Cái giá 160.000.000 đồng/ 1kg Đông trùng hạ thảo khiến cho cả vùng Tây tạng phát sốt trong “công cuộc” tìm kiếm và sản xuất loại thần dược quý như vàng này. Kỳ 4 của loạt bài “Đi tìm bảo bối quốc gia” sẽ đề cập đến hướng đi mới của Trung Quốc: Nuôi trồng nhân tạo loại dược liệu có giá trị như vàng này.
Đổi đời, đổi vận

Khi Wang-yag, một người dân bản địa, mệt mỏi bước về túp lều của mình, người chồng của cô là Sonam Rrichen đang ngồi thu lu đợi trước bậu cửa.

Anh ta chẳng làm gì khác ngoài việc... đánh bóng lại chiếc xe máy mới mua được từ tiền bán Đông trùng hạ thảo.

Cô vợ uể oải đưa tận tay cho chồng những gì mình đào được trong ngày. Anh ta đếm được 20 con Đông trùng hạ thảo trong hai ngày. Nếu may mắn, vợ chồng họ có thể kiếm được 2.000 tệ (250 USD) trong một hoặc hai tháng so với 400 tệ một tháng trước đây.

Đó thực sự là một khoản thu nhập khá cao đối với nhiều người dân không biết chữ.

Nhiều người dân Tây Tạng bắt đầu có bát ăn bát để, thậm chí còn nhiễm cả thói quen nhậu nhẹt tại các bar đắt tiền sau mỗi “vụ”
thắng lớn.
10.000 USD/ 1 kg trùng

Hiện nay, Trung Quốc xuất khẩu mỗi năm khoảng gần 5 tấn Đông trùng hạ thảo.

Mỗi năm, nhu cầu tiêu thụ lại tăng thêm 10%. Các sản phẩm này được trao đi đổi lại rồi đến tay những người Hán ở những chợ đông y lớn tại Chengdu, thủ phủ của tỉnh Tứ Xuyên.

Theo một nghiên cứu mới đây của Khu bảo tồn thiên nhiên Wanglang, vào những năm 1980, Đông trùng hạ thảo được bán với giá 2,5 USD/1kg.

Đến năm 1999, một kg đã có giá 1.235 USD và năm 2004 là 6.173 USD và năm ngoái là 10.000 USD (tương đương 160.000.000 đồng). Giá cả cứ tăng vọt hàng ngày và không có dấu hiệu nào cho thấy nó hạ nhiệt.

“Vàng ròng” cạn kiệt

Tuy nhiên, việc khai thác quá mức cũng đang để lại những hậu quả nghiêm trọng, mà rõ nét nhất là việc sản lượng khai thác ngày một giảm sút.

Và điều đau lòng nhất là Đông trùng hạ thảo dường như ngày càng vắng bóng. Nó đang dần biến mất.

Khi cô Wang-yag bắt đầu "nghề" săn thảo dược cách đây 24 năm, mỗi ngày cô cũng kiếm được từ 200 đến 300 nấm.

Thậm chí, những người lão luyện có thể săn được đến 1.000 nấm.
Còn giờ đây, ngày nào đẹp trời thì cũng chỉ được độ chục nấm. Năm 2001, hai nơi sản xuất trùng thảo nhiều nhất là Thanh Hải và Tây Tạng sản lượng không bằng 1/12 tổng sản lượng những năm 90.

Đổ máu vì trùng

Mặt khác, vấn đề an ninh trật tự cũng vô cùng phức tạp. Mặc dù chính quyền bắt đầu đánh thuế với các hoạt động khai thác này nhưng căng thẳng vẫn tiếp tục leo thang khi có một số người thậm chí đã phá hàng rào bảo vệ lao vào rừng tìm thảo dược.
Vụ nghiêm trọng nhất xảy ra vào cuối tháng 5/2005, hàng ngàn người dân Tây Tạng đã có những va chạm đổ máu với lực lược an ninh và kiểm lâm bảo vệ rừng tại tỉnh Thanh Hải.

Trong một nỗ lực để bảo tồn hệ sinh thái và tăng lợi nhuận, các chuyên gia bắt đầu tập trung nghiên cứu việc nuôi trồng nhân tạo Đông trùng hạ thảo từ những năm 1980.
Tập đoàn Dược phẩm Tasly là nơi đầu tiên nhân giống Đông trùng hạ thảo thuần nguyên con ở vùng đầm lầy cao nguyên có độ cao trên 4.000 m.

Nhờ đó, Tasly đã phân lập và chiết xuất được hết hoạt động sinh học có giá trị thần kỳ của Đông trùng hạ thảo, tạo nên viên nang Tasly Hoàng trùng thảo với hàm lượng tinh chất Polisaccharid.

Hướng đi này mở ra một nguồn lợi lớn cho Trung Quốc vì thương hiệu Đông trùng hạ thảo đã được chào đón trên phạm vi toàn cầu.

17 acid amin khác nhau trong 1 con trùng

Các phân tích hoá học cho thấy trong sinh khối (biomass) của Đông trùng hạ thảo có 17 acid amin khác nhau, có D-mannitol, có lipid, có nhiều nguyên tố vi lượng (Al, Si, K, Na...), có chứa nhiều loại vitamin (trong 100g Đông trùng hạ thảo có 0,12 g vitamin B12; 29,19 mg vitamin A; 116,03 mg vitamin C, ngoài ra còn có vitamin B2 (riboflavin), vitamin E, vitamin K)…

Trùng thảo sống.


(còn nữa)
Nguyễn Thế Dương