Trang 1 trong 19 123456711 ... Cuối cùngCuối cùng
kết quả từ 1 tới 20 trên 369

Ðề tài: Các mẹo dân gian (Tôi sưu tầm trong các báo để các bạn cùng tham khảo)

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Các mẹo dân gian (Tôi sưu tầm trong các báo để các bạn cùng tham khảo)

    Sự cố đau răng
    Đôi lúc bạn gặp những sự cố như đau răng, hồi hộp, tê cóng chân tay hay ngạt mũi. Bạn sẽ biết phải làm gì nhờ những mẹo nhỏ dưới đây.
    Khi cảm thấy đau răng, bạn chỉ cần xoa nhẹ đá lạnh trên mu bàn tay, chỗ tạo thành hình chữ V giữa ngón cái và ngón trỏ.
    Cơn đau của bạn sẽ giảm một nửa. (Thay vì chịu đựng cơn đau răng, bạn hãy lấy đá lạnh xoa vào mu bàn tay)
    Để nghe rõ âm thanh nhỏ
    Khi nói chuyện với một người hay nói nhỏ tại chỗ đông người, muốn nghe rõ hơn, bạn phải nghiêng tai về phía người nói. Theo các nhà nghiên cứu, trong trường hợp này, nên dùng tai phải vì nó có khả năng theo kịp nhịp âm thanh phát ra nhanh và nhỏ. Ngược lại, nếu bạn muốn nghe rõ bài hát hay từ đâu đó vọng lại thì hãy hướng tai trái về phía âm thanh phát ra, vì nó có khả năng thu nhận âm nhạc tốt hơn.
    Giảm đau khi tiêm
    Các nhà khoa học Đức phát hiện ra rằng trong khi đang tiêm, bạn giả vờ ho sẽ làm dịu sự đau đớn ở đầu mũi tiêm. Ho sẽ làm áp suất ở ngực và ống tủy sống tăng lên một cách đột ngột và chốc lát, từ đó ngăn chặn các cấu trúc gây đau ở trong khối dây thần kinh nằm trong xương ống.
    Muốn giảm hồi hộp, thổi ngón tay cái
    Khi bạn phải đối mặt với cuộc phỏng vấn xin việc hay bước vào phòng thi, ít nhiều bạn sẽ cảm thấy hồi hộp, tim đập mạnh và nhanh,. Muốn trấn tĩnh, hãy thổi hơi vào ngón tay cái. Theo bác sĩ Ben Abob, chuyên gia khẩn cấp về y tế ở Đại học Pittsburgh, thổi hơi vào ngón tay cái sẽ làm cho tim đập trở lại bình thường.
    Chữa cháy khi buồn tiểu
    Khi bạn rất muốn đi tiểu mà không có nhà vệ sinh gần đó, tốt nhất là không nghĩ đến chuyện đi tiểu nữa. Thay vào đó, bạn hãy tưởng tượng mình đang nói chuyện với người yêu hoặc người thân, hay hồi tưởng đến những giây phút đẹp nhất trong đời. Bạn sẽ bớt khó chịu.
    Khí ngứa họng, hãy gãi tai
    Khi ngứa trong cổ họng, việc gãi tai sẽ làm giảm sự khó chịu. Khi các dây thần kinh ở tai bị kích thích, nó tạo ra một phản xạ ở cổ họng, có thể gây co thắt các cơ, giúp làm dịu sự ngứa ngáy ở cổ.
    Làm dịu vết bỏng
    Khi bạn vô tình bị bỏng, hãy nhanh chóng lau vết thương và lấy miếng vải mềm ấn vào, giúp vết thương nhanh trở lại nhiệt độ bình thường và da ít bị phồng rộp hơn.
    Chống ngạt mũi
    Cách nhanh nhất, dễ nhất và rẻ nhất là lấy lưỡi áp vào vòm miệng, sau đó lấy ngón tay ấn vào 2 bên lông mày. Thủ thuật này tác động đến xương bã mía, đường nối kết giữa mũi và miệng. Làm khoảng 20 giây thì sẽ thấy thông mũi
    Chống ợ chua
    Nằm ngủ nghiêng về bên trái sẽ giảm được chứng ợ chua. Lý do là thực quản và dạ dày kết nối với nhau ở một góc. Khi bạn ngủ nằm nghiêng về phía bên phải, dạ dày sẽ nằm ở vị trí cao hơn thực quản, làm cho thực phẩm và chất chua trong dạ dày nghiêng về cổ họng, gây ợ chua. Ngược lại, nếu nằm nghiêng trái, dạ dày sẽ thấp hơn thực quản và không gây ợ chua.
    Theo Khoa Học & Đời Sống
    Last edited by 470525; 07-07-2008 at 03:03 PM.
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH

  2. #2

    Mặc định Hà thủ ô có lợi cho việc sinh con

    Hà thủ ô còn gọi là giao đằng, dạ hợp và là loại thuốc quý. Hà thủ ô ít nhất có 3 tác dụng đặc biệt: làm đen râu tóc, có lợi cho việc sinh con và kéo dài tuổi thọ.
    Làm đen râu tóc
    Theo quan niệm của y học cổ truyền, râu tóc có quan hệ mật thiết với tạng thận, thận tàng tinh, tinh sinh huyết. Tóc là phần thừa của huyết cho nên nếu thận hư yếu thì tóc không được nuôi dưỡng đầy đủ sẽ sớm bạc và dễ rụng.
    Ngược lại nếu thận tinh sung túc thì râu tóc dày khỏe và đen bóng. Hà thủ ô có công dụng bồi bổ can thận, dưỡng huyết tư âm, bởi vậy khả năng làm đen râu tóc của vị thuốc này là điều dễ hiểu.
    Có lợi cho việc sinh con
    Lý luận của y học cổ truyền cho rằng thận tàng tinh, chủ về việc sinh con đẻ cái. Nếu thận tinh sung túc thì sự sinh trưởng phát dục của cơ thể diễn ra thuận lợi, năng lực tính dục được khôi phục và nâng cao nên rất dễ sinh con. Trong sách Bản thảo cương mục, danh y Lý Thời Trân đã ghi lại chuyện Minh Thế Tông hoàng đế chữa khỏi chứng bất dục bằng phương thuốc Thất bảo mỹ nhiêm đan trứ danh với chủ dược là hà thủ ô.
    Kéo dài tuổi thọ
    Y học cổ truyền cho rằng, sự già yếu của con người cũng do quá trình suy giảm của thận tinh quyết định, bởi vậy việc sử dụng hà thủ ô lâu dài để bổ ích thận tinh cũng có tác dụng kéo dài tuổi thọ.
    Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại đã chứng minh hà thủ ô có tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu, giúp ngăn ngừa tình trạng vữa xơ động mạch, bảo vệ tế bào gan, thúc đẩy quá trình sản sinh hồng cầu, nâng cao khả năng miễn dịch, cải thiện hoạt động của hệ thống tuyến nội tiết, đặc biệt là tuyến thượng thận và giáp trạng. Ngoài ra, hà thủ ô còn có tác dụng kháng khuẩn, nâng cao khả năng chống rét của cơ thể, nhuận tràng và giải độc.
    Thời xưa, phương thức dùng hà thủ ô chủ yếu là sắc uống, chế thành viên hoàn, cao thuốc hoặc ngâm rượu. Hiện nay, với công nghệ hiện đại người ta bào chế thành các dạng tiện dùng như bột hà thủ ô, viên nang, trà tan...
    Một số món ăn - bài thuốc chứa hà thủ ô
    - Hà thủ ô 30g, gà mái 1 con, gia vị vừa đủ. Gà làm thịt, mổ bụng, rửa sạch. Hà thủ ô nghiền thành bột đựng trong túi vải buộc chặt rồi cho vào bụng gà. Tất cả đem hầm bằng nồi đất thật nhừ, chế thêm gia vị, dùng làm canh ăn trong ngày.
    - Hà thủ ô 60g, trứng gà 3 quả. Sắc hà thủ ô lấy nước bỏ bã rồi đập trứng vào đun chín là được.
    - Hà thủ ô 30g, đại táo 3 quả, gạo tẻ 100g, đường đỏ 50g. Hà thủ ô ngâm nước 2 giờ rồi sắc trong 1 giờ, bỏ bã lấy nước đem nấu với gạo và đại táo thành cháo, chế thêm đường ăn trong ngày; hoặc hà thủ ô 15-20g cho vào nồi đất hầm nhừ rồi cho thêm 50-100g gạo nấu thành cháo, chế thêm mật ong ăn khi đói.
    - Hà thủ ô 20g, sơn tra 20g. Hai thứ thái vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15-20 phút là dùng được, uống thay trà hằng ngày.
    - Hà thủ ô 120g, đương quy 60g, sinh địa 80g, rượu trắng 2.500ml. Các vị thuốc thái vụn gói trong túi vải rồi cho vào vò ngâm với rượu, nút kín để nơi thoáng mát khô ráo, sau 1 tuần có thể dùng được. Uống mỗi ngày 15ml vào buổi sáng.
    - Hà thủ ô 200g, kỷ tử 50g, long nhãn 200g, đinh hương 15g, mật ong 50g, rượu trắng 2.000ml. Các vị thuốc thái vụn ngâm với rượu trong 36 ngày là dùng được. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 15-20ml.
    - Hà thủ ô 30g, ngưu tất 15g, sinh địa 15g, đương quy 15g. Các vị thái vụn hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15-20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.
    - Hà thủ ô 50g, thỏ ty tử 25g, kỷ tử 25g, xích linh 50g, ngưu tất 50g, đương quy 25g, bổ cốt chi 12,5g, bạch linh 50g. Các vị tán bột, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 9g với mật ong pha rượu nhạt.
    Cần lưu ý, khi dùng hà thủ ô cần kiêng ăn huyết động vật, hành, tỏi và củ cải. Khi bào chế không được dùng các dụng cụ bằng kim loại. Cách thức chế biến hà thủ ô khác nhau cũng cho tác dụng khác nhau.
    Nhìn chung, hà thủ ô đã qua chế biến có công dụng bổ thận ích tinh, tư âm dưỡng huyết, còn hà thủ ô sống và tươi có công dụng thông tiện, giải độc.
    (Theo SK & ĐS)
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH

  3. #3

    Mặc định 'Thuốc kháng sinh tự nhiên từ "hành ta"

    Hành ta có lá dài, củ nhỏ, thường được sử dụng trong nấu ăn như một gia vị quen thuộc. Thế nhưng cây hành ta nhỏ bé còn chứa đựng trong nó nhiều bí mật mà không phải ai nào cũng biết.
    Hành chứa một lượng đáng kể can xi, phốt pho và kali, carotene và chất sắt, rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, thành phần dinh dưỡng không phải điều quý nhất của nó.
    Hành chứa rất nhiều thành phần hóa học có tác dụng phòng chữa bệnh như acid malic, phytin và alylsulfit, tinh dầu, đặc biệt là chất kháng sinh alicine hòa tan trong nước. Alicine giúp diệt khuẩn rất mạnh đối với một số bệnh như thương hàn, lỵ, vi trùng tả, trực khuẩn, bệnh bạch hầu. Tuy nhiên, nó lại dễ mất tác dụng bởi nhiệt, kiềm. Vì vậy, trong khi nấu ăn, hành là gia vị cho vào cuối cùng để tránh mất chất alicine.
    Hành cũng chứa chất kháng khuẩn fitoncidi. Khi có dịch bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp, nên ăn hành sống để dự phòng.
    Do chứa nhiều chất kháng sinh nên tinh dầu hành có tác dụng sát khuẩn mạnh, dùng thoa bên ngoài chữa mụn nhọt mưng mủ. Vì hành có thể kích thích được tuyến mồ hôi nên còn được sử dụng như một thức ăn giải độc. Người ta vẫn nấu cháo hành để chữa cảm mạo, phong hàn, nhức đầu. Ăn cháo hành nóng cũng chữa đau lưng, kiết lỵ.
    Ngoài ra, hành còn có tác dụng hạ thấp mỡ trong máu, có hiệu quả trị liệu nhất định đối với bệnh tim mạch. Nước ép hành rất tốt cho việc điều trị bệnh thiếu máu. Hợp chất lưu huỳnh có trong gia vị này giúp ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư.
    Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây hành ta:
    - Hành giã nát ngâm trong nước sôi, xông hoặc nhỏ mũi chữa ngạt mũi cấp tính và mãn tính, viêm niêm mạc mũi.
    - Cảm cúm, nhức đầu: Lấy hành ta 6 - 8 củ, gừng sống 10g, xắt mỏng, đổ vào 1 cốc nước sôi, xông miệng mũi mỗi ngày 2 - 3 lần. Đồng thời, nên sắc nước gừng và hành để uống (1 ly giữa bữa ăn và 1 ly trước khi đi ngủ).
    - Động thai: Hành ta tươi 60g, sắc uống dần đến khi yên thai thì thôi.
    - Tăng huyết áp: Hành tây 2 - 3 củ xắt lát, trộn đường ăn, hoặc nấu nước uống thường xuyên. Uống 4 - 5 lần, huyết áp sẽ hạ.
    - Tắc ruột do giun đũa: Lá hành tươi 30g giã nát, trộn với 30g dầu vừng (dầu mè). Uống ngày 2 - 3 lần.
    - Nghiền nát hành sống đắp lên trên trán có thể làm giảm đau đầu.
    - Các củ hành nhỏ có thể được sử dụng như thuốc long đờm. Nghiền nát rồi trộn với đường phèn, để một lúc cho nước chảy ra. Dùng khoảng 3-4 thìa cà phê nước ép này để làm dịu đi chứng ho và đau họng.
    (Theo Mỹ Phẩm)
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH

  4. #4

    Mặc định 'Rượu tốt chữa bệnh sinh lý

    Y học cổ truyền có nhiều kinh nghiệm chữa yếu sinh lý bằng nguồn thuốc tự nhiên từ cây cỏ và động vật. Sau đây là một số bài thuốc ngâm rượu hiệu quả:
    Bài thuốc: Dâm dương hoắc 60g, Phục linh 30g, Đại táo 9 quả.
    - Ba thứ đem hấp chín, phơi khô 3 lần, sau đó thái nhỏ, ngâm với 2 bát rượu trắng và 100g Mật ong.
    - Đậy kín, để 1 tháng rồi lấy ra uống ngày 2 – 3 chén nhỏ. Dùng liền 3 tháng.
    Yếu sinh lý bằng nguồn thuốc tự nhiên từ cây cỏ và động vật. Sau đây là một số bài thuốc ngâm rượu hiệu quả:
    Bài 1:
    - Cá ngựa đã chế biến 30g, Bàn long sâm 30g, Cốt toái bổ 20g, Long nhãn 20.
    - Tất cả ngâm với một lít rượu trắng trong 5 – 7 ngày, càng lâu càng tốt.
    - Ngày uống 20 – 40ml. Người không uống được rượu đặc, pha thêm nước và Mật ong mà uống.
    Bài 2:
    - Tắc kè 50g; Ba kích, Hà thủ ô, Hoàng tinh hoặc Thục địa mỗi vị 100g; Đại hồi 10g.
    - Tắc kè ngâm với Đại hồi trong rượu 35 độ để được 300ml.
    - Các dược liệu khác cũng ngâm với rượu 35 độ để được 700ml.
    - Hoà lẫn hai rượu với nhau, thêm 100g đường kính (đã nấu thành siro) để thành 1 lít. Lọc kỹ, ngày uống 1 – 2 lần, mỗi lần 15 – 20ml sau bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ.
    Bài 3:
    - Dâm dương hoắc 12g; Ba kích, Sa sâm mỗi vị 16g; Thỏ ty tử, Nhục thung dung, Kỷ tử mỗi vị 12g; Đỗ trọng, Đương quy, mỗi vị 8g; Cam thảo 6g; Đại táo 3 quả.
    - Tất cả thái nhỏ, phơi khô, ngâm với 1 lít rượu 35 – 40 độ (càng lâu càng tốt). Uống trong vòng 1 tuần.
    Bài 4:
    - Dâm dương hoắc 60g, Ngài tằm đực 100g, Kim anh 50g, Ba kích 50g, Thục địa 40g, Sơn thù du 30g, Ngưu tất 30g, Kỷ tử 20g, Lá hẹ 20g, Đường kính 40g.
    - Tất cả ngâm với 2 lít rượu 40 độ. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 30ml trước hai bữa ăn chính và khi đi ngủ.
    Bài 5:
    - Chim bìm bịp 2 con (1 lớn, 1 nhỏ) làm thịt, để tươi; tắc kè 1 con, làm thịt, phơi khô; củ Sâm cau 100g phơi khô.
    - Tất cả ngâm với 1 lít rượu 30 – 40 độ, càng lâu càng tốt. Ngày 2 lần, mỗi lần uống 30ml.
    Bài 6:
    - Kỷ tử 120g, Đương quy 60g, Thục địa 180g.
    - Tất cả thái nhỏ, ngâm với 3 lít rượu 35 – 40 độ. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 30ml.
    Bài 7:
    - Mật cá chép và gan Gà trống mỗi thứ 1 cái, nghiền nát, ngâm với 500ml rượu trắng trong 5 – 7 ngày, thỉnh thoảng lắc đều.
    - Ngày uống 2 lần, mỗi lần 30ml.
    Theo Sức khoẻ & Đời sống
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH

  5. #5

    Mặc định Linh dược từ ngải cứu

    Ngải cứu là một loại rau dân dã được trồng ở khắp nước ta và các nước Âu, Á. Do ngải cứu rất giàu dược tính nên nó chữa được nhiều bệnh nhất là các bệnh của phụ nữ.
    Canh từ ngải cứu

    Canh suông lá ngải cứu tươi non: Chữa đau tức ngực, ho do khí trời lạnh giá.
    Canh bổ dưỡng cho phụ nữ sau sinh 15 -20 ngày: Lá ngải cứu tươi 100g rửa sạch. Gà giò 1 con đủ 1 bữa. Chọn được gà ác càng tốt. (lông trắng da thịt đen) mổ moi bỏ lòng, nhồi ngải cứu vào bụng gà, hấp cách thuỷ. Cách ngày 1 con, cả liệu trình 7- 9 con.
    Canh trứng gà ngải cứu, chữa đau bụng kinh do lạnh: Lá ngải cứu 30g, trứng gà 2 quả. Nấu chín trứng với ngải cứu. Láy trứng ra bóc vỏ, rồi bỏ lại vào, nấu lại với ngải cứu 10 phút. Ăn trứng hàng ngày trong 7 ngày. Nếu thêm ít hồi hương có tác dụng sẽ mạnh.
    Công thức này cũng được chỉ định bồi bổ sức khoẻ cho trường hợp ung thư tử cung (cổ và thân).
    Canh trứng gà Ngải cứu, gừng, chữa bế kinh, chậm kinh, thống kinh: Lá ngải cứu 9g, trứng 2 quả, gừng 15g. Nấu như bài trên. Dùng 7 ngày trước khi có kinh.
    Canh ngải cứu chữa sẩy thai liên tiếp: lá ngải cứu lâu năm 6g. Trứng gà 2 quả. Vò nát lá ngải cứu cho vào túi nấu lấy nước bỏ túi bã, lấy nước đạp trứng vào đánh đều nấu chín. Ăn cả cái và nước. Liên tục 3 lần. Hoặc lá ngải cứu 40g, trứng gà 1 quả nấu chung cho đến khi trứng chín. Ăn trứng, uống nước. Ngày 1 thang, liên tục 7 ngày. Về sau cứ 1 tháng ăn 1 lần, mỗi lần 2 quả, liên tục cho đến khi sinh.
    Cháo ngải cứu
    Chữa động thai: lá ngải cứu tươi 50g, gạo tẻ 100g, đường đỏ vừa đủ. Thái nhỏ lá ngải cứu, nấu lấy nước để nấu cháo. Khi ăn cho đường vừa phải, ăn nóng. Chia 2 lần ăn sáng, trưa. Ăn liên tục 3 - 5 ngày.
    Cháo ngải cứu chữa thấp khớp: lá ngải cứu 100g, lá lốt 200g, gạo xay 200g, rửa sạch hai loại lá xay lấy nước 300ml hoà vào gạo. Đun lửa nhỏ, quay đều không để vón. Ăn nóng lúc đói. Bã lá xào dấm nóng, đắp chườm chỗ sưng đau.
    Cháo ngải hoa cúc: lá ngải cứu 100g, hoa cúc 50g, gạo tẻ 200g. Cách làm như trên.
    Chào ngải cứu bìm bịp chữa đau liên sườn, đau khớp: lá ngải cứu 50g, bìm bịp 1 con, gạo nếp 200g. Gia vị vừa đủ. Bìm bịp bóp chết, bọc đất bên ngoài dùng củi đốt cho đến khi đất đỏ. Bóc đất, gỡ thịt ướp gia vị, còn (xương, đầu, cánh, chân...) thì giã nát lọc lấy 40ml nước. Nấu chào nhừ rồi cho thịt, nước xương chim, lá ngải cứu đã thái chỉ vào cháo quấy đều. Cháo sôi lại là được. Ăn nóng ngày 1 lần, liền 3 ngày (kinh nghiệm cho thấy hiệu quả cao).
    Làm thức uống
    Trà: Các tiệm trà ở Nhật Bản bán lá ngải cứu khô để hãm uống bồi bổ sức khoẻ (dùng cho cả sản phụ cho con bú). Để điều kinh cũng dùng cách này uống 6g – 12g chia 3 lần/ngày.
    Sách Tây y hướng dẫn dùng lá ngải cứu chống mỡ máu, xơ cứng thành mạch, hạ huyết áp cao. Lá ngải cứu hái trước 10 giờ sáng rửa sạch cho vào máy xay sinh tố, dùng cốc sứ để uống. Nếu khó uống cho thêm một chút mật ong. Có thể hái sẵn cho vào túi nylon để trong tủ lạnh.
    Ngày khoảng 100g ngải cứu chia 3 lần uống trước bữa ăn chính.
    Nước uống: Cho người động thai đau bụng 4 -8g lá tươi giã vắt lấy nước cốt hoà vào chén mật ong đun sôi uống.
    Nước ngải cứu tươi: Chữa đau bụng kinh – 1 nắm lá ngải cứu tươi vắt lấy nước uống.
    Nước sắc ngải cứu: chữa kinh nguyệt kéo dài, ra nhiều máu, mệt mỏi suy nhược. Lá ngải cứu khô 10g thêm 200ml sắc còn 100ml uống 1 lần, cho ít đường cho dễ uống.
    Nước uống cho người cao huyết áp: ngải cứu khô 10g. Nấu trong đồ sứ (không dùng kim loại). Nấu ngày nào uống ngày đó (không để qua đêm).
    Nước sắc ngải cứu chữa chứng thương hàn (của Đông y) thời khí ôn dịch gây sốt cao, đầu nhức, mạch hồng thực. Dùng lá ngải cứu khô 3 lạng (120g), uống nóng cho ra được mồ hôi là khỏi (trửu hậu phương). Khi sắc thuốc ngải cứu có sách dặn “không để ngoài gió”...
    Rượu ngải diệp (Thánh tể tổng lục) để ôn kinh, chỉ thống, lá ngải cứu khô 30g, men rượu vừa dùng. Nấu ngải cứu lấy nước đặc cho vào 2kg cơm nếp và men rượu gầy. Sau khi ngâm xong, lọc bỏ bã, cất vào chai. Ngày uống vài lần.
    Thuốc ngải cứu
    Uống trong: Đã được một số công ty bào chế thành thuocó chữa điều kinh có công thức: ích mẫu, hương phụ, ngải cứu với hàm lượng khác nhau, ở các dạng hoàn, cao lỏng, cao đặc, viên nang.
    Sách Đông y có nhiều cổ phương có ngải cứu, chủ yếu để chữa bệnh phụ nữ do rối loạn kinh nguyệt (sớm, muộn, bế kinh, thống kinh...) về thai sản (động thai, sẩy thai) bồi dưỡng sau sinh... thiên về thể hàn, khí trệ.
    Dùng ngoài: ngã tức ngực ngất xỉu. Lấy ngay ngải cứu tươi giã nhuyễn lấy nước hoà cùng một lít rượu để uống, bã xoa đắp ngoài.
    Trẻ em bị sốt cao cũng làm như trên nhưng chỉ để xoa khắp mình, trừ đầu mặt không xoa, không uống.
    Đau lưng lấy lá ngải cứu xào dấm đặt lên giường, lót lá chuối hoặc nilon nằm ngửa đặt lưng lên ngải cứu. Hoặc nằm sấp, đắp chườm ngải cứu lên vùng thắt lưng.
    Trị mụn ở mặt: Dùng lá non làm mặt nạ 20 phút sau đó rửa sạch. Dùng toàn thân thì sắc lấy nước cho vào bồn tắm, chữa rôm sảy, mẩn ngứa, mỏi mệt.
    Đau họng: giã ngải cứu lấy nước cốt uống từ từ, ít một, bã với ít dấm đắp bên ngoài cổ, phía trước.
    Cấm kỵ
    Không nên dùng dài ngày. Người nhiệt âm hư không dùng, người cao huyết áp do âm hư hoả vượng, không có hàn thấp, thai sản bình thường không dùng.
    Báo Sức khoẻ và Đời sống
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH

  6. #6

    Mặc định Chữa liệt dương bằng cua biển

    Cua biển luôn là món đặc sản cho mọi lứa tuổi nhất là nam giới. Theo nghiên cứu, cua biển chữa chứng liệt dương, bồi bổ cơ thể. Mời các bà nội trợ tham khảo món ăn và cách chế biến món ăn từ cua biển dưới đây, chắc chắn sẽ khiến lang quân ưng ý.
    Cua biển tính lạnh, vị hàn, có tác dụng thanh nhiệt, sinh huyết bổ xương, tủy, tăng cường sinh lực, chữa chứng liệt dương. Trong 100g thịt cua biển có 15g chất đạm, 2,6g chất béo, vitamin A, canxi và các nguyên tố vi lượng. Khi chế biến và ăn cua biển, không nên ăn cua đã chết vì chất đạm trong cua dễ bị thối nát biến thành chất độc gây hại cho cơ thể. Những người bị dị ứng hải sản, bị rối loạn tiêu hóa, người có cơ địa dị ứng cũng không nên ăn cua biển.
    Các món ăn chế biến từ cua
    Cua rang me: 100g me chín, khoảng 10 con cua, bột năng (bột đao) 20g, gia vị, tiêu hạt, tỏi, rau thơm đủ dùng. Cua làm sạch, để ráo nước ướp với gia vị, hạt tiêu, tỏi băm nhỏ khoảng 30 phút rồi cho lên rán chín. Me cho nước vào, bỏ hột gạn lấy khoảng nửa bát nước (bát ăn cơm), pha cùng với bột năng đã hòa với nước lạnh, nêm chua ngọt. Sau đó đổ hỗn hợp nước trên vào cua đã rang chín, đun nóng lên là dùng được.
    Chả cua nướng: Thịt cua 200g, thịt lợn nạc 100g, trứng gà (vịt) 2 quả, mỡ lợn, hành, gia vị đủ dùng. Cách làm: xay nhuyễn thịt cua cùng với thịt nạc sau đó trộn với trứng, hành, gia vị rồi đem nướng khoảng 20 phút là chín. Món này ăn cùng rau sống sẽ ngon hơn.
    Súp cua ngô non: Thịt cua 200g, ngô non tươi 100g, xương lợn 500g, hành tây, gia vị, nước đủ dùng. Hầm xương lợn khoảng 1 giờ trên bếp, vặn nhỏ lửa, hớt bọt. Sau đó hòa bột năng vào thành nước sền sệt rồi cho thịt cua, ngô non đã bào nhỏ vào đun đến khi ngô chín, nêm gia vị vào là dùng được.
    Cua xào miến dong: Miến 300g, thịt cua 300g, tôm tươi 300g, hạt tiêu, gia vị, hành, tỏi đủ dùng. Miến ngâm trong nước ấm khoảng 10 phút, vớt ra để ráo nước. Tôm hấp hoặc rang chín, bóc vỏ. Cách làm: cho chảo nóng, đổ dầu phi thơm tỏi rồi cho cả tôm, cua vào xào chín tới, nhắc xuống. Miến xào chín, đổ các thứ trên vào trộn đều, ăn khi còn nóng.
    (Sưu tầm)
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH

  7. #7

    Mặc định Bài thuốc từ hoa tình yêu

    Hoa hồng đỏ được xem là hoa thánh dành riêng cho thần Vệ nữ, nữ thần tình yêu. Màu đỏ tượng trưng cho một tình yêu mãnh liệt. Không chỉ thế hoa hồng còn là một vị thuốc quý.
    Hoa hồng vị ngọt, mùi thơm, tính ấm; có tác dụng hoạt huyết, tiêu sưng, ra da non.
    Hoa hồng đỏ công hiệu tốt nhất
    - Chữa mụn nhọt, tràng nhạc, mụn lở chảy nước: Dùng cánh hoa hồng giã đắp.
    - Chữa ho ở trẻ: Cánh hoa hồng bạch 4 g, trộn với đường phèn 4 g, cho vào chén, hấp trên nồi cơm, chưng ra nước, uống dần.
    Hoa hồng.
    Chữa miệng hôi: Hoa hồng 5 g, hãm nước sôi để nguội ngậm, súc, rồi nhổ. Hoặc rửa sạch hoa hồng 5 g nhai ngậm rồi nhổ.
    Chữa viêm sưng tuyến vú: Hoa hồng 7 bông, đinh hương 7 nụ, cho cả 2 vào một lượng rượu vừa đủ. Nấu lên rồi uống nước, bỏ cái. Uống lúc no.
    Hoặc: Hoa hồng tươi 30 bông (bỏ nhụy cuống), đường phèn 500 g. Cho vào 1 lít nước sắc 3 lần (như sắc thuốc thang) rồi dồn 3 nước lại còn 500 ml cho đường phèn khuấy cho tan đều, cô thành cao, để nguội cho vào bình đậy kín, bảo quản cẩn thận dùng dần. Mỗi lần 2-3 thìa canh cao hoa hồng. Ngày 3 lần với nước âm ấm.
    Chữa chán ăn và phàm ăn: Lấy một nắm to cánh hoa hồng đỏ, một nắm hoa cúc khô ngâm vào 2 lít nước sôi trong 25 phút rồi đem lọc lấy nước pha đường vừa đủ làm nước uống hoặc chế thành si-rô đựng trong chai để chỗ râm mát, uống dần. Chú ý dùng hoa hồng đỏ tốt hơn hồng trắng.
    Kinh nguyệt không đều: Hoa hồng 5 g, hoa quế 3 g, rượu 50 ml. Chưng cách thủy hay hấp cơm, để nguội uống.
    Rong kinh, băng huyết: Ngâm 20 cánh hoa hồng trong 1 lít nước sôi trong 30 phút. Khi nước ngả màu đỏ thì cho thêm 50 g đường, làm nước uống. Mỗi lần 200 ml.
    Kỳ kinh không đều (sớm hoặc muộn): Cánh hoa hồng 6-7 g. Hãm nước sôi uống thay trà.
    (Sưu tầm)
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH

  8. #8

    Mặc định Chữa nấc bằng mẹo

    Quất hồng bì giúp chữa nấc.
    Khi bị nấc, bạn lấy 2 lát gừng tươi giã nhỏ, đun sôi cùng 200 ml nước rồi lọc bỏ bã, cho thìa đường nhỏ khuấy đều. Bạn vừa uống vừa đếm từ 1 đến 9, uống 1-2 lần trong ngày.
    Nấc là hiện tượng co thắt cơ hoành làm co đột ngột bụng và ngực, kèm theo một tiếng động khàn gây ra do không khí rung động khi bị đẩy ra khỏi thanh môn đang bị co.
    Nguyên nhân nấc tạm thời thường là rối loạn hoạt động tạm thời của cơ hoành. Còn nguyên nhân gây nấc kéo dài thường do các bệnh như thoát vị cơ hoành, viêm miệng nối thực quản, áp-xe dưới hoành, hoặc các bệnh phổi màng phổi, bệnh tim như thiếu máu cục bộ, tăng urê huyết.
    Theo Đông y, nấc là do khí uất gây bất hòa trong nội tạng, làm ảnh hưởng tới cơ chế khí, sự điều hòa tân dịch không thuận và không đủ dinh dưỡng, phát sinh đờm đục, can khí lấn át vị khí mà gây nên.
    Một số bệnh lý như táo bón lâu ngày, tiểu tiện không thông, cơ thể hư nhược cũng gây nấc. Các nguyên nhân khác: ăn uống không điều độ, đồ ăn nóng lạnh lẫn lộn, thường xuyên uống đồ lạnh, hoặc dạ dày gặp lạnh, mất khả năng điều tiết nên khí của nó đi ngược lên cơ hoành gây nấc.
    Người ta chia nấc làm 3 loại:
    Nấc do nhiễm lạnh: Thường có biểu hiện như buổi sáng tiếng nhẹ, buổi tối tiếng nấc nặng, liên tục, thời gian nghỉ giữa hai tiếng nấc ngắn, chân tay lạnh.

    Nấc do nhiệt thịnh: Thường tiếng nấc to trong mạnh, thời gian giữa hai tiếng nấc không cố định, lúc ngắn lúc dài, miệng lưỡi khô, đi ngoài khó.
    Nấc do cơ thể suy hư, ốm yếu: Tiếng nấc yếu nhẹ, không liên tục, thời gian nghỉ giữa hai tiếng nấc dài, người mệt mỏi, không muốn ăn, ngủ kém.
    Món ăn, nước uống chữa nấc
    Nước vải: Vải chín 10 quả, mật ong 1 thìa cà phê. Vải bóc lấy cùi cho vào cốc với mật ong hấp cách thủy, khi cùi vải chín thì ép lấy nước để riêng, ăn cùi vải trước, sau đó uống nước như bài trên, uống hai lần trong ngày.
    Nước quất hồng bì: Quất hồng bì chín 20 quả, đường trắng 1 thìa canh. Quất hồng bì rửa sạch, bỏ hạt cho vào cốc dầm nát, thêm đường trộn đều hấp cách thủy cho nóng, khi quất hồng bì chín ép lấy nước và dùng như trên.
    Cháo hạt tía tô: Hạt tía tô 20 g, hạt tiêu 4 hạt, gạo 100 g, đường phèn 20 g, gạo xay thành bột mịn. Hạt tía tô, hạt tiêu giã dập cho vào nồi thêm 250 ml nước đun sôi kỹ, chắt lấy nước, bỏ bã. Cho bột gạo vào nước hạt tía tô, quấy đều, đun nhỏ lửa, cháo chín cho đường phèn vào quấy cho tan đường là được. Bệnh nhân ăn một lần lúc đói, ăn liền 2-3 ngày.
    Cháo nho: Nho chín 100 g, gạo 100 g, sữa bò tươi 50 ml, mật ong 1 thìa canh. Gạo xay thành bột, nho rửa sạch, giã dập cho vào nồi thêm 200 ml nước đun sôi kỹ, chắt lấy nước bỏ bã. Cho bột gạo, sữa bò tươi, mật ong vào nước nho, quấy đều đun nhỏ lửa cho đến khi cháo chín. Bệnh nhân ăn ngày 1 lần lúc đói, ăn liền trong 2 ngày.
    Chữa nấc không dùng thuốc
    Uống liên tục từng ngụm nước nhỏ, hoặc uống nước có ga, hoặc nuốt nước bọt liên tục.
    Dùng ngón trỏ và ngón cái bàn tay, bóp kín hai cánh mũi, đồng thời khép kín miệng, phồng má rồi dồn khí lên hai tai, mỗi lần làm như vậy 2-3 giây, nghỉ 2-3 giây, lặp lại khoảng 15-20 lần.
    Nhắm hờ hai mắt, dùng hai ngón tay trỏ ấn nhẹ, sâu vào hai nhãn cầu 1-2 giây rồi nhấc hờ hai ngón tay trỏ ra. Làm như vậy 15-20 lần.
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH

  9. #9

    Mặc định biệt dược bổ huyết, trừ phong

    Gà mái già cũng là thức ăn - vị thuốc quý có tác dụng bổ huyết trừ phong, dùng cho người tỳ vị lạnh, bị ố hàn (sợ lạnh, hơi lạnh đã tím tái, tê nhức tay chân...).
    Tuy ăn không ngon như gà mái tơ nhưng gà mái già lại là thuốc quý trong phòng chữa bệnh (nhất là cho trẻ em và sản phụ) vì có nhiều đạm và khoáng, ít mỡ. Nó là một trong những thức ăn thích hợp cho những người cần bồi dưỡng nhưng không tiếp thu được chất bổ.
    Gà mái già cũng là thức ăn - vị thuốc quý có tác dụng bổ huyết trừ phong, dùng cho người tỳ vị lạnh, bị ố hàn (sợ lạnh, hơi lạnh đã tím tái, tê nhức tay chân...).
    Theo sách cổ, thịt gà mái già cũng giúp phòng chữa các bệnh phụ khoa như rối loạn kinh nguyệt, bế kinh; các chứng khí hư hạ hãm như sa phủ tạng (tử cung, dạ dày, lòi dom, trĩ...), ngồi xuống đứng lên hoa mắt, chóng mặt.
    Thịt gà mái già tuy mát hơn gà trống, gà tơ nhưng vẫn ấm hơn một số thịt khác. Vì thế, cần biết phối ngũ vị để điều chỉnh cho từng trường hợp. Với các trường hợp hư hàn, cần thêm gừng tươi già, trường hợp có nhiệt không cho gừng mà dùng ngọc trúc; nếu có phế hư nhiệt thì cho đông trùng hạ thảo... Gà làm sạch không dùng đầu, chân, lòng, váng nước béo (nổi lên trên, khi nấu sôi). Cách nấu là hầm nhừ bằng lửa nhỏ.
    Có 2 cách dùng gà mái già. Một là chỉ dùng gà, uống nước là chính; dùng cho sản phụ sau sinh độ 1 tuần liền. Cách thứ hai là phối hợp với thuốc:
    - Với gừng già tươi cho sản phụ sau sinh.
    - Với hoàng kỳ khoảng 15 g, có tác dụng phòng chữa các bệnh phụ khoa, khí hư bạch đới, kinh nguyệt không đều, huyết hư, huyết bế...
    - Với hà thủ ô 15 g: Chữa suy nhược, phòng chống sa tử cung.
    - Với đông trùng hạ thảo khi có các bệnh phổi.
    Chú ý: Các trường hợp nhiệt thịnh, sốt cao, táo kiết, vàng da, vàng mắt do thấp nhiệt không được dùng thịt gà mái già.

    (Sưu tầm)
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH

  10. #10

    Mặc định Bài thuốc quý từ đu đủ

    Mâm ngũ quả ngày Tết của bạn chắc chắn không thể thiếu trái đu đủ chín màu vàng tươi ánh đỏ. Không những mang ý nghĩa tâm linh, đu đủ còn có thể là những phương thuốc quý.

    Mâm ngũ quả ngày Tết của bạn chắc chắn không thể thiếu trái đu đủ chín màu vàng tươi ánh đỏ hoặc còn xanh hườm hườm vàng chờ chín hẳn. Ai cũng mơ một cuộc sống quanh năm đầy đủ, sung túc, vui tươi là thế... Đu đủ thuộc họ Papayeceae, cao trung bình 2 - 4m. Thân trắng, không phân nhánh. Lá to, mọc so le, có cuống dài. Khi rụng, để lại vết thẹo ở thân cây. Hoa màu vàng lục nhạt, mọc ở kẽ lá.
    Có hoa đực và hoa cái trên cùng một cây hoặc khác cây. Quả mọng to, hình trứng ngược hoặc thuôn dài. Khi chín có màu vàng sậm, hạt nhiều, màu đen.
    Bộ phận dùng để ăn và làm thuốc
    - Quả
    - Nhựa (từ quả, lá, rễ, hoa).
    Tác dụng dược lý
    Kháng khuẩn (rễ, vỏ, hạt).
    - Diệt giun: trị giun đũa và giun kim (hạt).
    - Chống sinh sản (cao hạt đu đủ), giảm tinh trùng, không độc và không ảnh hưởng đến tình dục.
    - Chống ung thư (cao chiết với cồn ở lá đu đủ), giảm thể tích u báng, giảm sự tăng sinh khối u và mật độ tế bào ung thư.
    Tính vị, công năng
    - Quả đu đủ có vị ngọt, mùi hơi hắc, có tính mát.
    - Có tác dụng làm mát gan, nhuận tràng, tiêu đờm, giải độc, tiêu thũng
    Công dụng quả đu đủ Việt Nam
    - Quả đu đủ chín: Bổ dưỡng, giúp tiêu hóa, nhuận tràng. Trẻ em ăn đu đủ chín sau khi ăn cơm chiều, từ 7 - 10 ngày trở lên, thấy sổ ra nhiều lãi kim.
    - Quả đu đủ xanh:
    + Đu đủ non, bổ đôi, hơ lửa cho nóng, chườm chỗ sưng đau. Hầm chân giò heo lợi sữa.
    + Đu đủ xanh già: nấu nhuyễn, ăn trước 2 bữa ăn chính. Hoặc tán xay thành bột, ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 - 2 muỗng cà phê, chữa đầy bụng khó tiêu.
    - Lá đu đủ:
    + Lá tươi giã nát, gói vào miếng gạc, đắp thái dương, chữa đau đầu.
    + Nước sắc đặc lá đu đủ có tính sát trùng, rửa vết thương, tẩy vết máu trên vải.
    + Lá đu đủ bọc thịt dai, cứng trong vài giờ, khi hâm thịt chóng nhừ.
    + Dân gian sắc 2 - 7 lá đu đủ tươi loại bánh tẻ với nước, uống chữa ung thư.
    + Nhựa mủ lá đu đủ bôi chữa chai chân, hột cơm, tàn nhang, hắc lào mới phát, eczema, vẩy nến.
    + Đắp lá đu đủ trị mụn nhọt, sưng tấy.
    - Hoa đu đủ: trị ho trẻ em. Hoa đu đủ đực tươi (10 - 20g) trộn đường, đường phèn, mật ong, hấp cách thủy (hoặc hấp cơm).
    - Rễ đu đủ: chữa băng huyết, sỏi thận, rắn cắn.
    Kiêng kỵ: phụ nữ có thai, người có hội chứng viêm loét dạ dày, tá tràng.
    Theo BSDD Phạm Hồng Nga
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH

  11. #11

    Mặc định "Gã ngược đời” trên đỉnh A Dương

    (Vitinfo)- Học xong đại học, ông khước từ xuất đi nghiên cứu sinh ở Liên Xô để đưa cái chữ về núi rừng biên giới. Ông mang cả gia sản đổi lấy… một cuốn sách và là người duy nhất trong huyện, chỉ sinh một con gái. Đang làm cán bộ, ông từ chức… vào rừng tìm cây hoang dại “biến thành” sâm quý…
    Đấy là chuyện “kỳ lạ” về cuộc đời Ama Bríu Bố - một người dân tộc Cơ Tu ở xã Lăng, huyện miền núi Tây Giang tỉnh Quảng Nam.
    Người đầu tiên học tới đại học
    Năm 1960, Bríu Bố bắt đầu rời buôn làng ra Bắc học “chữ to” Bác Hồ ở trường Dược TW Hà Nội. Chiến tranh khốc liệt, chàng thanh niên người Cơ Tu phải sơ tán hết nơi này, nơi khác đầy gian khổ.
    Nhớ lại những năm tháng lặn lội học chữ cụ Hồ, ông xúc động, “ngày đó khổ lắm, cả trường có hơn 4000 học sinh ở khắp mọi nơi tụ về. Ama ngặt nỗi là con đồng bào, là người đi đầu học chữ, nên không có kinh nghiệm”.
    Ama học được 4 năm, giặc đánh chiếm Vịnh Bắc Bộ, mọi người sơ tán đến năm 1968 ông mới quay trở lại Lạng Sơn học tiếp.
    Gần 20 năm ròng đi khắp nơi học tập, cuối cùng, ông cũng hoàn thành xong chương trình học đại học. Ông được cử đi nghiên cứu sinh ở Liên Xô, nhưng Ama xin về với núi rừng.
    Trong mọi hoàn cảnh, ông quyết không rời bỏ “con chữ”. Học hết cấp 3 tại Quế Lâm (Trung Quốc), ông tiếp tục con đường học tại khoa Sinh vật học trường ĐHSP Việt Bắc.
    Ngày ấy, đồng bào Cơ Tu còn nghèo đói, bà con chẳng ai biết mặt mũi “con chữ” nó ra làm sao. Ấy vậy mà Bríu Bố đã được học hết đại học.
    Năm 1977, tốt nghiệp đại học, Bríu Pố được phân công về dạy cấp 3 tại Huế, Trà My (Quảng Nam) rồi được phân công về huyện Hiên (cũ) dạy theo ước nguyện.
    Sau thời gian làm ở Phòng GD&ĐT huyện Hiên rồi Hiệu trưởng trường Bổ túc văn hoá Hiên. Cuối cùng ông đã về định cư ở xã Lăng làm 2 khoá Chủ tịch, 3 khoá Bí thư Đảng uỷ xã.
    Ông như con mãnh hổ của núi rừng Trường sơn, bước qua cổng làng đi học mà với người dân tộc thời đó, bỏ bản làng đi còn khó hơn bước qua… cổng trời.
    Ông làm nhiều, nói nhiều nên mọi người trên đường Hồ Chí Minh qua quê ông thường nói về ông bằng tình cảm trìu mến, “Ama sinh ra để mà nói, để mà làm hay sao ấy - miệng bằng tay, tay bằng miệng đó”.

    Là người dân tộc Cơ Tu, nhưng Bríu Bố chỉ sinh duy nhất có một cô con gái là Ama Briu Sen. Hiện, AmaBriu Sen là Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ huyện Tây Giang. AmaBriu Sen (trái) và tác giả (ảnh: Lê Thị Hiền)
    Khi huyện có chủ trương trẻ hoá đội ngũ cán bộ, Ama xin nghỉ việc bằng một cái đơn gửi cho cấp trên mà ai nghe cũng… “choáng”: "Tôi viết đơn gửi cho ông không phải để ông chuẩn y xét duyệt mà là tôi nói cho ông biết: 4 giờ sáng mai, tôi về quê!"...
    “Ông Ba kích”
    Ba kích, một loại Sâm, dược liệu quý hiếm chỉ có ở miền núi Quảng Nam và số ít ở Thanh Hoá, Quảng Ninh…
    Cái duyên để ông gắn tên mình với Ba Kích được bắt đầu từ một ngày T.S Ngô Trại về Tây Giang, Ama đã dẫn nhà nghiên cứu Ngô Trại vào rừng tìm dược liệu.
    Sau 3 ngày hai người ở trong rừng sâu, cuối cùng T.S Ngô Trại xác định, Ba Kích ở đây là loài sâm quý hiếm. Từ đó, Ama có thêm niềm tin quyết tâm bắt tay trồng cấy Ba kích. Ngày nào vợ chồng Ama cũng mang bao tải vào rừng tới mấy ngày sau mới trở về.
    Một ngày, vợ chồng ông mang về làng cả bao tải đầy Ba kích, Ama gọi chúng làng đến nói: “Đây là loài Ba Kích, tôi cắt từ rừng về trồng thử trên đất của mình. Sâm Ba Kích này là Sâm loại một ngâm nước có màu tím chứ không phải có màu đỏ, nó là loại cây dây leo, thân bò đến đâu, củ ra tới đó, chất lượng đứng đầu trong các loại Ba kích. Bà con mình hãy làm như vợ chồng tôi”.
    Lúc đầu, cả thôn A’rơh không ai tin là sẽ làm được chuyện này vì đó là loại cây mọc trong rừng nên chỉ có rừng mới nuôi sống được nó thôi. Bà con chưa tin vào khả năng thành công vì đây là chuyện… lạ đời.
    Nhưng vợ chồng Ama tin mình sẽ làm được, ngày ngày, vợ chồng ông vẫn kiên trì vào rừng ươm mầm Bakích. Có lần, vợ chồng ông phải đau ốm trong rừng tưởng đã cận kề cái chết, nhưng ông không nản lòng.
    Sau trận ốm thập tử nhất sinh, ông nhận luôn một quả đồi, dưới thấp trồng Bakích, trên cao trồng Sắn, Khoai, Mía, Chuối,…
    Ông nói: “Ba kích rất thích bóng râm, mình làm vậy… dưới cũng có tiền, trên cũng có tiền”.
    Cắt được bao nhiêu Ba Kích là Ama mang trồng liền chứ không để lâu. Ama trồng gốc một bên, ngọn một bên, cây cao 3 - 4 phân thì ông để ngọn lại cắm thân cây sắn đánh dấu.
    Ròng rã 4 tuần liền, vợ chồng Ama chịu khó múc nước dưới suối chăm Ba kích. Bakích đã mọc ngọn, nở những búp lá đầu tiên. Cũng từ dạo trồng cây Bakích, Ama đã quen đi bộ 60 phút đến nhà Duông ở lại chăm sóc cây trồng.
    Vì cây đang trong giai đoạn trồng thử, Ama phải chăm chú cho cây trồng từng ly từng tý. Mỗi lần ghé vào nhà bà con uống nước, Ama lại hăng say kể về quá trình trồng sâm để mọi người cùng làm.
    Mưa dầm thấm lâu, bà con không bàn lùi nữa mà dẫn nhau đi làm như Ama. Nay, quả đồi của Ama đã có gần 2000 cây Ba Kích đang độ xanh tươi.
    A ma nói, “chỉ sau 3 năm nữa, mỗi năm vợ chồng tui sẽ cho thu hoạch hàng trăm triệu đồng. Ba kích bán rất đắt với giá 70.000 - 80.000 đồng/1kg. Đất của mình nhiều, việc gì mình không trồng, măn nay đào củ phía này, lại dập dây xuống bên cạnh - sang năm lại có một gốc cây Ba kích mới”.
    Theo Ama, lũ làng xã Lăng đua nhau trồng Ba kích, Alăng Nhương - thôn Nal nói: “Cũng vì có Ama hướng dẫn mà nhà mình đã có 800 cây Ba Kích. Nhà ALăng Bưng cũng vậy, vợ chồng hắn cũng đã trồng được 500 gốc rồi”.
    Trong thời gian không xa nữa, xã Lăng sẽ là nơi cung cấp Ba Kích đầu tiên lớn nhất huyện. Chúng tôi không bao giờ quên ơn của Ama, người đầu tiên đưa loài cây hoang dại thành loại cây trồng nổi tiếng có giá trị kinh tế cao.
    Rời đồi Sâm Ba Kích của Ama Bríu Bố ra về, vẫn chất giọng chắc nịch ồm ồm ấy, ông mời chúng tôi ở lại nhâm nhi vài ly rượu Ba Kích. Ông bảo, “không dùng món này, là không biết thưởng thức hương vị dược liệu đặc biệt quý hiếm của núi rừng Tây Giang tức là chưa từng lên vùng rẻo cao biên giới này”.
    * Một số bài thuốc của sâm Ba kích:
    * Dùng phối hợp ba kích, thục địa, nhân sâm (hoặc đảng sâm), thỏ ty tử, bổ cốt toái, tiểu hồi hương dùng cho người già yếu chân gối tê mỏi.
    * Dùng phối hợp ba kích với nhân sâm, nhục thung dung và thỏ ty tử để trị bất lực và vô sinh.
    * Dùng phối hợp ba kích với nhục quế, cao lương khương và ngô phù du để chữa rối loạn kinh nguyệt.
    * Dùng phối hợp ba kích với tục đoạn, tang ký sinh và tỳ giải để trị cảm giác lạnh và đau ở vùng thắt lưng và đầu gối hoặc suy yếu vận động.
    Gần đây ở Trung Quốc có dùng ba kích trong đơn thuốc "Nhị tiên thang" để chữa bệnh cao huyết áp có kết quả. Đặc biệt đối với phụ nữ bị cao huyết áp ở thời kỳ hết kinh, kết quả rất rõ rệt chỉ sau 3 tháng.
    Đại chúng y học xuất bản vào tháng 9/1959 cho rằng có đến 74% trường hợp chữa trị đạt kết quả. Bài thuốc gồm: ba kích, tiên mao, dâm dương hoắc, tri mẫu, hoàng bá, đương quy mỗi vị 12gr. Ngoài ra, nhân dân ở một số nơi có loại cây này thường đào củ về nấu với thịt gà ăn để bồi bổ sức khỏe.
    Trần Chung
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH

  12. #12

    Mặc định Hạt lạc: Bổ huyết, chống viêm

    Củ lạc miền Nam gọi đậu phộng, đậu phụng. Nhưng gọi đúng là quả lạc ở Trung Quốc gọi là quả trường sinh (sống đời). Dinh dưỡng học gọi là “thịt thực vật”.
    Lạc là món ăn có khắp nơi, cảm giác đầu tiên là thơm, bùi, ngậy và có tác dụng phòng chữa nhiều bệnh. Nhưng ăn thế nào để tận dụng hết tiềm năng của nó thì lâu nay ít ai quan tâm, thậm chí còn để lãng phí rất nhiều những hạt lạc tưởng là quá bình thường này.

    Theo Đông y, nhân lạc có tính bình, vị ngọt béo. Có tác dụng nhuận phế, hòa vị, trừ đàm, chỉ huyết. Chủ yếu dùng để chữa ho khan, ít sữa, thiếu máu, thiếu tiểu cầu, bệnh dạ dày mãn tính, viêm thận mãn tính, cước khí.
    Vỏ lụa (hóa sinh y) của nhân lạc chữa xuất huyết như xuất huyết do thiếu tiểu cầu ở bệnh sốt xuất huyết, xuất huyết nguyên phát hay thứ phát. Vỏ lụa cầm máu mạnh hơn nhân lạc 50 lần. Vỏ cứng ngoài cùng đem nấu lấy nước có tác dụng hạ huyết áp, giãn mạch làm lưu thông máu.
    Một số món ăn từ lạc để chữa bệnh
    Thiếu máu do huyết hư: Hạt lạc cả vỏ lụa 12-18g chia làm 2, nấu ăn trong ngày. Ăn thường xuyên sẽ có hiệu quả rõ.
    Thiếu máu, tim hồi hộp, đoản hơi khó thở, đau đầu, suy nhược, hấp thụ kém: Có tác dụng bổ khí, dưỡng huyết, kiện tỳ, dưỡng tâm; dùng: lạc nhân cả vỏ lụa 6-20kg, táo tàu 6-10 quả (bỏ hạt). Đem 2 thứ hầm với nhau quấy nhuyễn. Ngày dùng 1 thang chia 3 lần uống với nước hầm táo tàu. Nếu cho thêm 12-15g long nhãn để ăn càng có hiệu quả cao. Kinh nghiệm tốt cho trường hợp thiếu máu, thiếu sắt.
    Bổ khí dưỡng huyết: Canh gân bò, đỗ, lạc. Gân chân bò 100g, lạc cả vỏ lụa 100-150g. Hầm cho nhừ nhuyễn lạc là ăn được.
    Bổ huyết, sinh huyết: Xương sống lợn hầm lạc, xương sống lợn 500g, lạc nhân cả vỏ lụa 100g. Hầm nhừ ăn cái uống nước. Ngày 1 lần.
    Chữa tiểu cầu giảm, máu chậm đông: Lạc nhân rang để cả vỏ lụa 60g chia làm 4 lần, nhai ăn trong ngày. Có tác dụng bổ tỳ, ích vị, dưỡng huyết, cầm máu.

    Bổ khí huyết, tăng tiết sữa (do khí huyết kém): Lạc nhân (cả vỏ lụa) 50g, nấm hương 20g, 1 chân giò, thái miếng lấy phần nhiều nạc ít mỡ. Hầm nhừ, ngày ăn một lần hoặc cách ngày một lần.
    - Lạc nhân 60g, đậu nành 60g, một móng lợn ninh nhừ cho đường hoặc muối để ăn.
    Bổ khí huyết, thông sữa: 100g mực, 50g lạc nhân cả vỏ lụa, đun chín thêm gia vị.
    Chảy máu cam: Lạc nhân cả vỏ lụa 250g sắc uống dần. Có thể lấy vỏ lụa lạc nhét vào mũi.
    Lạc là món ăn có khắp nơi, khi ăn cảm giác đầu tiên của nó là thơm, bùi, ngậy và có tác dụng phòng chữa nhiều bệnh
    Tăng huyết áp: Lạc nhân cả vỏ lụa ngâm giấm trong 5-7 ngày. Nhai hằng ngày sáng tối mỗi lần 5-10 hạt, liệu trình 2 tuần. Hoặc làm nộm lạc cần tây ăn.
    Viêm hốc mũi: Lạc nhân cả vỏ lụa 7-8 hạt cho vào 1 dụng cụ kim loại để lên bếp lửa cho cháy bốc khói xông mũi cho đến khi hết khói. Ngày một lần, liệu trình một tháng.
    Phù thũng 2 chân: Lạc nhân cả vỏ lụa 100g, tỏi 30g thái lát, táo tàu 15g, dầu ăn 15g. Đun nóng dầu cho tỏi vào phi thơm rồi mới cho lạc, táo và nước vào nấu cho đến khi nhừ nát. Chia 2 lần ăn trong ngày.
    Chữa đau họng mãn tính, khản tiếng: Canh lạc dùng 100g lạc nhân cả vỏ lụa cho nước nấu chín thêm gia vị. Ngày ăn một lần. Có thể phối hợp với giá đậu xanh cho vào canh trước khi nhắc ra (ăn tái).
    Chữa ho khan, lâu ngày, khản tiếng: Lạc nhân 30g sắc lên rồi cho vào 30g mật ong. Có thể thêm táo tàu 30g sắc lên ăn cái uống nước.
    Hen suyễn: Lạc nhân cả vỏ lụa 15g, lá dâu 15g, đường phèn 15g, sắc kỹ. Ăn dần 2-3 lần trong ngày, có thể để hoặc bỏ lá dâu.
    Đau dạ dày, tá tràng: Lạc nhân 30g, ngâm nước 30 phút sau đó giã nát, rồi cho 200ml mật ong vào trộn đều. Uống tối trước khi đi ngủ.

    Chảy máu ngoài da: Vỏ lụa lạc nhân tán bột hoặc vò nát (nếu không tán được) rắc lên vết thương chảy máu. Thích hợp khi cấp cứu chảy máu nhẹ, sơ cứu trước khi đến bệnh viện.
    Kiêng kỵ: Nếu theo các bài nêu trên thì trái với lâu nay nói ho kiêng lạc thì nên hiểu là hạn chế vì đang ho nếu có đàm lại ăn chất béo vào nữa là không hợp lý. Ăn nhiều quá sẽ bị đầy vì nhiều dầu khó tiêu cũng gây ho (quan hệ biểu lý phế đại tràng trong Đông y).
    Còn kiêng dùng lạc khi bị tiêu chảy, trạng thái hàn, có thấp trệ (không tiêu). Người cắt túi mật không nên dùng (thiếu mật để nhũ hóa chất béo), có hiện tượng tụ máu, có nhọt lở vì lạc béo. Kỵ ăn lạc cùng dưa chuột và cua.
    (Theo SK&ĐS)
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH

  13. #13

    Mặc định Chữa tiểu đường bằng tụy lợn

    Tụy (lá lách) của lợn một cái nấu với 50 g râu ngô, mỗi ngày một thang, ăn tụy, uống nước. Một liệu trình kéo dài 10 ngày.
    Một số món ăn khác từ tụy lợn (heo) có thể hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường:
    Canh tụy hạt sen: Tụy heo 200 g, thịt nạc heo 50 g, hạt sen tươi 50 hạt. Tụy và thịt thái nhỏ trộn gia vị để ngấm. Hạt sen tươi bóc vỏ bỏ tâm cho vào nồi đun sôi với lượng nước vừa đủ. Cho thịt, tụy vào nước nấu sen đang sôi. Nấu chín, ăn cái uống nước.
    Tụy heo bột sắn dây: Tụy heo 1 cái, bột sắn dây 100 g. Nấu nước tụy heo để nấu bột sắn dây. Ăn ngày 2 lần. Ăn hằng ngày, liều lượng tùy ý.
    Tụy heo mạch nha: Tụy heo khoảng 150 g, mạch nha 300 g. Thêm nước nấu, uống nước ăn cái. Ngày 2 lần.
    Tụy heo hoài sơn, ý dĩ: Tụy heo 1 cái, hoài sơn 120 g, ý dĩ 30 g, hoàng kỳ 60 g. Nấu 3 vị thuốc lọc lấy nước bỏ bã rồi cho tụy vào nấu nhừ, ăn cái uống nước.
    Cháo tụy heo, củ cải tươi: Tụy 1 cái thái nhỏ xào tái trước. Củ cải tươi 250 g, gạo 100 g. Nấu cháo củ cải nhừ rồi cho tụy vào nấu sôi lại để ăn nóng.
    Có thể xào tụy với hẹ hoặc rau khoai, rau cần, rau muống, mướp đắng, hành tây, nấm hương, mộc nhĩ, cà rốt, cà chua, bí ngô (bí đỏ), bí đao (cả vỏ xanh), măng tươi (đã luộc kỹ).
    (Theo báo vì sức khỏe cộng đông)
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH

  14. #14

    Mặc định Chữa bệnh đái tháo đường theo y học cổ truyền

    Đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa - một trong những căn bệnh thuộc nhóm bệnh của thời đại (tiểu đường, tim mạch, béo phì...). Bệnh đái tháo đường đã có từ rất lâu, nhưng gia tăng đáng kể trong những năm gần đây, bởi liên quan đến chế độ dinh dưỡng và lối sống...
    Do đâu mắc bệnh?
    Về phương diện Tây y, đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh mạn tính không làm lây lan cho người khác; xảy ra do cơ thể không sản xuất ra insulin, hoặc do cơ thể sản xuất không đủ insulin, cơ thể kháng insulin. Sự rối loạn chuyển hóa đường làm cho lượng đường trong máu (đường huyết) tăng cao, kéo dài, đến một lúc nào đó sẽ xuất hiện đường trong nước tiểu (đường niệu). Insulin là một loại nội tiết tố được sản xuất ra từ tuyến tụy, nó có chức năng điều hòa lượng đường huyết cho cơ thể. Ở bài này, chúng tôi đề cập bệnh ĐTĐ theo quan niệm của y học cổ truyền (YHCT). Về phương diện Đông y, theo lương y Nguyễn Công Đức (khoa YHCT - Đại học Y Dược TP.HCM), với những triệu chứng ăn nhiều, khát nước, uống nhiều, tiểu nhiều, sụt cân... là bệnh thuộc chứng "tiêu khát".
    Trong sách cổ Tố vấn chương kỳ bệnh luận có ghi: "Ăn nhiều chất béo, chất ngọt sinh mập. Chất béo sinh nội nhiệt, chất ngọt gây trung mãn, khí trào lên mà sinh chứng tiêu khát". Trong Ngoại đài bí yếu có nói: "Khát mà uống nhiều nước, tiểu nhiều... đều là bệnh tiêu khát". Còn trong Chương tiêu khát đề cập: "Chứng tiêu khát là do thận hư, nước tiểu ngọt". Ngoài ra, YHCT cũng đề cập đến nguyên nhân gây bệnh ĐTĐ là do thần chí thất điều (yếu tố stress), như do "Can khí uất kết, uất trệ sinh nhiệt hóa táo thương âm... sinh ra miệng khát, uống nước nhiều, hay đói". Tóm lại, theo phương diện YHCT, nguyên nhân gây bệnh ĐTĐ chủ yếu là do: bẩm thụ âm hư, ăn uống không điều độ hoặc do tình chí rối loạn. Bên cạnh đó, yếu tố di truyền trong gia đình cũng được lưu ý...
    Triệu chứng biểu hiện thường gặp của bệnh ĐTĐ là: uống nhiều, tiểu nhiều, luôn có cảm giác đói, người mệt mỏi, mờ mắt, sụt cân... ĐTĐ có thể gây ra các biến chứng nặng nề lên tim mạch, mạch máu, thần kinh, thận, mắt... Để chẩn đoán chính xác bệnh cần dựa vào những xét nghiệm như đường huyết lúc đói; đường huyết sau 2 giờ ăn uống...
    Chữa trị theo quan niệm YHCT và theo kinh nghiệm dân gian
    Theo lương y Nguyễn Công Đức, trong phạm vi chứng "tiêu khát" của Đông y, có những kinh nghiệm từ dân gian và bài thuốc cổ phương YHCT về chữa trị bệnh ĐTĐ rất hay. Về kinh nghiệm dân gian, có những phương cách chữa như: dùng 200gr cây lô hội (nha đam - Aloe Vera) tươi, rửa sạch, gọt vỏ, bỏ gai, ép nát, thêm vào 200ml nước chín, rồi ép lấy nước cốt uống, hoặc xay bằng máy xay sinh tố để tủ lạnh uống cả ngày; có thể dùng 500gr cây đậu bắp tươi (hoặc 100gr nếu dạng khô), thái nhỏ nấu với 2 lít nước, nấu còn lại 1 lít, để uống trong ngày; hoặc dùng trái trâm chín bóc bỏ vỏ, phơi khô, giã nát. Mỗi ngày lấy 100gr nấu nước để uống cả; hằng ngày dùng 200gr nấm bào ngư nấu nước để uống; lấy 30gr hoa đậu ván trắng và 30gr mộc nhĩ đen (mấm mèo) phơi khô giòn (hay sấy khô), tán thành bột mịn, trộn đều.
    Mỗi lần dùng 10gr bột (2 muỗng cà phê) pha với nước chín, ngày dùng 3 lần; dùng dây khổ qua, ô rô, lô hội, mỗi thứ 20gr đem nấu nước để uống trong ngày; dùng 1kg hạt me chín cho vào chảo (loại chảo gang) đổ ngập nước đun đến chín, tiếp tục đun cho cạn nước, rồi sao cho khô, vàng thơm, để nguội, tán thành bột mịn.
    Mỗi lần dùng 10gr với nước chín (ngày dùng 3 lần trước bữa ăn); lấy 7 quả táo đỏ và 7 con kén tằm nấu với 1 lít nước, nấu cho chín nhừ, rồi lấy nước để dùng trong ngày; dùng 60gr cọng rau muống và 30gr râu bắp, rửa sạch nấu nước uống; đem nửa ký rau cần tây rửa sạch, giã nát, thêm vào 200ml nước chín, vắt lấy nước cốt để uống cả ngày; dùng 200gr rau cải soong, 20gr nấm mèo và 15gr kê nội kim, đem nấu nước để uống cả ngày; dùng 100gr lá ổi non còn tươi nấu nước uống cả ngày; mỗi ngày ăn 300gr đậu đũa luộc, đồng thời giảm bớt lượng cơm....
    Về bài thuốc thuốc cổ phương chữa bệnh ĐTĐ, YHCT có bài "Lục vị gia giảm". Bài này gồm những vị thuốc như: sinh địa, hoài sơn (mỗi vị 50gr), đơn bì, bạch linh, trạch tả (mỗi vị 12gr), sơn thù (16gr), gia sinh huỳnh kỳ, cát căn, thiên hoa phấn (mỗi vị 20gr). Đem sắc uống cả ngày. Nếu âm hư cực thịnh (khát nước, uống nhiều, môi khô, họng khô, người gầy, da khô, lưỡi đỏ, khó ngủ...) thì gia thêm các vị: ngũ vị tử, thiên môn, mạch môn (mỗi vị 16gr). Sắc uống nóng.
    Phần lớn bệnh TĐT là ở týp 2 (chiếm từ 85% - 90% trong số bệnh nhân ĐTD) - mà nguyên nhân của bệnh ở thể này đa số là do chế độ dinh dưỡng và do lối sống làm cho cơ thể béo phì dẫn đến mắc bệnh ĐTĐ. Chính vì vậy, để phòng ngừa mắc bệnh ĐTĐ, các bác sĩ khuyên cần có chế độ dinh dưỡng thích hợp, siêng năng vận động.
    Về phương diện Đông y, thì khuyên, làm việc, nghỉ ngơi điều độ, không để cho cơ thể mệt nhọc quá sức, tạo cho mình một cuộc sống thoải mái về thể xác và tinh thần, tránh lo nghĩ, buồn bực, tức giận, sợ hãi; bên cạnh đó, năng tập dưỡng sinh, thư giãn, đi bộ, vận động nhẹ nhàng mỗi ngày chừng 30 phút...
    (Theo báo vì sức khỏe cộng đông)
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH

  15. #15

    Mặc định Dược thảo chữa suy nhược cơ thể sau sinh

    Người phụ nữ mang thai mất nhiều sức lực để nuôi dưỡng thai dần lớn lên trong mình, nếu bị chứng ốm nghén nôn ói không ăn uống được bình thường thì sẽ không có đủ dưỡng chất để duy trì công năng của các cơ quan và hệ thống trong cơ thể. Khi sinh đẻ lại bị mất nhiều máu nên dễ có khả năng mắc chứng suy nhược cơ thể mà y học cổ truyền gọi là chứng hư lao.
    Một số dược thảo điển hình điều trị suy nhược cơ thể sau sinh
    Bạch truật: Là vị thuốc bổ dưỡng, trị nôn ói, ăn chậm tiêu. Ngày dùng 6-12g sắc uống.
    Câu kỷ tử: Là vị thuốc bổ toàn thân, dùng chữa cơ thể suy nhược, hoa mắt, thị lực giảm. Ngày dùng 6-12g sắc uống.
    Đảng sâm: Dùng chữa cơ thể suy nhược, thiếu máu, vàng da, kém ăn. Ngày dùng 16-30g sắc uống.
    Đương quy: Dùng chữa cơ thể gầy yếu, thiếu máu xanh xao, đau đầu, mệt mỏi, đau lưng. Ngày dùng 10-20g sắc uống.
    Hoàng kỳ: Hoàng kỳ dạng tẩm mật sao chữa suy nhược cơ thể, ra nhiều mồ hôi. Ngày dùng 4-10g, dạng thuốc sắc, cao, viên.
    Kê huyết đằng: Chữa thiếu máu, lưng gối mỏi đau, chân tay tê bại. Ngày dùng 10-15g sắc uống.
    Thục địa: Chữa suy nhược cơ thể, thiếu máu, chảy máu, đánh trống ngực, chóng mặt, ù tai. Ngày dùng 8-16g sắc uống.
    Ngũ vị tử: Được dùng làm thuốc bổ để hồi phục sức khỏe. Ngày dùng 6-12g sắc uống.
    Long nhãn: Cùi nhãn chế biến thành long nhãn là thuốc bổ, chữa suy nhược thần kinh, hồi hộp, mất ngủ. Ngày dùng 6-15g sắc uống, hoặc chế thành cao, viên hoàn.
    Nhân sâm: Là vị thuốc bổ quý dùng chữa cơ thể suy yếu, kiệt sức, mệt mỏi. Ngày dùng 2-4g dưới dạng cắt lát ngậm, nước sắc hoặc hoàn tán.
    Phục linh: Được dùng làm thuốc bổ chữa suy nhược cơ thể, chóng mặt, mất ngủ. Ngày dùng 4-20g sắc uống.
    Sâm bố chính: Chữa cơ thể suy nhược, kém ăn, kém ngủ, đau lưng, đau mình. Ngày dùng 16-20g dạng thuốc sắc hoặc bột.
    Hạt sen (liên nhục): Dùng điều trị cơ thể suy nhược, hồi hộp mất ngủ, kém ăn. Ngày dùng 12-20g dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán.
    Tam thất: Được dùng chữa băng huyết, rong huyết, sau khi sinh huyết hôi không ra, thiếu máu, người mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, ít ngủ. Ngày dùng 4-6g, dạng thuốc bột hoặc thuốc sắc.
    Toan táo nhân (nhân hạt táo ta): Chữa khó ngủ, hồi hộp, đánh trống ngực, mồ hôi trộm. Ngày dùng 0,8-1,2g, tương đương với lượng nhân của 15-20 hạt. Nếu dùng liều cao (khoảng 6-10g) thì phải sao đen.
    Viễn chí: Chữa suy nhược thần kinh, ngủ kém, giảm trí nhớ, hay quên, yếu sức. Ngày dùng 6-12g dạng thuốc sắc.
    Các bài thuốc chữa suy nhược cơ thể sau sinh
    * Thể tâm huyết hư
    Triệu chứng: Hoa mắt, chóng mặt, hồi hộp, mất ngủ, đánh trống ngực, hay quên, sắc mặt vàng nhợt, môi lưỡi nhợt.
    Phương pháp chữa: Dưỡng huyết an thần.
    Bài 1: Quả dâu chín 16g, câu kỷ tử, hà thủ ô đỏ, long nhãn, liên nhục, đỗ đen sao, lá vông mỗi vị 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
    Bài 2: Thục địa, đương quy mỗi vị 16g; bạch thược, xuyên khung, hà thủ ô đỏ mỗi vị 12g; bá tử nhân, toan táo nhân, phục linh mỗi vị 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
    Bài 3: Đảng sâm 16g; hoàng kỳ, bạch truật, đương quy, long nhãn, đại táo mỗi vị 12g; viễn chí, toan táo nhân, phục thần mỗi vị 8g; vân mộc hương 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
    * Thể can huyết hư
    Triệu chứng: Hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, ù tai.
    Phương pháp chữa: Bổ huyết dưỡng can.
    Bài 1: Bố chính sâm, ích mẫu mỗi vị 20g; kê huyết đằng 10g; tam thất, hương phụ mỗi vị 6g. Tán nhỏ uống mỗi ngày 20g, hoặc sắc uống ngày 1 thang.
    Bài 2 (Tứ vật thang): Thục địa 16g; đương quy, bạch thược mỗi vị 12g; xuyên khung 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
    * Thể tâm âm hư (thường gặp ở phụ nữ mất máu nhiều khi sinh).
    Triệu chứng: Hồi hộp, trằn trọc, ít ngủ, hay quên, sốt hâm hấp, hay ra mồ hôi trộm, lòng bàn tay, bàn chân nóng, miệng khô, lưỡi đỏ.
    Bài 1: Tam thất tán nhỏ, uống với nước cơm, mỗi ngày 8g.
    Bài 2: Sa sâm, mạch môn, kỷ tử, liên nhục mỗi vị 12g, long nhãn 10g; tâm sen, toan táo nhân mỗi vị 8g; đăng tâm 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

    GS. Đoàn Thị Nhu
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH

  16. #16

    Mặc định Đông y trị bệnh viêm gan

    Gan là một cơ quan quan trọng của cơ thể, tham gia vào các quá trình chuyển hóa, điều hòa hệ tiêu hóa, cung cấp năng lượng và giúp giải độc cho cơ thể. Gan làm cho cân bằng giữa các chất đường, đạm, mỡ. Do vậy, khi gan bị viêm hay tổn thương không hồi phục thì sức khỏe người bệnh bị đe dọa nghiêm trọng.
    Y học hiện đại điều trị viêm gan chủ yếu là chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi cùng một số thuốc chữa trị chức năng gan không đặc hiệu. Theo y học cổ truyền (YHCT) bệnh viêm gan virut.
    Thể cấp tính do thấp nhiệt gây ra thuộc chứng dương hoàng
    Triệu chứng: Toàn thân da vàng sáng, đau tức hạ sườn phải, mệt mỏi, buồn nôn, ăn kém, đầy bụng, nước tiểu vàng, rêu lưỡi dày và dính, có thể có táo bón.
    Phương pháp chữa: Thanh nhiệt, táo thấp, thoái hoàng, lợi niệu, kiện tỳ. Thường dùng một số vị thuốc sau: nhân trần 20g, chi tử sao 12g phục linh 12g, trư linh 12g, xa tiền tử 20g, trạch tả 12g, hoài sơn 12g. Nếu sốt nhiều gia thêm hoàng bá 12g, liên kiều 12g, hoạt thạch 20g, lô căn 20g, nếu bụng đầy trướng nhiều, rêu lưỡi trắng dính thêm thương truật 8g, hậu phác 8g, bán hạ chế 6g, sắc uống ngày 1 thang.
    Thể cấp tính do teo gan cấp
    Triệu chứng: Vàng da ngày càng nặng, sốt cao, trằn trọc, vật vã, có thể hôn mê co giật, có thể chảy máu, bụng đầy trướng, chất lưỡi đỏ sẫm, mạch huyền sác.
    Phương pháp chữa: Thanh nhiệt, lương huyết, giải độc, tồn âm, cần phối hợp với y học hiện đại để điều trị hồi sức và cấp cứu kịp thời.
    Bài thuốc: Tê giác tán 16g, chi tử 12g, đan bì 16g, hoàng liên 12g, đảng sâm 12g, nhân trần 40g, huyền sâm 12g, thăng ma 12g, sinh địa 24g, thạch hộc 12g. Có thể gia thêm một số vị như hoàng cầm 12g, hoàng liên 12g, mạch môn 12g, rễ cỏ tranh 40g. Sắc uống ngày 1 thang.
    Thể viêm gan mạn tính
    Thường xảy ra sau khi mắc các bệnh viêm gan cấp, nhiễm độc, hoặc tình trạng suy dinh dưỡng kéo dài, thường có các biểu hiện rối loạn tiêu hóa, đau tức nặng vùng hạ sườn phải, ăn kém.
    Phương pháp chữa: Thanh nhiệt, kiện tỳ, sơ can, lý khí.
    Dùng một số vị thuốc sau: Sài hồ 12g, bạch thược 8g, chỉ thực 6g, xuyên khung 8g, hậu phác 6g, cam thảo 6g, đương quy 12g, đẳng sâm 12g, đại táo 8g, hoài sơn 16g, ý dĩ 12g, biển đậu 12g.
    Nếu đau vùng gan nhiều thêm khổ luyện tử 8g, diên hồ sách 8g, sắc uống ngày 1 thang.
    Nếu có triệu chứng đầu choáng váng, ngủ ít hay mê, khát nước hay tức giận, chất lưỡi đỏ, táo bón có thể dùng bài thuốc sau: Sa sâm 12g, thục địa 12g, mạch môn 12g, thiên môn 8g, kỷ tử 12g, huyết dụ 16g, hoài sơn 16g, ý dĩ 16g, hà thủ ô 12g, tang thầm 8g, toan táo nhân 10g, thảo quyết minh 16g, địa cốt bì 12g, sắc uống ngày 1 thang.
    Nếu lách to, chất lưỡi đỏ có điểm ứ huyết, sắc mặt tối sạm có thể gia thêm hồng hoa 8g, đào nhân 8g, đan sâm 12g, tam lăng 12g, nga truật 12g, miết giáp 20g, quy bản 12g.
    Tóm lại: Viêm gan virut là một bệnh nguy hiểm hiện chưa có phác đồ điều trị đặc hiệu mà chủ yếu là điều trị triệu chứng và chế độ dinh dưỡng nghỉ ngơi hợp lý. Việc tiêm phòng viêm gan B là rất quan trọng cũng như mỗi người cần phải rèn luyện một cuộc sống lành mạnh, không uống rượu, hút thuốc lá để có một lá gan khỏe mạnh.
    Viêm gan virut dễ tiến triển thành xơ gan rồi ung thư gan. Theo thống kê tại Bệnh viện K, trên 80% bệnh nhân ung thư gan trên nền xơ gan và trên 50% bệnh nhân ung thư gan có nhiễm virut viêm gan B.

    BS. Đỗ Thu Hằng (Khoa YHCT Bệnh viện K)
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH

  17. #17

    Mặc định Một số bài thuốc trị mụn trứng cá

    Nhiều người cho rằng, bệnh trứng cá là một chứng “nhiệt”, cứ dùng một số vị thuốc “mát” của Đông y uống vào là có kết quả. Nói như vậy chỉ đúng một phần, mà chưa thật chính xác. Đúng là nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh trứng cá là do “nhiệt độc” - bao gồm “nội nhiệt” và “ngoại nhiệt”. Tuy nhiên, bệnh trứng cá còn do những nguyên nhân khác gây nên, như do “thấp nhiệt”, “đàm thấp”, “huyết ứ”, “mạch xung, nhâm bị mất điều hòa”... gây nên.
    Mặt khác, một phương thuốc Đông y có thể chữa khỏi bệnh cho người này, nhưng không có tác dụng với người khác, thậm chí còn có thể gây tác dụng phụ. Vì vậy, muốn chữa khỏi bệnh, cần căn cứ vào những chứng trạng cụ thể, kết hợp với đặc điểm về thể tạng của mình, mà sử dụng phép chữa và phương thuốc thích hợp. Đông y gọi như vậy là “biện chứng luận trị”.
    Mụn trứng cá có nhiều dạng: mụn nhỏ, mụn to, mụn đầu đen, mụn mưng mủ (viêm tấy, ấn đau), mọc bọc (viêm sâu hơn và bọc mủ ở sâu), mụn mạch lươn (với các bọc mủ liên kết với nhau và có đường thông nhau), mụn trứng cá đỏ (giãn mạch, hình thành những “sợi chỉ đỏ” trên một vùng da đỏ, trên đó rải rác mụn trứng cá)... Theo Đông y, hình trạng, tính chất và vị trí phát sinh mụn trứng cá là những “tín hiệu đặc biệt” phản ánh tình trạng sức khỏe của cơ thể.
    Dưới đây là một số phương thuốc mà nhiều người đã áp dụng có kết quả tương đối tốt. Tuy nhiên, mỗi bài thuốc đều có những phạm vi ứng dụng nhất định. Bạn nên căn cứ vào chứng trạng cụ thể của mình để lựa chọn và sử dụng cho thật thích hợp.
    Tỳ bà thanh phế ẩm gia giảm
    Thành phần: Tỳ bà diệp 12g, sinh địa 15g, tang bạch bì 12g, xích thược, địa cốt bì, đan bì, hoàng cầm, sinh sơn chi (sơn chi để sống) mỗi vị 10g; sinh thạch cao 30g, bạch hoa xà thiệt thảo 30g, sinh cam thảo 6g. Sắc uống mỗi ngày một thang.
    Tác dụng: Tả phế thanh nhiệt, lương huyết giải độc.
    Ứng dụng: Thích ứng với trường hợp mụn trứng cá do “phế nhiệt” (tang phế bị nhiệt) gây nên, biểu hiện bởi các triệu chứng: mụn thường xuất hiện trên má và trên trán. Đầu tiên những nốt sần, rồi viêm tấy, đỏ, đau, có cảm giác nóng rát. Đồng thời kèm theo những triệu chứng toàn thân như mặt đỏ bừng từng cơn, đầu lưỡi đỏ tía, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch sác (đập rất nhanh, trên 80-90 lần/phút).
    Nhân trần cao thang gia giảm
    Thành phần: Sinh địa 15g, xích thược 10g, nhân trần 30g, sinh sơn chi 10g, hoàng cầm 10g, hoàng bá 10g, đại hoàng 10g (cho vào sau), bồ công anh 20g, sinh ý dĩ 30g, xa tiền thảo 15g, sinh cam thảo 6g. Sắc nước uống mỗi ngày một thang.
    Tác dụng: Thanh nhiệt hóa thấp thông phủ.
    Ứng dụng: Thích ứng với trường hợp mụn trứng cá do “thấp nhiệt” gây nên, biểu hiện bởi các triệu chứng: mụn thường xuất hiện ở khu vực phía dưới hai má và ở cằm, phần da bị tổn thương đỏ ửng, có những đốm đỏ, nốt sần, hoặc mưng mủ, ngứa cục bộ. Đồng thời kèm theo những triệu chứng toàn thân như bụng đầy trướng, kém ăn, họng khô, miệng háo, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch hoạt sác (nhanh, chạy lúc nhúc như chuỗi hạt châu).
    Tứ quân tử hợp nhị trần thang gia giảm
    Thành phần: Đẳng sâm 10g, phục linh 12g, bạch truật 10g, sơn dược 12g, bán hạ chế 6g, trần bì 10g, bạch giới tử 10g, đan sâm 15, xa tiền tử 10g (gói lại), bạch hoa xà thiệt thảo 15g. Sắc nước uống mỗi ngày một thang.
    Tác dụng: Kiện tỳ hóa đàm, lợi thấp thanh nhiệt.
    Ứng dụng: Thích ứng với trường hợp mụn trứng cá do “tỳ hư đàm thấp” gây nên, biểu hiện bởi các triệu chứng: mụn trứng cá mưng mủ nặng, bong vảy, để lại sẹo, kèm theo kém ăn, đại tiện lỏng, chất lưỡi nhớt, mạch hoạt.
    Đan chi tiêu dao tán gia giảm
    Thành phần: Đan bì, hoàng cầm, sơn tra, tô ngạnh mỗi vị 8g, chi tử (sao) 6g, đương quy, sinh địa, phục linh, bạch truật mỗi vị 10g; bạch hoa xà thiệt thảo, nhân trần, bồ công anh mỗi vị 12g. Sắc nước uống mỗi ngày một thang.
    Tác dụng: Điều nhiếp xung nhâm, thanh nhiệt giải uất.
    Ứng dụng: Thích ứng với trường hợp mụn trứng cá do “xung nhâm thất điều” gây nên. Dạng bệnh này thường gặp ở phụ nữ, bệnh phát theo từng đợt, có tính chu kỳ - liên quan mật thiết với chu kỳ kinh nguyệt - mụn trứng cá xuất hiện nhiều hơn trước kỳ hành kinh. Những nốt sẩn xuất hiện nhiều ở khu vực dưới má, thậm chí lan xuống cả cổ, nốt trứng cá thường bị mưng mủ, sưng tấy đỏ. Kèm theo các chứng trạng như kinh nguyệt không đều, hành kinh đau bụng, vú căng tức khó chịu, người bực bội dễ cáu giận, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch huyền sác (mạch căng như sợi dây đàn và rất nhanh).
    Thuốc bôi, rửa bên ngoài
    Bài 1: (mễ thố giác thích tiên): Dùng tạo giác thích (gai bồ kết) 30g, thêm giấm gạo 100ml, sắc lấy nước đặc, lọc bỏ bã. Dùng bông sạch thấm nước thuốc bôi vào chỗ da có mụn trứng cá, ngày 2-3 lần. Tác dụng: chữa mụn trứng cá bọc, mụn nước lở ngứa.
    Bài 2: Dùng lá mướp non, giã nát, vắt lấy nước cốt, hoặc cắt quả mướp lấy dịch tiết ra từ lát cắt bôi lên chỗ da có mụn trứng cá. Cũng có thể tự chế loại thuốc bột: dùng vỏ quả mướp, sấy khô, tán thành bột mịn. Mỗi ngày, trước lúc nằm ngủ, lấy một ít bột thuốc trộn với rượu trắng, bôi lên những chỗ da bị mụn trứng cá.
    Bài 3: Dùng bèo cái tía, thương nhĩ thảo - mỗi thứ 15g, sắc lấy nước, rửa mặt 2 lần sáng, tối, liên tục 10 ngày.
    Bài 4: Dùng bạch chỉ 10 phần, phòng phong 5 phần, cúc hoa 5 phần, đan sâm 5 phần; tất cả tán thành bột mịn, trộn đều, cất vào lọ nút kín dùng dần. Sáng và tối dùng 5g bột thuốc sắc lấy nước đặc, bôi lên da mặt, sau 5 phút rửa sạch lại bằng nước sạch.

    Lương y Nguyễn Hùng
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH

  18. #18

    Mặc định Một số bài thuốc chữa chậm kinh

    Nếu kinh nguyệt ở người phụ nữ đến muộn hơn bình thường từ 7 ngày trở lên, thậm chí 40-50 ngày mới có kinh một lần (vòng kinh dài); lặp đi lặp lại liên tục 2-3 tháng liền, thì gọi là kinh đến muộn, dân gian gọi là “kinh sụt”. Dạng bệnh này thường kèm theo chứng kinh huyết quá ít; nếu không chữa trị kịp thời, bệnh phát nặng có thể dẫn đến bế kinh, ảnh hưởng lớn đến chức năng sinh sản.
    Theo Đông y, nguyên nhân dẫn đến kinh sụt chủ yếu do khí huyết suy nhược, hàn khí hoặc đàm ẩm ngưng kết, khiến cho mạch xung, mạch nhâm bị ngăn trở, huyết hải bị thương tổn mà gây nên bệnh. Phép chữa chủ yếu là ôn kinh, dưỡng huyết, hành khí và hóa đàm.
    Dạng hàn ngưng huyết ứ
    - Triệu chứng: Kinh đến sau kỳ, lượng máu kinh ít, sắc đỏ thẫm, có hòn cục. Kèm theo các chứng trạng toàn thân như bụng dưới thường có cảm giác lành lạnh hoặc lạnh đau, thích chườm ấm; sợ rét, chịu lạnh kém, chân tay lạnh. Chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng. Mạch trầm khẩn.
    - Phép chữa: Ôn kinh tán hàn, hoạt huyết, điều kinh.
    Bài 1: Nhân sâm 10g, đương quy 10g, xuyên khung 8g, bạch thược 10g, quế tâm 8g, cam thảo 6g, ngưu tất 10g, sinh bồ hoàng (phấn hoa cây cỏ nến) 8g, ngải diệp 10g, gừng nướng 8g. Nước 1.000ml, đun sôi, sau đó giữ nhỏ lửa cho cạn còn 600ml, chia làm 3 lần uống trong ngày, vào sáng, chiều, tối. Hằng tháng, sau khi sạch kinh uống liên tục 10-15 ngày.

    Bài 2: Đương quy 10g, xuyên khung 10g, ngưu tất 12g, ngải diệp 10g, hổ trượng căn (cốt khí củ) 10g, nhục quế 4g, tiểu hồi hương 10g, ích mẫu thảo 15g. Sắc và uống giống như bài trên.

    Dạng hư hàn

    - Triệu chứng: Kinh đến sau kỳ, lượng máu kinh ít, sắc đỏ nhạt, chất kinh loãng, không có hòn cục. Kèm theo các chứng trạng toàn thân như bụng dưới đau âm ỉ, thích chườm ấm, xoa nắn. Lưng mỏi, chân tay đuối sức, đại tiện lỏng. Chất lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng mỏng. Mạch trầm nhược hoặc trì.
    - Phép chữa: Trợ dương tán hàn, dưỡng huyết điều kinh.
    Bài 1: Ngải diệp 15g, hương phụ 20g, đương quy 10g, tục đoạn 10g, ngô thù du 8g, xuyên khung 8g, bạch thược 12g, hoàng kỳ 15g, sinh địa 15g, nhục quế 8g. Nếu chức năng tiêu hóa kém (tỳ hư nặng) thêm sơn dược (củ mài, sao) 15g, bạch truật 12g. Nếu hàn nặng thêm ba kích 10g, bổ cốt chi 10g, quế chi 8g. Nước 1.000ml, đun sôi, sau đó giữ nhỏ lửa cho cạn còn 600ml, chia làm 3 lần uống trong ngày, vào sáng, chiều, tối. Hằng tháng, sau khi sạch kinh uống liên tục 10-15 ngày.
    Bài 2: Hoàng kỳ 30g, đương quy 15, kỷ tử 15g, ngải diệp 10g, gừng nướng 6g, quế chi 10g, xuyên khung 8g, bạch thược 10g, thục địa 10g, ngưu tất 10g, ba kích 12g, tiểu hồi hương 6g. Sắc và uống như bài trên.
    Dạng huyết hư
    - Triệu chứng: Kinh đến sau kỳ, lượng máu ít, sắc nhợt, không có hòn cục. Kèm theo các chứng trạng toàn thân như bụng dưới đau như muốn xệ xuống, sắc mặt không tươi, đầu choáng váng, mắt hoa, tim đập dồn loạn nhịp, ngủ ít. Lưỡi nhợt. Mạch nhỏ yếu (tế nhược).
    - Phép chữa: Ích khí bổ huyết điều kinh.
    Bài 1: Đương quy 12g, xuyên khung 8g, thục địa 15g, bạch thược 10g, nhân sâm 8g, bạch truật 15g, phục linh 10g, cam thảo 8g. Nước 800ml đun sôi, sau đó giữ nhỏ lửa cho cạn còn 450ml, chia ra 3 lần uống trong ngày, vào sáng, chiều tối. Hằng tháng, sau khi sạch kinh uống liên tục 10-15 ngày.
    Bài 2: Đẳng sâm (hoặc bố chính sâm) 30g, hoàng kỳ 15g, sơn dược 30g, đương quy 15g, ba kích 15g, nhục thung dung 10g, sài hồ 6g, xích thược 15g, tang thầm (trái dâu tằm chín) 15g. Sắc và uống giống như bài trên.
    Dạng đàm thấp ứ đọng
    - Triệu chứng: Hay gặp ở những người béo phì, thừa cân, hay ra nhiều khí hư. Kinh đến sau kỳ, lượng máu ít, sắc nhợt mà dính. Kèm theo các chứng trạng toàn thân như kém ăn, vùng thượng vị khó chịu, bụng trướng đầy, đại tiện lỏng. Rêu lưỡi trắng nhớt. Mạch hoãn hoặc hoạt.
    - Phép chữa: Kiện tỳ hóa thấp, trừ đờm thông kinh.
    Bài 1: Thương truật 20g, hương phụ 15g, trần bì 8g, bạch phục linh 15g, chỉ xác 8g, bán hạ 8g, nam tinh 8g, cam thảo 8g, sinh khương 8g. Nước 800ml, đun sôi, sau đó giữ nhỏ lửa cho cạn còn 450ml, chia ra 3 lần uống trong ngày, vào sáng, chiều, tối. Hằng tháng, sau khi sạch kinh uống liên tục 10-15 ngày.
    Bài 2: Bán hạ 10g, trần bì 10g, phục linh 10g, thương truật 10g, bạch truật 10g, trúc lịch 6g, đại phúc bì 10g, đương quy 10g, xuyên khung 12g, ích mẫu thảo 15g, cam thảo 6g. Sắc và uống như bài trên.
    Phụ nữ mắc phải chứng kinh sụt cần chú ý làm việc và nghỉ ngơi điều độ, cố gắng giữ cho tinh thần vui vẻ và thanh thản. Tránh tư lự, ưu uất, giận dữ quá độ, khiến cho khí huyết bị ngưng trệ, gây cản trở cho sự hành kinh. Đặc biệt lúc đang hành kinh tuyệt đối cấm phòng sự, nếu không sẽ sinh ra những bệnh hiểm nghèo, rất có thể dẫn đến vô sinh.
    Về ăn uống, trước và trong những ngày đang hành kinh, cần kiêng ăn của chua và những thứ sống lạnh, đắng, chát. Vì những loại thức ăn này dễ dẫn đến huyết ngưng, khí trệ, khiến cho kinh huyết khó bài xuất ra ngoài.
    Khi bệnh đã khỏi, vẫn nên tiếp tục bồi bổ chân huyết vài ba tháng, để giúp cho khí huyết lưu thông điều hòa, nếu có điều kiện nên sử dụng bài thuốc sau: nhân sâm 8g, phục linh 10g, đương quy 9g, bạch thược 9g, nhục quế 6g, bạch truật 12g, hoàng kỳ 12g, thục địa 12g, trần bì 8g, cam thảo 6g. Sắc nước uống thay trà trong ngày.

    Lương y Huyên Thảo
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH

  19. #19

    Mặc định Thuốc nam chữa bệnh táo bón

    Táo bón là một chứng bệnh thường gặp. Y học cổ truyền cho rằng táo bón phần nhiều do nhiệt chứng, tà nhiệt xâm nhập vào kinh dương minh phủ thực hoặc do khí hư, huyết hư, tân dịch suy kém gây ra. Táo bón làm trở ngại việc tống các chất cặn bã gây ra bí trướng, đau đớn làm người bệnh khó chịu. Chữa trị táo bón ngoài việc điều chỉnh một chế độ ăn uống hợp lý, tăng khẩu phần rau xanh và các chất xơ để tăng nhu nhuận, có thể dùng thuốc hoạt tràng, thông tiện. Có rất nhiều vị thuốc chữa táo bón. Xin giới thiệu một số vị thuốc nam thông dụng mà hiệu quả.

    Vừng đen: Tên thuốc gọi là hắc chi ma, là một thực phẩm khá quen thuộc, chứa nhiều chất dầu, protein, các chất cholin, phytin, methionin... Hạt vừng vị ngọt, tính bình vào 4 kinh phế, vị, can, thận. Dùng chữa các chứng can thận suy yếu, ù tai, váng đầu, hoa mắt, chóng mặt, đại tiện bí táo, râu tóc bạc sớm. Trường hợp táo bón, dùng vừng đen 40-50g sao qua trộn với 30g mật ong ăn vài lần trong ngày. Có thể dùng vài ngày.

    Thầu dầu: Dùng dầu của hạt cây thầu dầu, tên thuốc là tỳ ma du. Thuốc có vị ngọt cay, tính bình, quy vào hai kinh vị và đại tràng. Tác dụng nhuận hạ, tích trệ, tiêu sưng. Dùng dầu thầu dầu làm trơn nhuận, phù hợp với người già bị bệnh táo bón. Dùng ngày 2 lần, mỗi lần 5ml.

    Quả mướp: Quả tươi chứa các chất cholin, phytin, các acid amin tự do. Tác dụng làm lưu thông máu, thông sữa, làm dịu, chữa táo bón, đau nhức gân xương. Dùng mướp nấu ăn hoặc sắc cô đặc lấy nước uống có tác dụng làm hoạt tràng, thông tiện.

    Bồ kết: Dùng quả già, chín đem phơi hoặc sấy khô. Thuốc có vị cay, mặn, tính ấm hơi độc, quy vào hai kinh phế, đại trường. Bồ kết chứa chất saponin, một số flavonoid và hợp chất triterpen. Có tác dụng trừ đờm, khai khiếu, chữa táo bón, làm thông sữa. Dùng bồ kết quả to, sao tồn tính, tán thành bột mịn, uống ngày 1 lần 2g với nước cơm để chữa táo bón.

    Đào nhân: Vị thuốc là nhân của hạt đào trong có chứa phần lớn các chất dầu, ngoài ra có amygdalin, men elmusin, một ít tinh dầu. Đào nhân vị đắng, ngọt, tính bình, quy vào hai kinh tâm, can. Có tác dụng hoạt huyết, trừ ứ, nhuận tràng. Liều dùng 4-8g sắc uống. Có thể dùng hoa đào 5-8g có cùng tác dụng.

    Lô hội: là nhựa đã chế biến khô của cây lô hội còn gọi là cây lưỡi hổ. Thuốc có vị đắng, tính hàn, quy vào hai kinh tâm, can. Có tác dụng thanh nhiệt, giáng hỏa, thanh can, hoạt tràng, thông tiện. Dùng chữa các chứng táo bón, ruột dạ dày, can đởm thực nhiệt. Có thể dùng 6g lô hội nghiền nát, trộn với đường rồi ngậm và nuốt dần hoặc dùng lô hội 20g, chu sa 15g, tán nhỏ hòa với rượu làm viên, uống mỗi lần 4g với rượu hoặc nước cơm, ngày 2 lần.

    Đại hoàng: Dùng rễ cây đại hoàng. Đại hoàng vị đắng, tính lạnh quy vào 5 kinh: tỳ, vị, can, tâm bào, đại trường. Có tác dụng thông rửa tràng vị, phá tích, hành ứ. Dùng chữa táo bón do nhiệt kết. Liều thường dùng 6-12g. Có thể dùng đại hoàng 9g, đào nhân 9g, hạt bí đao 9g, mang tiêu 9g, đan bì 12g, sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần chữa bệnh viêm ruột, đau bụng, táo bón.

    Thảo quyết minh: Là hạt của cây muồng. Dùng hạt già đã chế biến khô, chứa chất antraglucosid, ngoài ra có protid, chất nhớt, chất béo và sắc tố. Quyết minh tử vị mặn, tính bình, vào hai kinh can, thận, có tác dụng thanh can, ích thận, thanh can hỏa, trừ phong nhiệt, làm sáng mắt, hoạt tràng, thông tiện. Liều dùng 6-10g, dùng sống hay sao, có thể tán bột hay sắc uống để trị táo bón.

    Mạch môn: Vị thuốc là rễ (củ) cây mạch môn đông, thành phần chứa chất nhày, saponin, chất đắng. Vị ngọt hơi đắng, tính hơi lạnh, vào 3 kinh tâm, phế, vị. Tác dụng nhuận mát phổi, thanh tâm, tả nhiệt, sinh tân dịch, lợi sữa, nhuận tràng, tiêu đàm, chữa ho. Để chữa táo bón dùng mạch môn 15g, sinh địa 15g, huyền sâm 9g, sắc uống.

    Mật ong: Vị ngọt, tính bình, quy vào 5 kinh: tâm, phế, tỳ, vị, đại trường. Tác dụng nhuận, trơn, hoạt tràng, bổ trung, giảm đau, giải độc. Dùng chữa đại tràng táo kết, chỉ thống, thích hợp với người bị chứng tân dịch ở vị tràng thiếu, hư nhược, không phải chứng thực, phù hợp với người già, trẻ em, phụ nữ sau đẻ bị táo bón. Liều dùng 20-40g mỗi ngày.

    Phan tả diệp: Dùng dưới dạng lá, vị cay, đắng, tính rất lạnh, quy kinh đại tràng. Thường được dùng phối hợp phan tả diệp 8g, hậu phác 12g, sắc uống chữa chứng đại tràng bí kết gây táo bón. Tuy nhiên không nên dùng cho những người thể hư nhược, phụ nữ mang thai.


    DSCKI. Phạm Hinh
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH

  20. #20

    Mặc định Bồi bổ cho sản phụ

    Sau sinh phụ nữ cần được bồi bổ để bù đắp lại sức lực bị tiêu hao trong cuộc sinh nở, kể cả phần máu mất đi. Mặt khác bồi bổ cho người mẹ còn nhằm mục đích cung cấp dinh dưỡng cho đứa trẻ mới ra đời phát triển được đều đặn và khỏe mạnh qua đường sữa mẹ. Kinh nghiệm cho thấy các món ăn - thuốc sẽ trình bày dưới đây đủ đáp ứng được yêu cầu vừa nêu trên.
    NHỮNG MÓN ĂN - THUỐC BỒI BỔ CHO SẢN PHỤ SAU SINH
    Món khiếm thực: Khiếm thực 50g, hồng táo 10 quả, lạc (đậu phộng) 30g, cho dùng đường đỏ vào nấu cháo ăn thêm hàng ngày.
    Chè trứng, táo: Trứng gà tươi 2 quả, lạc nhân 100g, đại táo 12 quả, đường đỏ 50g, luộc chín lạc, sau cho trứng gà và đường đỏ vào nấu cùng. Ăn cái uống nước canh. Mỗi ngày 1 lần, cần dùng liên tục 20 ngày.
    Nước lá tía tô, hành: Hành 50g, lá tía tô 10g, đường đỏ 50g. Luộc hành và lá tía tô, sau gạn lấy nước cho đường đỏ vào uống. Uống nóng, ngày 1 lần trong một thời gian.
    Món thịt lợn hấp lươn: Lươn 250g, thịt lợn 100g, hành, gừng, muối, rượu vang, xì dầu… Làm sạch lươn bỏ ruột, thái miếng cả lươn và thịt lợn, cùng cho vào bát, ướp gia vị. Hấp xong ăn cả nước và cái. Cần ăn một thời gian.
    Món ăn cho phụ nữ sau sinh bị nhiệt
    Nếu như phụ nữ sau sinh bị nhiệt cần ăn kiêng các chất cay nóng như ớt, tiêu, rượu, thuốc lá, mỡ, các đồ uống lạnh và các thức ăn nóng như quế, thức ăn rán, thịt cừu… Sau đây là những món ăn có tác dụng giải nhiệt cho sản phụ.
    Canh bầu dục lợn: Bầu dục lợn 1 quả, đậu xị 15g, hành 10g, gạo tẻ 50g. Bầu dục lợn làm sạch cho cùng gạo tẻ, đậu xị vào nồi nấu thành canh, thả hành vào ăn.
    Canh mộc nhĩ đen, quả dâu: Mộc nhĩ đen 10g, quả dâu 30g, hồng táo 7 quả, cho vào nồi nấu chín làm món ăn điểm tâm hàng ngày.
    Cháo thịt, đậu xị, hành: Đậu xị 10g, hành 10g, cho vào đun lấy nước rồi cho thịt xay vào nấu cháo ăn. Cần ăn vài tuần, hoặc thay món cho dễ ăn.
    Cháo chim bồ câu, hạnh nhân: Thịt bồ câu 100g, hạnh nhân ngọt 100g, cho vào nấu ăn.
    Nước quýt hoa hồng: Dùng bánh quýt 30g, hoa hồng 3g. Sắc lấy nước uống trong ngày thay trà.
    Tim lợn hầm muối: Tim lợn 1 quả, cho vào hầm nhỏ lửa chín nhừ nêm muối vào ăn.
    Cháo cá đậu xị: Đậu xị 15g, thịt cá chầy bạc 100g, cùng cho vào nồi nấu ăn.
    Trà dây mướp: Dây mướp 10g, cho sắc lấy nước uống thay trà trong ngày.
    Cháo lươn, nước gừng: Lươn 150g, nước gừng 10-20ml, cho vào gạo tẻ nấu thành cháo ăn.
    Cháo rau cải dầu: Dùng 100g cải dầu nấu với gạo tẻ thành cháo ăn.
    MÓN ĂN - THUỐC DÙNG CHO NGƯỜI SAU SINH BỊ BĂNG HUYẾT
    Trong vòng 24 tiếng sau sinh, nếu như âm đạo ra máu trên 400ml thì được coi là băng huyết. Có nhiều nguyên nhân gây băng huyết như sót nhau, tử cung co kém, hoặc rách phần mềm ở âm đạo hay cổ tử cung, trở ngại chức năng đông máu… Nếu như xảy ra tình trạng này cần báo cho bác sĩ sản khoa biết để thăm khám và có cách xử trí kịp thời. Mặt khác có thể kết hợp với các món ăn - thuốc sẽ giới thiệu sau đây, tùy theo từng chứng bệnh mà sử dụng cho thích hợp.
    Món thịt lợn, bách hợp, đương quy: Bách hợp 30g, đương quy 9g, thịt lợn nạc 60g, cho cả vào nấu chín. Cần ăn 5-7 ngày.
    Món dấm luộc trứng gà: Dùng dấm và rượu mỗi loại một nửa cho trứng gà vào luộc, ăn trứng gà.
    Món thần khúc tán: Dùng thần khúc tán thành bột, ngày uống 2 lần, mỗi lần 10g.
    Món cao ích mẫu, sơn tra: Dùng sơn tra sống, ích mẫu thảo, mỗi loại 50g, đường cát đỏ 100g, sắc uống trong ngày.
    Món lòng trắng trứng gà: Trứng gà 1 quả, đập lấy lòng trắng, cho dấm 1 lượng tương đương lòng trắng trứng gà, cho thêm 15g sơn tra vào nấu lên uống.
    Cháo cá chép, nước hoa đậu răng ngựa: Nước hoa đậu răng ngựa 30g, thịt cá chép 250g, cho gạo vào nấu cháo ăn.
    Cháo hoa phù dung: Hoa phù dung 15g, sắc lấy nước, cho gạo và đường vào nấu cháo ăn.
    MÓN ĂN DÙNG CHO NGƯỜI SAU SINH SẢN DỊCH RA KÉO DÀI
    Phụ nữ sau sinh bao giờ cũng ra sản dịch. Vì vậy cần ăn uống thanh đạm, uống nhiều nước canh, ăn rau là chính. Nếu chức năng co tử cung kém cần một ít thức ăn thanh bổ, các thức có vị chua sẽ có tác dụng hỗ trợ co tử cung. Sau đây là những món ăn phù hợp trong giai đoạn sản dịch kéo dài.
    Món chè cà đường đỏ: Cà 2 quả thái lát, đường đỏ 50g, cho vào nấu cùng, mỗi ngày 1 lần, ăn liên tục 7 ngày.
    Nước ngó sen: Ngó sen tươi 500g, giã nát vắt lấy nước uống ngày 1 lần.
    Nước đậu: Đậu đen, đậu đỏ mỗi loại 200g, cho cả 2 thứ vào rang qua, sau cho nước cùng men rượu nấu lấy nước uống, ngày uống 1 lần.
    Nước sơn tra, lá chè: Sơn tra 50g, lá chè 6g, đường đỏ 100g, cho cả vào nấu cùng, lấy nước uống. Ngày uống 2 lần.
    Món canh trứng: Đậu phụ 2 bìa, trứng gà 2 quả, một ít đường trắng, cho tất cả vào nấu thành canh để ăn vào sáng sớm khi đói, ngày ăn 1 lần và ăn thường xuyên.
    Nước gừng: Gừng tươi 50g nướng cháy, đường đỏ 50g, hai thứ nấu lấy nước uống, ngày uống 2 lần.
    Thịt lợn hầm liên thảo: Liên thảo can 30g, bạch mao căn 30g, hai thứ sắc bỏ bã lấy nước, cho thêm thịt lợn nạc 20g thái nhỏ, lại đổ thêm 3 bát nước, sắc còn lại 1 bát, chia 3 lần uống nước ăn thịt trong ngày. Cần ăn như vậy vài ngày liền.
    Canh trứng vịt: Trứng vịt 1 quả, tô mộc 6g, ngó sen 30g. Cho tô mộc và ngó sen vào sắc lấy nước bỏ bã, sau cho trứng vịt đã luộc bỏ vỏ vào đun một lát, ăn trứng, uống nước canh, ngày 1 lần, ăn liền 5 ngày.
    MÓN ĂN - THUỐC DÙNG CHO NGƯỜI MẤT MÁU BỊ CHOÁNG SAU SINH
    Sau khi sinh đột nhiên thấy chóng mặt, hoa mắt, nôn mửa, có khi bất tỉnh, hiện tượng này gọi là ngất do mất máu sau sinh cần báo ngay cho thầy thuốc để xử trí cấp cứu kịp thời. Tuy nhiên trong trường hợp này Đông y cũng có những món ăn - thuốc có tác dụng hỗ trợ làm khỏi bệnh. Dưới đây là những món ăn - thuốc ấy.
    Nước sâm: Hồng sâm 10g, thái lát cho nước vào nấu uống.
    Cháo a giao: A giao 15g, gạo nếp 30g, cho gạo nếp vào nấu thành cháo chín thì cho a giao vào, vừa đun vừa khuấy, sôi nhào lên là ăn được.
    Gà hầm thuốc: Gà mái 1 con, đương quy 30g, xuyên khung 15g, làm sạch thịt gà cho vào hầm cùng đương quy, nấu chín, ăn thịt gà uống nước canh.
    Trứng gà, rau cần: Rau cần 100g, trứng gà 2 quả, nấu chín ăn trứng, bỏ canh.
    Đậu đen, hồng hoa sắc: Đậu đen 30g, hồng hoa 6g, sắc lấy nước cho 60g đường đỏ vào uống nóng.
    Mộc nhĩ đen hầm: Mộc nhĩ đen, đường phèn, lượng như nhau, đem hầm nhừ, mỗi lần uống 1 thìa, ngày 2 lần.

    BS. HOÀNG XUÂN ĐẠI
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •