CHƯƠNG THỨ SÁU


NHỮNG VIÊN NGỌC QUÍ VÔ GIÁ BỊ VÙI LẤP 2.500 NĂM NAY.

Những viên ngọc quí bị vùi lấp dưới đất cát lâu ngày thì dính bùn dơ và lẫn lộn với đá sỏi, khi ta nhìn biết thì phải lập tức lượm lên đem chúng nó rửa sạch và lau chùi kỹ lưỡng; chúng nó sẽ sáng chói như xưa. Cũng thế đó, bốn giai đoạn của thời kỳ nhập môn đặng vào hàng đệ tử được điểm đạo và mười dây chướng ngại trên đường đạo là những viên kim cương vô giá. Tiếc thay, 2.500 năm nay nó bị chôn lấp dưới đám rừng sâu kinh kệ. Thật sự một đôi khi người ta cũng có nói đến nó; nhưng nói đến để mà nói chớ không nói đến để mà hành, hay là chỉ cho kẻ khác hành.

Xét cho tột lý, các bực tiền bối đã theo con đường đó mà thành chánh quả, nếu chúng ta muốn lên tới địa vị của các Ngài thì cũng phải noi theo gương các Ngài mà đi, vì nó là con đường duy nhứt, không thể nào làm khác hơn được.


NHỮNG ĐẶC ĐIỂM PHI THƯỜNG CỦA ĐẠO BÁT CHÁNH.

Trong chu kỳ tiến hóa nầy, nhơn loại say mê vật chất ít lo đến phần tinh thần. Phật thấy rõ điều đó nên lo cứu vớt chúng sanh được bao nhiêu hay bấy nhiêu. Ngài bèn vạch ra một con đường rất dễ đi, ở chính giữa thời xa hoa phóng túng của cuộc đời, và sự khổ hạnh của đạo tu hành, dung hòa cả hai bên. Ấy là con đường Trung đạo hay là Đạo Bát Chánh. Nó là nền tảng của Phật giáo và gồm ba điểm tối quan trọng.

Một là : Thích hợp với tất cả các hạng người, các giai cấp, cao hành theo cao, thấp hành theo thấp.

Hai là : Nó diệt được các sự đau khổ nếu nhơn loại cố gắng đem ra thật hành.

Ba là : Nó bao hàm bốn thời kỳ chuẩn bị hay là con đường nhập môn.

Nói một cách khác, Đạo Bát Chánh có một đặc điểm phi thường là nó áp dụng vào đường đời và đường đạo một lượt.

1.- Về đường đời : - Các sự đau khổ diễn ra trên cõi Trần hằng ngày đều do những sự bất chánh, những sự gian tà của con người gây ra, dù trong kiếp nầy hay kiếp trước cũng vậy. Bây giờ đổi mục đích lại. Mỗi người ăn ở theo 8 lẽ chánh (không đợi tới 8 điều, nội trong 4 điều đầu tiên cũng đủ) thì cái xấu sẽ hóa ra cái tốt, cái dữ sẽ thành cái lành. Non nước sẽ thanh bình, nhà nhà đều no ấm, đâu còn cái nạn chiến tranh giặc giã, cốt nhục tương tàn, nồi da xáo thịt nữa. Nói Đạo Bát Chánh là đạo mầu diệt khổ, thật đúng lắm vậy.

2.- Về đường đạo : - Hành Đạo Bát Chánh tức là dọn mình cho trong sạch để xứng đáng được điểm đạo lần thứ nhứt. Và từ đó cho đến ngày đắc đạo thành chánh quả làm một vị Chơn Sư, người đệ tử bất câu giờ phút nào cũng phải sống với 8 lẽ chánh luôn luôn.

Nói tóm lại, Đức Phật dạy con người phương pháp tu tại gia dễ dàng, có một không hai. Khỏi cần vào chốn non cao động cả, người cư sĩ cũng có thể tự cứu được mình ra khỏi chốn khổ hải trầm luân. Con đường nầy pháp môn gọi là Cạt ma Dô ga. Dô ga của con người Hành Động (Karma Yoga); nhưng nó cũng gồm đủ ba việc lập Hạnh – Tham Thiền và Hành Động một lượt.


SO SÁNH ĐẠO BÁT CHÁNH

VỚI BỐN ĐỨC TÁNH CỦA CON ĐƯỜNG NHẬP MÔN



Đạo Bát Chánh



I

1./ Chánh Kiến : Sự thấy chơn chánh. Tín ngưỡng chơn chánh.



Muốn được chánh kiến thì phải làm thế nào? Trước hết thì phải mở trí tức là phải học hỏi. Trí mở rộng rồi thì mới phân biệt được cái nào chơn cái nào giả, cái nào bất thường, cái nào vĩnh viễn trường tồn.

Chưa mở trí thì làm sao hiểu được lẽ tà chánh, điều thiện ác đặng hành động cho đúng với cơ Trời. Thế nên trí càng mở rộng thì càng dễ tiến bước trên đường đạo (xin nhớ tôi nói dễ tiến chớ không phải tiến mau; bởi vì có tài mà thiếu đức, vô hạnh thì không khi nào bước tới cửa Đạo được).

Vì mấy lẽ trên đây mà Chánh Kiến gồm 2 đức tánh của con đường nhập môn là :



I

Manodvaravajjana = Mở trí và

Parikamma = Chuẩn bị đặng hành động.



II

2./ Chánh Tư duy : Tư tưởng chơn chánh

3./ Chánh Ngữ : Lời nói chơn chánh

4./ Chánh Nghiệp : Việc làm chơn chánh

5./ Chánh Mạng : Nghề nghiệp chơn chánh

6./ Chánh Tinh tiến : Thành thật tiến tới.

Năm đức tánh nầy thuộc về giới : “Sila”

Tư tưởng chơn chánh, Lời nói chơn chánh, Việc làm chơn chánh là ba đức tánh quan trọng đầu tiên; các thí sanh trên con đường nhập môn bị bắt buộc phải thực hiện cho được.

Ba sợi dây cột lưng của người Bà la môn tượng trưng ba đức tánh nầy. Nhưng chúng nó không phải thuộc riêng về Ấn Độ giáo, Phật giáo hay là Ai Cập giáo, Hỏa Thần giáo. Chúng nó do luật trời qui định mà tất cả những sinh viên Huyền bí học muốn thành công thì phải luyện tập cho kỳ được. Chúng phải thấm nhuần máu huyết xương thịt của kẻ học Đạo, vì chúng là ba món ăn tinh thần chánh; không tiêu hóa được thì tinh thần sinh viên không khi nào phấn chấn và phát triển bao giờ.





7./ Chánh Niệm : Sự tưởng nhớ chơn chánh





8./ Chánh Định.
Bốn đức tánh của con đường nhập môn



I

1./ Manodvaravajjana : mở trí.



2./ Parikamma : chuẩn bị đặng hành động.



II

Upacharo của Phật giáo hay là Shatsampati của Ấn Độ giáo. Hạnh kiểm.



1./ Samo - Sự yên tịnh.

Tư tưởng yên tịnh và trong sạch đối chiếu với Chánh Tư Duy.

2./ Damo - Kiểm soát giác quan và thân thể. Đối chiếu với :

Chánh Ngữ

Chánh Nghiệp.

Chánh Mạng.

3./ Uparati : Chấm dứt hay là một sự khoan dung rộng rãi.

4./ Titiksha : Nhẫn nại.

Hai đức tánh nầy đối chiếu với Chánh Tinh tiến. Bởi vì không cố gắng chấm dứt sự tin tưởng dị đoan, không khoan dung, không nhẫn nại thì không bao giờ tiến mau được.

5./ Samadhana : Để tâm vào đường đạo. Chẳng có sự cám dỗ nào làm mình quên được mục đích của mình. Đối chiếu với Chánh Niệm.

6./ Shaddha : Đức tin. Tin Sư Phụ của mình và cũng tự tin mình nữa. Tức là trụ vào một chỗ. Đối chiếu với Chánh Định.

-----------------------------------------

Bốn đức tánh của con đường nhập môn



I

1./ Manodvaravajjana : mở trí.



2./ Parikamma : chuẩn bị đặng hành động.



II

Upacharo của Phật giáo hay là Shatsampati của Ấn Độ giáo. Hạnh kiểm.



1./ Samo - Sự yên tịnh.

Tư tưởng yên tịnh và trong sạch đối chiếu với Chánh Tư Duy.

2./ Damo - Kiểm soát giác quan và thân thể. Đối chiếu với :

Chánh Ngữ

Chánh Nghiệp.

Chánh Mạng.

3./ Uparati : Chấm dứt hay là một sự khoan dung rộng rãi.

4./ Titiksha : Nhẫn nại.

Hai đức tánh nầy đối chiếu với Chánh Tinh tiến. Bởi vì không cố gắng chấm dứt sự tin tưởng dị đoan, không khoan dung, không nhẫn nại thì không bao giờ tiến mau được.

5./ Samadhana : Để tâm vào đường đạo. Chẳng có sự cám dỗ nào làm mình quên được mục đích của mình. Đối chiếu với Chánh Niệm.

6./ Shaddha : Đức tin. Tin Sư Phụ của mình và cũng tự tin mình nữa. Tức là trụ vào một chỗ. Đối chiếu với Chánh Định.

-----------------------------------------------------------------------

Trong Đạo Bát Chánh không có đức tánh thứ tư của con đường nhập môn là Anuloma của Phật giáo hay là Mumukshâ hoặc Moumoukshoutwa của Ấn Độ giáo bởi vì nó thuộc về Công truyền, còn bốn đức tánh của con đường nhập môn thuộc về Bí truyền và thuở Phật ra đời 2.500 năm trước, bốn đức tánh nầy chưa được công bố ra như ngày nay.

Bốn đức tánh trên đây có giải trong cuốn Dưới Chơn Thầy và nhứt là nên xem quyển Giảng lý (Commentaires sur aux Pieds du Maître) mới hiểu rành rẽ hơn và cuốn Con đường của người đệ tử (Le Sentier du disciple).


GIỚI ĐỊNH HUỆ

Có những vị Phật tử chia 8 lẽ chánh ra làm ba giai đoạn.



1.- Chánh Kiến thuộc về Huệ

2.- Chánh Tư duy thuộc về Giới

3.- Chánh Ngữ thuộc về Giới

4.- Chánh Nghiệp thuộc về Giới

5.- Chánh Mạng thuộc về Giới

6.- Chánh Tinh tiến thuộc về Giới


7.- Chánh Niệm thuộc về Định -

8.- Chánh Định thuộc về Định -



Còn theo vài vị khác thì :

I. Sila giới gồm 4 đức tánh

1.- Chánh Ngữ

2.- Chánh Nghiệp

3.- Chánh Mạng

4.- Chánh Tinh tiến.

II. Samadhi : Định gồm 2 đức tánh

5.- Chánh Niệm

6.- Chánh Định.

III. Panna (Haute sagesse)

7.- Chánh Kiến

8.- Chánh Tư duy.

Vậy ta hãy bàn thử coi.

Thường thường thì :

Trước phải giữ giới

Kế đó là Định

Sau mới phát Huệ.

Hiểu như vậy người ta mới đem hai đức tánh đầu tiên là Chánh Kiến và Chánh Tư duy để xuống dưới. Chúng thành ra đức tánh thứ 7 và thứ 8.

Vậy làm như thế có ý nghĩa chi chăng ?

Rõ ràng người ta đã sửa tới Phật. Phải chăng vô tình hay cố ý người ta đã chê Phật dốt, Phật lầm nên mới để Chánh Kiến trước hết, tức là Huệ trước Giới và Định. Vì vậy người ta mới đảo lộn lại. Trên đem xuống dưới, dưới đặt lên trên. Hành động như thế rõ ra con người không sáng suốt và không khiêm tốn chút nào.

Người ta đâu có biết Phật dạy đúng với Huyền bí học là trước khi mở trí sau mới phân biệt được lẽ tà chánh, và noi theo cái chánh lìa bỏ cái tà.

Nếu cho Chánh Kiến thuộc về Huệ thì bảy cái Chánh sau : Chánh Tư duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh tiến, Chánh Niệm, Chánh Định cái nào cũng thuộc về Huệ cả, bởi chưng hành Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp tức là đã sáng suốt rồi.

Thiết tưởng người ta cũng nên biết : không phải giữ giới và định cho nó có lệ mà phát Huệ đâu. Phải giữ giới cho chính chắn, định cho đúng phép và bền chí thật hành lâu ngày thì mới có Huệ. Hơn nữa, Giới, Định, Huệ, mỗi thứ còn chia ra nhiều bực tùy theo trình độ tiến hóa của sanh viên. Mỗi người phải tự kinh nghiệm rồi tự hiểu lấy chớ không sao cắt nghĩa cho người khác hiểu được.

Đừng bao giờ quên rằng học Đạo thì phải hành động, không hành đạo thì không bao giờ đắc đạo. Nhưng chứng bịnh thông thường của người mới học Đạo là đi tìm cái khó chớ không chịu thực hành trước cái dễ, dường như không biết rằng muốn lên ngồi trên cao thì phải đi từ nấc thang chót cho đến nấc thang thứ nhứt. Mà dầu có học được thuật đề khí đi nữa, trước hết cũng phải tập sao cho thân thể trở nên nhẹ nhàng (khinh thân). Luôn luôn người ta cho rằng tập rèn tánh nết là việc nhỏ mọn, dễ ợt, ai lại không biết. Nhưng cái dễ nầy lại là chuyện khó làm hơn hết, dòm lại cả muôn cả triệu người học Đạo thử hỏi được mấy chục người thành công trong việc luyện tập tánh tình.

Nội tám chữ : Lánh dữ,

Làm lành,

Rửa lòng trong sạch.

đem ra thực hành, nếu không biết phương pháp thì trong 30 kiếp cũng chưa xong, nói chi chỉ trong một đời người vắn vỏi sống có mấy chục năm mà phải chịu những đau ốm bịnh tật và mắc đủ các thứ chướng ngại. Muốn đương đầu phải có gan vàng dạ sắt, ý chí cương quyết mới vững bước được. Đừng ham vừa chạy vừa ngó theo phi cơ đang bay liệng trên trời với ý nghĩ “Muốn làm một vị phi công tung mây lướt gió” mà quên mình chưa đủ những điều kiện và dưới đất dẫy đầy những hầm hố chông gai. E cho sụp chơn vấp té, lổ đầu gãy tay mà phải vỡ tan mộng đẹp.

Mình phải tự biết mình là việc hay hơn hết, vì nó là điều kiện tối cần để thành công trong mọi việc, dầu về mặt đời hay về mặt đạo cũng vậy. Mình tự thắng mình còn khó gấp trăm lần việc chiến thắng muôn vạn hùng binh. Mà mình không thắng được mình thì chưa có thể học đạo đươc.

Nói tóm lại, vì lòng Từ bi vô lượng, Đức Phật mới vạch ra và mở rộng lối vào con đường Huyền bí học. Ai ai cũng có thể bước vào lối đó dễ dàng và tiến mau nếu cố gắng. Nhưng mà ngày nay người ta đã quên phứt nó đi và ngõ vô cũng bị gai gốc bít rồi.

Quí bạn có quyền tự do, muốn bước vào cũng được hay là ở ngoài tùy ý. Nhưng mà đừng quên rằng bánh xe tiến hóa cứ chậm chậm lăn tới mãi và lôi cuốn chúng ta theo nó trong khi đó ngày tháng trôi qua như chớp nháng. Dầu muốn dầu không, chúng ta không thoát ra ngoài vòng đó được và cũng không dừng bước được lâu, chúng ta phải đi tới và tốt hơn là nên đi ngay bây giờ, càng đi mau càng hay.

14 năm nữa, năm 1975, một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên Huyền bí học sẽ mở màn. Từ đó về sau người ta sẽ giải thích được nhiều vấn đề siêu nhiên. Người ta sẽ biết và sẽ tin rằng xung quanh chúng ta còn nhiều thế giới vô hình cũng có những nhân vật ở như trên mặt địa cầu nầy. Sở dĩ chúng ta không thấy mấy cõi đó là tại chúng nó làm bằng những chất tế nhị, tinh vi hơn chất hồng trần và cũng bởi chúng ta chưa dùng được những quan năng còn tiềm tàng trong mình gọi là thần nhãn, thiên nhãn v. v. . .

Những chuyện Nhân quả, Luân hồi, Hồn ma hiện hình là những chuyện có thật. Chúng nó tuân theo những luật thiên nhiên kỳ diệu mà hiện nay con người chưa khám phá ra được nên chưa hiểu, chớ không phải những chuyện dị đoan phi lý.

3 năm nữa ! không lâu đâu. Quí bạn, nhứt là những thanh niên nam nữ chờ xem.


HAI CUỘC LỄ LỚN CỦA PHẬT GIÁO.

Phật giáo có hai cuộc lễ lớn, mỗi năm được Quần Tiên Hội tổ chức và cử hành một cách long trọng nhưng người ngoài ít ai biết được.

Ấy là lễ Huê Sắc (Vesak), Vía Phật và lễ A sa la (Asala), lễ chuyển Pháp Luân.


LỄ HUÊ SẮC (VESAK)

Theo kinh sách Phật tại Tích Lan, thì Đức Bồ Tát :

a/ Giáng sanh nhằm ngày trăng tròn của tháng Huê Sắc (Vesak).

b/ Đắc đạo làm một vị Phật cũng nhằm ngày trăng tròn của tháng Huê Sắc.

c/ Nhập Niết Bàn cũng nhằm ngày trăng tròn tháng Huê Sắc.

Tháng Huê Sắc của Thiên Trước luôn luôn chạy nhằm tháng năm dương lịch (mois de Mai) thường thường là tháng tư âm lịch.

Nhưng nói cho đúng là giờ trăng tròn của tháng Huê Sắc chớ không phải là ngày trăng tròn [21] .

Thế nên mỗi năm tới ngày trăng tròn tháng Huê Sắc, các hàng Phật tử ở Tây Tạng, Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Nê Bôn, Âu Châu đều cử hành một cuộc lễ rất long trọng để kỷ niệm ba đại sự trong đời sống của Đức Phật Thích Ca tại thế.

Tạp chí Phật giáo La Pensée boudhique bắt đầu từ số tháng Juillet 1951 có nói tới cuộc lễ nầy do các vị thân hữu Phật giáo ở Ba Lê tổ chức và thường có những đại diện Phật giáo các xứ Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Nê Bôn đến dự.

Tôi không rõ thuở xưa các nhà sư bên Trung Hoa tính toán ngày giờ cách nào mà nói Đức Bồ Tát giáng sanh nhằm mồng 8 tháng tư âm lịch, hoặc giả thuở đó ngày trăng tròn nhằm ngày mồng 8 chăng ? Còn ngày thành đạo lại là mồng 8 tháng chạp. Ngày giáng sanh và ngày thành đạo khác nhau.

VÍA PHẬT LÀ NGÀY HẠNH PHÚC NHỨT CỦA NHƠN LOẠI.

Ngoài đời không ai tin rằng Vía Phật là ngày hạnh phúc nhứt của nhơn loại, bởi vì không ai biết rằng ngày đó Đức Phật lìa khỏi cõi Đại Niết Bàn xuống trần thế hiện ra đặng ban ân huệ cho ba ngàn sáu trăm triệu linh hồn trên địa cầu nầy. Đây có phải là Ngài noi gương mấy vị Phật quá khứ chăng ?

Không phải thế, như tôi đã nói khi nảy, một khi chứng quả Phật rồi thì Đức Bồ Tát giao quyền chưởng giáo lại cho Đức Đế Quân chưởng quản cung thứ nhì, lên kế vị cho Ngài còn Ngài thì về cõi trên làm Chủ tể cung thứ nhì coi sóc sự tiến hóa của con người và các Thiên Thần, song không hề khi nào trở xuống thế gian nữa.

Nhưng trường hợp của Đức Thích Ca thì khác hơn mấy vị Phật quá khứ. Các Ngài nầy ở bầu thế giới khác (Kim tinh) qua giúp đỡ chúng ta lúc nhơn loại còn trong thời kỳ ấu trỉ.

Không hiểu vì lẽ nào mà công việc của Đức Phật Thích Ca có vài điểm Ngài không có đủ ngày giờ làm cho hoàn thiện (xin quí bạn chú ý, đây là một vài điểm trong công việc của Ngài làm chớ không phải Tài hay Đức của Ngài còn kém. Ngài đã tới bực toàn giác của dãy địa cầu nầy).

Có lẽ tại những cố gắng trong nhiều thế kỷ qua, lúc Ngài tu luyện đặng xứng đáng với địa vị cao cả sau nầy, cho nên Ngài tự nguyện để dính dấp một chút với hồng trần đặng khi Đức Di Lạc Bồ Tát gặp trường hợp cấp bách khẩn cầu Ngài thì Ngài xuống chỉ bảo và giúp đỡ nếu cần. Ngoài ra, mỗi năm đúng giờ bỏ xác phàm tức là giờ trăng tròn tháng Huê Sắc, Ngài giáng phàm một lần, dùng một phương pháp nhiệm mầu giúp chúng sanh bớt khổ trong tâm hồn một phần nào, người ta gọi đó là Phật ban ân huệ cho chúng sanh.



ÂN HUỆ CỦA PHẬT BAN LÀ CÁI CHI ?

Đức Phật có một thần lực riêng biệt của Ngài mà Ngài rải ra khi ban phép lành cho đời. Sự ban phép lành nầy là một việc duy nhứt và vô cùng huyền diệu. Mỗi Đức Phật nhờ quyền năng và địa vị của mình cho nên vào ra được những cảnh giới cao siêu của vũ trụ mà chúng ta chưa lên tới. Vì vậy, Ngài có thể biến đổi những thần lực ở mấy cõi đó và đem chúng nó xuống tới mức của chúng ta. Không có sự trung gian của Ngài thì những thần lực nầy không hữu ích cho chúng ta chút nào trong đời sống hằng ngày. Những sự rung động của chúng nó thật là phi thường và mau lẹ cho đến đỗi chúng nó đi ngang qua mình chúng ta mà chúng ta không hay, không biết, mặc dầu trình độ tiến hóa của chúng ta tới mực nào. Nhưng thay vì điều đó, khi Đức Phật ban phép lành thì những thần lực đó gặp các vận hà chuyển đi cũng như nước gặp liền những ống dẫn; chúng nó thêm sức cho những việc lành, việc phải và đem sự yên tịnh cho những tâm hồn nào đủ sức thụ lãnh chúng nó. Khi Phật giơ tay mặt ban phép lành thì một trận mưa hoa rớt xuống in như lúc Ngài trở về Kapilavastu thuyết pháp cho vua Tịnh Phạn nghe. Đây tôi chỉ nói ý nghĩa của lễ Huê Sắc, quí bạn muốn rõ về cách hành lễ xin đọc chương XIV của cuốn Chơn Sư và Thánh Đạo (Les Maîtres et le Sentier) bạn Nguyễn văn Lượng có dịch ra và đề tên cuốn sách là Đức Phật hiện.



LỂ A SA LA

HAY LÀ LỂ CHUYỂN PHÁP LUÂN.

Ngoài lễ Huê Sắc còn có một lễ nữa mà ít nghe ai nói tới, bởi vì nó cử hành ở tại cung của Đức Di Lạc Bồ Tát, không có tánh cách công khai như lễ Huê Sắc. Đây cũng là một dịp để cho Tiên Thánh trong Quần Tiên Hội chánh thức gặp gỡ nhau mỗi năm một lần nữa. Lễ nầy là lễ A Sa La chạy nhằm giờ trăng tròn tháng bảy dương lịch để kỷ niệm ngày Đức Phật thuyết pháp lần đầu tiên tại Sạt Nát (Sarnath) gần Bénarès, giải về Tứ Diệu Đề và Đạo Bát Chánh.

Vì lòng thương mến và tôn kính Đức Như Lai cho nên Đức Di Lạc mới nhứt định mỗi năm đúng giờ trăng tròn tháng A Sa La thì Ngài lập lại bài Chuyển Pháp Luân cho Quần Tiên Hội nghe.

Gần tới buổi nhóm thì Tiên Thánh và các đệ tử (trừ 3 vị Độc Giác Phật) lần lượt xuất vía đến hoa viên ở trước mặt tiền cung của Đức Di Lạc, nhằm về triền phía Nam núi Hi Mã Lạp Sơn. Những người thuộc về giáo phái khác biết ngày lễ nầy, xuất vía đến dự đều được tiếp đón niềm nỡ.

Đức Di Lạc ngồi trên chiếc ghế cẩm thạch bao vòng cây cổ thụ mọc trước cung của Ngài. Gần bên Ngài là Đức Bàn Cổ và Đức Văn Minh Đại Đế.

Tiên Thánh, các đệ tử và thính giả phân ngôi thứ an tọa hai bên, tại sân cỏ trên những chiếc ghế đặt dưới ngai vài thước.

Đức Di Lạc nói bằng tiếng Ba Li (Pali) mà các thính giả nghe là tiếng mẹ đẻ, tiếng nước mình, nghĩa là người Anh nghe Ngài thuyết pháp bằng tiếng Anh. Người Mỹ, người Pháp, người Ý nghe Ngài giảng đạo bằng tiếng Mỹ, Pháp, Ý v. v . . . Mới nghe qua có người hoài nghi hay lấy làm lạ lắm. Đây là sự thật một trăm phần trăm. Ai có đọc Công vụ của các sứ đồ thì biết đó là chuyện không phải sai ngoa.

Nhưng tự do tín ngưỡng.

Mặc dầu bài Chuyển Pháp Luân đã lập lại cả ngàn lần rồi, mà với tài hùng biện phi thường của Đức Bồ Tát, mỗi năm các thính giả đều nghe như là một bài mới và dường như Ngài nói riêng cho mỗi người nghe mà thôi.

Tiếng Ngài như chuông ngân, thanh tao và dịu dàng vô cùng, cây viết phàm làm sao tả nổi tài hoạt bát và lập lại những lời châu ngọc của Ngài.


TẠI SAO ĐỨC DI LẠC BỒ TÁT GIẢNG BẰNG TIẾNG BA LI

Có một nghi vấn cần phải giải quyết là tại sao Đức Di Lạc Bồ Tát giảng bằng tiếng Ba Li chớ không dùng tiếng Sancrit. Bởi vì thuở xưa Đức Phật thuyết pháp bằng tiếng Magadhi là tiếng thổ âm của xứ Magadha, có chỗ nói là tiếng Prakrit[22]. Magadhi sanh ra tiếng Ba Li. Tiếng Ba Li để dùng về văn chương, còn Magadhi cũng như chữ Nôm của mình thuở xưa. Người ta nói tiếng Magadhi còn dùng tới Hội Nghị Phật giáo lần thứ nhì và lần thứ ba. Người Jaina, thuộc phái Hỏa Thần giáo cũng dùng tiếng Magadhi đặng viết kinh.

Những sắc chỉ của vua A Dục (Asoka) khắc vào những thạch trụ và những bia đá mà người ta mới khám phá ra ở Kapourdagarhi, Girmâr, Delhi, Aiderhabbad v. v. . chứng thật những lời trên đây. Người da trắng đầu tiên đọc được chữ Magadhi là ông James Prinsep và ông E. Senart có dịch ra đủ hết.

CÓ BẰNG CỚ NÀO XÁC NHẬN

NGÀY LỄ HUÊ SẮC ĐỨC THÍCH CA HIỆN RA CHĂNG ?

Kinh sách Phật Trung Hoa không có nói đến việc Đức Thích Ca hiện ra ngày lễ Huê Sắc nầy, còn các hàng Phật tử bên Tây Tạng và Trung Bộ Á Châu đều công nhận điều đó là sự thật. Cho nên mới có những lời sau đây :

Trong cuốn Cải cách Ấn Độ giáo - Tiểu luận về Phật giáo (Réforme Hindoue – Essai sur le Bouddhisme) par V. Reynaud nơi trương 112, sau khi nói về Đức Phật bỏ xác có đoạn nầy :

“A ce propos, il est utile d’indiquer ici que l’anniversaire de son entrée au Nirvana est céléblé par une grande fête qui a lieu au Thibet à la pleine lune de Mai de chaque année : c’est la fête du Vésac qui rassemble un très grand nombre de Buddhiste et de hauts dignitaires des Monastères Thibétaine. Un service religieux compotant des invocations au Buddha a lieu et d’après les traditions buddhiques, le maître apparait à ses fidèles revétant pour ce jour là l’apparence qu’il avait eue autrefois. Quittant pour un momet son état Nirwanique, il entre en contact avec les plans matériels et vient bénir la terre. Il apparait dans un corps subtil, mais visible pour les sensitifs légèrement clairvoyants. Il est entouré d’une aura lumineuse, que l’on reproduit dans les statues qui le représentent, assis à l’orientale, et placé sur un socle à triple étage, symbolisant les trois mondes . . .”



XIN THOÁT DỊCH.

Nhơn dịp nầy thấy rất hữu ích mà tỏ ra đây rằng : một cuộc lễ lớn được tổ chức mỗi năm tại Tây Tạng lúc trăng tròn tháng Năm dương lịch để kỷ niệm ngày Phật nhập Niết Bàn, ấy là lễ Huê Sắc. Nó tập hợp một số Phật tử rất đông đảo và những vị Thượng tọa, Trưởng lão ở các tu viện Tây Tạng. Người ta cúng kiến và khấn vái Đức Phật và theo truyền thống Phật giáo thì ngày đó Đức Phật hiện ra cho các tín đồ thấy, giống in như lúc Ngài còn tại thế. Lìa cõi Niết Bàn trong chốc lát, Ngài tiếp xúc với những cõi vật chất và đến ban ân huệ cho địa cầu. Ngài hiện ra trong một thể tinh vi, nhưng mà những người xúc cảm lẹ làng và có chút ít thần nhãn đều ngó thấy hào quang Ngài rực rỡ, và người ta lấy màu sắc hào quang đó vẽ vào hình tượng của Ngài ngồi trên ngai kê trên ba từng, tượng trưng ba cõi.

-----------

V. Reynaud là người Pháp. Bà cho độc giả biết hào quang của những tượng Phật vốn vẽ theo hào quang của Phật lúc Ngài hiện ra chớ không phải tự ý của thợ họa hay là các nhà sư muốn cho màu nào cũng được.

Tác giả quyển Chơn Sư và Thánh Đạo là Đức Leadbeater, người Anh, chương XIV của Ngài viết khác hơn đoạn của bà V. Reynaud mới kể ra trên đây . . . Không thể nào nói bà V. Reynaud vịn theo ý kiến của Đức Leadeater mà tả lại cuộc lễ đó.



CHUYỆN ĐỨC PHẬT HIỆN CÓ PHẢI LÀ CHUYỆN DỊ ĐOAN HAY KHÔNG ?

Những việc ma hiện hình, Thần Thánh vô cơ, ông lên bà xuống, đi hỏa than, tẩm dầu sôi, xiêng quai, là những việc có thật (trừ phi những đồng cốt lên giả) khoa học giải chưa được vì chúng nó không tùy thuộc những luật vật lý ở cõi trần mà tuân theo những luật của mấy cõi khác.

Như chuyện Đức Phật hiện, người học Đạo biết rằng có thật, người chưa biết Đạo không tin cho là việc dị đoan và bảo : “Ai làm chứng rằng quả thật mình thấy Đức Phật hiện ra”. Thật là không biết phải trả lời làm sao. Nhân chứng là những người có dự lễ như những nhân viên của Quần Tiên Hội, các đệ tử, mấy vị Lạt Ma ở Tây Tạng và những khách hành hương ở Trung Bộ Á Châu . . . Dầu mấy vị Lạt Ma, mấy vị khách hành hương nói có thật, chúng ta thấy cũng không được bao nhiêu người tin vì đâu có những bằng chứng cụ thể đặng trưng ra. Tin hay không tin là quyền tự do tín ngưỡng của mỗi người, nhưng mà những việc sau đây có dị đoan hay không ?

Đọc Kinh Thánh Tân Ước chúng ta thấy Đức Chúa Jésus làm nhiều việc phi thường như :

a.- hóa ra nhiều bánh.

b.- đi trên mặt biển

c.- cải tử hoàn sanh Lazare, v. v. . .

Ngài bị đóng đinh trên cây Thánh giá rồi Ngài sống lại hiện ra với Marie Madeleine và các môn đồ . . . rồi bay lên trời. Thử hỏi có ai bảo tín đồ Cơ Đốc giáo phải đem những bằng chứng ra mới chịu như câu chuyện Đức Phật hiện chăng. Đó là việc xưa còn việc đời nay.

----------

Đức Mẹ hiện ra ở thành Lourdes, cô gái nhà quê tuổi trẻ tên Bernadetta thấy. Khắp hoàn cầu người ta đều tin chuyện nầy có thật.


Lời tiên tri của Đức Mẹ ở Fatima còn giữ bí mật.

Trong bài Từ động đất đến địa cầu nứt năm đường, đăng trong báo Chuông Mai số 224, ngày 23 tháng 3 năm 1960, có đoạn nầy nói về lời tiên tri của Đức Mẹ ở Fatima.

. . . Tới ngày nay người ta được biết rằng văn kiện đựng trong bao thơ là đoạn chót của những bí mật do Đức Bà ở Fatimađã phát giác với em bé Lucia des Santos khi Đức Bà hiện ra cho em thấy. . .

Hôm mới rồi, một tu sĩ cao cấp ở Bồ Đào Nha đã ngầm cho biết những sự phát giác đó không được công bố vì lý do có những tin đồn đáng ngại hiện đang loan truyền khắp thế giới về vấn đề bí mật ấy.

Một phần lời tiên tri đã được ứng nghiệm.

Em bé nữ mục đồng 10 tuổi mà Đức Mẹ xuất hiện cho thấy 6 lần, đã không bao giờ trở lại Fatima nữa. Nhưng về sau em bé đã trở thành bà phước Marie bảy mối đau khổ, đi tu ở viện Coiinbra và tại đó ngay hồi 1930 bà đã bắt đầu viết lại những điều tiên tri mà bà đã được Đức Mẹ nói : “Chiến tranh giữa các nước sẽ chấm dứt năm 1919, một trận giặc khác kinh khủng hơn sẽ bùng nổ 20 năm sau.

Những việc xảy ra đã xác nhận những điều tiên tri, thành thử giới Công giáo xao xuyến muốn biết đoạn cuối (còn giữ bí mật) dự đoán những gì . . .



HIỆN TƯỢNG SIÊU PHÀM ĐƯỢC CHỨNG THẬT.

Bàn tay Chúa Jésus đã cử động trong một bức tranh

và người ta đã chụp hình được rõ ràng.



TIN Ý ĐẠI LỢI

Một chuyện vô cùng huyền bí và siêu nhiên vừa xảy ra trong một trường học Công giáo ở Rosolini (Ý) thuộc thành phố nhỏ gần hải cảng Raguse.

Hải cảng Raguse có nơi viết là Dubrovik thuộc vùng Dalmatie của Ý, nằm trên bờ biển Adriatique.

Trong trường học ở Rosolini có treo một tượng Đức Chúa. Thình lình người ta lại thấy hai tay của Chúa biết cử động nhiều lần, nhứt là bàn tay mặt.

Người ta quan sát và chụp được hình mà chúng tôi cho làm bản kẽm trên đây, coi trong ảnh nầy cho kỹ, so sánh bức tranh chúng ta thấy bàn tay mặt (trong hình phía trái) các ngón tay giơ lên khác với sự giơ lên của các ngón tay trong hình phía mặt, nhứt là ngón trỏ và ngón giữa.

Nhiều người đều trông thấy sự cử động của các ngón tay, có tháng cử động 2 lần.

Đem cho các nhà chuyên môn ở Catane giảo nghiệm các ảnh đã chụp người ta hoàn toàn tin là một sự có thật chớ không phải thợ chụp ảnh đã tìm các sửa đổi bức ảnh.

(Dân Nguyện thứ tư ngày 19 – 8 – 59)



Những chuyện nầy cũng như chuyện Đức Phật hiện là những hiện tượng siêu phàm. Duy có Huyền bí học mới cắt nghĩa được mà thôi. Ai bàn tán cách nào cũng được.



K Ế T L U Ậ N

Ông Thánh Phao Lồ (Saint Paul) có nói như vầy :

“Hỡi thế nhơn ! dầu các anh đồng thanh phủ nhận sự hiện hữu của Ngài đi nữa, tôi cũng bỏ các anh và giữ lấy đức tin tôi”.

Sau đây là lời của Đức Leadbeater :

“Tôi biết rằng khi tôi đem mấy điều đó nói ra thì tôi sẽ bị người ta khinh bỉ, người ta sẽ nói với tôi, anh là ai mà nói những chuyện như thế đó ? Nhưng tôi đã thấy, tôi sẽ phạm tội khiếp nhược nếu không dám chứng nhận mấy việc ấy”.

Tôi xin lấy hai câu trên đây để kết luận và xin lập lại một lần nữa là tự do tín ngưỡng.

H Ế T