kết quả từ 1 tới 1 trên 1

Ðề tài: Thế Tôn Chứng Ngộ Tam MInh

Threaded View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Thế Tôn Chứng Ngộ Tam MInh

    Thế Tôn Chứng Ngộ Tam MInh



    Nói nhiều danh từ chẳng qua chỉ ra cái Tâm mà thôi. Minh là sáng suốt, không mê lầm, không mê lầm gọi là Giác. Tam Minh là ba nguồn tâm lực sáng suốt, thấu tột khắp không gian, thời gian không chướng ngại.

    Đó là:
    - Túc mạng minh
    - Thiên nhãn minh
    - Lậu tận minh.


    Là ba pháp yếu từ Giới – Định – Tuệ Ba La Mật mà xưa kia Thế Tôn tu hành trải qua vô số kiếp, đối trị với ba căn bịnh độc chướng tham, sân, si và đã thành tựu Vô Thượng Bồ Đề. Cũng gọi là Như Lai thiền, hoặc Như Lai tối thượng thừa thiền.

    Ba minh khác với sáu thông là: Thiên nhãn, thiên nhĩ, tha tâm, thần túc, túc mạng và lậu tận thông, do nơi sự tu tập của phàm thánh chuyển sáu căn thành sáu thông.

    1. Túc Mạng Minh

    Thấu rõ tướng sanh tử của mình và của chúng sanh luân chuyển vô lượng vô biên kiếp quá khứ. Thân nầy vốn không có thực, vốn không có nguồn, vô thủy vô chung, không từ đâu đến, không đi về đâu. Cũng như sao mai ở bất kỳ thời gian nào cũng luôn hiện diện ở vị trí đó, không lặn cũng không lên, không hiện cũng không ẩn. Ẩn hiện là do vô minh bất giác mà bày ra sự phân biệt tối sáng. Mặt thật xưa nay hiện tiền, không trụ chấp, không vướng mắc, không thủy không chung, cũng chẳng phải không có thủy chung, chỉ vì động dụng nên cứ nghĩ rằng những gì mà ta nhận thấy có sự dời đổi là có đến có đi. Ý nghĩa của „Túc mạng minh“ là như vậy.

    2. Thiên nhãn minh


    Ngài thấu rõ tướng nguyên nhân sinh tử nghiệp báo phước họa của mình và chúng sinh ở đời vị lai, cũng gọi là trí siêu phàm phi sanh tử.

    Thiên nhãn là cái thấy, minh là sáng. Thấy rõ như ban ngày tất cả chúng sanh hình thù lớn nhỏ vi tế, tạo nhân gì, nghiệp gì luân chuyển trong tam giới, sáu đường, bốn loài. Thấu suốt tận nguồn vô minh nhân quả rõ ràng như ban ngày, trong nhân có quả, trong quả có nhân, nối chuyển không đứt đọan. Trong phiền não có Bồ Đề, niệm trước là chúng sanh vô minh, niệm sau là Giác Phật, cho nên gọi là phi Bồ Đề, phi phiền não.

    3. Lậu tận minh

    Ngài thấu rõ khổ tướng hiện tại, đoạn mọi phiền não lậu hoặc dứt khổ sanh tử an vui giải thoát. Thấy rõ mầm mống của phiền não và sanh tử. Chuyển phiền não thành Bồ Đề, sanh tử thành Niết Bàn, màn vô minh đã được giải tỏa trí tuệ phát sanh. Rõ được sự sanh sự tử là phi sanh phi tử. Cũng còn gọi là nhứt niệm vô sanh, tánh không tịnh diệt, hay là Kim Cang đại định. Ngài thấy rõ được tạng chứa tập khí hữu lậu vô minh phiền não từ lâu đời. Những hạt giống của nghiệp thiện hoặc nghiệp ác của chúng sanh từ vô thủy đến nay nó giống như một cuốn phim được chiếu lại. Ngài biết rõ chúng sanh trôi lăn trong sáu đường, thấu suốt từng nghiệp nhân và nghiệp quả của chúng sanh khắp tam thiên đại thế giới.

    Như Lai giống như là một trường năng điện tử tổng quát phủ lên khắp tất cả phàm thánh chúng sanh vạn loại. Trong một nhấp nháy thấy được vô lượng tâm của chúng sanh. Tất cả là một, một là tất cả. Như Lai chẳng phải sắc – không, không từ đâu đến, không đi về đâu, không sanh, không diệt, không thêm, không bớt. Bản lai tự tánh xưa nay sẵn có như thế.

    Hư không Viên giác Mắt trực nhìn
    Sấm sét mười phương Tai ứng thinh
    Lửa khét lan xa Mũi hít rộng
    Gió tuôn pháp giới Lưỡi rung rinh
    Thân tàng cảnh hiện bày thật tướng
    Ý diệu chân như hiệp Tánh linh
    Phi hữu, phi vô, phi bất nhị
    Như như pháp động động như in.


    Hư không là tánh rỗng suốt không ngăn ngại. Hiện tượng sấm sét từ hư không sanh ra lưỡng cực âm dương, nóng lạnh tương xung, phát khởi tướng lửa, vang ra tiếng sấm, khi va chạm cọ sát mùi khét tỏa lan từ trong sấm sét, sức chấn động tạo thành lực hút đẩy trong không khí nên có gió thổi. Tất cả hư không tạo thành hiện tướng. Cũng thế, từ Chân tánh lưu xuất Căn – Trần – Thức mới có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, thấy, nghe, ngửi, nếm, chạm, nghĩ và tánh biết của sáu căn duyên với sáu trần, tạo thành nhịp điệu trong vũ trụ tuần hoàn bản lai muôn pháp. Bản lai vốn bất động nhưng hàm chứa tất cả muôn pháp, động động là thể nhịp nhàn của muôn pháp.

    Thấy, nghe, hiểu biết tuy là vọng động nhưng cũng từ trong chơn tịnh mà ra. Vậy trong chơn không có thực chơn, trong vọng không có thực vọng, trong động vốn không thực động, trong tịnh vốn không thực tịnh. Thế thì bậc đại trí phóng quang thấy suốt tam thiên đại thiên thế giới. Cái thấy đó từ đâu mà ra? Vọng từ đâu mà có?

    Chơn tâm vốn không, thực phi không, vọng khởi tuy có thực phi có. Chân vọng, động tịnh, có không... là hai mặt của bản thể. Do đó, khi chúng ta chưa thấu suốt được chơn tâm, thì nói tâm ở chỗ nào cũng không đúng.

    Chẳng hạn như nói tâm không phải ở trong, không phải ở ngoài, không phải ở giữa, không phải ở khắp pháp giới, mà ở khắp pháp giới, không trụ một phi một, chẳng trụ hai phi hai, như thế cũng chưa phải là thâm nhập tự tánh. Ví dụ Đức Phật thuyết trong Kinh Lăng Nghiêm chỉ cho Ngài A Nan cái tánh thường thấy là chơn tâm. Tánh thường biết là chơn tâm... Dùng cái thức để thấy, nghe, hiểu biết không phải là chơn tâm. Chơn tâm như hư không bất động, không phân biệt, không tăng, không giảm. Đoạn khác trong Kinh Lăng Nghiêm, Đức Phật lập dụ cái chuông đánh thì nghe, không đánh thì không nghe. Đó là chạy theo tăng giảm của âm thanh là vọng. Tiếng vang hay không vang của âm thanh tuy thuộc vào duyên đánh hay không đánh, nhưng tánh nghe vẫn thường có. Dụ như đèn pin bấm lên thì cháy, kéo xuống là tắt, nếu chạy theo ánh sáng là vọng tâm. Điện có sẵn trong đèn pin là chơn tâm, vì đèn pin có đầy đủ tất cả vỏ đèn, bóng đèn, công-tắc, pin gồm hai cực âm dương v.v... hễ đèn pin duyên đầy đủ thì có điện sáng.

    Cũng như thế có hư không là có tánh „mát“. Tánh mát là tánh âm cũng là tánh của các năng tử, tánh năng tử từ hư không mà ra, tánh của ánh sáng từ đèn pin mà ra, tánh của âm thanh từ cái chuông mà ra. Dùng trí tuệ để nghe hiểu biết từ chơn tâm mà ra.

    Nhưng Đức Phật chỉ cho cái căn bản thứ tư của tâm Thường Thấy, Thường Nghe, để dễ hiểu. Khi hiểu rõ thấu suốt rồi thì Đức Phật bác bỏ mọi kiến chấp kể cả cái chấp sau cùng cho tánh thấy là chơn tâm thường trú, bất tăng, bất giảm. Ngài phá cái chấp trụ tâm đó để cho mình thấy viên dung của chơn pháp, cho nên trong Kinh Kim Cang, Phật khẳng định:

    „Chánh pháp còn bỏ, huống chi phi pháp“...
    Last edited by sutu; 13-08-2008 at 04:12 PM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •