Trang 1 trong 2 12 Cuối cùngCuối cùng
kết quả từ 1 tới 20 trên 22

Ðề tài: Chuỗi Tràng Hạt Trong Phật Giáo

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Chuỗi Tràng Hạt Trong Phật Giáo

    CHUỖI TRÀNG HẠT TRONG PHẬT GIÁO
    TT.Thích Toàn Châu



    1.Khái niệm về Sổ Châu:

    Chữ Sổ là đếm. Tay lần hột chuỗi gọi là Sổ Châu Thủ. Châu là Ngọc Châu, Ngọc Trai: Vật gì tròn trịa cũng gọi là Châu, như Niệm Châu là hạt tràng hạt ( Ngài Thiều Chửu ).

    Sổ Châu, tiếng Phạn là PASAKAMALA, dịch âm là Bát Tắc Mạc. Sổ Châu, lại gọi là Niệm Châu, Tụng Châu, Chú Châu, Phật Châu, tức dùng chỉ xâu 1 số hạt châu ( hột tròn ) nhất định để tiện cho việc lần đếm lúc xưng danh niệm Phật hoặc trì tụng Đà-Ra-Ni.


    2.Thời kì bắt đầu sử dụng Niệm Châu:


    Ước về niên đại mà Phật Giáo bắt đầu sử dụng Niệm Châu ( Tu niệm có lần chuỗi ) là vào khoảng sau thế kỷ thứ 2 ( tức khoảng 800 năm sau khi Đức Phật nhập diệt ).

    Ở Trung Quốc có những ghi chép quan hệ đến sự sử dụng Niệm Chaui6 rất sớm, thấy ở truy65n Đạo Xước trong bộ Tục Cao Tăng Truyện quyển 20 chép: " Nhiều người lần chuỗi, miệng đồng niệm danh hiệu Phật. "


    3.Khởi nguyên của dùng Chuỗi:


    Ở trong Kinh điển Phật Giáo mà có ra cái khởi nguyên quan hệ đến Niệm Châu ( Niệm Chư Phật-Bồ Tát dùng tới chuỗi ), hầu hết đều căn cứ vào sự khai thị của Đức Phật đối với Vua Ba Lưu Ly đã được ghi chép lại trong Kinh Mộc Hoạn Tử . Đức Phật bảo Vua rằng:

    " Nếu nhà Vua muốn diệt phiền não chướng, báo chướng, thì phải xâu 108 hột Mộc Hoạn Tử, thường mang theo bên mình, hoặc đi, đứng, nằm, ngồi phải luôn luôn hết lòng xưng niệm danh hiệu Phật Đà ( Phật ), Đạt Ma ( Pháp ), Tăng Già ( Tăng ). Không để cho tâm ý phân tán, niệm 1 danh hiệu là lần qua 1 hột; Cứ lần lượt như vậy mà xưng danh và lần hột Mộc Hoạn Tử, hoặc lần 10 chuỗi, 20 chuỗi, 100 chuỗi, 1000 chuỗi, cho đến lần trăm ngàn vạn chuỗi. "

    Việc xâu 108 hạt cây Mộc Hoạn Tử thành chuỗi hạt châu để tụng niệm Tam bảo thì có thể thoái trị được kết nghiệp, mà đắc được Thắng quả vô thượng, tức là giải thoát được 108 phiền não. Đó là nguyên nhân của việc đếm hạt châu. Con số 108 hạt để đối trị với 108 kết nghiệp, tức 108 phiền não, cũng là biểu thị công đức 108 tam muội cũng là biểu thị 54 ngôi vị tu sinh.

    Mộc Hoạn Tử= Vô Hoạn Tử. Một loại cây mà hạt của nó có khả nag8 tránh tà quỷ, làm tràng hạt.


    4.Xâu những xâu chuỗi với số lượng hạt khác nhau:

    Theo Kinh Giảo Lượng Sổ Châu Công Đức, và theo Kinh Kim Cang Đảnh Du Già Niệm Châu có sự ghi chép bất đồng, Sổ Châu ( Chuỗi để lần ) có các loại như sau:

    1.Căn cứ Kinh Mộc Hoạn Tử thì dạy làm chuỗi 108 hạt.

    2.Căn cứ Kinh Đà Ra Ni Tập quyển 2 phẩm Tác Châu Pháp Tướng, thì nêu ra có 4 loại chuỗi: 108 hạt, 54 hạt, 42 hạt, 21 hạt.

    3.Kinh Sổ Châu Công Đức, cũng nêu ra 4 loại chuỗi, tức là loại 108 hạt, loại 54 hạt, loại 27 hạt, và loại 14 hạt.

    4.Kinh Kim Cang Đảnh Du Già Niệm Châu thì lấy 1.080 hạt la2m chuỗi bậc thượng, xâu 108 hạt làm chuỗi tối thắng, xâu 54 hạt làm chuỗi bậc trung, xâu 27 hạt làm chuỗi bậc hạ.

    5.Phẩm Sổ Châu Nghi Tắc trong Kinh Văn Thù Nghi Quỹ bảo rằng: Chuỗi bậc thượng là 108 hạt, chuỗi bậc trung là 54 hạt, chuỗi bậc hạ là 27 hạt, chuỗi tối thượng là 1080 hạt.

    Ngoài sự vừa dẫn trên, riêng có loại xâu 36 hạt, 18 hạt.

    Với những loại xâu chuỗi như trên, thì lấy sự sử dụng xâu chuỗi 108 hạt làm sự phổ biến hơn hết.

  2. #2

    Mặc định

    5.Ý nghĩa đại biểu của từng loại xâu chuỗi:



    Sự sử dụng số hạt của từng loại xâu chuỗi có những bất đồng, thì ý nghĩa đại biểu nó có những khác biệt:

    - Chuỗi 108 hạt là biểu thị cho cầu chứng 108 pháp Tam Muội mà đoạn trừ 108 phiền não.

    - Chuỗi 54 hạt là biểu thị cho 54 cấp vị quá trình tu hành của Bồ Tát, tức là Thập Tín, Thập Trú, Thâp Hạnh. Thập Hồi Hướng, Thập Địa và Tứ Thiện Căn Nhân Địa.

    - Chuỗi 42 hạt là biểu thị cho 42 cấp vị quá trình tu hành của Bồ Tát, tức là Thập Trú, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, Thập Địa và Đẳng Giác, Diêu Giác.

    - Chuỗi 27 hạt là biểu thị cho 27 cấp vị của Tiểu Thừa tu hành Tứ Hướng Quả, tức là 18 bậc Hữu Học của Tứ Hướng Tam Quả trước, với 9 bậc Vô Học của Đệ Tứ Quả A La Hán.

    -Chuỗi 21 hạt là biểu thị cho 21 vị, tức là Thập Địa, Thập Ba La Mật và quả vị Phật.

    - Chuỗi 14 hạt là biểu thị cho 14 Pháp Vô Úy của Bồ Tá Quán Thế Âm.

    - Chuỗi 1.080 hạt là biểu thị cho 10 cảnh giới, mỗi cảnh giới đều có 108, cho nên cộng thành 1.080.

    Ý nghĩa của chuỗi 36 hạt với 18 hạt là có 1 hạng người nhận lầm cho là cùng với 108 hạt tương đồng, nhưng làm như vậy nó tiện với sự mang đeo, bèn chia 3 cái xâu chuỗi 108 hạt ra làm thành mỗi xâu có 36 hạt, hoặc chia chuỗi 108 hạt ra làm 6 câu mỗi sâu có 18 hạt, mà không phải có thâm nghĩa nào cả.

    Nhưng sự khác biệt của số hạt đã ghi trên ý nghĩa biểu trưng khác nhau đó, chỉ liên hệ đến sự phối hợp của Lịch Đại Tổ Sư giao phó làm phương tiện giáo hóa, mà không phải bắt nguồn từ văn của Kinh điển gốc đã nêu bày.

    6.Tính chất để làm hạt chuỗi:

    Tính chất để làm hạt chuỗi cũng có nhiều thứ, như các Kinh: Đà Ra Ni Tập quyển 2, Thủ Hộ Quốc Giới Chủ Đà Ra Ni quyển 9, và Chư Phật Cảnh Giới Nhiếp Chơn Thật quyển hạ phẩm Trì Niệm.......đã kê ra:

    Hột chuỗi làm bằng vàng, bạc, đồng đỏ, thủy tinh, hạt Bồ Đề, hạt Kim Cang, hạt Sen, hoặc bằng gỗ thơm, gỗ quý, bằng Chơn Châu ( Ngọc thật ), bằng Mã Não, San Hô, Hổ Phách, bằng Lưu Ly và bằng Thâu Thạch ( Chất của nó thật sự là Đồng, mà sắc như là Vàng, tức là Đồng đỏ và Kẽm nấu luyện thành), hoặc có người làm chuỗi bằng sắt.


    Kim Cương Tử tức là hạt của cây Kim Cương còn gọi là Cây Thiên Mục. Cây này mọc ở Ấn Độ, quả có vân như quả đào, rất bền chắc được dùng làm chuỗi tràng hạt. Các vị Tôn ở Bộ Kim Cương sử dụng khi tụng niệm Bất Động Tôn.

  3. #3

    Mặc định

    7. Cách xâu, ý nghĩa của hạt chuỗi và cách lần chuỗi:

    Cách xâu và ý nghĩa của hạt chuỗi :

    Mỗi xâu chuỗi đều phải có 1 hột lớn trên đầu để xỏ dây qua mà kết râu, cho nên hột lớn này phải 3 lỗ. Hột lớn này gọi là Mẫu Châu ( Hột lớn trên đầu chuỗi ), cũng gọi là Đạt Ma Châu ( Ngọc Báu Chánh Pháp ).

    Chuỗi dài 108 hạt thông thường thì có thêm 7 hột thủy tinh ( 6 hột nhỏ ), để xâu thêm vào làm phân cách giữa các hạt chuỗi mà làm dấu, gọi hột đó là Ký Tử hay là Ký Lưu Tử. Từ trên đầu chuỗi, bỏ hột Mẫu Châu không đếm, bắt đầu từ đó đếm qua 10 hạt chuỗi thì xâu thêm vào 1 hột thủy tinh nhỏ, kế đến qua 20 hạt thì xâu chêm váo hột thủy tinh nhỏ, tiếp đến qua 14 hạt thì xâu chêm vào 1 hột thùy tinh nhỏ, từ đó qua 10 hạt nữa là đúng 54 hạt ( Nửa xâu chuỗi dài ), tới đây phải xâu vào 1 hột thủy tinh lớn cỡ bằng hạt cuỗi hoặc là xâu 1 hột thủy tinh, có nhiều cạnh, màu sắc óng ánh, hột đánh dấu nửa xâu chuỗi này gọi là Sổ Châu.


    Cách lần chuỗi:


    Căn cứ Kinh Kim Cang Đảnh Du Già Niệm Châu chép:

    " Các hạt chuỗi là biểu thị cho Đức Bồ Tát Quán Thế Âm, còn Mẫu Châu là biểu thị cho Đức Phật Vô Lượng Thọ, hoặc là biểu thị cho Phật quả của sự tu hành đã hoàn thành viên mãn, cho nên lúc lần đến hột Mẫu Châu ( Hột lớn trên đầu chuỗi ), thì không được vượt qua, phải lật xoay ngược trở lại mà lần; Nếu không như thế thì phạm phải cái tội trái Vượt Chánh Pháp ( Việt Pháp Tội ). "


    8.Công đức lần chuỗi tu niệm:

    Lần chuỗi mà tụng Chú niệm Phật có khả năng sanh ra các thứ Công Đức.
    Căn cứ theo Kinh Mộc Hoạn Tử: " Nếu niệm tụng những danh hiệu của Phật Đà, Đạt Ma, Tăng Già ( Gồm niệm Chư Bồ Tát ) trọn đủ 20 vạn biến ( tức 200.000 biến ) mà thân tâm không tán loạn, không có sự dua nịnh quanh co, thì sau khi mạng chung được sanh lên cõi Trời thứ 3 của Dục Giới là Diệm Ma Thiên, ăn mặc tự nhiên mà được, thường sống trong hạnh An Lạc. "

    9.Công đức khác nhau của những loại tính chất hạt chuỗi:

    Phẩm Kiến Lập Đạo Tràng Phát Nguyện trong Kinh Nhiếp Chơn Thật quyển hạ nói:

    +Hạt chuỗi ( Niệm Châu ) làm bằng Gỗ Thơm thì được Phước 1 lần.

    +Hạt chuỗi ( Niệm Châu ) làm bằng Thâu Thạch, Đồng, Sắt thì được Phước 2 lần.

    +Hạt chuỗi ( Niệm Châu ) làm bằng Thủy Tinh, Chơn Châu được Phước 1 ức phần ( Tức là 100.000 phần ).

