mình những bài học cũng vô cùng khác nhau. Tác dụng của tác phẩm rất đa dạng. Nó đến với lòng người dĩ nhiên không thể đồng dạng với ý tưởng nắn ra tác phẩm của tác giả Ngô Thừa Ân. Và do vậy, sự đánh giá, nhận định, bình phẩm, dù trải qua nhiều thời kỳ vẫn cứ nghiễm nhiên diễn ra theo chủ kiến của người cầm bút.

    Từ góc độ nghệ thuật cũng như diễn xuất, Tây Du Ký của đạo diễn Dương Khiết phong phú và hấp dẫn không kém gì nguyên tác truyện của Ngô Thừa Ân. Có thể nói, đạo diễn Dương Khiết và các tay diễn viên lão luyện của bà đã thành công đáng kể ở mặt này. Tuy nhiên, một bộ phim dài 25 tập, tuy có chọn lọc từ bộ truyện dài hơn 2000 trang với 81 nạn trên đường thầy trò Ðường Tăng thỉnh kinh, cũng không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định. Ngay cả nguyên tác, ngoài mặt thành công nghệ thuật và tính cách của các tuyến nhân vật, thiện ác rõ ràng, đẹp xấu phân minh, Ngô Thừa Ân cũng vấp phải nhiều thiếu xót rất lớn. Chẳng hạn như sự thiếu tính logic trong diễn tiến các tình tiết của nhân vật Sa Tăng và Ngựa Bạch giữa trước lúc còn là yêu quái với lúc sau khi được Ðường Tăng nhận làm học trò và theo thầy sang Thiên Trúc thỉnh kinh. Tôn Ngộ Không với 72 phép thần thông biến hóa phi thường, nhào một cái là mấy trục vạn dặm, vậy mà phải mất đến 17 năm trời mới cùng thầy đến được Thiên Trúc, một nước cách Ðại Ðường có là bao xa, so với cái nhào nhảy "khôn lường" đó. Các vị Phật và Bồ-tát tuy được tác giả mô tả trong truyện vượt xa 72 phép thần thông của Tôn Ngộ Không và dĩ nhiên hơn cả Ngọc Hoàng Thượng Ðế, Thái Thượng Lão Quân và bỏ xa Nương Nương Thánh Mẫu, nhưng lại là các tuyến nhân vật đóng vai phản diện hơn là chính diện. Chính Phật Tổ Như Lai và Bồ-tát Quán Thế Âm đã bắt giam Tôn dưới chân núi Ngũ Hành ngót 500 năm dài và cũng chính Phật Tổ Như Lai và Bồ-tát Quán Thế Âm một lần nữa tạo ra 81 nạn cho 4 thầy trò Ðường Tăng, để rồi dẫn đến kết thúc của tác phẩm chẳng có nghĩa lý gì: Như Lai là người chủ mưu cuộc hối lộ cái "bát vàng" trước khi giao chân kinh có chữ về Ðông Thổ. Hẳn rằng phim của đạo diễn Dương Khiết giữ lại tình tiết này bằng một tập cuối, trong khi đã lược bỏ rất nhiều nạn khác, hẳn không phải là không có dụng ý và mục đích của nó. Ðiều này thiết tưởng không cần nói thì người xem vẫn rõ.

    Chúng ta có thể thông cảm với Ngô Thừa Ân rằng muốn cốt truyện ăn khách thì phải hư cấu. Tuy nhiên hư cấu để cho người xem có thể chấp nhận được mà không gượng ép thì hư cấu đó phải bắt nguồn từ cuộc sống hiện thực. Nghĩa là mượn những nhân vật có thật, chẳng hạn A, B, C, để tố cáo, phản ánh các nhân vật A' B' C' mà mình không tiện nói thẳng hay không dám đụng tới. Ðối tượng cần được phản ánh núp sau tính cách bỉ lậu của nhân vật được hư cấu phải được xác lập trên nền tảng sự thật và không nên đi qúa đà. Vì khi hư cấu quá đà thì tác phẩm không những trở nên kỳ cục mà quan trọng hơn, khó được người đọc chấp nhận. Trong truyện cũng như trong phim Phật Tổ Như Lai chủ mưu cuộc hối lộ bằng cách "ném đá dấu tay," mặc ra lệnh cho hai tôn giả Ca-diếp và A-nan-đà, những vị thánh tăng hàng đầu trong hàng đệ tử Phật, đòi "quà thông cảm" với bốn thầy trò Ðường Tăng. Ðiều đó đã làm cho ba vị đồ đệ cương trực của Ðường Tăng bất bình. Nhưng vì thấy tôn giả Ca-diếp và A-nan-đà "xuống nước nhỏ" (nhưng thật chất là đánh lừa), cả ba vị đã hỷ xả mà không làm lớn chuyện! Bốn thầy trò tưởng mọi việc êm xuôi, hớn hở đem kinh về. Gần về đến Ðại Ðường thì bổng đâu chim Ðại Bàng của Phật Di-lặc cướp bay lên không, rồi sau đó bỏ xuống đất. Lúc đó, thầy trò Ðường Tăng mới vỡ lẽ ra là kinh mà họ khổ công mang về là "kinh vô tự." Ở đây, theo dụng ý của Ngô Thừa Ân, Phật Di-lặc cũng là người gián tiếp gây họa, vì biết việc hối lộ mà không truy tố, đợi đi về gần tới nước mới cho hay. Có lẽ tác giả cố nắn ra những cái éo le như vậy để ru ngủ độc giả.

    Cái gút "kinh vô tự và kinh hữu tự" mà tác giả dựng lên không mang dụng ý thiền học như nhiều người đã cố tình lý giải. Thật ra, nó nhằm tạo ra thái độ căm phẫn, cay cú của độc giả đối với đức Phật và Bồ-tát, thông qua đó, bôi bác, xuyên tạc Phật giáo. Mặc dù chúng ta co thể chấp nhận với tác giả Ngô Thừa Ân rằng ở bất kỳ thời đại nào, sự đút lót, hối lộ, ăn chận không thể tránh khỏi với những phần tử cơ hội và phản diện, nhưng chúng ta không thể đồng tình với tác giả khi ông áp đặt các phần tử xấu xa, đáng lên án bằng hình ảnh của đức Phật và các vị thánh tăng. Không phải ở các xã hội phong kiến, nạn hối lộ mới có, mà cả các xã hội tư bản và cộng sản, nạn này tràn lan không kém gì, thậm chí còn tinh vi và thâm độc hơn nhiều, như gần đây báo chí trong và ngoài nước đã vạch mặt điểm tên. Tác giả Ngô Thừa Ân thật là quái đãng. Ông đã dựng lên một con khỉ không cha không mẹ, một con heo với nhiều tính cách xấu và một con yêu quái phá hại dân lành. Nhưng khi làm đồ đệ Ðường Tăng, chúng đã trở thành nào là Chiến Ðấu Thắng Phật, Tịnh Ðàn Sứ Giả và nào là Kim Thân A-la-hán, để rồi làm gì? Bất quá chỉ thành cỡ Phật Tổ Như Lai hay tôn giả Ca-diếp và A-nan-đà, những người đã chủ mưu cuộc hối lộ là cùng!?

    Có rất nhiều hình tượng để chúng ta hư cấu, mà thông qua đó gởi gấm tâm sự của mình, hay phê phán hoặc giáo dục thói hư tật xấu của xã hội. Phật, Bồ-tát và thánh tăng là những mẫu người toàn thiện của xã hội, những bậc vĩ nhân của nhân loại (chứ không phải của chủ nghĩa lý tưởng hóa). Các ngài là những con người lịch sử thật. Các đóng góp về đạo đức và trí tuệ của các ngài cho nhân loại là những sự thật lịch sử không phủ nhận được. Những người cầu tiến bộ về đời sống đạo đức và tâm linh phải học hỏi ở các ngài. Do đó, người làm công tác văn học không nên tùy tiện đem các ngài ra mà mua bán, mà giễu cợt với một thái độ trịch thượng với dụng ý kích bác và vu khống. Phật và Bồ-tát không những không thể có các thói hư thế tục đó mà các ngài là những người đã giáo dục cuộc đời từ bỏ chúng. Do đó không thể tô đen các ngài để giáo dục xã hội. Bởi lẽ chính các ngài bằng hành động, lời nói và ý nghĩ đã để lại nhiều bài học đạo đức vô giá để cho toàn nhân loại học hỏi và trau dồi.

    Tôi cho rằng Ngô Thừa Ân đã xúc phạm một cách trịch thượng đến đức Phật, các vị Bồ-tát và các vị thánh tăng, khi ông bất chấp dư luận, dựng lên một tình tiết trái ngang "tồi" như trên. Nếu Ngô Thừa Ân biết hư cấu một vị Hòa thượng tu đến cuối cuộc đời, chỉ vì tham vọng cưỡng đoạt y bát của Ðường Tăng mà gây ra thảm họa thiêu hủy ngôi đại Già-lam và cuối cùng phải bị chết thiêu một cách tàn khốc; nếu Ngô Thừa Ân biết hư cấu một nhà sư chỉ vì đam mê sắc đẹp của yêu tinh Ngọc Thố mà phải bị yêu tinh này giết chết lúc nửa đêm, và nhiều hư cấu khác có thể chấp nhận được trong cuộc sống v.v... thì tại sao Ngô Thừa Ân không biết hư cấu những vị "phàm tăng" nào đó trông coi hay cận phụ Linh Sơn Tự đã bày trò "đúc lót" bốn thầy trò Ðường Tăng thì có phải khả dĩ chấp nhận hơn không? Vì đó có thể là chuyện đời thường, có thể xảy ra ở bất kỳ nơi nào, và ở bất kỳ con người nào chưa dứt trọn vẹn lòng tham lam, ích kỷ, Ðây là mà điều đức Phật dạy không chỉ mang lại kết quả xấu xa, bất hạnh cho mình mà còn cho người khác, không chỉ ở đời nay mà còn ở đời khác nữa. Những điều gì mà đức Phật khuyên người ta nên từ bỏ, xa lìa thì Ngô Thừa Ân lại đem những cái đó gán lên đức Phật. Như vậy mục đích của Ngô Thừa Ân nhằm vào đâu: truyền bá đạo đức hay chống lại đạo đức? Dĩ nhiên câu trả lời là chống lại đạo đức Phật giáo. Mục đích giáo dục của Ngô Thừa Ân nếu có thông qua truyện cũng đã trở nên vô nghĩa, khi ông dựng lên cái trò quái gỡ ở đoạn cuối của truyện: Phật Tổ hối lộ một cách trắn trợn lại còn lên tiếng mắng Tôn Ngộ Không, khi chú khỉ này đòi làm lớn chuyện:

    "Nhà ngươi chớ nói ồn lên! Chuyện hai người đó [Ca-diếp và A-nan] đòi lễ bọn ngươi, ta đã biết rồi. Có điều là kinh không phải ai cũng cho, mà cũng không thể lấy không được..." và "chỉ lấy được của nhà ấy ba đấu, ba thăng vàng cốm đêm về, ta còn bảo bọn họ bán quá rẽ, con cháu đời sau lấy tiền đâu mà dùng!"

    Ðể làm cơ sở cho việc Phật tổ chủ mưu hối lộ, Ngô Thừa Ân còn dựng chuyện Ðường Tăng đã chấp nhận thủ tục "đầu tiên" để lấy được các loại kinh có chữ:

    "Lũ hạ thần biết rằng Phật tổ biết rõ việc hai tôn giả đòi ăn lễ, đành phải đem cái bát tộ bằng vàng tía vua ban biếu họ, họ mới chịu truyền bộ chân kinh có chữ."

    Có thể khẳng định rằng mục đích bôi nhọ này đã được Ngô Thừa Ân định hướng ngay từ đầu truyện hư cấu của ông. Bởi vì theo quy định của Phật người tu sĩ Phật giáo không được sử dụng bát bằng vàng. Ở đây, Ngô Thừa Ân dựng lên sự kiện vua Ðường Thái Tông tặng cho ngự đệ Huyền Trang mới kết nghĩa của mình một cái bát bằng vàng, để rồi mấy chục hồi sau mới có chuyện có phẩm vật quý để đúc lót kẻ hối lộ.

    Xem Tây Du Ký nếu những cái hay, cái độc đáo, cái ly kỳ của nó chúng ta khen ngợi thì những cái phi lý của nó nhất là cái phản đạo đức, phản giáo dục, đi ngược lại sự thật thì chúng ta phải thẳng thắn lên án, nếu chúng ta không muốn để mặc tình cho thế giới hư cấu của Tây Du Ký cũng như tên tuổi của Ngô Thừa Ân đã bao đời được các nhà văn học nhận định, đánh giá một cách a dua theo kiểu "thấy ai sang bắt quàng làm họ" đi vào ngỏ cụt của bế tắt, của sự phản lại đạo đức cuộc sống.

    Tháng 7 năm 1989
    Thích Nhật Từ

  2. #2

    Mặc định

    Theo ý kiến của tiểu đệ thì bộ truyện Tây Du Ký là một tác phẩm văn học hư cấu không có thật, chuyện Ngài Tam Tạng Trần Huyền Trang đời Đường qua Ấn Độ thỉnh kinh theo lịch sử thật thì được ghi lại trong Quyển Đại Đường Tây Vức Ký do ngài Pháp Sư Trần Huyền Trang ghi lại sau khi qua Ấn Độ tu học và thỉnh Kinh sách về Trung Quốc để biên dịch sang tiếng Hán.
    Quý vị nào muốn đọc và tham khảo thì vào link này nhé.
    http://zencomp.com/greatwisdom/uni/u-tayvucky/00.htm

  3. #3

    Mặc định

    "Xem Tây Du Ký nếu những cái hay, cái độc đáo, cái ly kỳ của nó chúng ta khen ngợi thì những cái phi lý của nó nhất là cái phản đạo đức, phản giáo dục, đi ngược lại sự thật thì chúng ta phải thẳng thắn lên án, nếu chúng ta không muốn để mặc tình cho thế giới hư cấu của Tây Du Ký cũng như tên tuổi của Ngô Thừa Ân đã bao đời được các nhà văn học nhận định, đánh giá một cách a dua theo kiểu "thấy ai sang bắt quàng làm họ" đi vào ngỏ cụt của bế tắt, của sự phản lại đạo đức cuộc sống."

    VÀNG là vật ngoài thân có thể cho là vật quý nhất của con người. Cầu Đạo Thỉnh Kinh để có trí tuệ, vô minh diệt tìm được "viên ngọc" quý nhất trong mình mà còn bo bo giữ cái Bát Vàng. Phải chăng Ý nghĩa của truyện cho chúng ta biết bốn Thầy trò Ngài Đường Tam Tạng mới đi được từ TỪ, BI VÀ HỶ CÒN TÂM XẢ vẫn chưa thành nên mới có việc Nhắc khéo về cái Bát Vàng.

  4. #4

    Mặc định

    Xem Tây Du Ký coi như một chuyện kể cổ tích hay.

    Khi Tôn Ngộ Không chưa gặp Phật Pháp thì sử dụng Thần Thông của mình rất tùy tiện và theo tình cảm bộc phát, ý thích tùy tiện cá nhân. Đến lúc gặp Nạn lại là Phúc đến, nhờ Phật Quan Âm truyền cho câu chú Án Ma Ni Bát Di Hồng, tu 500 năm liền chuyên trì niệm, ngũ hành chuyển vận khai lục thông, kết duyên Phật pháp. Ấy là thời điểm phát tâm thành Hộ Pháp.

    Có thể ví bốn Thầy trò Đường Tam Tạng biểu hiện bốn đức tính trong mỗt con người. Ba đệ tử như tam độc: tham sân si. Quá trình qua Tây Trúc thỉnh Kinh là quá trình tu luyện đấu tranh nội tâm trước nghịch cảnh và cám dỗ cuộc đời để Thân Tâm được Thanh Tịnh. Muốn Tìm được (chứng ngộ) Chân lý phải buông xả vật chất và tình cảm yêu ghét cá nhân. Ngài Đường Tam Tạng giữ bát vàng không phải vì nó bằng Vàng mà muốn lưu giữ tình cảm của Vua Đường dành cho mình.

    Theo dõi diễn biến câu chuyện chúng ta thấy phảng phất bức tranh xã hội, bối cảnh lịch sử Tây Du Ký phác họa.
    Last edited by phapvan; 07-11-2007 at 09:51 PM.

  5. #5

    Mặc định

    "Nhà ngươi chớ nói ồn lên! Chuyện hai người đó [Ca-diếp và A-nan] đòi lễ bọn ngươi, ta đã biết rồi. Có điều là kinh không phải ai cũng cho, mà cũng không thể lấy không được..." và "chỉ lấy được của nhà ấy ba đấu, ba thăng vàng cốm đêm về, ta còn bảo bọn họ bán quá rẽ, con cháu đời sau lấy tiền đâu mà dùng!"

    Lời Phật Tổ dạy thật sâu xa. Người Ấn Tống Kinh điển được vô lượng phước đức. Còn đem Kinh để mua bán trao đổi Phật pháp, thì con cháu đời sau bạc phước là phải rồi. Việc Cúng Dường Tam Bảo là tự nguyện của người cầu đạo. Đức Phật khen Ca-diếp và A-nan thật Từ Bi khi khai ngộ cho bốn thầy trò Đường Tam Tạng về hạnh Xả.

  6. #6

    Mặc định

    Đọc xong "Tây du ký sự chống lại đạo đức" mà mình thấy tội nghiệp người đã viết nên những lời ấy....Cái "biết" của người viết chỉ đến vậy...Tại sao 2 tôn giả Ca-diếp và A-nan muốn lấy cái bát bằng vàng của thầy trò Đường Tăng? Đó chẳng qua là vì Đường Tăng còn chấp đó là cá bát của ông ấy, vì cái ngã còn, nên 2 tôn giả muốn "diệt" luôn cái ngã ấy...Mô phật Truyện Tây Du Ký đọc mà hiểu như thế kia thì ..........

  7. #7

    Mặc định Người Mù xem Voi

    Đừng vội vả kết luận một chuyện gì , khi nhìn một góc phiến diện !
    Danh lợi trên đời như Áng Phù Vân "

    (Hãy nhìn Vũ Trụ lúc về đêm , để biết mình " nhỏ bé " như thế nào ! )
    Học Trò .

  8. #8

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi học trò Xem Bài Gởi
    Đừng vội vả kết luận một chuyện gì , khi nhìn một góc phiến diện !
    Y theo Kinh Luật Luận của Phật và các Ngữ Lục của Chư Tổ làm thước đo thì Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân vốn chỉ là tiểu thuyết đọc chơi cho vui mà thôi.

    Xưa nay chỉ thấy nói người tu Thiền do đọc Kinh Luật Luận của Phật và các Ngữ Lục của Chư Tổ mà Kiến Tánh Ngộ Đạo chứ chưa nghe thấy ai đọc Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân mà Kiến Tánh Ngộ Đạo cả.
    Lobsang Nyma

    Om Mani Padme Hum

  9. #9

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi TheA Xem Bài Gởi
    Đọc xong "Tây du ký sự chống lại đạo đức" mà mình thấy tội nghiệp người đã viết nên những lời ấy....Cái "biết" của người viết chỉ đến vậy...Tại sao 2 tôn giả Ca-diếp và A-nan muốn lấy cái bát bằng vàng của thầy trò Đường Tăng? Đó chẳng qua là vì Đường Tăng còn chấp đó là cá bát của ông ấy, vì cái ngã còn, nên 2 tôn giả muốn "diệt" luôn cái ngã ấy...Mô phật Truyện Tây Du Ký đọc mà hiểu như thế kia thì ..........
    Nếu đã lấy Bát Vàng rồi sao lại đưa kinh không chữ nhỉ ?

  10. #10

    Mặc định

    Cái này hơi bị tiêu cực à nhà, đã là tu hành tứ đại giai không, sao còn chấp trước văn tự bát vàng, hay hối lộ. Nếu nghĩ cúng dường luôn cái bát đó thì sao nhỉ?

  11. #11

    Mặc định

    Phức Tạp Quá
    :praying:2OM AH HUM:praying:2

  12. #12

    Mặc định

    :)) cái ông THANHBC nhận xét vô cùng tinh tường, nhưng mà quên đi 1 điểm đó là giá trị thời đại. Thời của Tây Du Kí là thời Đường ( và sự thật ai cũng biết là chỉ có Pháp Sư Trần Huyền Trang sang ẤN ĐỘ để học đạo và thỉnh kinh), thời Phật giáo Trung Hoa phát triển cực thịnh, người người làm sư ( vậy xin hỏi lấy ai làm công việc hàng ngày nữa? ) tác giả Ngô Thừa Ân viết truyện này là 1 tác phẩm bất hủ vì đã kết hợp được giữa yếu tố Thực tế ( pháp sư Trần Huyền Trang) và yếu tố thời đại ( con khỉ, con lợn yêu tinh cũng làm sư được...và sau đó chúng đều thành con cháu nhà Phật, từ đó suy ra ai cũng có thể làm sư vậy sư đó là sư gì ạ? chắc chắn sẽ có những kẻ đội lốt sư rồi :D ) nói tóm lại tôi vẫn thấy truyên Tây Du Ký là 1 tác phẩm tuyệt vời và những nhận xét của ông THANHBC là quá hà khắc...

  13. #13

    Mặc định Xem lại Tây Du Ký

    Xin được góp thêm một vài ý kiến. Nếu các huynh đệ và các bác, các chú có để ý ở cuối bài của ông ThanhBC thì đây là tác phẩm của sư Thích Nhật Từ (hiện nay đang là trụ trì chùa Giác Ngộ- Sài Gòn). Tôi cũng đã từng đọc bài này trên một website do Nhật Từ xây dựng và đang làm admin.

    Theo ý kiến của tôi, thì xét về mặt văn học, Tây Du Ký là một trong những tác phẩm rất có giá trị. Tuy nhiên, về mặt Phật Học, những điểm mà Ngô Thừa Ân (NTA) đã nêu ra (và sau đó bị Nhật Từ phê phán một cách rất cay cú và khắc nghiệt) có vẻ xúc phạm khá nhiều đến các tăng sĩ Phật Giáo và cả bản thân Đức Phật. Tuy nhiên, cần phải nhìn nhận thực tế là NTA đã hư cấu toàn bô những chi tiết trên nhằm đả kích những sự thối nát trong xã hội thời Đường ( ví dụ việc A Nan và Ca Diếp đòi của hối lộ chính là hình ảnh của giới quan lại cao cấp), chứ không phải để đả kích hay nói xấu đạo Phật như nhiều người đã cố tình chụp mũ cho NTA.

  14. #14

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Mai Vy Xem Bài Gởi
    Xin được góp thêm một vài ý kiến. Nếu các huynh đệ và các bác, các chú có để ý ở cuối bài của ông ThanhBC thì đây là tác phẩm của sư Thích Nhật Từ (hiện nay đang là trụ trì chùa Giác Ngộ- Sài Gòn). Tôi cũng đã từng đọc bài này trên một website do Nhật Từ xây dựng và đang làm admin.

    Theo ý kiến của tôi, thì xét về mặt văn học, Tây Du Ký là một trong những tác phẩm rất có giá trị. Tuy nhiên, về mặt Phật Học, những điểm mà Ngô Thừa Ân (NTA) đã nêu ra (và sau đó bị Nhật Từ phê phán một cách rất cay cú và khắc nghiệt) có vẻ xúc phạm khá nhiều đến các tăng sĩ Phật Giáo và cả bản thân Đức Phật. Tuy nhiên, cần phải nhìn nhận thực tế là NTA đã hư cấu toàn bô những chi tiết trên nhằm đả kích những sự thối nát trong xã hội thời Đường ( ví dụ việc A Nan và Ca Diếp đòi của hối lộ chính là hình ảnh của giới quan lại cao cấp), chứ không phải để đả kích hay nói xấu đạo Phật như nhiều người đã cố tình chụp mũ cho NTA.
    :listen: :023: :).

  15. #15

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Mai Vy Xem Bài Gởi
    Xin được góp thêm một vài ý kiến. Nếu các huynh đệ và các bác, các chú có để ý ở cuối bài của ông ThanhBC thì đây là tác phẩm của sư Thích Nhật Từ (hiện nay đang là trụ trì chùa Giác Ngộ- Sài Gòn). Tôi cũng đã từng đọc bài này trên một website do Nhật Từ xây dựng và đang làm admin.

    Theo ý kiến của tôi, thì xét về mặt văn học, Tây Du Ký là một trong những tác phẩm rất có giá trị. Tuy nhiên, về mặt Phật Học, những điểm mà Ngô Thừa Ân (NTA) đã nêu ra (và sau đó bị Nhật Từ phê phán một cách rất cay cú và khắc nghiệt) có vẻ xúc phạm khá nhiều đến các tăng sĩ Phật Giáo và cả bản thân Đức Phật. Tuy nhiên, cần phải nhìn nhận thực tế là NTA đã hư cấu toàn bô những chi tiết trên nhằm đả kích những sự thối nát trong xã hội thời Đường ( ví dụ việc A Nan và Ca Diếp đòi của hối lộ chính là hình ảnh của giới quan lại cao cấp), chứ không phải để đả kích hay nói xấu đạo Phật như nhiều người đã cố tình chụp mũ cho NTA.
    ... lấy Phật Tổ Như Lai để so sánh với lũ tham quan vô lại ... hết thuốc chữa :confused:
    Thương người quân tử... Hận kẻ bạc tình

  16. #16

    Mặc định

    thưa các huynh , chúng ta là người tu thiền điều quan trọng nhất la cần phải xả , nếu các bác cứ chấp hoài ,bình luân về việc này chẳng có lợi lạc gì cho ta và cho người khác nữa .
    bui_tran xin các bác dừng nên bình luận về vụ này nữa
    các bác nên để thời gian bình luận ấy mà công phu đi
    vì nếu chúng ta tin tưởng vào giáo lý phật đà , chúng ta cần phải tu mà đền ơn phật chứ không phải học phật mà tranh pháp
    chúc các bác luôn tỉnh giác trên đường tu
    Last edited by BUI_TRAN; 06-04-2008 at 08:23 PM.
    Từng ngày cuộc sống đi qua
    Xin cây đạo đức nở hoa trong lòng

  17. #17

    Mặc định

    Đồng ý với Mai Vy. Một kết thúc rất mỉa mai :D so ironic :D

  18. #18

    Mặc định

    Dở hơi ,1 chút kiến thức cũng ko có mà viết bài phản biện âu cũng là phương pháp lăng xê tạo xì căng đan nổi tiếng .Đáng buồn phương pháp này lại được kẻ tu hành dùng đến .Tây du vốn là giáo lý tam giáo 1 nhà ,kim cương pháp hoa của phật cũng chỉ rõ , để chép 1 đoạn cho thấy cái dốt vậy :mà nên nhớ tu đạo muốn đi lên thì tâm phải mở ,những gì mới có thể khác cái đã biết nhưng có khi đó mới là chân lý ,chưa đắc đạo thần thông chưa siêu việt tam giới thì đứng nói khoác !

    Tây Du Kí là do nguyên sơ Long Môn giáo tổ Trường Xuân Khưu chân quân sáng tác. Sách này làm rõ cái lí tam giáo một nhà, truyền đạo Tính Mệnh Song Tu, trong những lỡi nói bình thường có ám tàng thiên cơ, trong những lời đùa cợt có hiển lộ tâm pháp. Chỗ cổ không dám nói, thì chân quân nói ra; chỗ cổ nhân không dám lộ, thì chân quân lộ ra. Một chương một thiên, đều theo những gì thể cố gắng làm được mà viết ra; một từ một ý, đều phát xuất ra từ chân lí thực tiễn trung. Then chốt của tạo hóa, diệu khiếu của tu dưỡng, không gì không tường minh tất cả, có thể nói rút thiên căn mà xuyên quỷ quật, mở sinh môn mà đóng tử hộ, thật là nguyên lưu của hoàn nguyên phản bản, là bậc thang để quy căn phục mệnh. Người hiểu được, là nhà Nho liền có thể thành Thánh, là phật tử liền có thể thành Phật, là đạo nhân liền có thể thành Tiên, không cần chạy mười tám ngàn dặm đường, mà có thể lấy được Tam Tạng chân kinh; bất tất phải chịu tám mươi mốt khổ nạn, mà có thể Cân Đẩu Vân qua; bất tất dùng phép hàng yêu trừ quái, mà một cây Kim Cô Bổng có thể xong

    Vì đi Tây Thiên lấy kinh, diễn giảng tam muội của Pháp Hoa Kim Cương; tứ chúng bạch mã, mở ra thiên cơ của Hà Lạc Chu Dịch; chín chín quy chân, làm rõ ảo diệu của Tham Đồng Ngộ Chân; ngàn ma trăm quái, bổ những sai lầm của dị đoan bàng môn; đi qua các nước khác, chỉ rõ quá trình công phu phải làm thực sự. Tam Tạng thu ba đệ tử và đến Tây Thiên, tức kẻ có thể tận Tính thì phải tu đến Mệnh; ba đồ đệ quy Tam Tạng mà thành chính quả, là kẻ có thể liễu Mệnh còn phải tu Tính; năm Trinh Quán thứ 13 đi Tây Thiên, mười bốn năm quay về Đông Thổ, chữ Trinh-tinh thành này có bí yếu hoàn nguyên; Như Lai tạo Tam Tạng chân kinh, Ngũ Thánh lấy một tạng truyền cho đời, tam ngũ có thần công hợp nhất; toàn bộ yếu chỉ chính tại đây.

    Sách Tây Du là đại đạo do các thánh khẩu khẩu tương truyền, tâm tâm tương ấn. Chỗ cổ nhân không dám nói, thì Khưu tổ nói, chỗ cổ nhân không dám bàn, thì Khưu tổ bàn, đại lộ thiên cơ, quan hệ cực lớn. Sách này ở đâu, đều có Thiên Thần bảo hộ, người đọc cần rửa tay đốt hương, mới thành kính mở ra mà đọc. Nếu thấy mệt mỏi hay buồn bã, liền đóng sách lại cất trên cao, không được tiết mạn. Người biết điều này mới có thể đọc Tây Du.

    Tây Du lập ngôn, có vẻ giống với thiền cơ, mà chỗ dụng ý của nó, tất cả đều ở ngoài lời, hoặc ẩn ở trong lời tục thường nói, hoặc gửi vào trong núi non nhân vật, hoặc trong một nụ cười một câu tếu mà phân ra tà chính, hoặc trong một câu một chữ mà phân ra chân giả, hoặc mượn giả để rõ chân, hoặc theo chính để đánh đuổi tà, thiên biến vạn hóa, thần xuất quỷ mạt, cực khó dò lường, học giả cần phải nghiên cứu cực sâu sắc, không ở trong câu chữ mà gãi ngứa ngoài giày. Người biết điều này mới có thể đọc Tây Du.

    Sách Tây Du là sách của thần tiên, chẳng giống với sách của tài tử văn nhân. Sách của tài tử thì luận thế đạo, như chân mà thực là giả; sách của thần tiên bàn về thiên đạo, như giả mà thực là chân. Sách của tài tử thì coi trọng lời văn, từ hay mà lí nông; sách của thần tiên coi trọng ý tứ, lời giản dị mà lí thâm sâu. Người biết điều này mới có thể đọc Tây Du.

    Sách Tây Du quán thông cái lí tam giáo một nhà, ở Phật thì là Kim Cương Pháp Hoa, ở Nho thì là Hà Lạc Chu Dịch, ở Đạo thì là Tham Đồng Ngộ Chân, cho nên dựa vào việc đi Tây Thiên lấy kinh, mà phát lộ ra bí mật của Kim Cương Pháp Hoa, dựa vào cửu cửu quy chân , làm rõ chỗ bí hiểm của Tham Đồng Ngộ Chân, dựa vào thầy trò Đường Tăng, mà diễn giả nghĩa của Hà Lạc Chu Dịch. Người biết điều này mới có thể đọc Tây Du.

    Sách Tây Du mỗi án có ý của mỗi án, mỗi hồi có ý của mỗi hồi, mỗi câu có ý của mỗi câu, mỗi chữ có ý của mỗi chữ, chân nhân ngôn bất không phát, tự bất hư hạ, độc giả cần phải hành hành trứ ý, cú cú lưu tâm, một chữ cũng không được coi thường bỏ qua. Người biết điều này mới có thể đọc Tây Du.

    Sách Tây Du nói hết về thế pháp đạo pháp, nói hết về thiên thời nhân sự, cho đến phương pháp học đạo, phương pháp tu hành ứng thế, không gì không nói rõ. Là đệ nhất kỳ thư trong Đan kinh cổ kim. Người biết điều này mới có thể đọc Tây Du.

    Sách Tây Du có phép chuyển sinh sát, đạo trộm tạo hóa, Tiên Thiên-trước trời mà trời không trái, Hậu Thiên-sau trời mà theo thiên thời, phi nhất thiết chấp tâm trứ ý, ngoạn không tịch diệt chi sự. Người học cần phải không chấp tâm viên ý mã, ảo thân nhục nang, nên từ chỗ vô hình vô tượng, phân biện ra một cái chân thật diệu lí, mới không là uổng phí công phu. Người biết điều này mới có thể đọc Tây Du.

    Đi Tây Du để lấy chân kinh là lấy chân kinh của Tây Du, chứ không phải có riêng chân kinh ở ngoài sách Tây Du mà lấy, chẳng qua là mượn việc Như Lai truyền kinh để truyền Tây Du vậy. Có thể hiểu Tây Du, thì Tam Tạng chân kinh của Như Lai ở đó vậy. Người biết điều này mới có thể đọc Tây Du.

  19. #19

    Mặc định

    Thầy tôi nói với tôi : ông nên đọc sách, xem một bộ Tây Du Kí cũng đủ. Lại nói : Ngộ Không là ngộ thủ chân không. Ngộ chân là ngộ thủ chân dương trong chân không vậy. Phải hết sức không, mà sau mới khế với đức chẳng không, tức là quyền ngộ chân vậy.

    Thầy mới nói : ông biết đường đến của Tôn Ngộ Không hay không? Vốn xuất sanh từ Đông Thắng thần châu, học đạo ở Tây Ngưu hạ châu , về sau xưng Tề Thiên Đại Thánh, đã từng đánh nhau với Nhị Lang chân quân, bị Lão quân một lần đem về thiên thượng, bỏ vào trong lò, muốn nói điều gì ?
    Ta nói không biết được lý ấy
    Thầy nói : Tôn Ngộ Không từ Đông Thắng thần châu xuất thế, là “Kim công bổn thị đông gia tử ”. Đến Tây Ngưu hạ châu học đạo, là “Tống vãng tây lân kí thể sanh”. Khi Tổ thầy nói : Ngươi quay về đi ! Ngộ Không nói : Dạy tôi được mà ? Biết đi về đâu ? Tổ thầy nói : Ngươi đã từ nơi nào đến thì về chốn ấy. Ngộ Không tức thời tỉnh ngộ, một bước nhảy ngay về hoa quả sơn, tức “Nhận đắc hoán lai quy xá dưỡng ”.

    Đây là những điều tây du ẩn dụ ,còn có cực nhiều nữa có chép ở các sách khác ,đặc biệt cuốn "tây du nguyên chỉ" của lưu nhất minh sư tổ có nói tới từng chương rõ ràng ,luận rõ bàng môn tả đạo ,chân tính chân không đều nói rõ ,áo lý ảo diệu của đạo đều nằm trong đó .

    Hy vọng người đọc trân trọng ,tây du chính là kì thư trong kì thư ,bảo điển trong bảo điển vậy!

  20. #20
    Moderator
    Gia nhập
    May 2008
    Nơi cư ngụ
    Vong Ưu Cốc
    Bài gởi
    1,823

    Mặc định

    TRUYỆN TÂY DU

    Tây Du Ký tức là Truyện Tây Du, là một bộ truyện thần thoại của người Tàu, căn cứ trên sự kiện lịch sử có thật là Đại sư Trần huyền Trang đời nhà Đường, pháp danh là Tam Tạng, từ Trung hoa đi theo đường bộ đến nước Ấn Độ để thỉnh Tam Tạng Kinh của Phật giáo đem về nước Trung hoa truyền bá đạo Phật.

    Truyện nầy do Ông Ngô thừa Ân viết ra theo cốt truyện “Tây Du Ký của Dương chí Hòa”, có chỉnh đốn và thêm thắt nhiều tình tiết dí dỏm, khéo léo hấp dẫn độc giả.

    Ngô thừa Ân là một học giả vào thời nhà Minh bên Tàu, tên tự là Nhữ Trung, hiệu là Xạ Dương Sơn nhân, sanh khoảng năm 1500 tại phủ Hoài An huyện Sơn Dương (nay thuộc tỉnh Giang Tô), mất năm 1582, đời vua Thần Tông nhà Minh, niên hiệu Vạn Lịch thứ 10.

    Ngô thừa Ân viết Tây Du Ký vào những năm cuối đời của Ông.....
    Đấng Ngọc Hoàng Thượng Đế, Đức Thái Thượng Lão Quân, Đức Thái Bạch Kim Tinh và các vị Tiên, gần như bị ngòi bút của tác giả Ngô thừa Ân phàm hóa, không đủ tài phép để trị một Tề Thiên Đại Thánh làm loạn Thiên cung, bị Tề Thiên đánh cho chạy dài, phải cầu cứu Đức Phật Thích Ca ở cõi Cực Lạc Thế giới. Đức Phật sang mới có pháp thuật cao để trị Tề Thiên Đại Thánh, bắt Tề Thiên đè dưới Ngũ Hành Sơn 500 năm. Sau đó Đức Quan Âm Bồ Tát dùng niền Kim Cô giao cho Tam Tạng niền đầu Tề Thiên thì mới điều khiển được Tề Thiên như ý muốn
    Last edited by mynhan; 11-05-2008 at 08:44 AM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •