Dân tộc Mãn là dân tộc có số dân lớn thứ 3 của Trung Quốc sau dân tộc Hán và dân tộc Choang. Tết Ban Kim là ngày tết đặc biệt của dân tộc Mãn.
Hàng năm, cứ đến trung tuần tháng 11, dân tộc Mãn đều tổ chức hoạt động chúc mừng tết Ban Kim, ngày tết đặc biệt của dân tộc mình. Trước và sau tết, dân tộc Mãn ở các nơi đều tổ chức các hoạt động chúc mừng như: gặp gỡ, triển lãm, biểu diễn văn nghệ v.v. Mấy hôm trước, tại thủ đô Bắc Kinh Trung quốc, một số người dân tộc Mãn thông qua mạng In-tơ-nét tổ chức một cuộc gặp gỡ đặc biệt, mời các bạn dân tộc Mãn cùng nhau chúc mừng tết Ban-kim. Sau đây mời các bạn thính giả cùng Hải Vân đi dự buổi gặp gỡ khá đặc biệt này.
Cuộc gặp gỡ này do trang wéb "Người Mãn Cát tường" tổ chức, thời gian gặp gỡ trước tết một ngày, điểm gặp tại quảng trường Thiên An Môn, trung tâm thành phố Bắc Kinh. Hôm gặp gỡ tại quảng trường Thiên An Môn với dòng người chen chúc như nêm, một số người mặc áo dài, áo khoắc cụt tay đã thu hút sự chú ý của mọi người. Họ tức là những người Mãn đến tham gia buổi gặp gỡ mừng tết Kim Ban. Áo dài, áo khoác cụt tay họ mặc là trang phục truyền thống của dân tộc Mãn. Bình thường, ít người còn mặc như thế, cho nên, đã gây lên chú ý của mọi người.
Tết Kim Ban là ngày tết độc đáo của dân tộc Mãn, lai lịch của nó liên quan đến tên gọi của dân tộc Mãn.

Thúc Đào, một trong những bạn tham gia buổi gặp gỡ này nói:
"Dân tộc Mãn là dân tộc duy nhất hình thành bằng lệnh hành chính. Ngày 13 tháng 10 âm lịch năm 1635, vua nhà Thanh lúc bấy giờ ban chiếu đổi tên dân tộc "Nữ Trinh" thành dân tộc Mãn Châu. Bắt đầu từ đó có dân tộc Mãn"
Từ đó, dân tộc Mãn lấy ngày đổi tên làm tết Ban Kim. "Ban Kim" trong tiếng Mãn có nghiã là "thịnh vượng", có hàm ý "dân tộc thịnh vượng, nhà nước phồn vinh". Hiện nay tại Trung Quốc, dân tộc Mãn có số dân hơn 10 triệu, là dân tộc với số dân lớn thứ 3 của Trung Quốc sau dân tộc Hán, dân tộc Choang.
Dân tộc Mãn đã từng xây dựng một vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc, đó là nhà Thanh. Trong hơn 200 năm thống trị Trung Quốc, dân tộc Mãn đã có nhiều sáng tạo độc đáo trong các mặt kiến trúc, văn học, hội hoạ, trang phục, ngôn ngữ v.v, đã để lại di sản văn hoá phong phú cho thế hệ sau. Những người đến tham gia buổi gặp gỡ đều là những thanh niên yêu thích văn hoá Mãn, họ đã quyết định chủ đề gặp gỡ lần này là bảo vệ và phát triển văn hoá dân tộc Mãn. Lưu Phi, giám đốc trang wéb, cũng là người phát động buổi gặp gỡ nói về văn hoá dân tộc Mãn:
"Văn Hoá dân tộc Mãn cần phải kế thừa và phát triển. Trong các dân tộc thiểu số, dân tộc Mãn có ngôn ngữa, văn tự riêng của mình, đây là điều đáng quý. Trong trang phục dân tộc Mãn, áo dài rất điển hình. Trong cuộc sống hiện đại, chúng tôi phải giữ gìn áo dài, kế thừa và phát triển kiểu dáng lẫn mằu sắc, khiến nó có thể hoà nhập vào cuộc sống hàng ngày."
Do sinh sống lâu dài với dân tộc Hán, hiện nay tuyệt đại đa số người Mãn đã không biết nói tiếng Mãn mà dùng tiếng Hán và chữ Hán. Trong tập quán sinh hoạt, họ chẳng khác gì với người Hán, bởi vậy rất nhiều phong tục tập quán dân tộc dần dần bị lãng quên, cho nên rất nhiều văn hoá dân tộc ưu tú cần được bảo vệ và chỉnh lý. Bạn đến từ thành phố Bảo Định tỉnh Hà Bắc phía Nam Bắc Kinh Y-ơ-gen-giác-la Triều Vĩ nói:
"Từ nhỏ tôi rất thích môn lịch sử, thông qua môn sử, tôi hiểu biết nhiều hơn về văn hoá dân tộc mình."
Y-ơ-gen-giác-la Triều Vĩ mặc một bộ trang phục dân tộc do mẹ anh tự tay may cho. Anh nói, cứ đến tết dân tộc, anh đều mặc bộ quần áo này. Thấy mọi người với ánh mắt ngưỡng mộ, anh rất kiêu hãnh.
Mo-gen-giác-la Vĩnh Ninh là một cô gái dân tộc Mãn ở Bắc Kinh, cũng là một người say mê lịch sử và văn hoá dân tộc Mãn. Chị nói, chị rất thích hình thức gặp gỡ như thế này, gặp gỡ lần này đã tạo một cơ hội giao lưu học hỏi.
"Cuộc gặp gỡ này rất tốt, mọi người có thể giao lưu học hỏi với nhau, bất cứ là dân tộc Mãn, dân tộc Mông Cổ, dân tộc Hán, đều có thể giao lưu học hỏi. Về sau tôi sẽ nghiên cứu nhiều hơn với những người gốc Bắc Kinh và người Mãn, bởi vì họ đều liên quan mật thiết với văn hoá dân tộc Mãn."
Những người tham gia buổi gặp gỡ này đều quen nhau qua mạng, nhiều người trước kia chưa từng gặp nhau, nhưng sau khi gặp, mọi người có cảm giác như bạn bè cũ và rất thân thiết. Goa-gia Dịch-huệ đến từ Thiên Tân thành phố biển miền Bắc Trung Quốc nói:
"Đến đây tôi có một cảm giác như là về nhà. Tuy ở đây không quen ai, nhưng mọi người cùng chung một dân tộc, không khí đầm ấm này đã khiến tôi cảm thấy như anh em trong một nhà."
Đến tham dự buổi gặp gỡ lần này còn có một số chuyên gia học giả dân tộc Mãn và con cháu hoàng tộc nhà Thanh. Bà Ái-tân-giác-la Kim Thích là con cháu hoàng tộc nhà Thanh, cụ thân sinh của bà là nhà Mãn học nổi tiếng của Trung Quốc, bà là giáo sư đại học:
"Tôi rất vui mừng nghe thấy những thanh niên bây giờ cố gắng tự phát học tiếng Mãn, tôi mong rằng chúng tôi có thể cùng nhau tôn vinh văn hoá dân tộc, vì văn hoá và truyền thống dân tộc phải có người kế thừa."

sưu tầm