kết quả từ 1 tới 8 trên 8

Ðề tài: xin cho con hoi

  1. #1

    Mặc định xin cho con hoi

    luc con hoc phuong phap mac niem de niem phat tieng niem phat con nghe va de y' trong tam ko duoc ro rang xin cac thay hoan hy chi cho con phuong phap nghe duoc tieng niem phat trong tam khi mac niem con xin cam on cac that a.

  2. #2

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi doanphi Xem Bài Gởi
    luc con hoc phuong phap mac niem de niem phat tieng niem phat con nghe va de y' trong tam ko duoc ro rang xin cac thay hoan hy chi cho con phuong phap nghe duoc tieng niem phat trong tam khi mac niem con xin cam on cac that a.
    Chào em:
    Có lẽ tâm của em còn bị tán loạn rất nhiều nên không thể tập chung vào câu Phật hiệu, vậy thì phải cố gắng nhiều hơn, em nên tìm một nơi nào đó vắng lặng mỗi khi niệm Phật sẽ giúp cho em nhiếp tâm dễ dàng hơn. Khi đã quen rồi lúc đó em có hành trì ở chỗ nào cũng không còn là điều quan trọng nữa. Hiện nay tôi chỉ niệm 4 chữ A Di Đà Phật, niệm 4 chữ giúp cho tôi nhiếp tâm rất dễ dàng, hiện tại như bây giờ lúc nào tôi muốn nghe câu Phật hiệu vang lên trong tâm của mình đều được như ý, nếu không muốn nghe nữa thì tôi niệm bình thường. Em hãy cố gắng công phu niệm Phật cho tinh tấn thì một thời gian nữa sẽ được như ý thôi.

    Vài lời chia sẻ cùng với em :ciao:, chúc em luôn tinh tấn.

    NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
    QUY MẠNG LỄ A DI ĐÀ PHẬT
    Ở PHƯƠNG TÂY THẾ GIỚI AN LÀNH
    CON NAY XIN PHÁT NGUYỆN VÃNG SANH
    CÚI XIN ĐỨC TỪ BI TIẾP ĐỘ!

    www.tinhdo.net

  3. #3

    Mặc định

    Chào bạn mình có vài lời chia sẻ cùng bạn
    Trong kinh Tiểu bổn A Di Đà, đức Phật có dạy: "Muốn được vãng sanh về Tịnh Độ của đức Phật A Di Đà, người tu phải đáp ứng đủ ba điều kiện dưới đây:

    1. Phước đức và căn lành phải lớn (Nguyên văn: Bất khả dĩ thiểu thiện căn phước đức nhân duyên đắc sanh bỉ quốc).

    2. Niệm Phật cho được "Nhất tâm bất loạn" từ một ngày cho tới 7 ngày, (Nguyên văn: Chấp trì danh hiệu, nhược nhứt nhựt, nhược nhị nhựt, nhược tam nhựt, nhược tứ nhựt, nhược ngũ nhựt, nhược lục nhựt, nhược thất nhựt "Nhất tâm bất loạn").

    3. Khi sắp lâm chung tâm không điên đảo. (Nguyên văn: Kỳ nhân lâm mạng chung thời. A Di Đà Phật dữ chư Thánh chúng hiện tại kỳ tiền, thị nhân chung thời, tâm bất điên đảo (= không loạn động), tức đắc Vãng sanh A Di Đà Phật, Cực Lạc quốc độ)".

    Để đáp ứng cho một trong ba điều kiện nêu trên chúng ta cần chú ý phương pháp niêm phật sau đây là 1 phương pháp niệm phật của tăng ni hải ngoại chia sẻ cùng các bạn
    1. Ngồi kiết già hay bán già hoặc xếp bằng.

    2. Hai mắt nhắm lại (vừa khít thôi).

    3. Không quán tưởng.

    4. Không nhớ đến Phật và Bồ Tát.

    5. Không lần chuổi.

    6. Trong tâm liên tục mặc niệm (niệm thầm trong tâm) bốn chữ "A Di Đà Phật" hay sáu chữ "Nam mô A Di Đà Phật", mỗi chữ khoảng 1 giây đồng hồ.

