Có gì lạ trong lời chú :ÁN BA NI BÁT MINH HỒNG :
*Giải thích vài lẽ huyền bí trong Phật giáo:
*Huyền bí trong Phật giáp hợp lý khoa học .
Trong thời niên thiếu ,chúng tôi thường nghe các bà tụng kinh với lời chú :Án ba ni bát minh hồng .đọc đi hàng trăm,hàng .vạn,hàng nghìn lần…Những bài kệ với lời chú tương tự như :Tu lị,tu lị,ma ha tu lị ,sa bà ba….cũng được đọc đi đọc lại . Là con người hay đi tìm hiểu ,chúng tôi có hỏi nhưng không ai biết rõ.Chẳng qua thấy sách kinh kệ ghi như vậy thì cứ đọc như vậy ,người ta chỉ mường tượng rằng :cứ đọc mãi lời chú Án ba ni bát minh hồng thì đến 1 lúc nào đó sẽ đạt được kết quả tốt đẹp .
Vậy kết quả tốt đó, có phải là đến 1 lúc nào đó ,tự nhiên đạt được 1 pháp thuật cao cường ,và chỉ nhờ 1 lời chú nào đó ….????
Người ta phải ngờ như vậy là vì các sách Phật giáo thường cho rằng tu đắc quả ,thành Phật …,sẽ đạt được lục thông (tức là 6 phép thần thông như :xuất hồn ,nhìn xa vạn dặm,nhìn thấu qua vách ,,đọc được ý nghĩ của người khác ,tai nghe được tiếng nói của ma quỷ …)
Chắc chắn Phật giáo không dạy phép thần thông .
Nhưng chắc chắn là Phật giáo không dạy các phép thần thông ,mặc dù có nhiều sách kể ra các phép thần thông ấy .
Như chuyện kể Phật tổ giơ 5 đầu ngón tay ra mà tạo thành trái núi úp xuống giam Tề thiên Đại thánh lại .
Hay như cách sách Tây phương kể chuyện các nhà tu huyền bí ở Tây tạng ngồi thiền trước tuyết giá ,đưa hồn đi chu du các nơi ,hoặc phi thân ,lướt rất nhanh trên đồng cỏ .Những chuyên này có được thuật lại trong sách “Các nhà tu huyền bí “ của ông Đoàn trung Còn .
Tuy nhiên là Đức Phật không dạy các phép thần thông .Một trong các chuyện điển hình của Phật có kể rằng :Một bữa ,Ngài cùng đám đệ tử ,tới 1 bờ sông ,,gặp 1 nhà tu đang ngồi đó ,
Phật mới hỏi :
-Ngài tu gì ?Đã lâu chưa ?Đã đạt được những gì ?
Nhà tu kia mới nói :
-Tôi tu đã 20 năm ,nay đã đắc quả ,Tôi có thể lướt nhẹ trên mặt nước mà qua bờ bên kia .
Phật mới nói với các đệ tử :
-Vị này tu đã 20 năm để chỉ đạt kết quả mà ta chỉ cần 1 đồng tiền nhỏ đưa cho ông lái đò ,là ông đưa chúng ta qua sông liền .
Bằng câu chuyện đó ,Phật muốn nói với chúng ta rằng :”tu là để đạt được kết quả thật có lợi cho bản thân mình trong mọi sự ,”.Phật cũng muốn dạy rằng :ngài không chuộng những phép thần thông .Tu không phải là để đạt được những phép thần thông .
Những người có óc khoa học ngày nay chắc cũng nghĩ thế.
Thật vậy ,ngày nay ,người ta có máy bay để đi chu du năm châu bốn biển ,có hỏa tiển để lên cung trăng ,người ta có thể ngồi nhà mà vẫn có thể xem mọi cảnh vật từ xa vạn dặm .,trò chuyện với những người ở xa ,và còn thấy mặt họ nữa .
Nếu tu chỉ đạt được những phép thần thông kia ,thì thật là không đáng ham chút nào .
Vậy những lời thần chú có ý nghĩa gì ?
Như vậy ,những lời chú như :Án ma ni bát mê hồng ,có ý nghĩa như thế nào ?mục tiêu là gì ?...
Đọc các sách Tây kể về Phật giáo ,cũng thấy các câu chú đó xuất hiện ở các nhà tu ;như các nhà tu thần bí ở Tây tạng ,muốn xử dụng pháp thuật ,đều đọc lời chú :Án ba ni bát mê hồng ấy .
Sự phiên âm của lời chú có hơi khác .Có sách Việt còn phiên âm là Ốm ma ni bát mê hồng .Còn lời phiên âm trong sách Tây thì ghi :Aum mani padme hum .(đó chính là câu mà ta phiên âm lại )..Hoặc ta phiên âm sách của Tàu ,mà sách Tây cũng phiên âm từ sách Tàu .
Một nhà Phật học ,ông Thu giang ,đã từng bảo với tôi (người dịch ):An ma ni bát mê hồng hay Aum mani padme hum chỉ là tiếng phiên âm của tiếng chuông chùa .
À ! sự thật như thế thì câu thần chú mới có ý nghĩa .
Tiếng chuông chùa được gọi văn hoa là Chuông bát nhã ,có 1 âm hưởng kỳ lạ ,mà ai cũng nhận thấy.Nó ngân lên không phải vang vang ,mà lại âm u ,cái âm thanh của nó có ảnh hưởng đặc biệt ,làm cho lòng người lắng xuống ,như thể làm cho quên hết việc đời ,quên hết buồn khổ .Đọc câu chú đó ,phải ngân dài tiếng :UM “ở đằng sau ,để tận hưởng cái âm thanh của tiếng chuông thanh tịnh .(chứ không phải tiếng hồng ),
Tiếng UM ngân trong miệng ngậm thì mới thật là tiếng chuông chùa .
Và như thế là câu chú Án ma ni bát mê hồng ,thật ra chỉ là tiếng chuông được lập đi lập lại ,để gieo vào long người cái ý niệm thanh cao ,tịch mịch .Mục đích của câu chú thuộc vào Pháp môn tu niệm :cứ niệm mãi thì lòng phải lắng xuống và trở nên thanh tịnh
Cứ xem như lúc niệm ,long con người ta trở nên nhẹ nhàng phơi phới,là thấy công hiệu của lờ niệm .Nhưng người niệm cũng nên hiểu nghĩa lời chú và hiểu nghĩa pháp lý mới mau đạt tới mục đích .
Về pháp môn tu niệm :
Tu có nhiều cách ,nhiều pháp môn ,
Có những cách tu thật khó ,
Có những cách tu dễ : dành cho người thường
,.Một pháp nữa là tu thiền.
Một pháp môn khác là tu niệm.Tu niệm là chỉ tụng kinh cũng đủ ..Tụng kinh ,cứ tụng mãi ,thì những ý tưởng sẽ thâm nhập vào trí não
Cái lẽ đó thật là hợp với khoa học .Nhưng lời tụng cũng phải dẽ hiểu ,và người tụng cũng phải hiểu các căn bản giáo lý mới được .Không hiểu thì tụng mãi cũng như không ,hoặc chỉ đạt được ít kết quả theo cách gián tiếp mà thôi .
Tác giả TRẦN VIỆT SƠN.