ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỎ ĐỘ-TÒA THÁNH TÂY NINH











Toà thánh Cao Đài
được xây dựng tại làng Long Hoa, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh, cách thị xã Tây Ninh 4km về phía đông nam.

Ðạo Cao Ðài ra đời vào năm 1926 ở Tây Ninh. Tòa thánh Cao Đài là một công trình kiến trúc nghệ thuật nổi tiếng, được bắt đầu xây dựng vào khoảng năm 1926.

Nằm cách thị xã Tây Ninh 4 km về hướng Đông. Tòa Thánh là một khu kiến trúc nghệ thuật nổi tiếng, được bắt đầu đặt nền mống xây cất vào khoảng năm 1926. Tòa Thánh tọa lạc trong một khuôn viên rộng 1km vuông có tường rào bao bọc. Trong khu Tòa Thánh Cao Đài có nhiều điện thờ, nhà làm việc, nhà ở. Nổi bật trong khu này là Đền Thánh, một kiến trúc trông giống như nhà thờ Thiên Chúa Giáo, dài 100m có hai tháp cao. Phía trước trên cao là hình Thiên Nhãn, một con mắt tỏa hào quang, biểu tượng của đạo Cao Đài. Kiến trúc Thánh Thất từ ngoài vào trong thể hiện sự hài hòa giữa mỹ thuật kiến trúc Á Đông và Tây phương: những hàng cột rồng rực rỡ kiểu cung điện, các vòm mái và hoa văn trang trí khéo léo, tinh xảo, biểu hiện tinh thần Tam giáo (Phật, Lão và Khổng).

Tại đây còn một số kiến trúc đẹp và mỹ thuật khác như cổng Chánh Môn, các tháp mộ, đền thờ Phật Mẫu. Đặc biệt là Bá Huê Viên với nhiều cây cảnh, nhiều loại hoa thơm, cỏ lạ. Lễ lớn nhất hàng năm là lễ vía Đức Chí Tôn (ngày 9 tháng giêng âm lịch). Ngày lễ lôi cuốn hàng chục ngàn người các nơi về tham dự.

Đạo Cao Đài:
(Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ 15-01-1926)

Ý nghĩa tổng quát Cao Đài là Đài là ở trên cao nhất, thỉnh ý với chư Thiên, Trời, thượng giới. Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ: Đạo lớn thời kỳ thứ ba (tam ngươn) phải đem phép mầu phổ biến cứu độ chúng sanh.

Theo minh triết Đông phương, nhân loại được chia làm ba thời kỳ tiến hóa về tư tưởng. Giáo lý Cao Đài giải thích rằng từ khi có loài người. Thượng đế đã hai lần cứu rỗi (phổ độ) chúng sanh.

Thời đó, do "năm châu còn sống lẻ loi", cho nên ngài đã xuất hiện ở các vùng khác nhau, lập nên các tôn giáo khác nhau, phù hợp với các phong tục, tập quán từng vùng. Các tôn giáo này tuy đều xuất phát từ cùng một gốc (Thượng đế) và cùng một mục đích (cứu rỗi chúng sinh), nhưng vì tồn tại riêng rẽ nên dần dần sinh ra mâu thuẫn, tranh dành, xung đột lẫn nhau. Nay điều kiện giao lưu đã dễ dàng "năm châu chung chợ, bốn phương chung nhà", đức Ngọc Hoàng quyết định lập ra tôn giáo mới này để phổ độ chúng sanh lần thứ ba. Đạo Cao Đài không chỉ dung hợp Tam giáo mà còn hướng tới dung hợp hết thẩy "ngàn giáo", dung hợp tâm linh con người với tâm linh vũ trụ.

Tôn chỉ của đạo Cao Đài là Thiên Nhãn Hợp Nhất và Vạn Vật Nhất Lý.