    +Hạt chuỗi ( Niệm Châu ) làm bằng hạt Sen, hột Kim Cang được Phước 2 ức phần ( Tức là 200.000 phần ).

    +Hạt chuỗi ( Niệm Châu ) làm bằng Đá Vân, bằng các thứ Đá Quý, bằng hột Bồ Đề, ở trong các Công Đức rất là thù thắng, được Phước vô lượng vô biên không thể nói hết.

    10. Phải cẩn trọng Chuỗi:

    Trong sinh hoạt hằng ngày, những lúc phải làm các việc hỗn tạp, hoặc vào những nơi bất tịnh như nhà vệ sinh, tắm giặt......không được mang Chuỗi theo, phải để trong hộp Báu, hoặc để ở trên mâm bằng Bạc, mâm Báu, hoặc có thể tạm để trong tủ Kinh trên cái hộp thanh khiết nào đó.

    11. Phương pháp lần Chuỗi theo Ngũ Bộ:


    Căn cứ Kinh Nhiếp Chơn Thật chép:

    +Phật Bộ: dùng ngón cái với ngón trỏ của tay phải mà lần chuỗi.
    +Kim Cang Bộ: dùng ngón cái với ngón giữa của tay phải mà lần chuỗi.
    +Bảo Bộ: dùng ngón cái với ngón vô danh ( áp út ) của tay phải mà lần chuỗi.
    +Liên Hoa Bộ: dùng ngón cái với ngón út của tay phải mà lần chuỗi.
    +Yết Ma Bộ: dùng ngón cái hợp với cả 4 ngón còn lại của tay phải mà lần chuỗi.

    Một tay bên phải của Đức Thiên Thủ Quán Âm nắm xâu Chuỗi ( Niệm Châu ), gọi là Sổ Châu Thủ vậy.

  4. #4

    Mặc định

    PHẬT NÓI KINH MỘC HOẠN TỬ (1)
    Thích Tâm Châu dịch chữ Hán ra chữ Việt

    Chính tôi được nghe: (2) Một thời kia đức Phật du-hóa trong núi Kỳ-Xà-Quật (Grdhrakùta), nước La-Duyệt-Kỳ (Ràjagrha), cùng với một nghìn hai trăm năm mươi vị Đại-Tỳ-Khưu và vô số những vị Bồ-Tát, mà là những vị đã được tiếng tăm đồn xa, Nhân, Thiên cung kính.

    Quốc-vương trong thời nạn ấy tên là BA-LƯU-LY, sai Sứ-giả đến chốn Phật. Đến nơi, Sứ-giả ấy đỉnh lễ chân Phật và bạch Phật rằng: Lạy đức Thế-Tôn, nước chúng con là một nước biên-tiểu, nhiều năm giặc giã, ngũ-cốc đắt đỏ, tật-dịch tràn lan, nhân dân đói khổ, chúng con thường không nằm yên được. Chúng con được biết Pháp-tạng của Như-Lai rất rộng rãi, sâu xa, đáng tiếc chúng con vì có những việc lo buồn như thế, nên không tu hành được. Chúng con kính mong đức Thế-Tôn đặc biệt rủ lòng thương xót chúng con, cho chúng con pháp-yếu gì, để chúng con ngày đêm có thể tu hành được dễ dàng và trong đời mai sau xa lìa được mọi khổ-não.

    Đức Phật bảo Sứ-giả về thưa với nhà vua rằng: nếu nhà vua muốn diệt được phiền-não-chướng, báo-chướng nên xâu một chuỗi tràng một trăm tám hạt bằng hạt cây tra (mộc-hoạn-tử) và thường đem theo mình; khi đi, khi ngồi, khi nằm thường nên chí tâm, không phân tán ý, xưng danh hiệu: PHẬT-ĐÀ, ĐẠT-MA, TĂNG-GIÀ (3) mỗi lần là lần qua một hạt cây tra. Cứ như thế, lần lượt qua hạt này đến hạt khác, như: mười hạt, hai mươi hạt, trăm hạt, nghìn hạt, cho đến trăm nghìn vạn hạt. Nếu lần được đủ hai mươi vạn lượt, mà thân tâm không tán-loạn, không có những siểm-khúc, thời khi xả thân này được sinh lên cõi Diệm-Thiên thứ ba. Lên đấy, y, thực tự nhiên, thường an lạc hạnh. Nếu lại lần đủ được một trăm vạn lượt, sẽ dứt hẳn được một trăm tám kết-nghiệp (4), mới gọi là vị chứng được quả Tu-Đà-Hoàn (Srotàpanna-phala: Nghịch-lưu: ngược dòng sinh-tử), hướng đến đạo Niết-bàn, dứt hẳn cội gốc phiền-não và được quả vô-thượng.

    Đức Phật dạy xong, Sứ-giả lễ Phật lui về tâu với nhà vua những lời mà Đức Phật đã dạy, nhà vua rất vui mừng, liền xa hướng về phía đức Thế-Tôn, đầu diện lễ Phật và bạch rằng: Quý hóa thay, lạy đức Thế-Tôn, con sẽ phụng hành y như lời đức Thế-Tôn đã dạy. Lễ rồi, tức thời sai các quan và nhân dân, tìm kiếm hạt cây tra, làm thành nghìn cỗ tràng. Làm xong, lục thân quyến-thuộc (5) nhà vua đều cho mỗi người một cỗ.

    Từ đó, nhà vua thường tụng niệm. Tuy có khi nhà vua thân coi việc quân-lữ, nhưng không từng cất, bỏ tràng hạt ấy. Hơn nữa, nhà vua lại khởi ra niệm này: Đức Thế-Tôn là bậc đại-từ, ứng khắp hết thảy tâm nguyện chúng-sinh. Nếu thiện căn này của con được khỏi hẳn trầm luân khổ hải, thời mong đức Như-Lai hiện đương thân thuyết-pháp cho con nghe. Nhà vua mong muốn quá, bức bách tâm thần, đến nỗi ba ngày không ăn gì cả.

    Đức Phật liền ứng hiện thân hình cùng những quyến thuộc đến trong cung vua, mà bảo nhà vua rằng: Sa-đẩu Tỳ-Khưu( 6) tụng danh hiệu Tam-bảo, trải qua mười năm, được chứng quả Tư-Đà-Hàm và tu hành dần dà sẽ được làm ngôi Bích-Chi-Phật ở thế-giới Phổ-Hương.
    Sau khi nhà vua được nghe những lời Phật dạy như thế rồi, lại càng tu hành hơn lên.
    Đức Phật bảo ông A-Nan: Lọ là tụng danh hiệu Tam-bảo đến vạn lượt mới được như thế, ai nghe được tên người tụng ấy, sinh nhất niệm tùy hỷ, nơi sinh của đời mai sau, thường thường được nghe mười điều thiện.

    Khi đức Phật nói pháp-ngữ ấy rồi, đại chúng hoan hỷ, đều nguyện phụng hành.

  5. #5

    Mặc định

    PHẬT NÓI KINH HIỆU-LƯỢNG SỔ CHÂU CÔNG-ĐỨC (7)
    Ngài Bảo Tư Duy dịch chữ Phạm ra chữ Hán
    Thích TâmChâu dịch chữ Hán ra chữ Việt.


    Bấy giờ Ngài Văn-Thù Sư-Lỵ (Manjusri) Pháp-Vương-Tử, Bồ-Tát Ma-Ha-Tát, vì muốn đem lợi ích cho mọi loài hữu tình, nên Ngài lấy tâm đại-bi bảo đại chúng rằng: Các ông nên nghe cho khéo, nay tôi sẽ vì các ông diễn-thuyết về vấn đề “so-lường công đức thụ-trì việc lần tràng hạt (sổ châu) được lợi ích khác nhau thế nào? Và, nếu có ai tụng niệm những thần chú cùng danh-hiệu Phật thời thế nào?”

    - Vì muốn lợi mình và giúp người, cầu mong mọi pháp chóng được thành-tựu, hiệu-nghiệm, phương pháp lần tràng ấy cần phải như thế này, nên gắng thụ-trì: Nếu ai dùng sắt làm tràng hạt, lần, tụng một lượt được phúc gấp năm lần niệm không. Nếu ai dùng đồng đỏ làm tràng hạt, lần, tụng một lượt, được phúc gấp mười lần niệm không. Nếu ai dùng chân-châu, san-hô... làm tràng hạt, lần, tụng một lượt, được phúc gấp trăm lần niệm không. Nếu ai dùng hạt cây tra (mộc-hoạn-tử) làm tràng, lần, tụng một lượt, được phúc gấp nghìn lần niệm không. (Nếu cầu sinh sang những cõi thanh tịnh của chư Phật cùng muốn sinh lên Thiên cung, nên thụ-trì cỗ tràng này). Nếu ai dùng hạt sen làm tràng hạt, lần, tụng một lượt, được phúc gấp vạn lần niệm không. Nếu ai dùng hạt Nhân-đà-la-khư-soa (8) làm tràng hạt, lần, tụng một lượt, được phúc gấp trăm vạn lần niệm không. Nếu ai dùng hạt ô-lô-đà-la-khư-soa (9) làm tràng hạt, lần, tụng một lượt được phúc gấp nghìn vạn lần niệm không. Nếu ai dùng, hạt thủy-tinh làm tràng hạt, lần, tụng một lượt, được phúc gấp vạn vạn lần niệm không. Nếu ai dùng hạt Bồ- đề làm tràng hạt, hoặc dùng để lần, niệm, hoặc chỉ cầm tay, lần, tụng một lượt, phúc ấy vô lượng, không sao tính kể và khó thể so-lường được.

    Các thiện-nam! Cỗ tràng bằng hạt Bồ-đề ấy, nếu có người tay tuy cầm tràng, chẳng hay y pháp niệm, tụng danh hiệu Phật cùng thần-chú, song, thường đem theo mình, khi đi, khi ở, khi ngồi, khi nằm, dầu nói thế nào, người ấy do mang giữ hạt Bồ-đề, được phúc cũng như là niệm danh hiệu Phật và tụng thần chú không khác; nghĩa là được phúc vô-lượng.

    Tràng cầm phải đủ một trăm tám hạt. Như khó tìm đủ được, hoặc làm năm mươi tư hạt hay hai mươi bảy hạt, mười bốn hạt cũng đều dùng được. Đó là pháp-nhân sai khác của tràng hạt.
    Các thiện-nam! Vì nhân-duyên gì nay tôi chỉ tán-thán việc dùng hạt Bồ-đề được lợi-ích tối-thắng? - Các ông nghe cho khéo, tôi vì các ông nói lại nhân trước của việc này: Xưa kia có đức Phật ra đời và thành ngôi Đẳng-chính-giác ở dưới gốc cây Bồ-đề. Bấy giờ có một người ngoại-đạo mê-tín tà-kiến, hủy-báng Tam-bảo song, người ấy có một người con trai thình lình bị loài Phi-nhân (Quỷ-thần) đánh chết, người ngoại-đạo ấy tự niệm rằng: Ta nay tà thịnh, chửa biết chư Phật có thần-lực gì: Như-Lai đã thành ngôi Đẳng-chính-giác ở dưới gốc cây này, nếu nơi Phật ngồi là Thánh-thụ, thời phải có sự cảm ứng? Nghĩ rồi, liền đem thây người con trai chết ấy để nằm dưới gốc cây Bồ-đề và nói như thế này: “Cây Phật ngồi nếu quả là Thánh-thụ thời con tôi quyết-định được sống lại.” Suốt trong bảy ngày người ấy tụng niệm danh hiệu Phật, con họ được sống lại thực. Sau đó, người ngoại-đạo ấy tán-thán rằng: “Thần-lực chư Phật, tôi chưa từng thấy; cây Phật thành đạo, hiện sự lạ lùng, uy-đức rất lớn, khó thể nghĩ, bàn.”

    Và, từ đấy những người ngoại-đạo đều bỏ tà quy chính, phát tâm Bồ-đề. Mọi người đều tin và biết uy-lực của Phật không thể nghĩ, bàn được nên đều gọi là cây Duyên-mệnh. Bởi nhân-duyên ấy, cây này có hai tên (Bồ-đề và Duyên-mệnh) các ông nên biết. Và, vì thế tôi mới vì các ông chỉ bảo cho những chỗ cốt yếu về vấn đề này.

    Ngài Văn-Thù nói những lời ấy rồi, Đức Phật liền dạy rằng: Quý hóa thay, quý hóa thay ông Văn-Thù Sư-Lỵ Pháp-vương-tử! Như lời ông nói, thực không có gì khác cả.
    Hết thảy đại chúng được nghe sự so-lường về công-đức thụ-trì tràng hạt này, ai nấy đều hoan-hỷ, tín thụ phụng hành.

  6. #6

    Mặc định

    KIM CƯƠNG ĐÍNH DU GIÀ NIỆM CHÂU KINH (10)
    Sa môn Bất Không dịch chữ Phạm ra chữ Hán
    Thích Tâm Châu dịch chữ Hán ra chữ Việt


    Bấy giờ Thế-Tôn: Tì-Lô-Giá-Na (Vairocana) bảo Kim-Cương-Thủ Bồ-Tát rằng: Quý hóa thay, quý hóa thay! ông đã vì những vị Bồ-Tát tu Chân-Ngôn-hạnh (11) nói về những phép-tắc nghi-lễ lại thương xót những loài hữu-tình đời mai sau mà nói về công đức thắng lợi của sự lần, niệm tràng hạt. Và, do họ nghe được ý-thú nhiệm-mầu như thế nên họ chóng chứng được diệu-quả Tất-Địa.(12)

    Khi ấy Kim-Cương Tát-Đóa Bồ-Tát bạch Phật rằng: Dạ, lạy đức Thế-Tôn, nay con xin phép Thế-Tôn cho con được vì đại-chúng và tất cả chúng-sinh nói về việc “lần, niệm tràng hạt”.
    Bấy giờ Kim-Cương Tát-Đóa Bồ-Tát liền nói bài kệ rằng:


    Tràng hạt biểu thắng-quả Bồ-Tát,
    Trong ấy đủ làm: dứt phiền-não;
    Sợi dây xâu chuỗi biểu Quán-Âm,
    Hạt giữa tiêu-biểu Phật Di-Đà.
    Chớ lần qua, phạm tội việt-pháp,(13)
    Được nhiều công đức do lần hạt:
    Tràng hạt xà-cừ phúc gấp một.
    Tràng hạt cây tra phúc gấp đôi.
    Dùng sắt làm tràng phúc gấp ba,
    Đồng già làm tràng phúc gấp bốn;
    Thủy-tinh, trân-châu cùng mọi báu,
    Những tràng hạt ấy phúc gấp trăm.
    Hạt Nhân-Đà-La phúc gấp nghìn,
    Tràng hạt kim-cương phúc gấp ức;
    Tràng bằng hạt sen phúc nghìn ức,
    Tràng hạt Bồ-đề phúc vô số.
    Phật-bộ niệm tụng hạt Bồ-đề,
    Kim-cương pháp-bộ hạt kim-cương;
    Bảo-bộ niệm, tụng những hạt báu,
    Liên-hoa-bộ dùng tràng hạt sen.
    Trong Yết-Ma-bộ (14) niệm, lần tràng.
    Nên xâu chuỗi ngọc mầu sặc-sỡ;
    Tràng niệm phân biệt có bốn thứ:
    Thượng-phẩm, tối-thắng và trung, hạ.
    Nghìn tám mươi (1.080) hạt là thượng-phẩm.
    Một trăm tám (108) hạt là tối-thắng;
    Năm mươi bốn (54) hạt là trung-phẩm,
    Hai mươi bảy (27) hạt là hạ-loại.
    Hai tay cầm tràng để trên tâm (trái tim).
    Tĩnh lo, lìa niệm tâm chuyên chú;
    Bản-tôn Du-già tâm nhất cảnh,
    Đều được thành-tựu lý, sự pháp.
    Dù đặt trên đầu, hoặc đeo mình,
    Hoặc đeo trên cổ, hoặc cánh tay;
    Nói-năng, bàn bạc thành niệm, tụng,
    Bởi niệm, tụng ấy, sạch ba nghiệp.(15)
    Đặt trên đầu, sạch tội Vô-gián,(16)
    Đeo trên cổ, sạch tội tứ-trọng;(17)
    Cầm tay, cánh tay khỏi mọi tội,
    Thường khiến hành-nhân(18) chóng thanh-tịnh.
    Nếu tu Chân-ngôn, Đà-La-Ni,(19)
    Niệm danh chư Phật cùng Bồ-Tát;
    Sẽ được vô-lượng thắng công-đức,
    Cầu thắng-nguyện gì đều thành-tựu.

  7. #7
    Đai Đen Avatar của laduykhanh
    Gia nhập
    Feb 2008
    Nơi cư ngụ
    Tu viện Drikung Kagyupa
    Bài gởi
    540

    Mặc định


    TÔ-TẤT-ĐỊA KINH




    ... Sau nên y pháp-tắc làm mọi sự-nghiệp. Trước tiên dùng tay hữu (phải) cầm tràng hạt, rồi để vào lòng bàn tay tả (trái); chắp tay lại, dâng (giơ) lên, tư-niệm và tụng bài Chân-ngôn về tràng hạt:

    Phật-bộ tịnh châu chân-ngôn:

    Úm, át bộ đê mĩ nhã duệ tất đệ, tất đà thích đệ, sa phạ ha.

    Liên-Hoa-bộ tịnh châu chân-ngôn:

    Úm, a mật lật đãng già mễ, thất lỵ duệ, thất-lỵ mà lý ni, sa phạ ha.


    Kim-cương-bộ tịnh châu chân-ngôn:

    Úm, chỉ lý, chỉ lý lạo nặc lý ni, sa phạ ha.

    Lấy ngón tay cái, thuộc tay hữu, để trên đầu ngón tay vô danh; ngón tay giữa và ngón tay út ruỗi thẳng, ngón tay đầu (ngón tay trỏ) hơi khuất, áp trên đốt bên ngón tay giữa. Tay bên tả cũng như thế. (Đây là dạy về kết ấn lần tràng).





    Tay hữu cầm và lần tràng hạt, thông dụng cho hết thảy các bộ. Nếu dùng vào phép điều phục (A-tỳ-giá-rô-ca: Abhicàraka), thời ngón tay cái ruỗi thẳng để kết ấn tràng hạt. Và, Phật-bộ dùng tràng hạt Bồ-đề. Quán-âm-bộ (có chỗ gọi là Liên-hoa-bộ) dùng tràng hạt sen. Kim-cương-bộ dùng tràng hạt kim-cương. Ba bộ này dùng trong những hạt tràng như trên là thuộc về loại tối-thắng-thượng; hết thảy khi niệm tụng nên gìn-giữ. Hoặc là dùng hạt cây tra, hoặc hạt cây Đa-la (21) hoặc dùng tràng thổ (đất), hoặc dùng tràng vỏ ốc, hoặc dùng tràng thủy-tinh hoặc dùng tràng bằng hạt trân-châu, hoặc dùng tràng bằng ngà, hoặc dùng tràng bằng hạt xích-châu, hoặc dùng tràng bằng những ngọc Ma-ni, hoặc dùng bằng Yết-châu (22), hoặc bằng các hạt cỏ. Song, đều tùy các Bộ, xem sắc loại của mỗi thứ, nhận lấy mà niệm trì. Nếu muốn làm pháp điều-phục, nên dùng những thứ xương, mà làm y như tràng hạt, chóng được thành-tựu và lại được hộ-trì tăng thêm pháp nghiệm vậy.


    Phật-bộ trì châu chân-ngôn:

    Úm, na mô bàn già phạ để, tất đệ đệ, sa đà giã, tất đà thích đệ, sa phạ ha.


    Liên-hoa-bộ trì châu chân-ngôn:

    Úm, tố mạ để thất lỵ duệ, bát đồ,mạ ma lý ni, sa phạ ha.

    Kim-cương-bộ trì châu chân-ngôn:

    Úm, bạt nhật ra, nhĩ đán nhã duệ, sa phạ ha.





    Dùng ấn tràng hạt như trên, đều y vào trong từng Bộ mà niệm tụng. Khi niệm tụng tràng hạt nên để ngang tâm (trái tim), không được cao thấp. Khi dâng (giơ) tràng hạt lên, nên cúi đầu một chút, đem lòng chí thành, đỉnh lễ Tam-bảo, thứ lễ tám vị Đại-Bồ-Tát, sau lễ Minh-Vương quyến-thuộc. Sau cùng nên trì-tụng Chân-ngôn, tưởng Chân-ngôn-chủ như đối trước mắt. Chí thành như thế, không nên tán-loạn tâm; duyên (dính-líu) vào cảnh khác...

    ĐÀ-LA-NI TẬP KINH
    Lấy ngón tay cái, thuộc tay tả, để trên móng tay vô danh; ngón tay út và ngón tay giữa ruỗi thẳng, ngón tay đầu hơi khuất, để trên lưng đốt ngón tay giữa. Và, tay hữu cũng cùng như thế. Khi lần, thời dùng ngón tay giữa mà để tràng hạt, thân-thể đoan-nghiêm, ngồi kết Gia-phu...





    Thiện-nam-tử! Làm tràng hạt nên dùng vàng, bạc, đồng đỏ, thủy-tinh, lưu-ly, trầm-đàn-hương, hạt sen xanh, hạt anh-lạc. Đức Phật bảo bác vị Tỳ-Khưu: trong những tràng hạt nói trên, thủy-tinh là thứ nhất.





    ... Và, tràng hạt này đều đủ một trăm tám (108) hạt. Hoặc năm mươi bốn (54) hạt, bốn mươi hai (42) hạt, hoặc hai mươi mốt (21) hạt cũng được dùng vào trong số ấy...
    Với Phật giáo, tràng hạt là một pháp khí quen thuộc, việc sử dụng tràng hạt dường như đã trở thành nét đặc thù của Tịnh độ tông. Theo lịch sử truyền thừa của Tịnh độ tông, người chế ra tràng hạt để niệm danh hiệu Phật chính là ngài Đạo Xước (562-645), người được tôn là tổ thứ 2 của Tịnh độ tông Trung Quốc. Còn với Phật giáo Nam tông, từ lâu tràng hạt cũng đã dần dần trở thành một vật tùy thân ngoài 8 vật đã được Phật chế định: 3 y, kim chỉ, bình bát, dây lưng, dao cạo và túi lọc nước.
    Theo ngữ nguyên, chữ bead (hạt, lời cầu nguyện) có nguồn gốc từ chữ budh trong tiếng Phạn, có nghĩa là nhận thức về tự ngã, Phật giáo gọi là “giác”. Chữ rosary là do người La mã khi đến Ấn độ đã nghe từ japa mālā thành japā mālā và dịch là rosarium (vòng hoa hồng), từ này trở thành rosary trong tiếng Anh. Như vậy, dù là từ nào đi nữa, khái niệm tràng hạt đều rất có thể đã bắt nguồn từ xứ Ấn độ, mảnh đất của tâm linh.
    Nói về xuất xứ của tràng hạt trong kinh điển, chúng ta tìm thấy nguồn gốc chính thức ở trong Phật thuyết mộc hoạn tử kinh (T.17.786.726a-b). Theo kinh này, vua Ba-lưu-ly của nước Nạn sai sứ đến gặp đức Thế Tôn và trình bày những bất ổn đang xảy ra trong đất nước ông, đồng thời thỉnh cầu đức Thế Tôn dạy cho phương pháp tu tập để đất nước được an ổn. Đức Thế Tôn đã dạy nhà vua lấy hạt cây vô hoạn kết thành chuỗi gồm 108 hạt để niệm Phật, pháp, tăng. Nhà vua theo đó dạy lại cho dân chúng cùng làm tràng hạt để niệm danh hiệu Tam bảo, từ đó nhân dân an lạc, đất nước yên bình.(Sau này Tịnh độ tông theo đó để kiến lập pháp môn niệm danh hiệu Phật với tràng hạt, gọi là Sổ châu).
    Chúng ta cũng biết, đức Thế Tôn thị hiện trên một mảnh đất tâm linh trù phú. Khắp đất nước Ấn độ, con người sống trong niềm thao thức giải thoát. Phật giáo đã sinh trưởng trong môi trường đó cho nên có không ít những quan niệm hay qui tắc có nguồn gốc xa hoặc gần từ những giáo phái đương thời, cũng như Phật giáo đã ảnh hưởng không nhỏ đến các giáo phái ấy. Thật vậy, pháp môn lần tràng hạt niệm Phật (sổ châu) rất gần gũi với phương pháp lần tràng hạt trong lúc cầu nguyện của Bà-la-môn giáo, một lối cầu nguyện rất thịnh hành của những vị Bà-la-môn. Người Ấn giáo theo phái thờ thần Śiva (Ấn giáo Thấp-bà) dùng một loại hạt gọi là rudrākṣa để xâu thành tràng hạt. Trong tiếng Phạn, rudrākṣa có nghĩa đơn giản là “con mắt của Rudra” hay là “con mắt đỏ” phái sinh từ động từ rud (khóc). Rudra cũng là một tên gọi khác của thần Śiva. Truyền thuyết kể rằng, có lần vị thần này ngắm nhìn thế gian, thấy chúng sinh sống trong nỗi khổ cực không sao nói hết nên đã đau lòng nhỏ xuống những giọt nước mắt, những giọt nước mắt này mọc thành cây rồi cho ra những hạt đỏ thẫm. Người ta đã lấy những hạt ấy làm thành tràng hạt để cầu nguyện trong sự tưởng nhớ đến tấm lòng từ bi của thần Śiva. Hạt đó chính là hạt kim cang mà ngày nay chúng ta vẫn dùng để làm tràng hạt, bản dịch luận Thành duy thức của ngài Huyền Trang gọi hạt này là ác-xoa.
    Trong quan niệm của người Ấn độ, vô hoạn tử và rudrākṣa đều là những loại hạt thiêng, có khả năng trừ ma chướng. Điều này có lẽ một phần do dược tính của chúng, như vô hoạn tử (Sapindus mukorossi Gaerth, skr: ariṣṭa:阿梨瑟迦紫) còn có tên là bồ đề tử (tên này gợi nhớ đến chuỗi hạt bồ đề), là một vị thuốc chủ trị nhiệt, đàm, sát trùng… (theo Mộc thảo cương mục).
    Về số lượng hạt, nhìn chung có rất nhiều loại tùy theo quan niệm của mỗi tôn giáo. Trong Phật giáo, số hạt thường biểu trưng cho những trạng thái tâm lý (tâm pháp) hoặc những ham muốn xấu cần vượt qua để đạt đến trạng thái giải thoát (niết bàn).
    Theo kinh Mộc hoạn tử nêu ở trên, tràng hạt của Phật giáo gồm có 108 hạt, con số này cũng giống với của các giáo phái khác ở Ấn độ. Tuy nhiên, về sau, để tiện lợi, đôi lúc tràng hạt được chia theo cấp số thành các dạng gồm 54, 27 hạt hoặc 36, 18 hạt. Con số 108 này tượng trưng cho 108 phiền não gồm 88 kiến hoặc, 10 tư hoặc và 10 triền.
    Ngoài ra, con số 108 còn được giải thích theo nhiều cách khác nữa.
    Người ta nhận thấy rằng số hạt thường là tương đương với số lượng của đối tượng được niệm, trong niệm danh hiệu Phật thì có 108 danh hiệu, trong Ấn giáo thì có 108 bộ Áo nghĩa thư. Chính vì lý do này nên một số vị tu mật tông Tây tạng có tràng hạt đến 111 cho 100 bài chú, còn 11 hạt cho những trường hợp sai sót (?).
    108 = 6x3x2x3, đó là 6 trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp) x 3 thời (quá khứ, hiện tại và vị lại) x 2 trạng thái của tâm (nhiễm và tịnh) x 3 trạng thái của thọ (ưa, không ưa và trung lập).
    108 còn là con số 11 x 22 x 33 = 1 x 4 x 27. Đây có lẽ là những quan niệm liên quan đến vấn đề số học của người Ấn độ xưa.
    Trong hình ngôi sao năm cánh, góc bù được tạo nên bởi 2 cạnh cắt nhau là 1080.
    Người ta nói rằng ở Ấn độ có 108 điệu múa.
    Trong thân thể chúng ta có 108 luân xa.
    Các nhà chiêm tinh cho rằng đường kính mặt trời lớn bằng 108 lần đường kính trái đất.
    Trong con số 108, số 1 biểu trưng cho sự hợp nhất, tức là nhất; số 8 là vô cùng, tức là dị; số 0 là trung gian, là trung đạo với nghĩa không, tánh không.
    Tựu trung, con số 108 được giải thích dưới nhiều góc độ khác nhau, và rõ ràng nó mang ý nghĩa tượng trưng rất quan trọng trong quan niệm người Ấn độ. Ở chừng mực nào đó, có thể nói rằng con số 108 này cũng kỳ diệu như chỉ số PHI (φ) 1.618 trong truyền thống Hi lạp.
    Như đã nói, lần tràng là để tăng thêm sự tập trung vào đối tượng được niệm, người theo Phật giáo Bắc tông thường niệm danh hiệu Phật trong khi lần tràng hạt, còn người theo Phật giáo Nam tông thường niệm 10 đức hiệu của Phật qua câu tán thán Phật trong Nikaya: “Itipi so Bhagavā Arahaṃ Sammāsambuddho Vijjācaraṇasampanno Sugato Lokavidū Anuttaro Purisadammasārathi Satthā devamanussānaṃ Buddho Bhagavā’ti.” (Thật vậy, bậc đáng kính trọng ấy là: "A la hán, Chánh Đẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn).
    Trong tràng hạt có một hạt gọi là hạt Sumeru hay Meru, chúng ta thường gọi là hạt Tu-di hoặc hạt Di-đà, đó là hạt thứ 109, là chỗ giáp nối của vòng tròn. Theo nghi thức, khi lần tràng, không được vượt qua hạt này, lần đến hạt này thì lần ngược trở lại, như trong kinh Kim cương đỉnh du già niệm châu có câu: “Hạt giữa tiêu biểu Phật Di-đà - Chớ lần qua, phạm tội việt pháp”.
    Nói tóm lại, tràng hạt khởi nguồn từ Ấn độ và đã trở thành một “vật thiêng” trong hầu hết các tôn giáo. Với Phật giáo, nó đã trở thành vật tùy thân giúp cho hành giả dễ dàng chú tâm vào đối tượng trì niệm, là một sợi dây xâu suốt các ý tưởng thành một trật tự, từ đó hành giả có thể đi sâu hơn vào các trạng thái của định để làm phát khởi tuệ giác.
    Last edited by laduykhanh; 24-07-2008 at 03:26 PM.
    Lama Drikung Konchog Tinley
    :yb663:Namo Gurube:yb663:

    Thiền quán mà chẳng học Pháp thì như leo núi mà chẳng có chân.
    Học Pháp mà chẳng thực hành thì là bơ bị chua đáng bỏ.

    Y!: laduykhanh

  8. #8
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn Avatar của dienbatn
    Gia nhập
    Oct 2007
    Bài gởi
    1,043

    Mặc định

    " Thập bát Bồ đề liên chủng chủng .
    Liên Hoa khai thủ diệu trùng trùng .
    Chuyển chuyển luân luân La Hán Tướng .
    Thiên Long Bát Bộ hộ vô cùng . "


    ( Trích : CUỘC CHIẾN GIỮA CÁC PHÁP SƯ VÀ HAI CÕI ÂM DƯƠNG ).
    Ai biết , ai hay ????
    Thân ái . dienbatn .
    LIÊN HOA VIÊN QUANG - GIA ĐÌNH VÔ HÌNH

  9. #9

    Mặc định

    " Thập bát Bồ đề liên chủng chủng .
    Liên Hoa khai thủ diệu trùng trùng .
    Chuyển chuyển luân luân La Hán Tướng .
    Thiên Long Bát Bộ hộ vô cùng . "
    :yb663::yb663::yb663:

  10. #10

    Mặc định chuỗi hạt bồ đề

    "Chuỗi dùng làm vật trang sức xuất hiện rất sớm trong lịch sử văn minh của nhân loại là vật tượng trưng cho sự quí phái, dùng làm trang sức cho vua chúa và các bậc quyền quí ngày xưa. Chuỗi Tràng có trong Phật Giáo từ thời đức Phật còn tại thế. "Kinh Pháp Hoa" trong Phẩm Phổ Môn có nói về việc Ngài Vô Tận Ý cởi Chuỗi Anh Lạc giá trị trăm nghìn lượng vàng dâng lên cúng dường Đức Phật Thích Ca và Phật Đa Bảo. Vua Ấn Độ Tỳ Lưu Ly thỉnh Đức Phật Thích Ca dạy cho pháp môn diệt trừ phiền não, Phật dạy nhà vua dùng hạt một loại cây gọi là “Vô Hoạn Tử” hay còn gọi là “Bồ Đề Tử” xâu thành chuỗi để niệm danh hiệu Phật thì sẽ tiêu trừ mọi phiền não.
    Chuỗi còn là tín vật cho việc truyền thừa, kỷ vật. Vì vậy chuỗi tràng trong Phật Giáo ngoài công năng là pháp khí tu hành ra còn là bảo vật của Tam Bảo, tín vật của sự truyền Pháp và là pháp vật chứa đựng công đức, cũng như thần lực rất cao vì tích tụ sự tu trì, công đức của các bậc tu hành".
    vì vậy một số anh chị em Phật Tử thành lập một cơ sở sản xuất thủ công mỹ nghệ chuyên thu hái và kết chuỗi bồ đề những hạt bồ đề để làm chuỗi là những hạt già chắc có độ bóng cao được xâu thành chuỗi niệm Phật và đeo tay 14 hạt, chuỗi niệm Phật 18 hạt, 21 hạt, 27 hạt, 54 hạt, 108 hạt ...v v sau khi xâu thành chuỗi chúng tôi thường phân phối cho các vị tu sỹ và Phật tử tại địa phương và các tỉnh thành với giá khá mềm, chúng tôi làm việc này đã 10 năm quý vị nào có nhu cầu vui lòng liên hệ.giác hải đt 01234086421

  11. #11

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi ghai01 Xem Bài Gởi
    "
    kết chuỗi bồ đề những hạt bồ đề để làm chuỗi là những hạt già chắc có độ bóng cao được xâu thành chuỗi niệm Phật và đeo tay 14 hạt, chuỗi niệm Phật 18 hạt, 21 hạt, 27 hạt, 54 hạt, 108 hạt ...v v sau khi xâu thành chuỗi chúng tôi thường phân phối cho các vị tu sỹ và Phật tử tại địa phương và các tỉnh thành với giá khá mềm, chúng tôi làm việc này đã 10 năm quý vị nào có nhu cầu vui lòng liên hệ.giác hải đt 01234086421
    Bạn có cơ sở ở TP Hồ Chí Minh không bạn?
    :rose: Quyết không mua đồ Trung Quốc
    Quyết không ăn đồ Trung Quốc
    Quyết không đi du lịch Trung Quốc
    Nói túm lại tẩy chay Trung Quốc 100%....:rose:

  12. #12

    Mặc định

    ai là người sử dụng bửu bôi tràng hạt 108 hạt và dây xỏ tràng hạt bằng vàng ko/các huynh đệ nào biết xin giúp cho Minh đài hiểu thêm
    rose4rose4 Chúc mọi người vạn sự bình an

  13. #13

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi minh đài Xem Bài Gởi
    ai là người sử dụng bửu bôi tràng hạt 108 hạt và dây xỏ tràng hạt bằng vàng ko/các huynh đệ nào biết xin giúp cho Minh đài hiểu thêm
    Tôi đang sử dụng đây,bửu bôi tràng hạt 108 hạt và dây xỏ tràng hạt bằng vàng .

  14. #14

    Mặc định

    Bửu bối này có những tác dụng gì, xin huynh nói thêm cho ACE rõ thêm với, cám ơn huynh nhìu
    :rose: Quyết không mua đồ Trung Quốc
    Quyết không ăn đồ Trung Quốc
    Quyết không đi du lịch Trung Quốc
    Nói túm lại tẩy chay Trung Quốc 100%....:rose:

  15. #15

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Tử Lăng Xem Bài Gởi
    Bửu bối này có những tác dụng gì, xin huynh nói thêm cho ACE rõ thêm với, cám ơn huynh nhìu

    Bửu bối này có những tác dụng không thể nghĩ bàn.

  16. #16

    Mặc định

    Mình muốn mua chuỗi bằng hạt bồ đề, không biết mua ở đâu

  17. #17

    Mặc định

    các bạn muốn mua chuỗi hạt bồ đề thì đến công ty Phật Ngọc 711 lê hồng phong quận 10, 94 phan đình phùng quận phú nhuận, 40 cù lao quận phú nhuận. chùa vĩnh nghiêm quận 3, chùa vĩnh phước quận 12, cửa hàng huệ hạnh 506 ngô gia tự quận 5

  18. #18

    Mặc định

    Đây là hình chuỗi hạt Bồ Đề của anh ghai01 .Quí đạo hữu nào cần thì liên lạc ĐT:01234086421 .Mình cũng có mua của anh ghai01 1 số xâu chuổi rồi




    Last edited by DevilMayCry; 21-07-2011 at 01:32 PM.
    :praying:2 Um Ah Hum :praying:2

  19. #19
    Nhị Đẳng Avatar của Hư_Không
    Gia nhập
    Jul 2011
    Nơi cư ngụ
    Tịnh Lưu Ly
    Bài gởi
    2,660

    Mặc định

    Mình thì nghĩ đơn giản thôi. Mình biết là chuỗi hạt thường lạ 108 hạt tượng trưng cho 108 nỗi khổ của chúng sanh giống như 108 vị La Hán vậy,
    Mỗi câu niệm phật ta lại bấm qua 1 hạt, có nghĩa là xóa bỏ bớt 1 nỗi khổ, cứ niệm đủ 108 lần, bấm qua đúng 108 hạt là xóa bỏ 108 nỗi khổ. không biết như vậy có đúng không ở nhà khi niệm phật mình thường làm như vậy

  20. #20

    Mặc định

    Hay lắm! Thank bạn.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •