Kính chào tất cả,

Thời gian gần đây MKCS thấy có rất nhiều vị thắc mắc muốn tìm hiếu về " Đông Mật " và trong đó không ít vị đã đưa ra khái niệm " Tây Mật " (西密 )

Theo tim hiểu của MKCS thì trên thế gian này hoàn toàn không có khái niệm " Tây Mật " . Nhưng ở Việt Nam ta thì đây không phải là lần đầu tiên MKCS nghe đến mấy chữ này. Mới năm ngoái, khi được tham kiến một vị tăng nổi tiếng nhất của Việt Nam ta về Chẩn tế, MKCS đã nghe ông ta dùng danh từ này để chỉ " Mật Giáo Tây Tạng " .

Trong khi đó nếu chúng ta tìm trên Google thi hoàn toàn chỉ có các khái niệm sau đây : Đông Mật ( 東密 ), Đài Mật (台密 ) , Tạng Mật ( 藏密 ). Các vị có thể copy và paste các Chinese này vào Google sẽ hiện ra vô số các link giải thích rõ ràng các khái niệm này.

Thời buổi bây giờ Internet rất là lợi hại, giúp chúng ta tiếp cận với nhiều nguồn tri thức khác. Nhưng nếu chúng ta lên Google tìm thông tin mà gõ sai từ khóa thì .....tìm không thấy

Ở đây MKCS xin phép dịch lại từ Internet lời giải thích về những khái niệm này , ngỏ hầu chúng ta được danh chính thì ngôn mới thuận.

1/ Đông Mật (東密 ) : Danh từ dùng để chỉ Mật Tông Phật Giáo do Hoằng-Pháp-Đại-Sư Không Hải sang Trung Quốc vào đời Đường du học mang về. Sở dĩ mang tên Đông Mật vì nhánh này lấy Đông Đại Tự tại Kyoto ( cố-đô ), Kinh-Đô cổ của Nhật Bản, làm căn bản đạo tràng . Đông Đại Tự còn gọi tắt là Đông Tự , được thành lập năm Diên Lịch thứ 15 ( 796 ) Tên chính thức là " Kim Quang Minh Tứ Thiên Vương Giáo Vương Hộ Quốc Tự Nhật Bí Mật Truyền Pháp Viện " ( 金光明四天王教王護国寺日秘密伝法 ). Ngôi chùa này là một pháp nhân ( có mộc tròn ) và cũng được gọi là Giáo Vương Hộ Quốc Tự. Một tên gọi khác là chùa Tả Đại ( 左大寺 ) . Ngọn núi, nơi dựng chùa có tên là núi Bát Phan (八幡山 ). Đông Tự là tổ đình của một trong những chi phái của Phật Giáo Nhật Bản " Đông Tự Chân Ngôn Tông " . Vị Phật chính của chùa ( bản tôn ) là Dược Sư Như Lai.

Mời các vị tham khảo thêm link dưới đây :
http://ja.wikipedia.org/wiki/%E6%9D%B1%E5%AF%BA

2/ Đài Mật ( 台密 ) : là Mật Giáo do Truyền-Giáo-Đại-Sư Tối Trừng sáng lập tại Nhật Bản . Ông này cũng du học Trung Quốc cùng thời với Không Hải , sau đó về Nhật Bản kết hợp giáo nghĩa của Mật Giáo và Thiên Đài Tông thành ra Đài Mật. Tổ đình là chùa Diên Lịch (延暦寺 ) tại núi Tỷ Duệ (比叡山 ) . Diên Lịch Tự sáng lập năm Diên Lịch thứ 7 (788) , bản tôn cũng là Dược Sư Như Lai.

Tham khảo tại :
http://ja.wikipedia.org/wiki/%E5%BB%...9A%A6%E5%AF%BA

" Đài Mật " hay " Thai Mật " ? Theo các từ điển Hán-Việt của ta xuất bản thì chữ " 台 " có cả hai cách đọc " Đài " và " Thai " . Nhưng theo MKCS được biết thì Thiên Đài Tông nguyên xuất từ chùa Quốc Thanh , núi Thiên Đài, trung bộ tỉnh Triết Giang - Trung Quốc. Sở dĩ núi này có tên Thiên Đài vì trên núi có một đỉnh cao vọt lên , người Trung Quốc gọi nó là Thiên Đài cùng với câu thơ " Thiên Đài , Thiên Đài thăng thiên chi đài " , xem đây như một cái đài có thể lên Trời. Không hiểu sao Việt Nam ta chuộng dùng âm " Thai " hơn là " Đài ". Bản thân MKCS trong một topic khác cũng buộc phải dùng " Thai ".

Tôi chưa từng nghe ai đọc hai chữ " 台灣 " là Thai Loan cả, chỉ thấy đọc là Đài Loan.

3/ Tạng Mật ( 藏密) : dùng chỉ Mật Giáo của Tây Tạng

4/ Trung Mật (中密 ) : MKCS bắt gặp khái niệm này khi đọc 1 tài liệu của cư sĩ Nam Hoài Cẩn. Ông muốn dùng nó để chì một thứ Mật Giáo thuần của Trung Quốc.

Cũng xin thưa rằng tại Nhật Bản còn có một ngôi chùa mang tên là Tây Đại Tự ( 西大寺 ) trên núi Thắng Bảo ( 勝宝山 ) tại Nara, với tên chính thức là Thắng Bảo Sơn Tứ Vương Viện Tây Đại Tự ( 勝宝山 四王院 西大寺 ) , đây là Tổ Đình của Chân Ngôn Luật Tông . Nhưng chưa từng có ai dùng khái niệm " Tây Mật " để chỉ Chân Ngôn Luật Tông (真言律宗 )

Mai mốt khi có điều kiện MKCS xin phép giới thiệu cùng quý vị lịch trình tu tập của Đông Mật.

MKCS thành thật xin lỗi và cầu xin chỉ dạy nếu bài viết này có gì sai sót.

KÍnh

MKCS