Trong tín ngưỡng thờ Mẫu của nhân dân ta đã trải dài theo từng bước thăng trầm trong lịch sử dựng nước và giữ nước, hát văn, hầu đồng là những nét đẹp trong văn hóa tâm linh của người việt mà không đâu có được. Việc gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa, tâm linh là cần thiết.
Đây là nguyện vọng chính đáng , tha thiết của mỗi người dân chúng ta. Đó cũng là 1 cách thể hiện lòng yêu nước, yêu dân tộc, đạo lý uống nước nhớ nguồn trong mỗi người chúng ta. Đành rằng tự do tín ngưỡng, tôn giáo là quyền của mọi người công dân, nó cũng cần thiết như cơm ăn, áo mặc vậy. Nhưng thờ cúng, tín ngưỡng thế nào cho đúng, cho phải, để khỏi bị kẻ xấu lừa gạt ? là điều chúng ta cần quan tâm. Chúng ta sống trong kỷ nguyên thông tin, ta có rất nhiều kênh để nghiên cứu, lựa chọn. Ở đây tôi chỉ xin đưa ra 1 khía cạnh nhỏ của vấn đề để cho mọi người chúng ta cùng nghiên cứu, chiêm nghiệm : Việc mở phủ, mở Điện.
Chúng ta đã nhiều lần được bàn luận về đạo Phật, về kiếp luân hồi, Căn quả và về việc mở Đền, mở Phủ. Điều đó mỗi người chúng ta đã phần nào hiểu được đúng sai. Quả thật việc Đền, Phủ mọc lên như Nấm hiện nay không khỏi đem lại những dấu ? trong dư luận. Việc những người dân lương thiện có những hòan cảnh ( căn, quả) cũng hay bị sa ngã vào những cái bẫy cuồng tín đó, để rồi làm giầu cho 1 bộ phận những con người buôn Thần, bán Thánh.
Một ngôi Đền, ngôi Phủ đâu phải thật hòanh tráng, uy nghi với hàng vài chục bức tượng Phật, Thánh mới là linh thiêng. Nếu chỉ đánh giá theo 1 góc nhìn phiến diện thì người chủ của ngôi Đền, Phủ đó chỉ cố gắng tạo cho mình cái oai nhờ ảo ảnh của Phật Thánh mà thôi, một số người được giới thiệu tưởng nhầm phải Đền, Phủ đó thì mới tin tưởng giao thân gửi phận vào đó thì cần phải đặt dấu ?
Vậy ở đây cái được, cái mất của những ông Đồng, bà Cốt đó là gì ? chúng ta phân tích dưới 1 góc nhìn sau :
Cái được của họ - khi xây dựng mở đền Phủ uy nghi 1 phần là do ( lộc Thánh) tích lũy từ lâu nay, ngôn từ mà các cô Đồng thường dùng, 1 phần do các con Nhang, đệ tử của họ cúng dường, đóng góp khi họ đã trao thân gửi phận ở đó. Các ông Đồng, bà Cốt coi ngôi đền, Phủ này là niềm tự hào, tự coi mình la ghế Thánh, Niềm tự hào vinh quang trong kiếp làm người của họ. Và từ đó họ lại càng thu hút được nhiều con nhang đệ tử để thỏa sức mà ( của người, phúc ta ), mặc cho bao người mê muội chịu hòan cảnh khốn đốn...
Nhưng theo tôi 1 hiểm họa thật sự, vô hình đang và luôn song hành cùng họ ( những ông Đồng, bà Cốt) mà họ hòan tòan không hay biết - âu cũng là cái nghiệp của họ. Ví như 1 lý do gì đó mà không ai thủ nhang, thờ cúng ? hoặc khi họ không còn ai nối được nghiệp của Đồng đền Thủ nhang đó thì ai là người phải chịu hậu quả đây ? Các bức Tượng có linh hồn Thần, Thánh kia biết giải đi đâu ? cho được ? như chúng ta đã biết, việc giải hóa 1 bát hương thờ cúng bình thường thôi nhiều khi còn khó và còn có lỗi, chứ cả 1 đền , Phủ với mấy chục pho tượng, bài vị, bát hương thì quả là 1 điều không phải là dễ. Không cẩn thận thì các Ngài hành cho tiệt tộc.
Đó mới là những hiểm họa Vô Hình. Mong rằng những ai có ý hành nghề Đồng, Cốt phải cẩn trọng, suy xét...thiệt hơn, được mất...:icon_rolleyes::icon_rolleyes: