Nước Ngụy

Tào Tháo ( nhất đại gian hùng )



Tào Tháo (tự là Mạnh Đức 155–220) là người đặt nên cơ sở cho thế lực quân sự cát cứ ở miền Bắc Trung quốc, lập nên chính quyền nhà Ngụy.
Quan điểm của Tào Tháo là "Thà giết lầm còn hơn bỏ sót" "Ta thà phụ thiên hạ chứ không để thiên hạ phụ ta" , ông được ví là gian hùng của thời loạn thế

Sự nghiệp của Tào Tháo bắt đầu từ lúc 20 tuổi ông thi đỗ Hiếu Liêm, làm quan cai trị kinh thành Lạc Dương, đã nổi tiếng là người nghiêm túc. Chú của đại thần Kiển Thạc phạm tội vác kiếm đi đêm, ông sai bắt vào phủ đánh roi thẳng thừng không vì nể.
Năm 184, cuộc khởi nghĩa Hoàng Cân do Trương Giác lãnh đạo bùng nổ. Tào Tháo cùng các quân phiệt địa phương cùng các tướng trong triều đình đàn áp thành công, nên được phong làm quan trong triều.

Khi Thứ sử Tây Lương là Đổng Trác khống chế triều đình, tự xưng là Thái sư, Tào Tháo chủ trương hành thích Đổng Trác. Do việc không thành nên Tào Tháo đã bỏ trốn và tham gia vào nhóm quân chư hầu do Viên Thiệu cầm đầu đánh Đổng Trác vào năm 191.
Sau đó, Tào Tháo được Viện Thiệu cử làm Thứ sử Thanh Châu và thu nhận 2 vạn quân Khăn vàng Thanh Châu đầu hàng. Từ đó, ông bắt đầu thực hiện ý định ly khai và phát triển thành một quân phiệt cát cứ độc lập. Với tài năng quân sự và chính trị, biết trọng dụng nhân tài, Tào Tháo lần lượt tiêu diệt các quân phiệt miền Bắc Trung Quốc như Lữ Bố, Viên Thuật, Trương Tú...

Đặc biệt, trong trận chiến Quan Độ, bằng sự khôn ngoan mưu lược, ông đã lật ngược tình thế, chiến thắng được đội quân của Viên Thiệu vốn hùng mạnh hơn rất nhiều, xoay chuyển cục diện, Tào Tháo chẳng những thừa hưởng được một số binh lực hùng hậu của Viên Thiệu mà còn tạo thế lực thống nhất Hà Bắc.

Sau khi thống nhất Trung Nguyên, Tào Tháo kéo xuống phía nam. Tuy nhiên, do chủ quan khinh địch và thiếu kinh nghiệm thủy chiến nên trong trận chiến Xích Bích, đội quân Tào Tháo bị thất bại trước liên quân của Lưu Bị và Tôn Quyền, đổ vỡ kế hoạch thống nhất Trung Quốc. Từ đó, Tào Tháo quyết định tập trung xây dựng nền tảng chính trị ở phía Bắc và chờ đợi thời cơ.

Sau trận Xích Bích, về cơ bản thế đứng của ba họ Tào, Tôn và Lưu khá vững, lực lượng khá cân bằng nên Tào Tháo không còn thời cơ nam tiến thuận lợi để thống nhất Trung Hoa nữa. Thế chân vạc hình thành.

Năm 211, Tào Tháo tiêu diệt thế lực họ Mã ở Tây Lương, thống nhất hoàn toàn Trung Nguyên. Năm 215, quân Tào đánh chiếm Hán Trung của Trương Lỗ, nhưng đến năm 219 lại bị quân Thục chiếm mất.Với chiêu bài "Mượn tiếng thiên tử để ra lệnh cho chư hầu", Tào Tháo đưa Hán Hiến đế để làm bình phong thực hiện các quyết định chính trị, quân sự. Táo Tháo đã lập đô ở Hứa Xương, khống chế triều đình, tự xưng Thừa tướng (năm 208), thăng dần đến tước Ngụy công rồi Nguỵ vương.

Năm 220, ông mất, thọ 66 tuổi. ( mất do bệnh u não ) .


Hạ Hầu Đôn




Hạ Hầu Đôn , tự là Nguyên Nhượng là một vị tướng của Tào Tháo trong thời Tam Quốc của lịch sử Trung Quốc. Hạ Hầu Đôn là người mãnh tướng anh dũng . Ông theo Tào Tháo từ những ngày đầu . Là một công thần của nước Nguỵ ,trong những tướng tận trung với Tào Tháo không thể không nhắc tới Hạ Hầu Đôn

Hạ Hầu Đôn đã từng tham gia rất nhiều trận đánh lớn nhỏ , lập rất nhiều chiến công . Điển tích được người ta nhắc đến nhiều nhất chính là trong trận chiến ở thành Lạc Hậu, Hạ Hầu Đôn trong lúc đánh quá hăng đã không đề phòng nên bị cung tên đâm vào mắt khiến ông đau đớn tột đỉnh . Tuy nhiên không vì thế mà làm ông mất đi dũng khí ông đã nuốt luôn con ngươi của mình và hùng hổ noi' 1 câu nói khiến cho quân địch phải khiếp sợ : tinh cha huyết mẹ, sao lại vứt bỏ nên đã không ngần ngại và cho luôn cả con ngươi vào miệng mình và nuốt.

Về sau khi Tào Tháo chết ông cũng đã giúp cho Tào Phi rất nhiều tạo nên 1 nước Nguỵ rộng lớn . Ông đã từng được Tào Phi phong làm đại nguyên soái


Hạ Hầu Uyên



Hạ Hầu Uyên (?-219) tự là Diệu Tài .Ông là anh em họ của Tào Tháo, người đứng đầu phe Tào Ngụy. Ông cùng Tào Tháo tham gia nhiều trận chiến lớn trong đời Tam Quốc và chết trong trận chiến núi Định Quân năm 219 bởi Hoàng Trung của nhà Thục

Năm 190, Tào Tháo tập hợp lực lượng đánh Đổng Trác, Hạ Hầu Uyên cùng Hạ Hầu Đôn cũng là họ hàng Tào Tháo dẫn 1000 quân đến giúp Tào Tháo. Sau đó, liên quân đánh Đổng Trác tan rã, Hạ Hầu Uyên giúp Tào Tháo tăng cường lực lượng và mở rộng lãnh thổ.

Năm 198, Hạ Hầu Uyên cùng Tào Tháo tham gia trận Hạ Bì chống lại Lữ Bố. Kết cục của trận chiến là cái chết của Lữ Bố. Năm 200, Tào Tháo và Viên Thiệu đại chiến tại Quan Độ, Hạ Hầu Uyên làm nhiệm vụ bảo vệ doanh trại và tiếp tế lương thảo. Trận Quan Độ kết thúc với thất bại hoàn toàn của Viên Thiệu và Tào Tháo làm chủ cả miền Bắc Trung Quốc từ đó.

Năm 208, Hạ Hầu Uyên cùng Tào Tháo tham gia 2 trận đánh lớn là trận Trường Bản và trận Xích Bích nhưng thất bại. Năm 211, Mã Siêu dẫn 20 vạn đại quân Tây Lương tấn công Đồng Quan báo thù cha. Tào Tháo cùng Hạ Hầu Uyên, Hứa Chử, Từ Hoảng dẫn quân đến chiếm lại Đồng Quan. Thời gian đầu, Mã Siêu chiếm ưu thế nhưng Tào Tháo sau đó phản công thắng lợi đánh bại Mã Siêu nhưng Mã Siêu chạy trốn. Sau trận Đồng Quan, Tào Tháo sai hạ Hầu Uyên trấn giữ Trường An phòng Mã Siêu.

Năm 213, Mã Siêu dẫn quân đánh chiếm lại Trường An. Hạ Hầu Uyên nhận lệnh của Tào Tháo liên kết cùng Dương Phụ đánh bại Mã Siêu lần nữa khiến Mã Siêu phải chạy đến Hán Trung. Sau đó, Hạ Hầu Uyên trở về Hứa Đô. Năm 215, Tào Tháo cùng Hạ Hầu Uyên, Trương Cáp, Hứa Chử, Từ Hoảng dẫn quân đánh Hán Trung của Trương Lỗ. Trương Lỗ sai người dẫn quân đến Dương Bình Quan phòng thủ khiến quân Tào Tháo không qua được. Sau đó, Tào Tháo sai Hạ Hầu Uyên lặng lẽ dẫn quân đến đánh chiếm Dương Bình quan, quân của Trươg Lỗ không phòng thủ nên đại bại. Cuối cùng Tào Tháo chiếm Hán Trung. Cùng thời gian đó, quân Đông Ngô tấn công Hợp Phì nên Tào Tháo phải dẫn quân về Hợp Phì, giao Hán Trung lại cho Trương Cáp và Hạ Hầu Uyên. Hạ Hầu Uyên trấn giữ núi Định Quân là nơi hiểm yếu, đồng thời là nơi cất giữ lương thảo.

Năm 219, Lưu Bị dẫn quân đánh Hán Trung, sai Hoàng Trung tiến đánh núi Định Quân. Hạ Hầu Uyên nghe tin đó sai người báo cho Tào Tháo, Tào Tháo dẫn 40 vạn quân về cứu Hán Trung, sai Hạ Hầu Uyên ra nghênh địch. Hạ Hầu Uyên và Hoàng Trung bất phân thắng bại. Sau đó, Hoàng Trung chiếm Đối Sơn khiến Hạ Hầu Uyên tức giận đem quân đánh Đối Sơn. Hoàng Trung theo kế của Pháp Chính đợi quân của Hạ Hầu Uyên mỏi mệt thì kéo quân xuống, chém chết Hạ Hầu Uyên rồi sau đó dẫn quân chiếm luôn núi Định Quân. Cuối cùng, Lưu Bị chiếm luôn Hán Trung vào năm 219.



Điển Vi



Điển Vi (?-197) là người luôn theo bảo vệ Tào Tháo, người đã xây dựng nên nhà Đại Ngụy trong lịch sử Trung Quốc.Điển Vi quê ở Trần Lưu chua rõ năm sinh. Năm 189, Điển Vi theo thái thú Trương Mạc, sau vì lỡ tay giết người nên bỏ trốn sau về với Hạ Hầu Đôn, danh tướng của Tào Tháo. Sau Điển Vi được Hạ Hầu Đôn tiến cử cho Tào Tháo. Tào Tháo thấy Vi sức khỏe phi thường nên cho làm chức Trướng tiền đô úy, cho đi theo bảo vệ Tháo. Sau đó, Vi lập nhiều công trạng của Tháo nên được Tào Tháo rất tin tưởng.

Năm 197, Tào Tháo đem quân đánh Trương Tú. Trương Tú sợ quân lực của Tào Tháo nên đầu hàng. Nhưng sau đó Tào Tháo lại tư thông với thím dâu của Trương Tú nên Trương Tú tức giận, muốn đánh Tháo nên bàn với mưu sĩ là Giả Hủ và tướng là Hồ Xích Nhi. Hồ Xích Nhi bảo Tào Tháo có Điển Vi bảo vệ nên rất khó đánh, nên dùng kế ăn cắp đôi thiết kích của Vi. Thế là Trương Tú mời Điển Vi đến uống rượu cho say mèm rồi ăn cắp đôi thiết kích của Vi rồi đêm đó đốt lửa tấn công Tháo. Tào Tháo vội vàng bỏ chạy. Ðiển Vi say rượu đang ngủ, trong mơ màng chợt nghe tiếng ngựa và tiếng người reo hò, giật mình vùng dậy, sờ đến đôi thiết kích thì không thấy đâu cả lại nghe tin Trương tú kéo quân đến nên Vi vội vàng giật lấy cây kiếm của lính canh chạy ra ngoài thì thấy vô số quân mã, cầm chặt giáo dài đánh bừa vào trại.

Điển Vi lăn sả vào đám quân ấy, chém giết một lúc chết hơn vài chục người, quân mã ấy mới lui, lại có quân bộ kéo đến. Hai bên giáo mác tua tủa như ngọn lau, mình Vi không một mảnh giáp, trên dưới bị vài mươi nhát đâm nhưng Vi vẫn cứ lăn sả vào đánh. Gươm mẻ không dùng được, Vi bỏ gươm, hai tay chụp ngay lấy hai xác chết làm khí giới, quật chết một lúc chết tám chín người. Giặc thấy thế không dám đến gần, chỉ đứng đằng xa bắn tên lại. Tên bắn như mưa, Ðiển Vi vẫn liều chết giữ cửa trại, nhưng quân giặc đã kéo được vào cửa sau, Ðiển Vi lại bị một mũi giáo đâm trúng giữa lưng. Vi kêu to một tiếng, máu chảy đầy đất rồi chết. Ông chết được nửa giờ rồi mà vẫn không ai dám đi qua cửa trước.

Tào Tháo nhờ có Điển Vi chặn cửa trước nên thoát nạn chạy được về Hứa Đô nhưng mất người con trai trưởng và người cháu. Tào Tháo thương tiếc Vi vô cùng, sai lập đền thờ và bày bàn cúng tế rồi nói với các tướng rằng:"Ta mất một con một cháu , cũng không đau lòng bằng !

sưu tầm