Đối kháng với Trung Quốc chính là định mệnh của Việt Nam
copy từ http://rfavietnam.com/node/759



Cách đây vài hôm nói chuyện với Kami qua điện thoại, thế là bọn mình xoay quanh vấn đề quan hệ ngàn năm Việt Nam-Trung Quốc rồi cũng như thường lệ quay sang những cảm xúc phức tạp Hán Hán Việt Việt đến độ những người theo đuổi về Hán học từ nhỏ như mình cũng không giải thích tỏ tường. Mình nói với Kami, Việt Nam vì đối kháng với Trung Quốc mới tồn tại. Nếu thỏa hiệp đồng hành thì thành luôn Trung Quốc chứ bản sắc làm gì cho mệt. Tuy nhiên, trong tất cả các nước nằm trong ảnh hưởng văn minh Trung Quốc chỉ có Việt Nam và Bắc Hàn là kém ưu thế chứ nước nào mà thoát Hán được rồi thì vươn cao hơn cây cổ thụ. Xem Nhật Bản, Đài Loan, Đại Hàn, Hồng Kông thì sẽ thấy.
Việt Nam chính ra là nằm trong hệ văn minh Trung Quốc vào lúc bình minh. Chữ Hán được phát triển là ngay lúc Việt Nam nằm trong bản đồ chứ không phải là một sản phẩm từ xa mang lại. Trong đợt Việt Nam biểu tình chống Trung Quốc, đài Phượng Hoàng ra một trang chuyên đề "Một Ngàn Năm Lãnh Thổ, Một Ngàn Năm Phụ Dung". Theo quan điểm Trung Quốc thì Việt Nam vừa tách hẳn ra khỏi Trung Quốc chỉ vào thời nhà Tống.
Thì ra lúc thành lập nước Đại Việt (chính ra Đại Việt cũng là một nước trong thời Ngũ Đại Thập Quốc, mà sau này cải danh thành Đại Hán, tức là Nam Hán bị Ngô Quyền đánh chìm đò trên sông Bạch Đằng và rồi kể từ đó…). Rồi, vận mệnh độc lập tới tay, lãnh thổ Việt Nam (tức Bắc Việt ngày nay) qua tới nhà Lý là một triều đại cực thịnh. Sử sách của Trung Quốc ghi rất rõ các đặc điểm phú quốc cường binh, văn hóa kinh tế phát đạt, quốc lực ưu thế. Mặc dù với lãnh thổ nhỏ bé (chỉ bằng ¼ nước Việt Nam bây giờ) nhưng đã tiến hành bành trướng 3 mặt giáp công bành trướng lãnh thổ phía Tây, Tây Bắc, và tràn xuống miền Nam.
Sau khi đánh bật quân Đại Lý (là nước Đại Lý ở Vân Nam), triều đình Lý Công Uẩn đã trực tiếp xâm phạm lãnh thổ nhà Tống theo kiểu tằm ăn dâu.
Nhà Tống bị nước Tây Hạ, nước Liêu… thi nhau uy hiếp ở phần trên cho nên nhà Tống không thể phòng thủ củng cố miền Nam. Nhưng quân nhà Lý không dừng mà còn phái 100 ngàn quân tấn công sâu vào lãnh thổ nước Tống như Ung Châu, Liêm Châu, Khiêm Châu, nay là Hợp Phố và Nam Ninh. Dù quân Trung Quốc ở các châu huyện phòng vệ nhưng bị quân nhà Lý giết chết hơn 5.8 vạn.
Nhà Tống tuy đem binh xuống cứu dân nhưng do Đại Việt và Đại Tống có quốc lực và thế lực ngang hàng, rút cuộc nhà Tống phải bị buộc nhường các châu huyện Quảng Nguyên, Môn Châu, Tô Mậu để đổi lấy hòa bình.
Đại khái nhà Lý là một nhà nước phong kiến trung ương tập quyền giàu có, quốc khố dư thừa, theo chế độ chinh binh bành trướng, có luật pháp kỷ cương, văn hóa phong phú và triều đình phong kiến Việt Nam đầu tiên và coi như là duy nhất uy hiếp Trung Quốc làm nền tảng lập quốc.
Không có ván bài uy hiếp biên cương này thì chắc chắn Đại Việt sẽ bị thu nạp vào bản đồ Trung Quốc như 10 nước khác vào thời nhà Tống thống nhất Trung Quốc. Đây chính là một đặc điểm lịch sử thực tế không phải là do huyền sử chi phối.
Nha Lý chính là triều đại duy nhất xâm phạm trực tiếp lãnh thổ Trung Quốc làm cho “thiên triều" Đại Tống phải đem đất cầu hòa.
Về mặt văn hóa tư tưởng thì Lý triều tự coi mình là tinh "Hoa", coi các lân bang như Chiêm Thành, Ai Lao…là Di tộc cần được chinh phục và khai hóa. Đây là một đặc điểm cố hữu của Trung Quốc. Nhà Lý coi mình là đại diện cho phong kiến quý tộc, quan lại, đại địa chủ có kinh nghiệm ngàn năm Bắc thuộc cho nên tư tưởng có sự tự cao về mặt văn hóa. Trong văn thư chỉ toàn sử dụng các ngôn từ của bậc đế vương như Trung Quốc không hề thua kém. Thọ thiên quyến mệnh,yêm hữu trung hạ,bác hải nội ngoại,cương bất thần phục rất có là khẩu khí đế vương. (受天眷命,奄有中夏,薄海內外,岡 臣服).


Ngay vào lúc lập quốc, tách khỏi cơ chế quận huyện của Trung Quốc, Việt Nam đã giao chiến với Trung Quốc và chiến thắng.
Qua đó thấy rõ quan hệ giữa Đại Việt và Đại Tống chỉ là giao thiệp giang hồ, không phải là triều cống. Về mặt khách quan thì nhà Tống cũng được coi là triều đại suy yếu nhất trong lịch sử Trung Quốc. Vua nhà Tống thường bị các nước Tây Hạ, Nữ Chân thi nhau hành hạ bị bắt làm tù binh không còn ra thể thống thiên triều như sách sử miêu tả.
Đọc lại sách sử mới thấy Trung Quốc không phải lúc nào cũng mạnh và ngang ngược. Việt Nam độc lập là chính do đòn đánh phủ đầu của nhà Lý dẫn đến định mệnh 1000 năm sau này.