    7. Trong khi đang mặc niệm bốn chữ A Di Đà Phật, người tu dùng con mắt tâm (tâm nhãn) quan sát trong thân (từ hai vai xuống tới rún) xem coi bốn chữ A Di Đà Phật khởi lên ở chỗ nào. Khi nước tâm (tâm thủy) lóng trong, người tu sẽ thấy được Điểm Niệm Phật (chỗ 4 chữ A Di Đà khởi lên).



    (Chú ý: Nếu người tu mặc niệm vài ba câu rồi ngừng lại để tìm Điểm Niệm Phật thì không thể thấy được, vì Điểm Niệm Phật đã tan rồi. Phải vừa mặc niệm vừa tìm, mới thấy được).

    8. Khi thấy được Điểm Niệm Phật rồi, người tu tập trung sự CHÚ Ý (CON MẮT TÂM) nhìn thẳng ngay vào Điểm Niệm Phật, giống như con mèo rình chuột vậy, không được lơi lỏng.

    9. Trong khi vừa mặc niệm vừa chú ý, vừa chú ý vừa mặc niệm một cách miên mật (như mèo rình chuột), người tu sẽ phát hiện có ý nghĩ này hay ý nghĩ nọ (tạp niệm) khởi lên xen vào, thì nên biết rằng mình niệm Phật chưa được "Nhất tâm bất loạn".

    10. Để được "Nhất tâm bất loạn", người tu chỉ cần Chú ý kỹ và mạnh hơn một chút, rồi một chút nữa (cái khéo của người tu nằm tại chỗ này) cho đến khi nào thấy không có một ý nghĩ nào khởi lên hay xẹt ra được nữa, chỉ còn lại 4 chữ A Di Đà Phật mà thôi. Như vậy, là niệm Phật được "Nhất tâm bất loạn" rồi đấy. (Chú ý: Đừng chú ý mạnh quá, sau khi nghỉ dụng công sẽ nặng đầu).



    Pháp niệm Phật này còn có tên khác là "Pháp cột tâm một chỗ" (Chế tâm nhứt xứ) dù là người mới bắt đầu lần thứ nhất, chỉ cần một thời gian ngắn là có thể đạt đến chỗ "Nhất tâm bất loạn".

    Pháp này có hai tác dụng: thu hút vọng tưởng tạp niệm và tẩy rửa tâm linh sạch sẽ. Do đó, người mới bắt đầu tu tập mỗi lần dụng công chừng nửa giờ (30 phút), ngày vài lần, cộng chung lại khoảng hai, ba tiếng đồng hồ là được. Còn những người đã từng ngồi được từ một tiếng đồng hồ trở lên, thì mỗi lần dụng công từ 50 đến 60 phút, tổng cộng đúng 3 giờ hay 4 giờ, dành cho một ngày.

    Đã có rất nhiều người nhờ tu pháp này mà được lợi ích thiết thực trong việc tu hành được vãng sanh bằng chứng là Lưu Lại Xá lợi nhân chứng là pháp sư Thích Quan Tịnh http://www.tamlinh.net/tayphuongduky/tayphuong.html Nếu như có vị nào không tin, hãy thử tu thử vài tuần lễ xem sao, vì đâu có tốn đồng xu cắc bạc nào mà sợ Khi Về già người ta ko đủ sức khỏe nửa tự khác sẻ lo âu ko biết đi về đâu vì lúc ấy họ sẻ nghỉ tới những tội lỗi của mình khi họ được khai thị niêm phật thì họ biết là sẻ trừ được tội lỗi và vãng sanh tây phương họ sẻ an vui mà niệm phật trong suốt quản đời còn lại ấy là linh ấn khi niệm phật đó mình đã từng thử với ông bà của mình rồi vài lời chia sẻ
    Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A DI Đà Phật
    Last edited by quocbao; 25-08-2008 at 07:38 AM.
    Đệ tử sở tạo chư ác nghiệp,
    Giai do vô thỉ tham, sân, si,
    Tùng thân, ngữ, ý, chi sở sanh,
    Nhứt thiết ngã kim giai sám hối,

  4. #4

    Mặc định

    Mình gởi bài kinh khai thi niệm phật cho bạn
    Đệ tử sở tạo chư ác nghiệp,
    Giai do vô thỉ tham, sân, si,
    Tùng thân, ngữ, ý, chi sở sanh,
    Nhứt thiết ngã kim giai sám hối,

  5. #5

    Mặc định

    trước tiên niệm phật muốn được nhất tâm phải thực hành pháp quán và đếm hơi thở.
    1. muốn quán được danh hiệu phật a di đà thì phải giữ chữ A cho chắc. khi niệm thì câu niệm phật như một vòng tròn nếu để câu niệm phật tự ra tự vào mà hành giả kio tự quán bít thì sẽ ko tập trung được vì thế khi niệm bao giờ cũng tập trung vào chữ A. nghe rõ, niệm rõ và biết rõ
    2. nhiếp niệm danh hiệu phật theo hơi thở. mỗi hơi thở hít vào là một câu niệm, thở ra là một câu niệm, kô thở gấp mà thở điều hòa danh hiệu phật cũng theo đó mà ra vào như hơi thở khi đo hành giả sẽ tự biết, tự nghe lại dnah hiệu phật mà ko bị tán loạn hay hôn trầm.
    3. ban đầu khi mới niệm phật thì nên lần chuỗi. mỗi hạt khi niệm thì bấm vào chữ A ma lần. chuỗi giống như một cây gậy vậy, hành giả leo núi muốn đến đỉnh cần phải có cây gậy làm phương tiện. khi đã niệm được thành thục rồi thì ko cần niệm chuỗi nữa.
    4. để được nhất tâm khi niệm phật ko nhất thiết phải ngồi yên 1 chỗ mà có thể đi kinh hành, hoặc đi tới đi lui để tránh bị hôn trầm hay tán loạn. niệm phật ko nhất thiết phải theo hình thức mà ở chỗ hành giả có buộc tâm mình vào dnah hiệu phật ko thôi. nên cố gắng lên nhé.

  6. #6

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi doanphi Xem Bài Gởi
    luc con hoc phuong phap mac niem de niem phat tieng niem phat con nghe va de y' trong tam ko duoc ro rang xin cac thay hoan hy chi cho con phuong phap nghe duoc tieng niem phat trong tam khi mac niem con xin cam on cac that a.
    Rubi chào huynh doanphi, có đôi lời trao đổi vơi huynh về pháp môn Tịnh Độ.
    Nếu huynh chưa xem kinh Niệm Phật BaLaMật thì mời huynh vào linh sau để xem nhé=>link Kinh Niệm Phật Ba La Mật

    Trong link trên là một blog, trong blog đó có 7 phẩm trong Kinh Niệm Phật Ba La Mật. Huynh cũng có thể tìm thấy Kinh này tại các trang Phật Học trên mạng.

    Theo trong kinh nói, Niệm Phật thì phải niệm cho đủ câu, tức là câu niệm có 3 phần:
    1 là Nam mô
    2 là A Di Đà
    3 là Phật

    Tiếp, xem trong cuốn Hương Sen Vạn Đức của Hòa Thượng Thích Trí Tịnh thì thấy cách niệm có phần thay đổi gần với âm Phạn để dễ niệm hơn. Tức là Nam Mô A Di Đà Phật niệm đúng hơn là:
    1 là Nam Mô
    2 là A Mi Đà
    3 là Phật
    Cách niệm có chút thay đổi như trên cũng đã được Hòa Thượng chứng nghiệm cảm ứng, nội dung chi tiết trong cuốn Hương Sen Vạn Đức.

    Niệm Phật đến mức nhất tâm bất loạn đối với người mới niệm thì hơi khó. Cho nên cần phải nghiên cứu thêm nhiều, chăm đọc kinh sách để tăng thêm trí lực và tín lực thì niệm lực sẽ được tăng mạnh.

    Thêm phần luận về câu Nhất Tâm Bất Loạn, nói một cách dễ hiểu hơn là:
    Nhất Tâm là Nhất Niệm Hồng Danh
    Bất Loạn là Vô Niệm Trần Lao
    Thế nào là Nhất Niệm Hồng Danh ? Hồng Danh là danh hiệu Phật. Nhất Niệm là niệm một thứ thôi, niệm một kinh thôi, niệm một chú thôi, hoặc niệm một danh hiệu Phật thôi.
    Thế nào là Vô Niệm Trần Lao ? Trần Lao là chỉ cho các pháp trần gian, các sự vật và các sự kiện gọi chúng là Pháp Trần. Ý Thức bám vào Pháp Trần để mà suy tưởng nên thành thấy có niệm khởi phân tích nơi tâm thức. Sự Phân tích ấy gọi là dính mắc với trần lao, hay gọi là Niệm Trần Lao. Vô Niệm là ý thế nào?
    Niệm là nhớ, Vô là không. Vô Niệm là không nhớ hay là không dính mắc với trần cảnh. Muốn được sự không dính mắc này thì phải có trí tuệ hiểu về trần cảnh và hiểu về tâm niệm:

    -Trần cảnh, trần lao, các pháp là các sự vật có hình có tướng, tuy là có tướng đó nhưng chỉ là giả có, tìm đến bản chất thực của mỗi pháp thì không thể tìm thấy, giống như đem chia Sắc Đại thành nhiều phần nhỏ, chia mãi thì nó thành hư không, nhưng không thể gom hư không lại thành Sắc Đại. Cho nên, cái gì có hình có tướng cho đến tất cả các sự vật sự kiện chỉ thấy nó là Tánh Không, Duyên Hợp Giả Có.
    -Tâm Niệm, niệm khởi phân biệt một cách bất giác. Hoặc thấy rồi sinh ra sự phân biệt, hoặc nhớ rồi tự sinh ra sự nghĩ ngợi. Nhưng bản chất của tư tưởng là niệm này nối tiếp niệm khác, quay tìm lại xem niệm nào là tư tưởng thì không thể tìm được, khi tìm lại tâm niệm thì nó mất tiêu. Cho nên, Tư Tưởng Nhớ Nghĩ cũng là thứ có hình có tướng cũng tức là Tánh của nó là Không, do duyên với Trần Lao nên giả có hiện lên.
    -Trần lao các pháp bên ngoài vốn tự phân biệt, Tánh Giác nơi mỗi chúng sinh hằng hiện tiền tự chiếu soi tất cả và tự phân biệt tất cả. Cho nên không cần khởi tâm phân biệt thêm làm gì nữa, hãy sống với sự tự phân biệt nơi Tánh Giác, không nên khởi niệm phân biệt để che mờ sự trực giác.
    Như vậy, thế nào gọi là Vô Niệm. Vô Niệm là sống với sự tự phân biệt của Tánh giác và không dính mắc với sự tự phân biết ấy. Phân biệt tất cả mà không dính mắc ấy là Vô Niệm.

    Đến đây, có thể hiểu qua được thế nào là Nhất Niệm, thế nào là Vô Niệm.
    Có trí tuệ thì dễ được Vô Niệm.
    Có tín tâm với một Hồng Danh thì dễ được Nhất Niệm.
    Vô Niệm liên quan đến Thiền Tông nhiều.
    Nhất Niệm liên quan đến Tịnh Độ Tông.
    Vô Niệm và Nhất Niệm có thể song song thực hành ấy là Thiền Tinh song tu, giống như Hổ lại có thêm Sừng.
    THANH HÓA ĐỊA LINH
    SẢN SINH LÊ-TRIỆU-NGUYỄN-HỒ
    BAO ĐỜI DỰNG NÊN CƠ NGHIỆP

  7. #7

    Mặc định

    Mỗi khi niệm phật hay đọc kinh tâm của ta phải luôn tĩnh. Tâm tĩnh thì mọi sự sẽ thâm nhâp ý nghĩa của đạo.
    Mỗi khi tâm động thì mọi sự tác động bên ngoài sẽ làm khấy động tâm can không thâm nhập vào mọi ý nghĩa của đạo.
    Trong việc đi chùa cũng như đi chùa niệm kinh, niệm phật không tập trung (Gọi là chia trí) không những ko thậm nhập sẽ rất ảnh hưởng đến tâm mình.
    Trong học võ cũng thế: Nếu ko tập trung có thể tàu hỏa nhập ma
    mỗi khi đi chùa , nhà thờ ta luôn hướng tâm vào nới thờ phật thờ chúa.
    Có đôi dòng suy nghĩ của lão già như vậy có thể không đúng, có thể đúng bạn thông cảm
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH

  8. #8

    Wink

    Trích dẫn Nguyên văn bởi doanphi Xem Bài Gởi
    luc con hoc phuong phap mac niem de niem phat tieng niem phat con nghe va de y' trong tam ko duoc ro rang xin cac thay hoan hy chi cho con phuong phap nghe duoc tieng niem phat trong tam khi mac niem con xin cam on cac that a.


    Mời bạn DoanPhi ghé thăm trang nhà http://niemadidaphat.blogspot.com/ hay http://www.niemadidaphat.co.cc/

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •