TAM QUI Y GIỚI


三 皈 依 戒


第一皈依無上道寶,當願眾生常侍天 � �, 永脫輪回。

第二皈依無上經寶,當願眾生生生世 � �, 得聞正法。

第三皈依無上師寶,當願眾生學最上 � �, 不落邪見。

此三皈依是度人入道上升之路,入德 � � 門。成仙成道莫不從此三皈依起首也 � �

何故?

若非真師垂慈開示,安能頓悟大乘正 � �, 漸入虛無妙道,而不致墮落邪見。所 � �未明道之士,先皈依經,未能明經 � ��皈依師,若能歸依師寶,則經寶 聞 於不聞之中,能聞經寶,則道寶可見 � �不見之中, 蓋道非經不傳,經非師不明故也。

如今大眾以三皈依為泛常,早晚向像 � �口 誦禮拜而已,並不曾嚼破皈依端的, � �何而來。

皈依三寶法門,須要皈依真三寶。

真三寶者:

皈依意,使念無生滅,則道寶可得而 � �;

皈依心,使機無障礙,則經寶可得而 � �;

皈依身,使眼無見、耳無聞、鼻無嗅 � �舌 無嘗、手無妄動、足無妄行、不雜邪 � �污穢、躬行苦行,勞其筋骨,餓其 � ��,隳其肢體,舍其形骸,則師寶 得 而感矣。有能感動師慈傳經授道者, � �自己皈依自 己之身、心、意為真三寶也。

身不皈依師寶,則偏邪不正。不正則 � � 中,失中則慧光不生。定力不固,戒 � �不嚴,神不能凝,氣不能聚,精不 � ��,意不能誠,心不能明,身不能 矣 。

(本文參閱龍門心法)

TAM QUI Y GIỚI

Đệ nhất qui y vô thượng Đạo Bảo , đương nguyện chúng sinh thường thị thiên tôn , vĩnh thoát luân hồi .

Đệ nhị qui y vô thượng Kinh Bảo , đương nguyện chúng sinh sinh sinh thế thế , đắc văn chính pháp .

Đệ tam qui y vô thượng Sư Bảo , đương nguyện chúng sinh học tối thượng thừa , bất lạc tà kiến .


(Thứ nhất qui y Đạo Bảo vô thượng, nguyện khắp chúng sinh, đến chỗ Thiên Tôn, không còn luân hồi. Thứ nhì qui y Kinh Bảo vô thượng, nguyện khắp chúng sinh, đời đời kiếp kiếp, được nghe chính pháp. Thứ ba qui y Kinh Bảo vô thượng, nguyện khắp chúng sinh, học pháp tối thượng, chẳng lạc tà kiến)

Ba qui y nầy đưa người vào đạo tiến lên bậc tu cao thăng, vào cửa đạo đức. Muốn thành Tiên, thành Đạo mà không đi qua cửa "Tam Qui Y" nầy thì thật là khó lắm thay !

Vì cớ sao ?

Nếu không được bậc Chân Sư nhủ lòng thương mà khai thị cho, để được an ổn đốn ngộ đại thừa chính tông, dần nhập vào diệu đạo Hư Vô, thì rất dễ bị lạc vào tà kiến.
Cho nên, những vị chưa "sáng tỏ đạo lý", trước phải qui y Kinh. Chưa sáng ý kinh, phải nương tựa vào "Sư Bảo" mới có thể hiểu được chỗ chưa tỏ. Đạt được "Kinh Bảo" rồi thì mới tiến đến chỗ thấy biết và chứng ngộ "Đạo Bảo". Tóm lại, nếu không có Sư thì không hiểu được kinh, nếu không hiểu được kinh thì không thể nào đạt được Đạo vậy.

Nếu chỉ hàng ngày sớm tối chỉ hướng lên tượng miệng đọc tụng "tam qui y" mà trong tâm không thực hành , thì chỉ vô ích, còn làm hại cho việc qui y chân chính là khác.
Pháp môn qui y tam bảo, chính yếu là phải ứng dụng , thực hành "Chân Tam Bảo". Đó là :-

1.- Qui y Ý :- Đạt đến chỗ "niệm không sinh diệt", mới được cái sáng tỏ của "Đạo Bảo"
2.- Qui y Tâm :- Đạt đến chỗ "mọi thứ không còn chướng ngại", mới ngộ được "Kinh Bảo".
3.- Qui y Thân :- Đạt đến chỗ "mắt không thấy", "tai không nghe", "mũi không ngữi", "lưỡi không nếm", "tay không cử động thừa", "chân không đi bậy", không đến chốn dơ bẩn, tà dâm, siêng năng cần mẫn làm việc, đến mức da dẻ sạm đen, gân cốt mỏi mệt, thân thể ốm o, hình hài tiều tụy, mới cảm được "Sư Bảo".

Như vậy, người tu đạo chân chính muốn Sư chấp nhận truyền dạy kinh sách, nương kinh sách để đạt đạo, trước tiên phải thực hành "Qui y Chân Tam Bảo" của mình, tức là "Thân, Tâm, Ý" cho chính chắn, sau mới tiến dần đến "Tam qui y Sư, Kinh, Đạo" vậy.


Trong đó, quan trọng nhất là "Thân qui y Sư Bảo", nếu không thì đường tu lệch lạc chẳng ngay, đã lệch thì làm sao sáng tỏ. Không sáng tỏ thí ánh sáng tuệ đâu có phát ra . Từ chỗ sai lệch ấy , khiến cho sức định không bền vững, giữ giới không nghiêm, khí không thể tụ, tinh không thể vận chuyển, thần không thể ngưng kết, ý không thể thành thật, tâm không thể sáng tỏ… kết quả là "thân không thể tu" vậy.


(Trích từ Tâm Pháp của trường phái Đạo Gia Long Môn)