kết quả từ 1 tới 4 trên 4

Ðề tài: Rắn Phủ Mèo

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Rắn Phủ Mèo

    Tác giả Nguyễn Công Huân

    RẮN PHỦ MÈO

    Trong dân chúng Việt Nam, nhất là ở các nơi thôn dã, vẫn có câu chuyện truyền khẩu rằng nếu năm nào độc giới, nghĩa là ở trong làng phụ nữ không được yên vì “động long mạch” thì hay có rắn phủ méo.
    Con mèo thuộc loài có vú, bốn chân và máu nóng. Con rắn thuộc về loại bó sát, không chân và máu lạnh.
    Bình thường, con mèo ở với con mèo thì lại đẻ ra mèo con, con rắn ở với con rắn thì đẻ ra trứng, trứng ấy nở ra rắn con.
    Nhưng nếu phải năm mà con rắn lại phủ con mèo thì con mèo sẽ đẻ ra con “mèo con lai rắn” cho nên có nhiều con mèo xám bẩn, mình điểm vằn như da con rắn. Đấy là câu chuyện mà ta có thể cho là cổ tích được, vì nó đã truyền từ đời nọ sang đời kia. Chuyện thì thế nhưng nào có ai đã được chứng kiến rắn phủ mèo đâu, cũng như nhiều người nói chuyện ma, sợ ma, mà chẳng hề nom thấy ma bao giờ?
    Không có lửa làm sao có khói? Tôi có dịp được thấy một đôi rắn mèo và vì thế đã có cơ hội bình luận câu chuyện cho dân làng nghe. Trường hợp mà tôi ngẫu nhiên được gặp ấy đã xảy ra như sau :
    Một hôm về mùa thu, một người bạn rủ tôi về Bắc Ninh đi săn chim rẽ ở mấy cánh đồng gần làng. Sau khi đã bắn được mấy con rẽ, chúng tôi trở về làng để dùng cơm tại nhà người bạn.
    Đang lúc ăn, thì ông Xã Bính đi chơi ở cuối làng về. Sau mấy câu giới thiệu, ông ngồi chơi và vừa cười vừa nói:
    - Này, các ông mới ở tỉnh về phải không? Các ông ạ, năm nay có lẽ phái nữ làng ta sẽ gặp những chuyện không may đấy! Các ông có biết tại sao không? Tôi vừa cùng bao nhiêu người làng được mục kích con rắn dọc dưa đang phủ một con mèo mướp ở gần ngay bụi tre ngà sau miếu thờ Ba Cô ở “xóm trong” làng ấy. Thật là thủa cha sinh mẹ đẻ, trước kia chỉ nghe thấy các cụ nói, nay 60 tuổi mới được thấy. Ấy đấy, hàng bao nhiêu người đang đứng xem ở bờ ao. Mà từ lúc ấy đến giờ đã quá Ngọ rồi mà con rắn vẫn chưa buông tha con mèo của bà Nhiêu trong xóm. Thật là bà Nhiêu không may, ông Nhiêu thì mất sớm, có hai con gái thì năm ngoái cô lớn sau ngày hội, đã đi theo tiếng gọi ái tình, một anh chàng ở Từ Sơn rồi, cô bé còn lại gặp phải chuyện rắn mèo này không khéo cũng hỏng theo. Mà theo các cụ xưa, thì có khi như vậy là cái điềm không hay cho các cô gái chưa chồng ở làng ta nữa. Lão hay nói thật, xin các ông chớ cười …
    Thấy cụ nói vậy, chúng tôi bèn bỏ cơm, kéo nhau chạy vào xóm trong để xem. Và tôi cũng không quên vác cả khẩu súng hai nòng theo.
    Đến nơi, đã thấy ở bờ ao, người đứng xem vòng trong vòng ngoài. Các anh trai trẻ tinh nghịch thì đứng hàng đầu, các cô gái e lệ thì tụm năm tụm ba đứng xa xa khúc khích cười.
    Quả như lời ông già khi nãy, tôi trông thấy ngay ở bụi tre cách bờ ao chừng vài mươi bước, một con mèo mướp bị một con rắn doc dưa khá to có sọc đen sọc trắng đang quấn chặt lấy mình làm mấy vòng. Hai đầu còn mèo và rắn chụm vào nhau. Thỉnh thoảng thấy con mèo giẫy giụa thì con rắn lại quằn quại và hai con cùng lăn lóc hết chỗ này ra chỗ khác, nhưng không lúc nào mồm con rắn và mèo lại rời xa nhau. Lấy làm lạ, tôi rất chú ý, và nghĩ bụng nếu là sự thực thì không thể hai loài khác nhau một trời một vực như thế lại đi với nhau được. Thật là môt dịp hiếm có, phải khám phá ra bí mật này. Bà Nhiêu là chủ con mèo cũng đứng đấy, bà đang mếu máo với các lời bàn tán ra vào của các bà bạn. Tôi hỏi :
    - Con mèo của bà phải không?
    - Phải, con mèo tôi mua ở chợ Huyện về hồi Tết đấy. Nó hay chuột đáo
    để, hết bắt chuột ở nhà là ra bờ tre, đống ốc. Thế mà cũng là nhà tôi vô phúc hay là tại mồ mả nhà tôi động(!) hay sao cho nên nó mới gặp cảnh đốn ra thế kia. Thật khổ cho tôi quá! Hay là nhờ ông cho mấy phát súng cho nó chết quách đi, chứ để làm gì cái của nợ ấy. Âu cũng là một lối để tôi khỏi “xúi quẩy”.
    - Nếu bà bằng lòng để tôi giết hộ con mèo ấy thì tôi đây cũng xin vâng.
    Được dịp may, tôi không ngần ngại gì mà lắp hai viên đạn vào nòng súng, rồi lách người tiến lên hàng đầu , tận bờ ao. Tôi trịnh trọng kề má vào súng rồi hồi hộp ngắm. Con “thú” gần thế, lại đứng trước hàng trăm người, đa số là con gái, mà hụt thì thì tiêu hết sự nghiệp của nhà thiện xạ. Thấy trăm mắt đổ dồn vào tôi … nhịn thở, tôi ngắm đầu hai con rắn và mèo. Rồi “đoàng” một tiếng, mọi người giựt bắn mình. Hình như hai con vật bị trúng đạn vào đầu nên lăn kềnh ra chỉ thấy hai cái đuôi ngọ ngoạy. Muốn cho chắc, còn viên đạn nữa, tôi lại giơ súng và bắn phát nữa vào đầu hai con. Sau phát súng thấy hi con vật nằm im lìm, chắc là chúng chết hẳn rồi, tôi và một người trai làng vội nhảy lên thuyền thúng chèo ra bụi tre để xem. Chúng tôi đã thấy gì?
    Hai con mèo và rắn bị đạn ghém qua đầu nên đã chết hẳn, nhưng con rắn vẫn quấn chặt lấy con mèo, và chân con mèo cũng ôm chặc lấy mình con rắn. Hai mồm vẫn sát vào nhau. Cái anh trai làng táo bạo đã cầm lấy hai con giơ lên cho tôi xem. Thì ra, tôi đã bắn một phát được những ba con : con mèo, con rắn và con chuột đồng!
    Không phải con rắn dọc dưa đã phủ con mèo như người ta tưởng và đã trông thấy lúc nãy, mà chỉ tại một trong hai con rắn và mèo đã tranh nhau một con mồi, tức là con chuột, mà ẩu đả nhau, khiến cho ai trông xa cũng tưởng nhầm ra chuyện khác. Xem xét chung quanh đấy thì có một lỗ mà tôi cho là hang rắn, và theo tiên đoán của tôi thì chắc là con rắn dọc dưa mà mọi người dân quê đều biết chắc nó hay săn chuột, nằm trong hang thò đầu ở lỗ đã bắt được con chuột , ngoạm chặc mồm đang sắp nuốt. Chợt con mèo đi qua, thấy đuôi và nửa mình chuột thòi ra ngoài cửa hang, đang đói, thì vồ vội lấy để ăn. Mèo cố lôi chuột ra ngoài hang, rắn sợ mất mồi, cố kéo chuột vào hang. Giằng co mãi, mèo khỏe hơn nên lôi cả chuột lẫn rắn ra ngoài. Cái lệ rắn đã bắt được mồi, và đã ngoạm vào mồm thì có hai răng nanh móc quắp vào trong, nên chỉ nuốt vào chứ không nhả ra. Thành thử hai con đều tiếc mồi, mà phải vật lộn nhau. Thậm chí rắn phải tấn công mà quấn kín lấy thân mình con mèo, và mèo bấu chặc lấy rắn. Hai bên không chịu nhả mồi cho nên cứ thế giằng co mãi.
    Không để cho mọi người sốt ruột, đợi ở bên kia ao, chúng tôi quay thuyền về, để nguyên cả rắn mèo và chuột cho hết thảy khán giả xem.
    Tôi đã được dịp một dịp giải thích rõ ràng cho mọi người nghe và hiểu rằng chẳng phải rắn phủ được mèo như theo dị đoan ta vẫn tin bấy lâu nay.
    Nghe xong, mọi người hả hê ra về, không quên lật đi lật lại xem ba con vật ấy. Sung sướng nhất là bà Nhiêu đã giải được cái hạn tưởng tượng mà bà cho là sẽ đến với gia đình mình.
    Nguyện cả đời, xin Phật Tánh ở trong con

  2. #2

    Mặc định

    Nghe đứa bạn kể chuyện " rắn hấp diêm mèo" thì không tin. Phải lên mạng search mới đươc, hóa ra là do bà con ta nhìn gà hóa cuốc mà có đồn đại sock thế này.

  3. #3
    Lục Đẳng Avatar của kiếp mù lòa
    Gia nhập
    Oct 2010
    Nơi cư ngụ
    hoa quả sơn
    Bài gởi
    21,931

    Mặc định

    hồi nhỏ chơi dế,mình biết có một loại dế mang tên là "dế bò cạp" ! ngoại hình loại dế này tuy không có chút gì giống bò cạp nhưng tại cái ổ này là ổ của bò cạp,vì thế chúng tôi suy đoán là con dế đực bố nó là chồng con bò cạp cái !.Và các loài người thú-yêu tinh không phải là không có,các bạn có thấy con khỉ-tinh tinh... nó rất giống người thú được miêu tả không? , yêu tinh bên châu âu thì được miêu tả là có thân hình thấp bé,tai nhọn,...và rất nghịch ngợm,coi con này phải không nhé?

    haiz...........................

  4. #4

    Mặc định

    Tội nghiệp con mèo !! chưa rõ đầu đuôi gì mà bắn nó rồi !!
    Xưa nay mèo và rắn là 2 loài vật không đội trời chung mà!!

    xem nè :
    http://www.youtube.com/watch?v=r5n8kVL-QK8

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •