Trích dẫn Nguyên văn bởi nguyenxa Xem Bài Gởi
Thiền của Đạo Phật nguyên thủy



Gồm có hai kỹ thuật chính là Thiền Định (samatha) và Thiền Tuệ Quán (vipassana). Đối với Đạo Phật Gautama, khi nói đến thiền nhất thiết phải phân biệt đó là Thiền Định hay Thiền Quán. Thiền định còn gọi là Định hay Tịnh chỉ, là pháp an trú tâm trên một đối tượng. Thiền quán là công phu quán sát các đối tượng, hiện tượng đang hiện hữu, diễn biến, xảy ra trong thân và tâm với mục đích để nhìn thấy tính duyên hợp, vô thường và vô ngã của chúng. Cần nên biết: Thiền định của Phật giáo nguyên thủy đưa đến bốn bậc thiền hữu sắc là sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền, và bốn bậc thiền vô sắc là không vô biên xứ, thức vô biên xứ, vô sở hữu xứ và phi tưởng phi phi tưởng xứ. Những thiền định nói trên mặc dù có nguồn gốc trước Đạo Phật và không đưa đến bốn đạo quả, nhưng vẫn là kĩ thuật luyện tâm song song với pháp thiền quán. Pháp Thiền Quán được coi là một sáng tạo riêng của Đức Phật. Việc thực hành Thiền quán cần sử dụng năng lực của định (samadhi) để nhìn thấy rõ các pháp chân đế (paramattha) như chúng thực sự là, cho nên công phu thiền định là một lợi thế cho thực hành thiền tuệ quán. Theo một vài luận giải của Phật Giáo Nguyên Thủy thì Thiền Định (Samadhi) là một công cụ cần thiết để thực hành thành công Thiền Quán (Vipassana).

Trích từ bài Thiền Là Gì của BS Phạm Doãn.
Cũng chỉ là lý giải phù hợp với suy nghĩ của BS Phạm Doãn, chẳng phải thực chứnng thiền!