“Tìm hiểu hai chữ TU HÀNH trong giáo lý Phật Giáo Hòa Hảo”

Bé Như Ý trình bày tại Tịnh Thất Út Trung _ tuitui ghi lại.

Phần 1: Hai chữ TU HÀNH

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT

Kính thưa ông Út, bà Út, đại diện cho gia đình, cũng là chủ sự cho ngày lễ giỗ kỉ niệm hôm nay.
Và cùng kính đến….

Nhân hôm nay cũng là ngày lễ giỗ kỉ niệm cho người thân của ông Út mà con cũng được có cái duyên lành và diễm phúc được trở về mái ấm đạo tràng này để cùng trao đổi, tâm sự với quý cô bác một vài nét về đạo pháp.

Để mình ngồi lại bên nhau tìm hiểu nghĩa, thực hành đó rồi làm theo, để một ngày mai này mình có thể thành tựu đạo quả.

Như Đức Thầy tôn kính của chúng ta đã nhắc nhở:

“Ta yêu chúng viết ra giảng kệ
Khuyên tăng đồ cùng các tín đồ
Nghe cạn lời mà chớ có mờ hồ
Tìm hiểu nghĩa làm theo đắc đạo.”
Như quý cô bác cũng đã biết đó.

Quý cô bác mình hỏi ở ngoài đời thì thường thấy, nhà nông người ta gặp nhau thì bàn bạc việc lúa thóc, mùa màng.
- Canh tác như thế nào để cho các khoảng ruộng của mình đạt năng suất cao ?
Còn những người lập ra vườn cây ăn trái, hễ gặp nhau thì học hỏi kinh nghiệm, nâng cao kiến thức về việc gieo trồng lai giống.
- Mùa đông xuân làm như thế nào, rồi mùa hè thu làm như thế nào ?
Còn những nhà làm ăn kinh tế lớn hơn nữa, người ta còn thấy xa hiểu rộng.
Tìm đủ mọi cách khéo léo, mọi phương lược để phát huy và đẩy mạnh công việc của mình.
Thế nên, hàng năm đã thu nhập vào một số lợi nhuận lớn, vài trăm triệu hay vài tỷ gì đó.

Cũng như thế đối với người hiểu đạo, tu hành.

Mỗi lần mình gặp nhau đó quý cô bác, là một cơ hội tốt mình ngồi lại bên nhau để trao đổi Phật pháp, sách tấn tu hành, hầu sớm đạt được kết quả mình mong muốn là thành Phật độ sanh.

Như quý cô bác cũng đã biết.
Đạo Phật có vào thế kỉ thứ 6 (năm 624) trước Tây lịch, chính là do thái tử Sĩ Đạt Ta.
Ngài lìa bỏ cung vàng điện ngọc, vợ đẹp, con ngoan, xuất gia, vào rừng khổ lâm hạnh tu hành.
Trải qua 5 năm tầm học các đạo, 6 năm ngồi thiền định dưới cội cây bồ đề.
Sau 49 ngày nhập đại định, khi sao mai vừa mọc, chân trời ửng hồng, bức màn vô minh bị xé toạt, ánh sáng đại ngộ chiếu loà, khi ấy Ngài đã tự biết mình đã thành phật, hiệu là Thích Ca Mâu Ni.
Suốt 49 năm thuyết pháp độ đời, đến 80 tuổi Đức Phật vào Niết Bàn.

Sự truyền thừa phật pháp có 33 đời Tổ.
Từ vị Tổ thứ nhất là Tổ Ma-Ha-Ca-Diếp, đến Tổ A-Nan, Tổ Thương-Na-Hòa-Tu, Tổ Ưu-Ba-Cúc-Đa, Tổ Đề-Đa-Ca, Tổ Di-Dá-Ca, Tổ Bà-Tu-Mật, Tổ Phật-Đà-Nan-Đề, Tổ Phục-Đà-Mật-Đa, Tổ Hiếp-Tôn-Giả, Tổ Phú-Na-Dạ-Xa, Tổ Mã-Minh, Tổ Ca-Tỳ-Ma-La, Tổ Long-Thọ, Tổ Ca-Na-Đề-Bà, Tổ La-Hầu-La-Đa, Tổ Tăng-Già-Nan-Đề, Tổ Già-Da-Xá-Đa, Tổ Cưu-Ma-La-Đa, Tổ Xà-Dạ-Đa, Tổ Bà-Tu-Bàn-Đầu, Tổ Ma-Noa-La, Tổ Hạc-Lặc-Na, Tổ Sư-Tử, Tổ Bà-Xá-Tư-Đa, Tổ Bất-Như-Mật-Đa, Tổ Bát-Nhã-Đa-La, Tổ Bồ-Đề-Đạt-Ma.
Đến Tổ Bồ-Đề-Đạt-Ma là vị Tổ thứ 28, từ bên Ấn Độ, Ngài đã phi lao sang Trung Hoa, truyền thừa Phật pháp đến Tổ Huệ-Khả, Tổ Tăng-Xán, Tổ Đạo-Tín, Tổ Hoằng-Nhẫn, đến Đức Lục Tổ Huệ-Năng, là sau Tây lịch năm 638 đến năm 713, là vị Tổ cuối cùng trong 33 đời Tổ. Ngài đã bất truyền y bát.

Mãi đến năm Kỷ Dậu (1849), tại tỉnh An Giang, Phật Thầy Tây An ra đời, hướng dẫn chúng sanh tu hành, đến năm Bính Thìn ( 1856 ) Phật Thầy viên tịch.
Sự truyền thừa phật pháp, mãi đến năm Kỷ Mão (1939) Đức Thầy ra đời, nhằm thời kì mạt pháp, căn tánh của chúng sanh chậm lụt, không thể khai thị ngộ nhập, trực chỉ chơn tâm, kiến tánh thành Phật, như 33 vị Tổ trước được.

Nếu tính từ Đức Lục Tổ Huệ Năng bất truyền y bát (năm 713), đến khi Đức Thầy ra đời mở Đạo (1939) tổng cộng là 1.226 năm.
Trong khoảng thời gian trên một ngàn năm ấy, các bậc tiền đức đã than rằng

“ Xuất gia như ngưu mao, đắc đạo như thố giác.”

Nghĩa là:
Người xuất gia nhiều như lông trâu, còn tu hành đắc đạo hiếm như sừng thỏ.

Quý cô bác mình biết, thỏ đâu có sừng, phải không?
Mà cái này, thỏ có sừng, nghĩa là hiếm dữ lắm mới có.

Như Đức Thầy cũng đã xác nhận điều ấy:
“…Từ ngàn xưa Phật-pháp gài then,
Nên ít kẻ tu-hành đắc đạo…”
Hay là:
“…Cả ngàn năm nhơn tâm xao-xuyến,
Sao tu hoài chẳng thấy ai thành.
Bởi chữ tu liền với chữ hành,
Hành bất chánh người đời mới nói…”

Ngài cũng không ngớt kêu gọi mọi người:
“…Nhìn Phật-giáo mà tìm cái lý,
Coi tại sao ta phải tu-hành…”

Thế nên, hôm nay con xin được trình bày với quý ông bà cô bác, qua một chủ đề:
“Tìm hiểu hai chữ TU HÀNH trong giáo lý Phật Giáo Hòa Hảo.”

- Con xin thỉnh ý quý ông bà cô bác, có thống nhất cho con trao đổi với chủ đề trên không ạ ?
(tiếng vỗ tay)
- Dạ, con cám ơn quý cô bác!

Để thuận tiện, trong lúc trình bày con tạm phân ra một vài chi tiết sau đây:

Trước nhất, chúng ta tìm hiểu 2 chữ TU HÀNH nghĩa là gì?

Kế đến, NHỮNG ĐIỀU CẦN THỰC HIỆN trong việc TU HÀNH.

Sau cùng, LỢI ÍCH của việc TU HÀNH.


Giờ đây, xin kính mời quý Ông bà cô bác và chư đồng đạo cùng con để lần lượt tìm hiểu qua giáo lý siêu thượng của Đức Thầy.

Kính thưa quý cô bác!
TU-HÀNH NGHĨA LÀ GÌ?

Chữ Tu: nghĩa chính là Trau sửa.
Chữ Hành: nghĩa là Làm theo.

Vậy Tu Hành: là trau sửa thân tâm, phù hợp với đạo lý, chơn lý và làm đúng theo lời chỉ dạy chơn chánh của đấng Giáo Chủ trong một Tôn giáo.

Như các bậc cổ đức có giải thích rằng :
“ Tu giả tu tâm hướng đạo. Hành giả hành thiện quy chơn”

chữ Tu: nghĩa là trau-sửa cái tâm hướng về cái đạo.
Chữ Hành: Nghĩa là làm lành hướng về lý nhất chơn.

Như trong mục để tóc, Đức Thầy có dạy:
“….Nếu để tóc mà không trau tâm sửa tánh thì chẳng phải là kẻ tu-hành….”

SVCZ YouTube Player
ERROR: If you can see this, then YouTube is down or you don't have Flash installed.