Đinh lăng có các tác dụng sau:
Tăng lực trên động vật thí nghiệm và trên người, thân và lá cũng có tác dụng tăng lực nhưng yếu hơn so với rễ.
Bổ, làm tăng cân đối với động vật và người. Thân và lá cũng có tác dụng này. Nhưng yếu hơn.
Làm tăng hiệu lực điều trị của cloroquin trong bệnh sốt sét thực nghiệm trên động vật.
Tăng co bóp tử cung và tăng tiết niệu.
Đinh lăng đã được nghiên cứ và chứng minh có tác dụng nội tiết kiểu oestrogen.

Nước sắc đinh lăng có tác dụng kháng đối với trùng roi Euglena viridis, trùng tiêm mao Paramoecium caudatum và một số động vật nguyên sinh khác trong nước ngâm rơm và nước ao. Nước sắc đinh lăng còn có tác dụng chống choáng phản vệ ở mức độ vừa, bảo vệ được 60% chuột lang qua cơn choáng.

Dựa theo kinh nghiệm dân gian, đinh lăng được áp dụng điều trị bệnh nhận bị lỵ amip cấp. Sau 10 ngày hết triệu chứng lâm sàng, và sau 16 ngày xét nghiệm lại, trong phân hết thể amip thực huyết, hết kén.

Đinh lăng có tác dụng kháng Entamoeba histolytica, làm đơn bào co thành kén và có tác dụng kích thích miễn dịch gây chuyển dạng lympho bào trong thí nghiệm nuôi cấy in vitro.

Đinh lăng đã được nghiên cứu tác dụng kích thích miễn dịch không đặc hiệu trong thí nghiệm gây mẫn cản chuột nhắt bằng hồng cầu cừu. Sau đó 4 ngày, mổ tách tế bào lách và ủ với kháng nguyên trong môi trường. Đếm số tế bào mảng dung huyết và thấy đinh lăng thể hiện tác dụng chống trầm uất theo nghiệm pháp “trạng thái thất vọng”, chống trầm uất. Trong thí nghiệm trên động vật được uống đinh lăng cũng như trong thí nghiệm in vitro, ủ tổ chức não hoặc gan với dịch chiết đinh lăng và sau đó định lượng hoạt độ men MAO, thấy đinh lăng có tác dụng ức chế mạnh hoạt độ men MAO ở não và gan. Đinh lăng còn có tác dụng giảm chứng tăng cholesterol trong máu gây theo cơ chế nội sinh bằng Tween 80.

Dịch chiết đinh lăng còn được thử tác dụng đối với ATPase màng tế bào, và thấy K+ Na+ ATPase đều được kích thích bởi dịch chiết thân, rễ và lá của cây. Đối với ATPase dạng hoà tan, kết quả tương tự như ATPase của màng tế bào. Sự kích thích hoạt tính men của dịch chiết đinh lăng có khả năng đối kháng sự kìm hãm K+ Na+ ATPase của amizanin. Đinh lăng còn có tác dụng kích thích tăng sinh lực ở động vật gây mệt mỏi, tác dụng kéo dài và bền vững.

Tính vị -Công năng
Rễ đinh lăng có vị ngọt, tính bình. Lá vị nhạt, hơi đắng, tính bình. Dược liệu có tác dụng bổ 5 tạng, tiêu thực, tiêu sưng viêm, giải độc, bổ huyết, tăng sữa.
Công dụng
Rễ đinh lăng được dùng làm thuốc bổ tăng lực, chữa cơ thể suy nhược, gầy yếu, mệt mỏi, tiêu hoá kém, phụ nữ sau khi sinh ít sữa. Có nơi còn dùng chữa ho, ho ra máu, đau tử cung, kiết lỵ và làm thuốc lợi tiểu, chống độc.

Lá chữa cảm sốt, mụn nhọt sưng tấy, sưng vú, dị ứng mẫn ngứa, vết thương (giã đắp). Thân và cành chữa thấp khớp, đau lưng. Ngày dùng 1 – 6g rễ hoặc 30 – 50g thân cành dạng sắc thuốc. Có thể dùng rễ khô, tán bột hoặc rễ tươi ngâm rượu uống.

Ở Ấn Độ, đinh lăng được dùng làm thuốc, làm săn và trị sốt. Rễ và lá sắc uống có tác dụng lợi tiểu chữa sỏi thận, sỏi bàng quang, chứng khó tiểu tiện. Bột lá được giã với muối và đắp trị vết thương.
Bài thuốc
Chữa mệt mỏi, biến hoạt động:

Rễ đinh lăng phơi khô thái mỏng 5g, thêm 100ml nước đun sôi trong 15 phút, chia 2 – 3 lần uống trong ngày.
Chữa sốt lâu ngày, nhứt đầu, háo khát, ho, đau, tức ngực, nước tiểu vàng:

Đinh lăng tươi (rễ, cành) 30g, lá hoặc vỏ chanh 10g, vỏ quýt 10g, sài hồ (rễ, lá, cành) 20g, lá tre tươi 20g, cam thảo dây hoặc cam thảo đất 30g, rau má tươi 30g, chua me đất 20g. các vị cắt nhỏ, đổ ngập nước, sắc đặt lấy 250ml, chia uống 3 lần trong ngày.
Chữa sưng vú:

Cành lá đinh lăng, 30 – 40g, thêm 300 ml, sắc còn lại 200 ml, uống nóng, ngày uống 1 – 2 lần.
Thuốc lợi sữa:

Lá đinh lăng tươi 50 – 100g, bong bóng lợn 1 cái, băm nhỏ, trộn với gạo nếp, nấu cháo ăn.
Chữa đau tử cung:

Cành và lá đinh lăng rửa sạch, sao vàng, sắc uống thay chè.
Chữa mẫn ngứa do dị ứng:

Lá đinh lăng 80g, sao vàng, sắc uống dùng trong 2 – 3 tháng.
Chữa thiếu máu:

Rễ đinh lăng, hà thủ ô, thục địa, hoàng tinh, mỗi vị 100g, tam thất 20g. Tán bột, sắc uống ngày 100g.
Chữa viêm gạn mạn tính:

Rễ đinh lăng 12g, nhân trần 20g, ý dĩ 16g, chi tử, hoài sơn, biển đậu, rễ cỏ tranh, xa tiền tử, ngũ gia bì, mỗi vị 12g, uất kim, nghệ, ngưu ngất, mỗi vị 8g, sắc uống, ngày 1 thang.
Chữa liệt dương:

Rễ đinh lăng, hoài sơn, ý dĩ, hoàng tinh, hà thủ ô, kỷ tử, long nhãn, cám nếp mỗi vị 12g, trâu cổ, cao ban long, mỗi vị 8g, sa nhân 6g, sắc uống ngày 1 than.
Chữa sốt rét:

Rễ đinh lăng, sài hồ, mỗi vị 20g, rau má 16g, lá t

re, cam thảo nam, mỗi vị 12g, bán hạ sao vàng 8g, gừng 6g sắc uống.

(Theo Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam - Tập 1 - NXB KH & KT)