kết quả từ 1 tới 14 trên 14

Ðề tài: Kỳ nữ Trung Quốc trên chuyến xe Eurolines

Threaded View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Kỳ nữ Trung Quốc trên chuyến xe Eurolines

    Kỳ nữ Trung Quốc trên chuyến xe Eurolines

    -VĂN CẦM HẢI-

    Gần 10 giờ đêm 22/3/2002, tôi như chiếc kim đồng hồ quắt queo giữa nhà ga Amstel ngái ngủ, chờ đợi những chuyến xe đêm Eurolines đi về nhiều ngả đường âu châu. Trong đám hành khách hợp chủng các màu da ngổn ngang nằm ngồi trên ghế, dưới sàn nhà bẩn thỉu, mắt tôi không rời xa một cô gái phương Đông đang gối giấc ngủ lên xách hành lý với mái tóc rối bù, mặc nhiên gót giày qua lại, bất chấp mùi nồng nặc xông lên từ những căn phòng vệ sinh cũ nát bên cạnh. Chưa hết ngạc nhiên vì thế ngủ giang hồ ấy, tôi đã thấy cô gái ngồi dậy quàng lại chiếc áo đỏ nhàu nát, lấy chiếc bàn chải, vắt kem lên, điềm nhiên đánh răng không cần chất xúc tác. Có lẽ nước quá lạnh nên cô gái đành đánh răng khô! Bọt kem quánh đặc đôi môi nhỏ, bàn tay cô gái chuyển động liên hồi ước chừng chà xát đến bật máu chân răng. Cô gái làm cho gian phòng thêm ngột ngạt buộc tôi phải bước ra ngoài trời, chịu trận càn quét của những cơn gió biển Bắc ào lên đêm.

    Nhà ga Amstel khuya khoắt thông báo, chuyến xe Paris sắp chuyển bánh. Dù muốn hay không tôi cũng bước vào phòng vệ sinh trước lúc trải qua chặng đường dài vượt qua mấy biên giới. Thật không thể tưởng tượng trên xứ sở đẹp như thiên đường này lại có một nhà ga quốc tế hôi hám, rách nát như thế. Tay bịt mũi, tay mở cánh cửa rét rỉ, tôi chợt khựng người lại: trên nền đá bừa bộn giấy vệ sinh lướt thướt, bệt mùi khai, một đôi trai gái xiết chặt vào nhau rên rỉ đứt đoạn. Trụ vững trên đôi giầy ngập ngụa nước, nẩy lưng vào bức tường loang lổ đầy những câu chữ và hình vẽ tục tĩu, người con trai ôm lấy thân thể cô gái nằm ngang chao đảo như kiểu anh ta chơi đàn guitar. Cây đàn guitar khoác áo đỏ ấy không ai khác, chính là cô gái phương Đông đánh răng khô! Trước khi gã thanh niên châu Aâu hé mắt nhìn, tôi đã bắn ra ngoài bầu trời, tẩy rửa cảm giác buồn nôn vào gió lạnh. Tôi không trở lại phòng đợi, cứ thế ngồi dưới bóng cây rạp gió, đợi cho đến giờ xe lăn bánh ……(………)

    Và thật không ngờ, người hành khách ngồi bên tôi lại là cô gái với bộ xống áo chưa tan mùi, vạt váy dài loét quét sang chân tôi. Chiếc váy nhăn nheo vừa mới kéo lên tận bẹn cách đây vài phút!
    - Anh là người Nhật hay Thái?- không chút e dè, cô ta chủ động làm quen.
    - Việt! - Tôi cộc lốc, tránh nhìn hàm răng đung đưa theo nhịp tiếng Anh khó nhọc của cô gái.
    - Hăo le! Còn tôi, China! – cô ta tự giới thiệu – Vượt qua ải Tây khó gặp cố nhân nhưng lại gặp anh nơi này xem như là gặp cố nhân, ít ra cũng là láng giềng với nhau. Phải không? Tao Zhi, it’s my name! and you? – Đào Chi là tên của tôi! Còn anh?
    Tôi biếng lười nhìn ra cửa sổ, mong ước quỷ tha ma bắt cô ta đi. Giờ khởi hành lại gặp phải gái ám thế này thì nguy mất! Xe rời khỏi nhà ga Amstel đi về hướng La Haye, rồi đến Rotterdam. Mưa rơi tầm tã…(………) Người con gái Trung Quốc lịm ngủ. Mưa dội xuống xe nhưng xem ra vẫn không sao gội xóa hình ảnh về cuộc làm tình kỳ dị trong căn phòng vệ sinh cáu bẩn. Đến biên giới Hà Lan và Bỉ, xe dừng lại ở một quán khuya ven đường. Cô gái thức giấc, mắt nhắm mắt mở, cô gái làm tôi muốn nhảy ra khỏi xe.
    - Anh muốn làm tình không? Vài chục euro thôi! – không khách sáo, cô gái đột ngột mời tôi.
    - ………! – tôi ngạc nhiên im lặng.
    - Đây cũng có nhà vệ sinh hoặc tìm môt góc khuất nào đấy!
    - Tôi không có tiền. Muốn cũng không được!- tôi nhát gừng trả lời. Hoá ra đây là một cô gái điếm. Và cuộc làm tình chớp nhoáng ở nhà ga Amstel lại hiện ra trước mắt. Lấy lại bình thản, tôi mời – Cô uống gì không, tôi lấy cho.
    - Xìe xìe! Xìe xìe – cô gái cảm ơn bằng tiếng mẹ đẻ.

    Tôi bắt đầu thanh thản trở lại khi biết rằng cô ta là một cô gái làm tiền. Những đêm lang thang qua phố đèn đỏ (red light) phảng phất mùi phiện Amsterdam, tôi đã quá quen thuộc với kỹ nữ muôn màu bán dâm cho khách thập phương. Chưa bao giờ ngủ nhưng không hiểu sao mỗi lần gặp gái điếm tôi lại cảm giác một vũ điệu huyền bí nào đấy len lỏi tâm tư. Có một đêm mưa tầm tã với một gái điếm là người tình của bạn tôi trong quán rượu dã chiến ở góc đường Lý Thường Kiệt bờ nam sông Hương, nhìn mười ngón tay đen tím hớp từng chút rượu, tôi vẩn vơ, bàn tay này đã bao lần vuốt ngay ngắn tờ giấy bạc của khách làng chơi, mỗi lần vuốt như vậy tôi không hiểu cô ta khoái cảm hơn trong lúc bán tình hay không?

    Trong thế gian này, ai là người đầu tiên bước vào nghề này nhỉ? Nghe đâu kỹ nữ không phải do loài người mà vốn từ váng biển, chất nhẹ bọt biển sinh ra nên người Aán Độ gọi họ là Apsara – ap là nước, sara là tinh chất. Apsara trở thành biểu tượng của sức mạnh vô hình như nước thượng giới đồng thời là công cụ ái tình của nam giới. Apsara được đồng nhất với houris trên thiên đường Hồi Giáo. Với tư cách là những sứ giả của Kali, Apsara còn khuyến dụ loài người biết yêu thánh thần nên trong đoàn tuỳ tùng của Đức Phật, kỹ nữ đóng vai trò thiên sứ. Kỹ nữ có huyền thoại đẹp như vậy và cái cách suy nghĩ của người Aán Độ cổ đại thật kì diệu và bao dung!
    Amsterdam, xen lẫn xung quanh nhà thờ cổ, lâu đài, nhà trẻ, trường học trước mặt nhà ga Amsterdam Central là hàng ngàn ô cửa kính trưng bày muôn hoa da trắng, da đen, da vàng từ khắp năm châu đổ về đỏ đèn thâu đêm bên dòng kênh tấp nập người xem như trẩy hội. Không chỉ ở Amsterdam, vào ngày tôi đi về thăm chùa Vạn Hạnh ở làng Nederhost den Berg về, đi qua tỉnh lị Utrech thấy hàng trăm chiếc thuyền chùng chình ánh đèn mờ ảo bóng người bán hoa trên dòng sông Fetch – dòng sông chiến đấu. Lúc sinh ra nằm trong nôi mẹ, ai hay thanh xuân lớn lên trong từng chiếc tủ kính lấp lánh đèn mắt người.

    Trong một đêm lang thang Amsterdam, tôi đã gặp một kỹ nữ Ukraina. Sau khi liên bang Xô Viết bị xóa sổ trên bản đồ thế giới, số phận người con gái của một bí thư huyện ủy vùng ngoại ô Kiev đã thay đổi. Natalia, niềm tự hào của người cha huyện ủy trở nên thất học và lưu lạc sang Amsterdam thuê một ô cửa ngày đêm rao mời thân thể. Căn phòng chưa đến 2m2, chứa được một chiếc giường, Natalia phải trả hàng trăm đô mỗi tháng. Chiếc giường này là nơi cô nghỉ ngơi, nơi tiếp vị khách hiếm hoi như tôi, và dĩ nhiên đó cũng là nơi cho bao nhiêu gã làng chơi đặt lưng! Tôi đưa tiền cho Natalia sau gần một tiếng đồng hồ chuyện vãn. Natalia từ chối.
    - 50 euro chỉ được ôm không được hôn. Còn muốn làm tình phải giá cao hơn. Qua đêm càng cao nữa – Natalia lắc đầu tiễn tôi ra cửa – Tôi biết anh đưa tiền là trả thời gian ngồi với tôi. Nhưng anh đừng làm thế tôi buồn. Mấy năm trong nghề, tôi chưa hề có một người khách đúng nghĩa nào là khách đến “thăm nhà”! Anh là người đầu tiên mà chắc là người duy nhất còn xem tôi là một cô gái Ukraina ở chốn hoan lạc này!

    Natalia cởi tấm áo choàng. Cô gái Ukraina lại khỏa thân chờ một bước chân ai ngoài phố dừng lại. Mỗi lần qua Red Light, tôi không quên đi qua ô cửa kính Natalia. Lúc kéo màn tiếp khách, lúc Natalia phơi mình trông mong khách. Khách làng chơi có mấy ai biết, trên bàn trang điểm phía đầu giường của Natalia, bên cạnh đồ son phấn còn có một tấm huy chương của người cha. Đó là kỷ vật quí giá nhất người cha để lại cho cô sau khi mất. Tấm huy chương gắn trên ngực người lính Ukraina trong cuộc chiến vệ quốc vĩ đại giờ đây nằm lăn lóc giữa Amsterdam với người con gái red light!
    (………)Cùng với Red Light, có lẽ cũng không nơi nào như Amsterdam, ngoài 34 viện bảo tàng lịch sử và nghệ thuật lừng danh, Amsterdam còn có một viện bảo tàng Sex. Nơi đây người ta trưng bày về cuộc đời vũ nữ Matahari, nữ gián điệp lừng danh châu Aâu trong chiến tranh thế giới thứ nhất và những bức tranh, sách cổ của người xưa viết về tình dục, trong đó có tác phẩm của người Trung Quốc và người Nhật cách đây mấy trăm năm. Đời sống hiện sinh, thế giới tình dục của nhân loại từ thời nguyên thủy cho đến hiện đại lần lượt giới thiệu với du khách trên mấy tầng lầu. Những bức tranh nghệ thuật của người Nhật và Trung Quốc cho hay người phương Đông là bậc thầy ăn chơi chứ không phải là người phương Tây, là nơi có nền văn minh tình dục sớm nhất nhân loại.
    Và đêm nay, trên chuyến xe trong mưa đêm vượt qua mấy nẻo đường biên giới này, tôi ngồi bên một hậu duệ của họ. Người con gái Trung Quốc như vừa trong tranh cổ bước qua cuộc đời lang bạt của tôi, có điều kì lạ là cô ta hành nghề trên các tuyến xe chứ không phải trong một tủ kính, một gian nhà chứa!

    - Ngày tôi sinh, cha tôi đặt tên là Đào Chi. Nhưng số phận tôi không được làm “đào chi” như bài thơ trong Kinh Thi mà cha tôi thích – cô gái nhẩn nha đọc – “đào chi yêu yêu, thước thước kỳ hoa, chi tư vu qui, nghi kỳ thất gia!”
    Tôi nghiêng người lại với Đào Chi. Trên đôi môi nhỏ bám đầy bọt kem, trong thân thể rên xiết trên nền nhà vệ sinh ô tục ở nhà ga Amstel của Đào Chi, những câu thơ Kinh thi đồng dao ra mưa. “Đào chi yêu yêu…… Mơn mởn đào nở, rực rỡ nở hoa, cô ấy lấy chồng, êm ấm cửa nhà…” .Những câu thơ đẹp tực chiêm bao trở nên nghiệt ngã với thân phận Đào Chi! Một ngàn năm trước, một ngàn năm sau, sông Ly ở miền Quế Lâm quê hương của Đào Chi miệt mài chảy qua bao núi đồi thơ mộng, chỉ có Đào Chi lại ngược dòng nước trên chuyến xe Eurolines vạn dặm bán thân, chứ không phải “rực rỡ nở hoa, êm ấm cửa nhà” soi bóng sông Ly! Tôi đang đưa đẩy mình vào một cuộc hành trình có tên là đào hoa bạc mệnh thì chính Đào Chi, một lần nữa lại làm tôi bừng tỉnh bởi tâm tình hàn lâm mà phiêu lãng của cô.

    - Lưu Linh từng nói “ta lấy trời đất làm nóc nhà”, Lão Tử thì bảo “người ta thấm thoắt cõi đời được bao”! – Đào Chi cười – Tôi làm điếm không nộp thuế thân, làm điếm nghiệp dư, lúc dừng lúc đi trên chuyến xe này rồi trở về Trung Quốc. Tôi muốn dạy học và viết sách!
    - Dạy học, viết sách! – tôi xòe mắt.
    - Anh đừng ngạc nhiên! Muốn nhìn quân tử phải sau 3 ngày đấy nhé! Hăo le!
    Đào Chi từng là một sinh viên ngành xã hội học ở Thượng Hải. Ra trường chưa có việc làm đã làm được cái việc là đi chơi Châu Aâu, đi đến những nơi mình từng gặp qua sách vở và cần phải tận mắt chứng kiến , tận mắt khám phá!
    - Tôi không có tiền để đi đủ 500 địa danh mà các tuyến xe Eurolines này đến. Tôi bèn nghĩ cách cứ đến các nhà ga là bán lấy thân thể mình để đi tiếp. Tôi bán lấy thân thể mình để mua sự khoái cảm khám phá văn hóa cũng chẳng có gì là hèn mọn. Rồi đây thân thể này sẽ tan thành khói bụi nhưng tôi không tiếc khi đi qua cõi nhân gian này. Tôi sẽ trở về Trung Quốc, nào ai biết tôi từng trả giá! Người ta chỉ biết tôi qua những trang sách và đó là cái tôi tồn tại vĩnh viễn.
    - Cái giá cô trả có quá đắt hay quá rẻ không? – tôi băn khoăn.
    - Không! Nếu quá đắt tôi đã không có người mua, nếu quá rẻ tôi đã không bán. Với một người đàn bà, miễn sao lần đầu và lần cuối dành cho người mình yêu, cỏn lại ai biết đâu là trinh, là tiết hạnh. Người ta làm điếm để nuôi miệng, tôi làm điếm để nuôi tâm hồn! Tiền tôi kiếm được ở châu Aâu nó có bẩn thỉu đi nữa thì cuối cùng tôi cũng trả lại cho châu Aâu qua những tấm vé tham quan bảo tàng, thắng cảnh, nhà hàng, khách sạn, xe tàu… Tôi chỉ được chứ không mất. Tôi là người Trung Quốc nhưng không phải như cô bé nhà quê bên sông Ly, tôi là một người Trung Quốc mới, biết đây biết đó, biết người ta làm người ta sống ra sao. Nói thật nhé, giữa thể xác và tinh thần anh hãy nên chọn một – Đào Chi bật ngón tay, nhắc lại lời đề nghị – Nếu anh OK, nghĩa là anh giúp tôi đi thêm một chặng đường tìm kiếm thành quả văn minh. Mà chắc anh cũng nhẹ túi tiền phải không?
    - Tại sao cô không ngại khi kể chuyện ấy với một người lạ không hề quen biết? – tôi buột miệng thắc mắc.
    - Tại sao à? Tại anh cùng là người một phương với tôi. Dễ thông cảm hơn. Với lại – Đào Chi ngập ngừng – người phương Đông chúng ta nhập nhằng giữa thể xác với tinh thần lắm. Từ cổ chí kim, bậc thánh nhân thường coi nhẹ thân xác, trọng tinh thần thanh khiết nhưng có mấy ai làm được như Kinh Kha! Qua sông vứt xác, giết Tần Thủy Hoàng. Thất bại nhưng cũng lưu danh muôn thưở. Hăo le!
    - Cô muốn làm Kinh Kha?
    - Kẻ hạ lưu này đâu dám – Đào Chi lắc lư theo nhịp xe – chỉ mong sao làm được cái gì mình thích. Dứt khoát thế thôi chứ không ba phải, cái gì cũng ôm trọn thì chỉ chết ở góc nhà! Tôi muốn bù lại những tháng năm cha tôi, một thầy giáo, một trí thức phải chết mòn trong bàn tay lũ hồng vệ binh của bè đảng Giang Thanh!
    Không Kinh Kha, không Lưu Linh, không Lão Tử nhưng mấy lời rất “lưu linh, kinh kha, lão tử” của cô gái như tia chớp rạch vào trí não của tôi. Thế gian đâu chỉ có những nam tử hảo hán, chỉ riêng cái ý tưởng và đời sống lạ kì, phiêu lưu và mạo hiểm của cô gái này cũng đủ làm nên chân dung một nữ hảo hán rồi. Ngẫm lại thấy mình còn hèn mọn, mắc mớ với bao nhiêu biên chế của cuộc đời lắm thay. Trời đất bao la, sinh ra ngồi chẳng nằm, chết đi nằm chẳng ngồi, một bộ xương thúi nát, có gì đâu công phu…(……) Không lội vào nước đục làm sao cảm khoái nước trong, không xem nhẹ thân xác làm sao khí khái tinh thần. Tôi cho rằng, ngôn ngữ đầu tiên mà con người có là tiếng gọi hướng về mặt trời, nơi cho lửa và ánh sáng, không phải để nướng thịt giữa đêm trường nguyên thủy mà để đốt mình thành ngọn đuốc, soi sáng đường mình đi bằng ánh sáng của chính mình. Khi dám đốt mình thành lửa, nảy mầm lên hình ảnh mới, tôi gọi đó là sự chuyển cõi của kẻ giác ngộ!
    Ngồi bên tôi không còn là cô gái điếm, đánh răng khô và làm tình guitar trong nhà vệ sinh mà là một người con gái hoàn toàn khác, một lạ thường trong tầm thường. Hay ít ra, nó cũng lật ra vài ba trang bản thảo mới về nột kiểu kĩ nữ trong cuốn sách phóng túng của cuộc đời. Đào Chi đã ngủ. Khuôn mặt cô cũng mơ màng như bao người khác đang gà gật trên xe. Qua làn ánh sáng đèn đường lâu lâu hắt vào cửa xe, tôi thấy những vết tàn nhang còn non xanh trên má Đào Chi đã bắt đầu biết khóc với thanh xuân. Có gì đâu công phu, trong giấc ngủ của cô, những chân trời mới châu Aâu đã xóa sạch tất cả nét buồn thời gian phôi pha, thân xác bầm dập cát bụi trường chinh.

    Làm điếm ở trên các tuyến xe thì lấy đâu ra các quí ông công tử, đã mua vé đi xe bus nghĩa là khách cũng chẳng giàu có gì, chưa nói đến ma cô bến xe bến tàu. Cũng có lúc kiếm được tiền, cũng có lúc bị quỵt tiền, thậm chí có lần cô đã bị hai ba tên du đãng lừa gạt, thay nhau hiếp ở nhà ga Warsaw. Nhưng rồi Đào Chi, cho đến đêm tôi gặp, thân gái dặm trường liều lĩnh ấy cũng đã đặt chân qua gần 10 nước Đông Aâu. Trong xách hành lí, phim ảnh và cuốn sổ ghi chép là quí giá nhất của Đào Chi. Đào Chi ghi lại tâùt cả những nơi mình đã đến, những nơi mà có lắm kẻ giàu có chưa từng đến chiêm ngưỡng. Ngay trên chuyến xe này thôi, tôi đã hơn một lần thấy Đào Chi chồng chềnh ghi chép, khi ánh đèn xe quét dấu sáng một bàn chân, ai đo ùđã hứng tạc lên cột đá gần biên giới Hà Lan – Bỉ. Đào Chi bảo, cô cảm thấy giữa mình và bàn chân điêu khắc âm vào đá ấy có duyên với nhau. Nhờ bàn chân trái đất hẹp dần dưới chân người, nhưng chưa có nơi nào Đào Chi thấy người ta tưởng nhớ đến bàn chân mộc mạc của mình như hình ảnh cô vừa thấy trong khoảnh khắc xe qua!
    Trời mờ sáng, xe đến Gallieni ở Paris. Chia tay nhau, tôi vội vàng đưa cho Đào Chi mấy cuốn phim, mong rằng cô sẽ có những bức ảnh như ý muốn. Nhìn người ăn xin bó mình trong tấm giẻ dưới nền nhà ga vắng vẻ, Đào Chi nói với tôi:

    - Anh nhìn xem, họ có hơn gì tôi đâu! Cuộc đời họ còn khốn nạn hơn tôi nhiều! Người châu Aâu cũng phí đời lắm! Tạm biệt anh! Xìe xìe – Đào Chi vẫy tay chào tôi – Anh sẽ đi đâu với Paris? Chúc anh may mắn! Tôi tìm đường đến bảo tàng Louvre và những nền văn minh thế giới đã chờ đón tôi bao năm nay rồi!
    Tiếng Đào Chi xa dần trên con đường dẫn xuống ga tàu điện ngầm. Trên mặt đất, bình minh đang lên mang theo một váng biển phương Đông dạt vào lòng tôi, thấm vào lòng đất Paris, trôi vào hình hài Đào Chi. Hăo le! Mai sau gặp lại Đào Chi qua trang sách, làm sao tôi vắng nỗi bâng khuâng, hỡi gió heo may lời nhỏ nhẹ, em nghìn thu cũ gái Giang Nam!./.

    Sưu tập
    Last edited by Bin571; 04-08-2008 at 11:38 AM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •