kết quả từ 1 tới 16 trên 16

Ðề tài: Tại sao phải tu, tại sao phải nhận sự truyền thừa tâm ấn?

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Tại sao phải tu, tại sao phải nhận sự truyền thừa tâm ấn?

    Tiếp theo loạt bài " Gia nhập Mật Tông và sự truyền thừa tâm ấn", Diệu Chi xin chia sẻ thêm về việc tại sao chúng ta phải tu học và tại sao phải nhận sự truyền thừa tâm ấn để sư huynh tỉ hiểu rõ hơn.

    Diệu Chi k rành những thuật ngữ trong kinh nên sẽ diễn tả vấn đề theo những từ thông thường nhất.
    Mỗi ngày trong cuộc sống chúng ta gặp phải đủ thứ chuyện, là một chuỗi dài những điều bất xứng ý mà không hiểu tại sao và làm sao để hóa giải. Có người biết có người k, có người lờ mờ. Chúng ta sống dưới qui luật của trời đất, luật của nghiệp, và sự kiểm soát của chư vị.

    Luật của trời đất, luật của nghiệp: ví như luật pháp, luật là luật, quân pháp bất dị thân, chính vì điều này mà chư vị dù từ bi vẫn k thể cứu tất cả mọi khỏi bể khổ bằng phép thần thông trong tích tắt mà phải dùng những cách thức và phương tiện khác. Giết một con kiến phải trả nghiệp giết con kiến, dù là con của phật. Vay là fải trả lãi, lãi rất nặng, còn hơn lãi Năm Cam.:)
    Sự kiểm soát của chư vị: chư vị ví như cha mẹ hay những người thi hành pháp luật, dù rất thương con nhưng vẫn fải nhìn thấy con chấp hành pháp luật. Những j cha mẹ có thể làm là cho con cuộc sống tốt dạy dỗ để nó k phạm tội để không chịu sự trừng phạt của luật pháp. Chư vị cũng kiểm soát chúng sinh theo cách này.

    Con người , chúng sinh qua nhiều kiếp ngụp lặn trong bể sinh tử, trong vòng luân hồi đã bị che lấp tính trong sáng của tâm, tâm phật tự có nơi mỗi người. Bị kiểm soát và điều khiển bởi những thói xấu của tâm k thiện tham sân si. Loay hoay mãi trong bể khổ, tâm tu như 1 ánh sáng le lói k đủ để thấp lên trong sự vô minh qua nhiều căn kiếp đã lấp dầy. Chính vì vậy mới đau khổ.

    Tại sao phải trả nghiệp? Ví như cha mẹ phạt con, luật pháp phạt công dân để họ giác ngộ việc mình đã làm, nhận ra cái sai mà k phạm phải nữa. Ví như tịnh hóa tâm, như rửa một cái bình dơ cho nó sạch. Tất cả những j chúng ta gặp phải từ việc lớn đến việc nhỏ, từ bệnh hoạn đến nghèo khó, vui sướng đến khổ tâm , về mặt vật chất hay tinh thần đều nằm trong qui luật cực kỳ khoa học của nghiệp. Và chư vị bao giờ cũng ở sát bên mình mà mình không biết. Ma quỉ cũng nằm dưới sự kiểm soát của chư vị, ma quỉ cũng làm nhiệm vụ của họ. Nếu 1 người gặp ma gặp quỉ hay bị quấy phá thì đó là nghiệp của họ làm nên điều đó. Ma quỉ là những tội phạm được canh giữ cẩn thận, phải chịu tội và giam giữ. Chúng ta là những công dân tự do sống dưới sự kiểm soát và giám sát của chư vị nhưng là công dân tự do.

    Con người có trí, nhưng thông thường k biết được cái j là tốt nhất cho mình. Cha mẹ dạy con nhưng chính cha mẹ cũng vậy, xét với qui mô lớn như cứu cánh và hạnh phúc thật sự thì cha mẹ cũng k thể cho con bài học tốt nhất hay lời khuyên tốt nhất. Và chư vị, những đáng toàn giác dõi theo chúng ta, chờ đợi chúng ta từng ngày từng giờ là những người thầy tốt nhất.

    Làm sao để liên lạc với người thầy đó? Chính là cái buổi lễ truyền tâm ấn mà Diệu Chi đã nói( cách đơn giản nhất trong đời này, ví như gọi điện và bắt sóng liên lạc, ở đây là sóng sinh học do tâm phát ra. Những cách thiện xảo hơn thì với kiến thức hạn hẹp Diệu Chi chưa được biết nhưng chắc chắn là rất nhiều). Buổi lễ truyền tâm ấn đó ví như một buổi xét duyệt hồ sơ của người xin nhập học. Người khấn xin chư vị cho mình vào học. Với sự khấn xin của người đã học, như 1 lời giới thiệu cho người mới. Chư vị sẽ đến và xem xét hồ sơ tất cả các đời kiếp của người này. Xét cả sự thành tâm, rồi quyết định có nhận hay k và nên nhận khi nào, ấn chứng là j. Nếu nhận sẽ cử ra 1 vị dám hộ là vị độ để nhận người đó ví như giáo viên chủ nhiệm.

    Học như thế nào?
    Vị độ đó sẽ luôn theo sát, bảo hộ và chỉ dạy cho người học. Làm sao để biết được. Sự cảm nhận qua nhiều cách, trực tiếp từ vị đó với người học. Có khi là qua giấc mơ, có khi là từ những chi tiết của cuộc sống người đó sẽ tự nhận ra. Nếu người đó có nhãn nhĩ sẽ nghe và thấy. Vị tổ, sư phụ là những người hữu hình ở đằng xa để giúp cho người học khi không thể hiểu được những j vị độ người đó dạy, lí giải các thông điệp.
    Việc che chở và dạy dỗ tùy theo phước và nghiệp của người học. Người học sẽ niệm chú của Phật để tạo công đức. Và chư vị sẽ dùng đức này để che chở cho người học chứ k tự cho được. Vị độ sẽ dạy qua cuộc sống hằng ngày sao cho người đó giải được nghiệp và đạt các chưng ngộ, từ từ phước đức trí sẽ phát triển và tấm đạo chứng ngộ sẽ được tăng trưởng.

    Tự học được k?
    Như nhiều bài viết trước các sư huynh tỉ đã có nói. Mật pháp và mật chú cung cấp cho con người phương tiện để đi đến giác ngộ nhanh nhất, nhẹ nhàng nhất. Con người với nghiệp quả qua bao căn kiếp năng nề, ví như hành trang đeo trên lưng, và sức lực nhỏ bé, đến bao giờ mới đến nơi?
    Một người bình thường có nên tu học k? hay chỉ những người muốn tu mới cần biết?
    Chúng sinh được sinh ra như lời phật nói là để học thành phật. Nghe xa xôi quá nhưng chẳng xa xôi chút nào. Chúng sinh, nhất là con người luôn trăn trở với câu hỏi đâu là mục đích thật sự của cuộc sống và đâu là hạnh phúc thật sự của cuộc sống. Chúng ta bị chi phối bởi những điều kiện hoàn cảnh xung quanh nên hình thành những mục đích và hình ảnh hạnh phúc giả tạo. Đó là lí do nhiều người nghĩ mình giàu sẽ hạnh phúc nhưng đạt được rồi mới biết không phải.
    Học thành phật nghĩa là chúng ta trãi qua những khổ ải nghiệp quả và vui sướng giả tạo của thế gian để nhận ra đâu là chân lí thật sự. Đâu là niềm vui thật sự. Có thể ví trần gian này, đời sống này ví như thời gian chúng ta đang học, đang cải tạo để được rèn luyện thành người tốt, để nhận ra cái đúng thật sự.
    Chính vì điều đó, nhiệm vụ tu học không phải của riêng ai mà của tất cả chúng sinh để đạt được cuộc sống tốt hơn về cả mặt hữu hình lẫn siêu hình. Hay là cả vật chất lẫn tinh thần. hữu hình và siêu hình tác động lẫn nhau, có mối quan hệ mật thiết. Tâm ta va tất cả những điều khác trong đời sống ta tác động lẫn nhau ảnh hưởng lẫn nhau. Một người tu học thành tựu tiến bộ những điều tốt đẹp khác của cuộc sống của thế gian tự động đến với người đó cả vật chất lẫn tinh thần. Phước đức trí đi liền với nhau.
    Nói tóm lại tất cả chúng ta đều cần tu học chứ không phải nhiệm vụ của riêng ai.

    Đó là bài học và nhiệm vụ lớn nhất của chúng ta. Còn việc thi hành các phép thần thông hay bùa ngãi cũng không ngoài việc phục vụ mục đích này và phải được tuân theo tự nhiên được tiến hành bởicác cao nhân. Các phép thần thông hay bùa ngãi để cầu các lợi lạc ví như những chiếc chìa khóa để mở những chiếc két giữ nghiệp phước của chúng ta. Người lớn biết mở ra nên bỏ vào cái j lấy ra cái j. trẻ con tự ý lấy trộm tiền trong đó để sài trái phép và hoang phí. Việc cầu bùa ngãi ở những ông thầy bùa 1 cách vô tội vạ cũng vậy. Mình xài phước của mình mà cứ tưởng lấy được của trời đất. Nên việc này phải tự nhiên và dành cho các bậc cao nhân, khi họ biết mình cần làm j với bùa ngãi thần thông để lợi lạc cho thế gian chứ k fải cho cá nhân.

    Tất cả đạo giáo trong thế gian, k vượt ra ngoài khuôn khổ luật trời đất, và một đạo duy nhất là đạo của trời đất. Và hình cũng chia thành nhiều cấp bậc phương tiện. Mật Tông là bí mật phật pháp là phương tiện thiện xảo ví như cỗ xe nhanh nhất để đi đến giác ngộ. Ví như cấp bậc đại học, lớp học dạy ra những bậc thầy.

    Vài dòng dong dài. Mong đóng góp được chút ít kiến thức nhỏ nhoi cho kho tàng kinh nghiệm to lớn của con đường tu học.

    Con xin thành tâm sám hối nếu những bài con viết lên đây có làm mọi người hiểu sai chánh pháp lớn lao của chư phật. Con không có tâm nguyện gì hơn là được làm sứ giả truyền trao pháp quí đến thiện nam tử thiện nữ vương. Để tỏ lòng biết ơn vì đức từ bi chư vị đã truyền trao pháp này đến con.

    Bài này mục đích hướng đến những người đang trên đường tìm cầu chánh pháp. Vì những khó khăn trong việc tìm cầu thầy do tính chất bí truyền của pháp môn trước giờ. Diệu Chi viết lên như một sự chia sẻ kinh nghiệm riêng, k dám múa rìu qua mắt thợ trước những bậc thầy. Rất mong quí sư huynh tỉ, những bạn đồng đạo và các bậc cao nhân cùng đàm đạo, chia sẻ và giúp đỡ Diệu Chi để đạt được mục đích chung lớn nhất: đi đến cùng trên con đường tu học. Xin thành kính cảm ơn quí sư huynh tỉ.

  2. #2

    Mặc định

    Từ khi xuất hiện cho đến nay, Diệu chi đã khiến cho KTG này ...không biết nói sao cho đủ ý chỉ biết là mắt nhòe hết không đọc liền một lúc được bài viết của Diệu chi

    Đúng là phải tận nhân lực mới tri thiên mệnh

    Mong nhận phản hồi tin

    Tri ân
    KTG

  3. #3

    Mặc định

    Diệu Chi cũng cảm ơn nhiều lắm các bạn đạo ủng hộ Diệu Chi, nhất là KTG.

    Diệu Chi xin nói thêm đôi điều.

    Ở đây chúng ta đang học hỏi và bàn luận về đấng toàn giác là đức Phật và những pháp môn quí báo của ngài. Tuy nhiên, có một bài viết của một sư phụ trên Thư Viện Hoa Sen có khẳng định: Phật học k phải là tôn giáo, có thể nói phật học là mon học khoa học nhất mà các đấng toàn giác đã tìm ra, và chúng ta gọi các vị ấy là Phật để chỉ một đấng thiêng liêng và toàn giác. Các tôn giáo thường có xu hướng cho tôn giáo mình là nhất và gây ra những xung đột tín ngưỡng. Điều này k xảy ra với Phật giáo thật sự chân chính. Bởi các đấng toàn giác biết được chỉ có một luật duy nhất của trời đất. Con người sống trên thế gian dù theo tôn giáo nào cũng chịu sự chi phối của một qui luật chung đó. Không thể nói con chúa chịu luật nghiệp quả của đạo chúa, con phật chịu luật nghiệp quả của đạo phật. Chính vì điều đó mà đạo phật là đạo hòa bình nhất. Các tôn giáo bản thân nó k mâu thuẫn nhau, các đấng toàn giác của mỗi tôn giáo cũng đâu có mâu thuẫn với nhau. Sự mâu thuẫn đó là do con người. Các tôn giáo qua nhiều thời kì đã bị biến tướng bởi con người nên đâm ra mâu thuẫn. Ngay chính trong Phật giáo, hiển mật viên thông nhưng có một số người lại cho rằng mâu thuẫn, người ca ngợi hiển chỉ trích mật, người ca ngợi mật chỉ trích nhiển. Những người đó ví như thầy bói xem voi, k hiểu hết được đầy đủ lý và sự pháp môn sâu xa của phật. Hiển cũng là của Phật, Mật cũng là của phật, cớ j lại mâu thuẫn nhau. Phải chăng đó là do tâm con người. Vì vậy tôn giáo có vẻ nhiều trên trái đất này. Các đấng toàn giác cũng có vẻ khác nhau. Nhưng thật ra chỉ có một, một đạo trời đất, một luật trời đất và một hệ thống chư vị toàn giác. Chỉ vị tâm hay nghi kị của con người. Sự hủy báng chọn lựa, và nhiều lí do khác nên chư vị tạo ra nhiều hình dạng khác nhau, tôn giáo khác nhau cho con người tin tưởng lựa chọn.

    Các pháp môn và qui luật của phật pháp cũng vậy. Xem ra nhiều tông nhiều phái, nhiều cách thức. Tất cả chỉ chung một luật của Phật, của trời đất. Cách thức tu học khác nhau ví như những con đường khác nhau cũng chỉ để đến một đích duy nhất, giác ngộ. Siêu hình là một hệ thống hết sức chặt chẽ, luật của siêu hình khoa học hơn bất cứ khoa học nào trên thế gian. Chẳng có một cái máy tính nào trên thế giới đủ sức tính nổi nghiệp quả của một con người một cách chi ly chính xác như trời đất và chư vị đang làm, huống chi là của hàng tỉ con người và bao nhiêu là tỉ sinh linh khác. Chính vì vậy phật học bản chất không fải mê tín mà là khoa học. Những người không hiểu rõ lờ mờ đoán mò mới gây ra những điều mê tín. Phật học, hữu hình hay siêu hình đếu là những j rõ ràng nhất, k rõ ràng là mê tín.

    Tà và chánh. Thế nào là tà, thế nào là chánh?
    Bản thân pháp môn k tà, ngay cả những phép giết người, làm người ghét nhau cũng nằm trong pháp môn chánh của Phật( có thể tham khảo sách Bộ Mật Tông của thầy Thích Viên Đức dịch). Tuy nhiên, pháp nào được sinh ra cũng có nguyên nhân của nó. Tà hay k tà có lợi hay có hại là do tâm con người do người sử dụng. Vì vậy k có pháp môn tà, mà chỉ có tâm tà sử dụng pháp môn. Bùa ngãi là một ví dụ của điều này. Tại sao chúng ta thường nghe những chuyện ếm bùa, ếm ngãi xuất hiện nhiều ở các nước Lào, Campodia, Thái Lan. Bời tổng thể Phập học khi xuất phát từ Ấn độ được chia làm nam Tông và Bắc Tông. Những đất nước này thuộc Nam Tông nắm giữ câu chú phép thần thông. Họ sử dụng k đúng mục đích k đúng cách thành ra tà. Còn nhữngnước như Trung Quốc thuộc Bắc Tông chuyên về kinh sách và chúng ta Việt Nam chịu sự chi phối ảnh hưởng rất nhiều từ Trung Quốc nên mới có tục lệ cúng kiến rất nhiều, và hình tượng chư vị của chúng ta rất gần với TQ (có thể tham khảo đối chiếu trong Tây Du Kí).

    Trên đây cũng là lí do MT chỉ truyền dạy cho những đệ tử đã thông hiểu tiểu thừa và đại thừa. Khi bước vào MT, học với MT là bắt đầu những phương tiện vô cùng thiện xảo. Vì vậy người đệ tử được lựa chọn cẩn thận, nếu dao vào tay kẻ ác sẽ thành vũ khí. Có rất nhiều người tu mật nhưng do k có thầy, hoặc học chưa đến nơi đã thi triển tài phép, dẫn đến những hậu qủa khó lường, có khi phát điên. Điều này làm cho đa số những người hiển giáo, tịnh độ rất sợ MT. Ngày xưa việc truyền tâm ấn chỉ dành cho các bậc đại sư, đại sư chọn trong số đệ tử của mình những người đã tu qua nhiều kiếp người thích hợp nhất, để truyến tâm ấn. Và một đại sư trong cuộc đời chỉ truyền được hai hay ba tâm ấn cho người khác chứ không nhiều. Việc truyền tâm ấn diễn ra với những thủ tục rất khó khăn phức tạp. Pháp quí nếu cho bừa bãi dễ dàng sẽ sanh lòng nghi kị và đấ đên người được nhận k biết quí pháp.( Diệu Chi đang vấp phải điều này khi chia sẻ cách truyền pháp mới).

    Vậy tại sao lại cho truyền tâm ấn một cách dễ dàng như vậy?
    Ngoài việc đây là thời mạt pháp chư vị sợ trễ nên cho một hồng ân giúp thế gian( cách truyền tâm ấn dễ dàng này xuất hiện cách đây 3năm, do một vị sư tổ rất nổi tiếng giới thiệu đã được bút kí của đức thượng đế). Khi tâm ấn được trao dễ dàng thì cũng có những ràng buộc của nó. Bạn được học trực tiếp với vị độ siêu hình. Điều đó k có nghĩa là vừa được điểm đạo nhận tâm ấn bạn có thể thực hiện những phép thần thông thoải mái tùy thích. Việc học của bạn sẽ được phát triển song song tâm trí đức. Dựa vào số đức bạn có (thông thường từ gia trì lực) tâm sẽ phát triển, và thần thông phát triển theo. Chư vị rất khoa học và chặt chẽ, không có chuyện tâm chưa triển mà cho bạn làm phép thoải mái đâu. MỖi ngày pháp được nhả ra một chút một dựa theo tâm và đức của bạn. Nó phát triển một cách thầm lặng bên ngoài nhưng rất mạnh mẽ trong bạn. Người bên ngoài nhìn bạn cũng bình thường thậm chí cẳng nhận ra bạn tu hành. Thế nhưng từ từ tâm tính bạn sẽ được sửa đổi và phát triển tốt lên. Điều này giải thích việc trao truyền tâm ấn một cách dễ dàng không có nghĩa là muốn làm j thì làm, k có nghĩa là tà ma. Chư vị làm việc rất khoa học, khi có sự thay đổi thì tất cả những hệ lụy của nó đã được tính toán kỹ lưỡng chứ k fải như luật pháp VN ( thay đổi 1 cách thoải mái mà không tính toán thực nghiệm trước hệ luỵ). Vì vậy thiện nam tử, thiện nữ nhân, hoặc bạn đừng tin có phật pháp. Còn nếu đã tin có phật pháp, có tin có mật pháp, thì phải mở rộng ra để đón nhận cái mới, phải chấp nhận sự thật có rất nhiều điều mầu nhiệm vượt ngoài những tri kiến hạn hẹp của con người. Vì như Mật pháp, tại sao gọi là Mật, vì người học Mật k nói ra cái mình học, pháp k được tuyên truyền rộng rãi, chú k được giải thích, giải nghĩa. Chẳng lẽ vì chú không được giải nghĩa nên nó là tà ma sao. ( Xin nói thêm, chú là những tinh hoa của vũ trụ mà đấng toàn giác chư vị thu thập được khi đạt toàn giác, vì lòng từ bi mà nói cho con người). Đã tin phật pháp và Mật pháp fải biết phật pháp vô biên, có rất nhiều điều mình k biết. Thận trọng tình táo nhưng k nên cố chấp mới nhận được pháp quí.

    Đôi điều chia sẻ, mong nhận được ý kiến đóng góp.

  4. #4

    Mặc định

    Nsb đọc bài này của Diệu Chi ( lần đầu đọc), cũng giống y hệt Khách trần gian, mắt cũng nhòe không đọc liền một lúc được.
    Nsb muốn hỏi Diệu Chi vài điều , nhưng chưa có thời gian. Nghe thấy Diệu Chi viết bài trên, Nsb cảm thấy như quen DC lâu lắm rồi ấy.

  5. #5

    Mặc định Làm quen

    Em chào chị
    Em là một người không giỏi văn
    Cho em hỏi chị một câu ?
    Bây giờ chị đang ở đâu vậy ?
    Em xin tự giới thiệu mình
    Em tên Bảo
    SN 1982
    Hiện đang làm điện dân dụng
    Có một vợ một con

  6. #6

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Diệu Chi Xem Bài Gởi
    Tiếp theo loạt bài " Gia nhập Mật Tông và sự truyền thừa tâm ấn", Diệu Chi xin chia sẻ thêm về việc tại sao chúng ta phải tu học và tại sao phải nhận sự truyền thừa tâm ấn để sư huynh tỉ hiểu rõ hơn.

    Diệu Chi k rành những thuật ngữ trong kinh nên sẽ diễn tả vấn đề theo những từ thông thường nhất.
    Mỗi ngày trong cuộc sống chúng ta gặp phải đủ thứ chuyện, là một chuỗi dài những điều bất xứng ý mà không hiểu tại sao và làm sao để hóa giải. Có người biết có người k, có người lờ mờ. Chúng ta sống dưới qui luật của trời đất, luật của nghiệp, và sự kiểm soát của chư vị.

    Luật của trời đất, luật của nghiệp: ví như luật pháp, luật là luật, quân pháp bất dị thân, chính vì điều này mà chư vị dù từ bi vẫn k thể cứu tất cả mọi khỏi bể khổ bằng phép thần thông trong tích tắt mà phải dùng những cách thức và phương tiện khác. Giết một con kiến phải trả nghiệp giết con kiến, dù là con của phật. Vay là fải trả lãi, lãi rất nặng, còn hơn lãi Năm Cam.:)
    Sự kiểm soát của chư vị: chư vị ví như cha mẹ hay những người thi hành pháp luật, dù rất thương con nhưng vẫn fải nhìn thấy con chấp hành pháp luật. Những j cha mẹ có thể làm là cho con cuộc sống tốt dạy dỗ để nó k phạm tội để không chịu sự trừng phạt của luật pháp. Chư vị cũng kiểm soát chúng sinh theo cách này.

    Con người , chúng sinh qua nhiều kiếp ngụp lặn trong bể sinh tử, trong vòng luân hồi đã bị che lấp tính trong sáng của tâm, tâm phật tự có nơi mỗi người. Bị kiểm soát và điều khiển bởi những thói xấu của tâm k thiện tham sân si. Loay hoay mãi trong bể khổ, tâm tu như 1 ánh sáng le lói k đủ để thấp lên trong sự vô minh qua nhiều căn kiếp đã lấp dầy. Chính vì vậy mới đau khổ.

    Tại sao phải trả nghiệp? Ví như cha mẹ phạt con, luật pháp phạt công dân để họ giác ngộ việc mình đã làm, nhận ra cái sai mà k phạm phải nữa. Ví như tịnh hóa tâm, như rửa một cái bình dơ cho nó sạch. Tất cả những j chúng ta gặp phải từ việc lớn đến việc nhỏ, từ bệnh hoạn đến nghèo khó, vui sướng đến khổ tâm , về mặt vật chất hay tinh thần đều nằm trong qui luật cực kỳ khoa học của nghiệp. Và chư vị bao giờ cũng ở sát bên mình mà mình không biết. Ma quỉ cũng nằm dưới sự kiểm soát của chư vị, ma quỉ cũng làm nhiệm vụ của họ. Nếu 1 người gặp ma gặp quỉ hay bị quấy phá thì đó là nghiệp của họ làm nên điều đó. Ma quỉ là những tội phạm được canh giữ cẩn thận, phải chịu tội và giam giữ. Chúng ta là những công dân tự do sống dưới sự kiểm soát và giám sát của chư vị nhưng là công dân tự do.

    Con người có trí, nhưng thông thường k biết được cái j là tốt nhất cho mình. Cha mẹ dạy con nhưng chính cha mẹ cũng vậy, xét với qui mô lớn như cứu cánh và hạnh phúc thật sự thì cha mẹ cũng k thể cho con bài học tốt nhất hay lời khuyên tốt nhất. Và chư vị, những đáng toàn giác dõi theo chúng ta, chờ đợi chúng ta từng ngày từng giờ là những người thầy tốt nhất.

    Làm sao để liên lạc với người thầy đó? Chính là cái buổi lễ truyền tâm ấn mà Diệu Chi đã nói( cách đơn giản nhất trong đời này, ví như gọi điện và bắt sóng liên lạc, ở đây là sóng sinh học do tâm phát ra. Những cách thiện xảo hơn thì với kiến thức hạn hẹp Diệu Chi chưa được biết nhưng chắc chắn là rất nhiều). Buổi lễ truyền tâm ấn đó ví như một buổi xét duyệt hồ sơ của người xin nhập học. Người khấn xin chư vị cho mình vào học. Với sự khấn xin của người đã học, như 1 lời giới thiệu cho người mới. Chư vị sẽ đến và xem xét hồ sơ tất cả các đời kiếp của người này. Xét cả sự thành tâm, rồi quyết định có nhận hay k và nên nhận khi nào, ấn chứng là j. Nếu nhận sẽ cử ra 1 vị dám hộ là vị độ để nhận người đó ví như giáo viên chủ nhiệm.

    Học như thế nào?
    Vị độ đó sẽ luôn theo sát, bảo hộ và chỉ dạy cho người học. Làm sao để biết được. Sự cảm nhận qua nhiều cách, trực tiếp từ vị đó với người học. Có khi là qua giấc mơ, có khi là từ những chi tiết của cuộc sống người đó sẽ tự nhận ra. Nếu người đó có nhãn nhĩ sẽ nghe và thấy. Vị tổ, sư phụ là những người hữu hình ở đằng xa để giúp cho người học khi không thể hiểu được những j vị độ người đó dạy, lí giải các thông điệp.
    Việc che chở và dạy dỗ tùy theo phước và nghiệp của người học. Người học sẽ niệm chú của Phật để tạo công đức. Và chư vị sẽ dùng đức này để che chở cho người học chứ k tự cho được. Vị độ sẽ dạy qua cuộc sống hằng ngày sao cho người đó giải được nghiệp và đạt các chưng ngộ, từ từ phước đức trí sẽ phát triển và tấm đạo chứng ngộ sẽ được tăng trưởng.

    Tự học được k?
    Như nhiều bài viết trước các sư huynh tỉ đã có nói. Mật pháp và mật chú cung cấp cho con người phương tiện để đi đến giác ngộ nhanh nhất, nhẹ nhàng nhất. Con người với nghiệp quả qua bao căn kiếp năng nề, ví như hành trang đeo trên lưng, và sức lực nhỏ bé, đến bao giờ mới đến nơi?
    Một người bình thường có nên tu học k? hay chỉ những người muốn tu mới cần biết?
    Chúng sinh được sinh ra như lời phật nói là để học thành phật. Nghe xa xôi quá nhưng chẳng xa xôi chút nào. Chúng sinh, nhất là con người luôn trăn trở với câu hỏi đâu là mục đích thật sự của cuộc sống và đâu là hạnh phúc thật sự của cuộc sống. Chúng ta bị chi phối bởi những điều kiện hoàn cảnh xung quanh nên hình thành những mục đích và hình ảnh hạnh phúc giả tạo. Đó là lí do nhiều người nghĩ mình giàu sẽ hạnh phúc nhưng đạt được rồi mới biết không phải.
    Học thành phật nghĩa là chúng ta trãi qua những khổ ải nghiệp quả và vui sướng giả tạo của thế gian để nhận ra đâu là chân lí thật sự. Đâu là niềm vui thật sự. Có thể ví trần gian này, đời sống này ví như thời gian chúng ta đang học, đang cải tạo để được rèn luyện thành người tốt, để nhận ra cái đúng thật sự.
    Chính vì điều đó, nhiệm vụ tu học không phải của riêng ai mà của tất cả chúng sinh để đạt được cuộc sống tốt hơn về cả mặt hữu hình lẫn siêu hình. Hay là cả vật chất lẫn tinh thần. hữu hình và siêu hình tác động lẫn nhau, có mối quan hệ mật thiết. Tâm ta va tất cả những điều khác trong đời sống ta tác động lẫn nhau ảnh hưởng lẫn nhau. Một người tu học thành tựu tiến bộ những điều tốt đẹp khác của cuộc sống của thế gian tự động đến với người đó cả vật chất lẫn tinh thần. Phước đức trí đi liền với nhau.
    Nói tóm lại tất cả chúng ta đều cần tu học chứ không phải nhiệm vụ của riêng ai.

    Đó là bài học và nhiệm vụ lớn nhất của chúng ta. Còn việc thi hành các phép thần thông hay bùa ngãi cũng không ngoài việc phục vụ mục đích này và phải được tuân theo tự nhiên được tiến hành bởicác cao nhân. Các phép thần thông hay bùa ngãi để cầu các lợi lạc ví như những chiếc chìa khóa để mở những chiếc két giữ nghiệp phước của chúng ta. Người lớn biết mở ra nên bỏ vào cái j lấy ra cái j. trẻ con tự ý lấy trộm tiền trong đó để sài trái phép và hoang phí. Việc cầu bùa ngãi ở những ông thầy bùa 1 cách vô tội vạ cũng vậy. Mình xài phước của mình mà cứ tưởng lấy được của trời đất. Nên việc này phải tự nhiên và dành cho các bậc cao nhân, khi họ biết mình cần làm j với bùa ngãi thần thông để lợi lạc cho thế gian chứ k fải cho cá nhân.

    Tất cả đạo giáo trong thế gian, k vượt ra ngoài khuôn khổ luật trời đất, và một đạo duy nhất là đạo của trời đất. Và hình cũng chia thành nhiều cấp bậc phương tiện. Mật Tông là bí mật phật pháp là phương tiện thiện xảo ví như cỗ xe nhanh nhất để đi đến giác ngộ. Ví như cấp bậc đại học, lớp học dạy ra những bậc thầy.

    Vài dòng dong dài. Mong đóng góp được chút ít kiến thức nhỏ nhoi cho kho tàng kinh nghiệm to lớn của con đường tu học.

    Con xin thành tâm sám hối nếu những bài con viết lên đây có làm mọi người hiểu sai chánh pháp lớn lao của chư phật. Con không có tâm nguyện gì hơn là được làm sứ giả truyền trao pháp quí đến thiện nam tử thiện nữ vương. Để tỏ lòng biết ơn vì đức từ bi chư vị đã truyền trao pháp này đến con.

    Bài này mục đích hướng đến những người đang trên đường tìm cầu chánh pháp. Vì những khó khăn trong việc tìm cầu thầy do tính chất bí truyền của pháp môn trước giờ. Diệu Chi viết lên như một sự chia sẻ kinh nghiệm riêng, k dám múa rìu qua mắt thợ trước những bậc thầy. Rất mong quí sư huynh tỉ, những bạn đồng đạo và các bậc cao nhân cùng đàm đạo, chia sẻ và giúp đỡ Diệu Chi để đạt được mục đích chung lớn nhất: đi đến cùng trên con đường tu học. Xin thành kính cảm ơn quí sư huynh tỉ.



    Chào Diệu Chi, em thấy bài chị viết rất hay, nhưng em đươc biết anh Đông Quân bên mât tông thiên đình muốn điểm đạo là phải có 1 triêu " cưng " cho thầy tổ, em chưa hiểu đó là như thế nào

  7. #7

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi khoatin Xem Bài Gởi
    thầy nào kêu cúng , thầy đó là thằng
    Sự việc gì cũng có ý nghĩa cạn và sâu của nó nhất là trong Mật Giáo lại càng không thể nhìn cái Hiển mà buông lời nhận xét đầy cảm tính duy vật như vậy.
    Nó có khác nào có các tu sĩ PG nói mật tông là đạo dâm đảng, uống máu người... khi trông thấy các biểu tượng của mật giáo.
    Thầy tổ xưa đều muốn đệ tử chứng tỏ tâm đạo của mình bằng hành động qua câu nói: Xã phú cầu bần, xã thân cầu đạo như chuyện chặt tay của ngài Huệ Khả vì thế mới được trao chân truyền chứng đắc cao thâm danh tiếng lưu truyền.
    Người học đạo ngày nay chẳng cần phải xã (hy sinh) cái gì chỉ cần qua kinh sách, internet nhồi nhét cho nhiều lấy đó làm "đạo Lý" ra tranh luận phân cao thấp đấu lý với nhau.
    Ai cũng có thể hình dung cái kết quả tự học hàm thụ mì ăn liền, luôn muốn miễn phí mà lại có thể được minh sư, chân sư xuất hiện trao cho bí kíp, bảo pháp vô giá để liễu thoát sinh tử, diện kiến chư Phật thì quả là đại tâm thần thời đại.
    Chánh tà, hắc bạch đạo sư đệ tử thời nay lẫn lộn là một thực tế nhưng đừng vì thế mà xu thời nói rằng Linh Pháp - Minh Sư không còn rồi buông lời hồ đồ.
    Chứng tỏ rằng mình khôn sáng đâu chưa biết nhưng dấu ấn ác nghiệp khinh sư diệt pháp có nguy cơ phát triển hằn sâu tự diệt mất duyên lành ngộ chánh pháp của mình của người.
    Vài lời cẩn trọng xuất phát tự kinh nghiệm sinh tử của bản thân, mong Chư vị Tổ thầy vô hình, hữu hình chứng giám cho DT.
    :prayingprayingpraying:2
    Thượng Đế có mặt bên bạn khi bạn quên mình vì tha nhân.

  8. #8

    Mặc định

    Ban thangnguyen19488 bị đòi hỏi cúng dường 1tr thôi à? Mình vừa xin điểm đạo bị yêu cầu cúng dường đến 100$ (2,2tr), nhưng điểm đạo 2 lần vẫn ko thành.

    Lên đây tìm hiểu được nghe nói đến cái Tha Hóa Tự Tại bên hoasentrenda.com, vào đọc thử thì thấy mình may mắn nhưng cũng tiếc vì ko được thấy ấn chứng.

  9. #9

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi tnguyenbk Xem Bài Gởi
    Ban thangnguyen19488 bị đòi hỏi cúng dường 1tr thôi à? Mình vừa xin điểm đạo bị yêu cầu cúng dường đến 100$ (2,2tr), nhưng điểm đạo 2 lần vẫn ko thành.

    Lên đây tìm hiểu được nghe nói đến cái Tha Hóa Tự Tại bên hoasentrenda.com, vào đọc thử thì thấy mình may mắn nhưng cũng tiếc vì ko được thấy ấn chứng.
    thầy nào mà ra giá đòi tiền thế không sợ bị nợ người ta à :((

  10. #10

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi tnguyenbk Xem Bài Gởi
    Ban thangnguyen19488 bị đòi hỏi cúng dường 1tr thôi à? Mình vừa xin điểm đạo bị yêu cầu cúng dường đến 100$ (2,2tr), nhưng điểm đạo 2 lần vẫn ko thành.

    Lên đây tìm hiểu được nghe nói đến cái Tha Hóa Tự Tại bên hoasentrenda.com, vào đọc thử thì thấy mình may mắn nhưng cũng tiếc vì ko được thấy ấn chứng.
    có vụ điểm đạo mà đòi cả học phí nữa cơ ah, kinh quá. Vụ này lạ ghê
    NGOAN NHẤT 4RUM
    Ngây thơ vô số tội

  11. #11

    Mặc định

    :prayingprayingpraying:2 Học phí mà các bạn ơi cứ coi đó là cúng dàng tam bảo đi không thấy gì chắc là duyên chưa tới đường tăng lấy kinh còn phải mất bát vàng cơ mà chúc các bạn gặp đươc thầy giỏi có tâm và tu tập được nhiều ấn chứng.nam mô adi đà phật

  12. #12

    Mặc định

    kho than moi ng nhi, fi dau vao hoc dao ton kem the. trc day m dc cac ban huu tu van, moi vao rat nhiet tinh,goi dt csoc k ngai ngay dem
    Ngoài tâm không động
    Ðộng chẳng phải tâm
    Tâm chẳng phải động
    Ðộng vốn không tâm
    Tâm vốn không động
    Ðộng không lìa tâm
    Tâm chẳng lìa động
    Ðộng là dụng của tâm
    Dụng là cái tâm động

  13. #13

    Mặc định

    Ai ko tin có thể pm mình để mình chuyển mail cho xem. Trên forum VTHB cũng ghi thu tiền cúng dường do chính admin post vào ngày 7/10
    Truyền đạo là việc là tạo phước, ai lại đi thu tiền thì kù quá, làm mất đi ý nghĩa

  14. #14

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi tnguyenbk Xem Bài Gởi
    Ai ko tin có thể pm mình để mình chuyển mail cho xem. Trên forum VTHB cũng ghi thu tiền cúng dường do chính admin post vào ngày 7/10
    Truyền đạo là việc là tạo phước, ai lại đi thu tiền thì kù quá, làm mất đi ý nghĩa
    Thế tnguyenbk có bị thu tiền chưa vậy ???
    và có hiểu tại sao được ĐĐ 2 lần mà không được chưa ?
    Tại sao bạn không trình cái thắc mắc ở VTHB mà qua đây nói ?
    Buồn cho cái tâm của người cầu đạo thời buổi này :shame_on_you:
    Muốn ăn mày cửa đạo không được quay ra lèm bèm :icon_evil:
    Last edited by dienthoai; 20-10-2012 at 07:34 PM.
    Thượng Đế có mặt bên bạn khi bạn quên mình vì tha nhân.

  15. #15

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi tnguyenbk Xem Bài Gởi
    Ai ko tin có thể pm mình để mình chuyển mail cho xem. Trên forum VTHB cũng ghi thu tiền cúng dường do chính admin post vào ngày 7/10
    Truyền đạo là việc là tạo phước, ai lại đi thu tiền thì kù quá, làm mất đi ý nghĩa
    có khi nào bạn đi học đến trường lớp có thầy cô dạy mà không đóng tiền không?học ở đời đã vậy huống chi là đạo, bạn cần thánh thần chứ thánh thần không cần bạn đâu nhé
    thiệt là......violent105violent105
    Page tâm linh huyến bí
    www.thegioivohinh.net

  16. #16

    Mặc định

    Các bạn nên nhớ đây là Đạo

    Có chùa hay nhà thờ nào bắt phật tử hay con chiên nộp tiền ko?

    Càng nói càng chứng tỏ ngụy biện mà thôi

    Bên HSTD nói rằng người nào Nghiệp sát ít sẽ có vòng hào quang dày nên Chư vị khó xâm nhập. Mình thấy có lý nhưng chưa tin hoàn toàn, cần kiểm chứng thêm

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •