kết quả từ 1 tới 6 trên 6

Ðề tài: Bí mật về thanh kiếm của Việt Vương Câu Tiễn

Threaded View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Bí mật về thanh kiếm của Việt Vương Câu Tiễn

    Bí mật về thanh kiếm của Việt Vương Câu Tiễn

    TPCN - Thanh kiếm của Việt Vương Câu Tiễn dài 55,7 cm, rộng 4,6 cm. Việt Vương Câu Tiễn đã dùng thanh kiếm này để đánh nước Ngô, buộc Ngô Vương là Phu Sai phải tự vẫn.


    Người Việt Nam, nếu đã đọc truyện “Đông chu liệt quốc” đều biết đến tên Câu Tiễn. Năm 473 trước công nguyên, Việt Vương Câu Tiễn đã dùng thanh kiếm do sư tổ bảo kiếm Âu Dã Tử đúc nên để đánh nước Ngô, buộc Ngô Vương là Phu Sai phải tự vẫn.

    Mùa đông năm 1965, tại một con mương gần hồ chứa nước Chương Hà thuộc thành phố Kinh Môn, tỉnh Hồ Bắc, người dân đã phát hiện ra một thanh kiếm bằng đồng thiếc.

    Khi rút kiếm ra khỏi vỏ, thân kiếm vẫn sáng loáng, không hề bị gỉ, lưỡi sắc ngọt, cắt đứt dễ dàng hơn 20 lớp giấy. Các nhà nghiên cứu khẳng định đây chính là thanh kiếm của Việt Vương Câu Tiễn.

    Sau hơn 2.400 năm chôn vùi trong lòng đất, tại sao thanh kiếm vẫn không hề bị gỉ, lưỡi kiếm vẫn sắc lạnh? Điều này làm đau đầu các nhà khảo cổ của Trung Quốc từ mấy chục năm nay. Vậy mà đến năm 2004, một nghệ nhân đã cho trình làng thanh kiếm mô phỏng thành công của mình.

    Tới giữa tháng 3 năm 2006, Viện bảo tàng quốc gia Trung Quốc tuyên bố cho sản xuất hàng loạt 1.000 thanh kiếm mô phỏng bảo kiếm của Việt Vương Câu Tiễn, giá mỗi thanh là 19.800 NDT (tương đương hơn 2.500$).

    Người tìm ra bí mật của thanh kiếm kỳ diệu này là ông Hứa Quang Quốc, Trưởng sở nghiên cứu nghệ thuật đồ đồng Dĩnh Đô (Hồ Bắc).

    Từ trước đến nay, các nhà nghiên cứu đã đưa ra 5 vấn đề nan giải trong việc tái chế kiếm Việt Vương, nhưng Hứa Quang Quốc đã lần lượt giải quyết được hết.

    Thứ nhất là tỷ lệ của thành phần đồng và thiếc tạo nên thanh kiếm vẫn chưa được đo lường chính xác, nhất là ở phần lưỡi kiếm và sống kiếm, tỷ lệ này hoàn toàn khác nhau.

    Thành phần hợp kim quyết định màu sắc của thanh kiếm. Hứa Quốc Quang thực hiện rất nhiều thí nghiệm lặp đi lặp lại, so sánh kỹ càng với thanh kiếm gốc, và cuối cùng ông đã có được một tỷ lệ chính xác.

    Ông tiết lộ rằng việc đo lường này thực ra vô cùng đơn giản, nhưng lại rất mất thời gian, vì thế ít người muốn làm.

    Vấn đề nan giải thứ hai là hoa văn tinh xảo trên đốc kiếm. Cán cầm của kiếm Việt Vương có một cái đế hình nón tròn, rỗng ruột, bên trong khắc 11 đường tròn đồng tâm, khoảng cách giữa mỗi đường chỉ có 0.2 mm, giữa các đường tròn còn có những hoa văn vặn thừng.

    Kỹ thuật máy tiện hiện đại ngày nay cũng không cách nào tạo ra được những đường nét tinh xảo đến như vậy, các bậc nghệ nhân thời Xuân thu làm sao có thể xử lý được?

    Hứa Quang Quốc cho rằng khoảng cách nhỏ nhất giữa các đường tròn chỉ có 0,1mm, vì thế chỉ duy nhất bàn tay của con người mới có thể khắc ra được.

    [IMG][/IMG]
    Ông Hứa Quang Quốc cùng thanh kiếm mô
    phỏng của mình. Ảnh của Tân Hoa Xã

    [IMG][/IMG]
    Những chi tiết trên thanh kiếm Việt Vương thật

    Sau hàng trăm lần thay đổi phương pháp và công cụ, cuối cùng ông đã thành công. Thời gian làm công nhân trong xưởng thủ công mỹ nghệ và kinh nghiệm sửa chữa đồng hồ trước đây đã trợ giúp ông rất nhiều.

    Thứ ba là bí mật về những hình thoi chìm giống như vảy da rắn trên thân kiếm. Nhiều chuyên gia cho rằng để tạo nên những hoa văn như vậy thì phải nhờ đến kỹ thuật hóa học mạ ngoài. Nhưng kỹ thuật này đến thời cận đại mới xuất hiện ở phương Tây, lẽ nào người xưa đã nắm bắt được?

    Tại một buổi hội thảo, Hứa Quang Quốc biết được rằng kỹ nghệ tạo nên hoa văn hình thoi này dựa vào một phản ứng hóa học, thế là về đến phòng thí nghiệm, mình ông đã phát minh ra công nghệ lưu hóa và tạo nên được những vảy da tuyệt mỹ giống hệt như trên kiếm Việt Vương thật.

    Bí mật thứ tư về thanh kiếm là tại sao kiếm Việt Vương không hề bị gỉ? Sau 5 năm nghiên cứu, Hứa Quang Quốc đã tìm cách phủ lên thân kiếm mô phỏng một lớp “vỏ bọc” đặc biệt.

    Cụ thể lớp vỏ bọc được tạo ra như thế nào thì Hứa Quang Quốc không muốn tiết lộ, chỉ nói rằng nguyên tố hóa học chủ yếu của lớp vỏ là crôm.

    Và vấn đề cuối cùng là tám chữ vàng “Việt Vương Câu Tiễn/Chế tạo dụng kiếm” khắc trên thanh kiếm. Tám chữ triện này do Quách Mạt Nhược khám phá và dịch ra nhiều năm trước đây.

    Hứa Quang Quốc sử dụng phương pháp “thất lạp”, một công nghệ đúc của người xưa, để làm cho vàng tinh khiết biến thành những sợi vàng mảnh, dùng mũi kim nhọn để khắc lên sợi vàng, rồi chạm lên kiếm. Thế là thanh kiếm mô phỏng có hai hàng chữ phong cách giống hệt như trên kiếm thật, nhưng nội dung khác đôi chút: “Việt Vương Câu Tiễn/Tự tác tự dụng”.

    Hứa Quang Quốc không muốn tiết lộ nhiều về kỹ thuật tái chế tác thanh kiếm, bởi vì đây là tâm huyết cả đời ông, là “mạng sống” của ông. Hứa Quang Quốc năm nay 60 tuổi, từ nhỏ đã thích hội họa và thư pháp, đặc biệt ham mê các đồ thủ công mỹ nghệ.

    Vốn là một nhà nghệ thuật dân gian của thành phố Kinh Châu, sau khi biết tin kiếm Việt Vương được khai quật, Hứa Quang Quốc liền lao vào tìm cách đúc ra thanh kiếm thứ hai.

    Ông nghiên cứu thanh kiếm của Việt Vương Câu Tiễn tính đến nay đã tròn 14 năm. Hứa Quang Quốc đi thu thập rất nhiều những mảnh vụn đồ đồng cổ đại và các tư liệu liên quan, rồi còn mấy lần lặn lội tới tận Bảo tàng Hồ Bắc, cách Kinh Châu hàng trăm cây số, nơi trưng bày thanh kiếm quý báu của Việt Vương.

    Ông đã thuộc nằm lòng hình dạng, màu sắc và hoa văn trên kiếm. Suốt 14 năm, Hứa Quang Quốc trải qua không biết bao nhiêu lần thất bại, nhưng cuối cùng, ông đã chế tác thành công thanh kiếm Việt Vương thứ hai.

    Mặc dù Hứa Quang Quốc đã nắm được hết những bí mật chế tạo thanh kiếm của Việt Vương Câu Tiễn, thanh kiếm mà ông làm ra vẫn có nét khác biệt với thanh kiếm gốc.

    Kiếm thật dài 55,7 cm, rộng 4,6 cm, nhưng kiếm mô phỏng thì dài tới 56,2 cm và rộng 5,1 cm. Đây không phải do sơ xuất, mà Hứa Quang Quốc đã cố ý đúc khác đi như vậy.

    Ông tâm sự: “Tôi vô cùng tôn trọng tâm huyết của các bậc tiền nhân. Hơn 2.400 năm trước đây, họ đã đúc nên một kiệt tác như vậy, tôi chỉ là kẻ “bắt chước”, do vậy không nên chế tác ra một thanh kiếm giống y hệt. Thứ hai, đây là cách phân biệt thật giả hiệu quả nhất, tránh cho những kẻ xấu mang kiếm đi lừa bịp người khác”.

    Duy Thị
    Theo CRI/Bắc Kinh vãn báo
    Last edited by Bin571; 17-02-2008 at 05:23 PM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •