kết quả từ 1 tới 1 trên 1

Ðề tài: Hảo Hán Sài Gòn

Threaded View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Hảo Hán Sài Gòn

    Trong suốt 300 năm ra đời và phát triển, Saigon đã sản sinh ra vô vàn sự việc, con người, từ điều tích cực đến tiêu cực ... Saigon muôn vẻ, muôn mặt. Trong số đó không thể ghi lại những nét rất Saigon, đó là những nhân vật đã có thời được gọi là hảo hán...

    Những nhân vật được dân Saigon nhắc tới nhiều nhất trong giới gian hồ, hảo hán, trước hết phải kể đến hai người, Phan Xích Long và Tư Mắt. Hai người này tuy có hai tính cách khác nhau, nhưng lại mang một đặc trưng rất Saigon, nên được thiên hạ nhớ lâu.


    PHAN XÍCH LONG

    Phan Xích Long tên thật lá Phan Phát Sanh, con của Phan Núi, một viên chức cảnh sát vùng Chợ Lớn. Thời niên thiếu, Phan Xích Long ít học, chỉ thích tụ tập bạn bè vui chơi. Lớn lên, không làm được Thầy Thông Thầy Ký như ý cha mẹ muốn, nên Phan Xích Long phải đi làm sớm để mưu sinh. Việc làm đầu tiên của ông là làm bồi cho Tây. Thời đó dân bồi Tây thường thuộc thành phần "anh chị", dao búa, nhưng riêng Phan Xích Long thì không hẳn như vậy. Ông, ngoài giờ làm việc, còn tụ tập bạn bè lại để bàn chuyện... bí mật, chuyện bí mật đó ít lâu sau đã lộ rõ, làm cho không ít người trong nhóm phải giật mình! Thì ra, tuy ít học, làm bồi Tây nhưng Phan Xích Long lại mang một hoài bão rất lớn, đầy tính chất phiêu lưu, chẳng khác nào chuyện của các anh hùng Lương Sơn Bạc: Phan Xích Long "xưng đế", tự nhận mình là Thái Tử của Vua Hàm Nghi. Đến lúc đó thiên hạ mới vỡ lẽ ra, từ lâu Phan Xích Long đã âm thầm liên kết với anh em trong giới gian hồ, để chuẩn bị cho một cuộc khởi nghĩa.

    Chẳng biết cuộc chuẩn bị đến đâu, chi khi có mật tin trong giới với nhau, người ta mới hay rằng "Hoàng Đế" Phan Xích Long đã truyền hịch nổi dậy! Người trong nhóm tuân thủ đã đành, mà cả người ngoài, tức những người dân đen bị áp bức cũng ủng hộ vô điều kiện. Song, có lẽ do tổ chức quá gấp gáp nhiều sơ hở nên cuộc "khởi nghĩa" đã sớm tan rã, do sự đối phó đàn áp dã man của chính quyền Pháp lúc ấy. Phan Xích Long và vài thân tín chạy thoát được, lánh nạn ra tận Phan Thiết, còn các đồng đảng của ông bị bắt rất đông, bị đưa ra xử ở Tòa Đại Hình về tội làm loạn. Phiên tòa gây xôn xao dư luận, kéo dài từ ngày 5 đến ngày 12-11-1913 (Quý Sửu). Phan Xích Long cũng bị bắt sau đó, bị đưa xử chung trong phiên tòa đó. Những bản án quá nặng đã được tuyên, nhằm làm giảm nhuệ khí của ai còn có ý định làm loạn như vậy. Phan Xích Long và môt số chủ chốt bị kêu án chung thân. Chuyện không kết thúc ở đó, mà còn bi thảm hơn và đầy hào khí, đầy tính Thủy Hử, sau đó các đồng đảng của họ Phan đã âm thầm tụ hợp và dự tính một cuộc cướp ngục, hầu giải thoát cho thủ lĩnh của họ. Khám lớn thời ấy nằm ở khu vực Thư Viện Thành Phố ngày nay (trong tứ giác Lê Thánh Tôn-Nguyễn Trung Trực-Lý Tự Trọng-Nam Kỳ Khởi Nghĩa). Vào nữa đêm 12 tháng Giêng năm Bính Thìn (1916) nhóm cướp ngục đã từ nơi xuất phát ở chân cầu Móng (Quận 4 giáp ranh quận 1), nhóm người dưới danh nghĩa Thiên Địa Hội đã bất thần tràn lên hướng về khám lớn để mở cuộc tấn công, nhằm phá ngục cứu "Hoàng Đế". Tất cả các thành viên nổi dậy đã gây được sự chú ý của người dân Saigon, bởi họ đều vận quần đen áo trắng cổ đeo đầy những đạo bùa rất lạ (mà theo họ quan niệm là chống được súng đạn). Họ chỉ võ trang giáo mác gậy gộc ... nhưng khí thế thì hừng hực! Tuy vậy, giáo mác và khí thế đâu chống nổi lại được với súng đạn thật. Cho nên chỉ sao vài giờ nổi dậy, chưa phá được khám thì toàn bộ lực lượng đã bị đánh tan. Ba người bị bắn chết ngay tại cổng khám lớn, 4 người nũa bị giết trên đường thoát thân, một số rất đông bị bắt giam vào đúng nơi họ định phá ngục cứu thủ lĩnh!.

    Tòa Đại Hình Sài Gòn kết án tử hình 38 người. Trong đó có Phan Xích Long. Cuộc xử bắn sau đó được thi hành tại Đồng Tập Trận vào ngày 20-2 và 16-3-1916. Tổng cộng trước sau có tất cả 57 người đã ngã xuống vì đại cuộc của Phan Xích Long. Tuy chưa làm được điều định làm. Nhưng dù sao chính hành động này của họ Phan cũng đã giống hồi chuông báo động cho các cuộc vùng dậy của nhân dân Saigon sau này...



    TƯ MẮT

    Đồng thời với Phan Xích Long là Tư Mắt. Người này không có được chí lớn và hành động chống pháp giải thoát người nghèo như Phan Xích Long, tuy nhiên, anh ta vẫn được người Saigon nhắc tới, bởi tính cách giang hồ vào thời ấy.

    Tư Mắt tên thật Nguyễn Văn Trước, sinh ra và trưởng thành tại vùng Chợ Lớn. Lớn lên làm thợ hớt tóc, rồi sau đó làm chủ tiệm, mở cửa tiệm hớt tóc tại số 200 đường Marins (nay là Trần Hưng Đạo B). Vào những ngày đầu thế kỷ XX, khắp vùng Sài Gòn-Chợ Lớn (và cả Nam Kỳ Lục Tỉn không ai không nghe danh "Đại Ca Tư Mắt", bởi ông là tay giang hồ hảo hán bạo gan bạo phổi mà hành động nặng tính Lương Sơn Bạc nhất. Đã có nhiều huyền thoại chung quanh cuộc đời ngang dọc của con người này, đến nổi dù cho Tư Mắt hành động cướp bóc cũng được ngợi khen, bởi nhiều người cho rằng Tư Mắt lấy tiền của kẻ giàu đem chia cho người nghèo.

    Tương truyền, Tư Mắt có đến hàng ngàn đồng đảng ở khắp nơi. Ông ta cầm đầu những cuộc cướp của nhà giàu, chứa bạc và cả những dịch vụ làm ăn không rõ nguồn gốc ... sở dĩ Tư Mắt được xưng tụng là hảo hán có lẻ do hành động đượm chất Tống Giang, Võ Tòng của Thủy Hử, hoặc hành động như Đơn Hùng Tín trong truyện Thuyết Đường. Ai đã quen biết với Tư Mắt, từng được "anh Tư" che chở, đều bái phục chất hảo hán rặt Nam Bộ của anh ta: Đàn em bất kể là người nào, nếu lúc bình sinh chịu khuất phục Tư Mắt thì lúc hoạn nạn dù ở hoàn cảnh nào cũng được "anh Tư" ra tay cứu vớt. Thậm chí, có người khi bị sa cơ, ở tù, người nhà không thấy ai thăm viếng, chỉ thấy Tư Mắt hoặc đàn em ông ta đến thăm tận khám đường, tiền bạc quà cáp đầy đủ và còn có thể được Tư mắt bỏ tiền lo cho ra tại ngoại.
    Thời đó, chính quyền Pháp hình như ngại đụng chạm đến Tư Mắt, một phần vì lực lượng "đầu gấu" trong giang hồ của của Tư Mắt quá đông, nhưng phần quan trọng là họ sợ chạm đến lòng ngưỡng mộ Tư Mắt của số đông dân nghèo. Có một câu chuyện được kể rằng, vào một ngày nọ, khi Tư Mắt cùng vài đồng bọn tới một ngôi chợ nhỏ, đang ngồi ăn uống thì bị lực lượng cảnh sát bao vây. So về tương quan lực lượng thì phía Tư Mắt thua chắc, dù đại ca có giỏi võ tới đâu ... Nhưng, thật bất ngờ, một đám đông chẳng biết từ đâu đã bất thần tấn công cảnh sát, giải thoát cho đại ca Tư Mắt! Sau hiểu ra mới hay những người đó là dân nghèo, chỉ vì mến mộ Tư Mắt nên đã liều thân!.

    Ngày 14-5-1915, Tư mắt bị đưa ra trước Tòa Đại Hình ở Saigon, bị khép tội du côn, kèm theo tội tham gia hội kín ủng hộ ông Cường Để. Tưởng chừng với tội danh đó người Pháp sẽ kêu án rất nặng, nhưng thật bất ngờ Tư Mắt chỉ lĩnh vài năm tù. Tư Mắt ở tù, không có vụ cướp pháp trường như Phan Xích Long, có lẽ người Pháp đã dàn xếp sao đó ... Khi ra tù, Tư Mắt có vẻ trầm tính hơn, dù đám đàn em vẫn một mực tôn sùng, bái phục.

    Ở tuổi 50, bỗng dưng Tư Mắt rũ áo giang hồ, có lẽ do hối lỗi những gì mình gây ra trong suốt một thời gian dài, nên vào làm công quả ở chùa Giác Lâm (Bình Thới - Phú Thọ). Nghe nói ông Tư Mắt chết già trong âm thầm lặng lẽ ở ngôi chùa đó ...


    Tác Giả Thượng Hồng
    Last edited by saigon-tuan; 08-08-2008 at 01:55 PM.
    Nguyện cả đời, xin Phật Tánh ở trong con

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •