Chuyện Thủ Huồng




Khỏang chừng trên 300 năm trước, tại Cù Lao Phố - (Đồng Nai) có ông Võ Thủ Hoằng làm chức Nha lại, giàu có nỗi tiếng nhờ cho vay tiền lấy lời nhiều. Vợ mất sớm, chưa con cái, cảnh quạnh hiu nên ông đi thiếp xuống Âm phủ, lúc đi thiếp, dọc đường ông thấy có một cái gông thật lớn, hỏi người khác, họ cho biết gông ấy dành cho ông Thủ Huồng, vì ông ta ở dương trần làm nhiều điều ác đức, nghe vậy sợ quá, ông ta hỏi thêm phải làm sao để khỏi bị đóng gông đó, người ta dạy là phải ăn hiền ở lành, tu nhân tích đức. Khi trở về, ông ta bèn lấy tiền của ra bố thí cho người nghèo, thuở xưa không có tàu bè, đi lại trên sông, biển bằng ghe, ở cửa ba sông nơi Nhà Bè bây giờ hồi xưa không có nhà cửa, đến đó mà không có gạo, nước ngọt, củi phải đi vào sông Sàigòn, đến Bến nghé ( Gia định ) mới mua củi, gạo xin nước ngọt được, thấy sự bất tiện đó, cực nhọc cho những người nghèo, chèo ghe đi lại khó khăn, ông ta mới làm một cái bè ở giữa ngã ba sông, trên ấy cất một cái nhà để sẳn gạo, củi, muối, nước ngọt cho những ai qua lại cần cứ lấy mà dùng, thứ nào hết ông cho người tiếp tế thêm, nơi có cái nhà trên cái bè ấy, dần dần nó trở thành địa danh Nhà Bè cho đến ngày nay.

Sau một thời gian, ông ta lại đi thiếp, thấy cái gông đã nhỏ lại nhưng vẫn còn, đã thấy kết quả như vậy, ông ta về dương thế lại đem hết của cải ra bố thí thêm và cất một ngôi chùa Phật, ngày nay vẫn còn, tên là Chùa Thủ Huồng, ở Cù Lao Phố, cách Cầu Gành chừng 2 cây số ngàn.

Cù Lao Phố mang nhiều tên gọi khác nhau. Ngoài tên Nông Nại Đại Phố, còn có các tên: Đông Phố, Giản Phố, Cù Châu, Bãi Rồng. Đối với người dân đất Đồng Nai hiện nay, Cù lao Phố là một địa danh quen thuộc, mọi người đều biết. Đây là một hòn đảo phù sa, nằm gọn giữa hai cánh tay sông Đồng Nai. Quốc lộ số 1 ngày trước cũng như đường xe lửa xuyên Việt đều băng qua cù lao này, qua hai chiếc cầu: Cầu Gành bốn nhịp về phía Nam và Cầu Rạch Cát về hướng Bắc.


Một vị thái tử của Tàu mới sanh ra trong lòng hai bàn tay có chữ " Thủ "," Huồng ", bên Tàu không hiểu nghĩa là gì ? ( Vì chữ Huồng là chữ Nôm, người Tàu đọc không được ). Sứ Việt Nam được hỏi đến, chỉ biết đọc chữ " Thủ Huồng " nhưng cũng không biết ý nghĩa. Trở về Việt Nam Sứ tâu lên vua ta, vua cho dò hỏi ra tông tích mới trả lời, đó là tên ông Thủ Huồng người Việt Nam đã chết, nay còn ngôi chùa ở đất Biên Hòa. Về sau vị thái tử ấy lên ngôi vua là vua Đạo Quang, nhà vua có ban cho chùa Thủ Huồng 3 pho tượng Phật.

Chuyện nầy liên quan đến Lý Luân hồi, chắc vua Đạo Quang kiếp trước chính là ông Thủ Huồng, đã tu nhân tích đức, nay đầu thai lại làm vua để hưởng phước, cũng nói lên Lý Nhân quả vậy.