kết quả từ 1 tới 8 trên 8

Ðề tài: Đạo tứ phủ Việt Nam

  1. #1

    Mặc định Đạo tứ phủ Việt Nam

    Quan niệm của dân gian về nhân vật Phạm Ngũ Lão trong đạo tứ phủ được thể hiện như thế nào? Những bài hát chầu văn về ngài? Cảm ơn!

  2. #2

    Mặc định

    Bạn nga7792 đã hỏi:

    Quan niệm của dân gian về nhân vật Phạm Ngũ Lão trong đạo tứ phủ được thể hiện như thế nào? Những bài hát chầu văn về ngài? Cảm ơn!
    Theo MT được biết Tướng Phạm Ngũ Lão không phải là một vị quan hay một vị có chức sắc... trong Đạo Tứ Phủ, Ngài là một vị tướng nhà trần mà ta vẫn hay gọi Lục Tướng Trần Triều...

    MT đã viết Topic Luận bàn về Đạo Thánh.... có người cũng tham gia với MT là không nên gọi là Đạo Thánh mà nên gọi là Tín ngưỡng thờ Mẫu thì đúng hơn, MT xin trích dẫn như sau:

    Bác sylilave đã post:

    1) Tục thờ Thánh, Mẫu của người Việt chưa hội đủ yếu tố để được coi là ĐẠO như Đạo Phật, Đạo Thiên Chúa, Đạo Hồi… mà nên gọi là TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU thì chính xác hơn.

    2) ......

    MT xin trả lời như sau:

    Về câu hỏi thứ nhất: Đây chỉ là ngôn từ thôi bác ạ mình không nên chấp quá vào ngôn từ, vì sau MT lại đưa ra chủ đề topic là: LUẬN BÀN VỀ ĐẠO THÁNH VIÊT NAM... chứ không phải là topic LUẬN BÀN VỀ ĐẠO MẪU VIỆT NAM... vì từ Đạo Thánh... có nghĩa rộng hơn là Đạo Mẫu. Ở Việt nam ngoài Tín Ngưỡng Thờ Mẫu chúng ta còn có tín ngưỡng thờ các vị thánh thần Nam Việt khác như: thờ Thánh Trần Hưng Đạo, thờ Tứ Bất Tử, thờ các vị Thần nông nghiệp, Thờ Đức Quốc Mẫu Âu Cơ, Đức Quốc Phụ Lạc Long Quân, thờ Bác Hồ... còn việc hội tụ đủ yếu tố để được gọi là Đạo như Đạo Phật, Đạo Thiên Chúa, Đạo Hồi... cái đó MT nêu vấn đề chúng ta phải bàn thêm... Theo MT Phật Thánh không khác, chỉ khác nhau ở cấp độ tu chứng... các Ngài Thánh Thần Nam Việt đều tu theo giáo lý nhà Phật... nhưng họ mới đạt đến quả vị như vậy...
    Theo MT tín ngưỡng thờ Trần Triều này không thuộc trong Đạo Tứ Phủ và đây là một hệ thông tín ngưỡng riêng. Chúng ta đã thấy nhiều người có căn nhà Trần chứ không có căn hàng Tứ Phủ, nếu chỉ giải quyết, trả nợ theo hàng Tứ Phủ thì sẽ không hết, cũng có nhiều người Hầu Đồng bên cửa Trần Triều...

    Nhưng Việt nam chúng ta tín ngưỡng Thờ Thánh cũng được dung hòa, hòa hợp với nhau, nhiều Đền thờ Mẫu có thờ ban Trần Triều ở trong, nhiều Chùa có cả ban Mẫu và ban Trần Triều... Cũng như việc Tín ngưỡng thờ Mẫu được Phật hóa.... như bác Hoatham đã có bài viết MT đã post ở trang 1 topic này.

    MT xin post một bài viết về Tín ngưỡng Thờ Đức Thánh Trần như sau:

    Nhân dân sùng kính phong thánh

    Trần Hưng Đạo được thờ phụng ở nhiều nơi, trong đó lễ hội lớn nhất ở đền Kiếp Bạc thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương ngày nay, nơi ngày xưa là phủ đệ của ông. Ông được người dân nhiều đời sùng kính phong Thánh tức là Đức thánh Trần, đây là điều hiếm hoi trong lịch sử chỉ dành riêng cho vị danh tướng nhà Trần. Ngày lễ chính thức được tổ chức vào ngày ông mất (20 tháng 8 âm lịch hàng năm). Nhân dân không gọi trực tiếp tên của ông mà gọi là Hưng Đạo Vương, Hưng Đạo Đại Vương, Đức thánh Trần, hoặc gọi là Cha (Tháng Tám giỗ Cha, tháng Ba giỗ Mẹ).

    Các đền thờ Hưng Đạo Đại Vương có thể thấy ở khắp nước Việt Nam.

  3. #3
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn Avatar của khaiphamkhac
    Gia nhập
    Mar 2008
    Nơi cư ngụ
    Hà nội
    Bài gởi
    561

    Mặc định

    Bạn Post trích dẫn đọan cuối vẫn có chút nhầm lẫn đấy. Dân gian thường quan niệm Cha Trời, Mẹ Đất trong tín ngưỡng thờ Mẫu. Chứ không phải chỉ Đức Trần Triều cũng giỗ vào Tháng tám đâu. Mong bạn xem lại câu văn vần : Tháng 8 rỗ Cha, Tháng 3 rỗ Mẹ.
    Mẹ thì là Mẫu Liễu Phủ Giầy rồi, còn Đức Trần Triều thì còn sau này nữa cơ mà. Xin chớ nhầm lẫn .
    KPK

  4. #4
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn Avatar của khaiphamkhac
    Gia nhập
    Mar 2008
    Nơi cư ngụ
    Hà nội
    Bài gởi
    561

    Mặc định

    xin lỗi sai chính tả. đính chính : Giỗ Cha, Giỗ Mẹ.
    KPK

  5. #5

    Mặc định

    Bác Khaiphamkhac đã viết:

    Bạn Post trích dẫn đọan cuối vẫn có chút nhầm lẫn đấy. Dân gian thường quan niệm Cha Trời, Mẹ Đất trong tín ngưỡng thờ Mẫu. Chứ không phải chỉ Đức Trần Triều cũng giỗ vào Tháng tám đâu. Mong bạn xem lại câu văn vần : Tháng 8 rỗ Cha, Tháng 3 rỗ Mẹ.
    Mẹ thì là Mẫu Liễu Phủ Giầy rồi, còn Đức Trần Triều thì còn sau này nữa cơ mà. Xin chớ nhầm lẫn
    MT đã nghiên cứu về Tháng 8 giỗ cha, Tháng 3 giỗ mẹnhưng chỉ thấy tài liệu nói về giỗ Cha là Ngài Trần Hưng Đạo, giỗ mẹ là Đức Mẫu Liễu Hạnh, chưa tìm thấy tài liệu nói về Tháng 8 giỗ Cha trời, tháng 3 giỗ mẹ Đất...

    Về Tín ngưỡng thờ Mẫu có thờ Cha trời, mẹ Đất hoặc mẹ Trời mẹ Đất... thì có trong tín ngưỡng thờ Mẫu chứ không đề cập đến ngày giỗ... MT xin post một đoạn nói về tín ngưỡng thờ Mẫu trong cuốn Các hình thái tín ngưỡng tôn giáo Việt Nam như sau:

    Cùng với tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên, tín ngưỡng thờ thần, ở Việt Nam, cụ thể là ở người Việt (Kinh) còn có một hình thái tín ngưỡng nữa, đó là tín ngưỡng thờ Mẫu, nhiều người gọi là Đạo thờ Mẫu, nhưng vẫn mang nghĩa là một tín ngưỡng, chứ không phải là một tôn giáo. Tín ngưỡng thở Mẫu diễn ra rất lâu đời, khá phức tạp, cho đến nay vẫn còn không ít sự biểu đạt chưa thống nhất về tín ngưỡng thờ Mẫu. Diễn giải vấn đề này, chúng tôi xin bắt đầu từ đề mục:

    I. CỐT LÕI CỦA TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU

    Mẫu là gọi theo tiếng Hán, tiếng Việt Nam gọi là Mạ, Mệ, Mẹ, tại sao lại có tín ngưỡng thờ Mẹ? Đó là từ thời nguyên thuỷ con người bắt đầu có ý thức sâu sắc về sự sinh sản, sự sinh sôi nảy nở, ý thức ấy thường biện lý từ cái cụ thể. Mà cái cụ thể về giá trị sinh sôi nảy nở, không gì khác ngoài người Mẹ mang nặng đẻ đau, sinh ra nuôi dưỡng che chở cho những đứa con, và những cái gì sinh sôi, nuôi sống che chở bảo vệ cho con người, chiến thắng thiên tai và thư dữ ấy đều được coi là Mẹ.

    Theo ý nghĩa trên đây, người Mẹ biểu tượng đầu tiên nuôi sống, che chở cho con người ấy là Mẹ Cây. Cây cho mầm, cho rễ, cho quả để con người ăn sinh sống ban đầu, cây cho vỏ để người mặc, cây cho cành cho những rễ phụ để con người kết lại thành võng treo mình trên đó qua đêm và tránh thú dữ sát hại. F.Engels trong sách “Nguồn gốc gia đình chế độ tư hữu và nhà nước” đã viết ý là: ít nhất con người còn sống ở trên cây một phần, thì mới có thể giải thích được rằng họ có thể sinh tồn cùng với thú dữ.

    Ở nước ta, cây cho rễ phụ nhiều nhất là cây đa, cây si. Hiện nay ở xã Tiên Nông (khởi thuỷ nghề nông), bên bờ sông Lô, thị xã Tuyên Quang có đền thờ Mẫu Ỷ La. Nay đền đã quang đãng, nhưng trước đây không lâu, bao quanh đền là cả một rừng cây đa cổ thụ, rễ phụ đan nhau chằng chịt. Cũng ở thị xã Tuyên Quang, có một đền Ỷ La khác trên núi La thờ bà chúa Thượng Ngàn. Hoặc như đền Bắc Lệ Hữu Lũng Lạng Sơn, thờ bà chúa Thượng Ngàn, cũng trồng rất nhiều cây đa, cây si đã thành cổ thụ được gọi là cây thiêng, cây bất tử toả bóng che cho khách hành hương. Ỷ là dựa, La là lưới là võng, rễ những cây đa cây si được tết thành lưới thành võng như những cái nôi ru đưa con người nguyên thuỷ chìm vào trong giấc ngủ qua đêm tránh thú dữ. Bởi thế Ỷ La trở thành biểu tượng đầu tiên về Mẹ thiêng liêng. Theo tác giả Toan Ánh, trong sách “Nếp cũ”, có nói ở đền Bắc Lệ Lạng Sơn treo bức tranh Mẫu Thượng Ngàn ngồi trên chiếc võng giăng giữa hai cây trong rừng xanh, xung quanh có nhiều vượn chim và các cô nàng đứng hầu hạ. Bức tranh này được chụp thành ảnh, in trong sách “Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam” của Trần Ngọc Thêm, gọi là tranh Hàng Trống (tr.272). Việc thờ Mẫu mang tính chất là thờ Mẹ Cây Mẹ Rừng này còn thấy rõ nét ở nhiều nơi. Như ở đền Hai Bà Trưng, Đồng Nhân, Hà Nội, trên bàn thờ Mẫu treo bức hoành phi đề “Tam mộc sâm đình”, hay ở đầu bàn thờ Mẫu thấy bức hoành phi đề như thế này, ấy là mang tính chất thờ Mẫu ban đầu là Mẫu Sơn Lâm. “Tam mộc sâm đình” là ba cây làm nên rừng lớn. Dân ta có câu:
    “Một cây làm chẳng nên non,
    Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.

    Ấy là hình ảnh nói về sức mạn đoàn kết cộng đồng bắt nguồn từ thờ Mẫu “Tam mộc sâm đình”.

    Hoặc như nhiều làng dệt ở vùng Hà Đông cũ mang tên La Khê, La Cả thờ tổ dệt là Mẫu La.

    Mẫu Ỷ La mang tính chất là Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Sơn Lâm được nhân cách hoá thành những huyền thoại như sau:

    - Vua Hùng Định Vương có bà hoàng hậu thứ ba, tên là bà An Nương, mang thai khá lâu (gọi là chửa trâu), bà đi chơi giữa rừng xanh, trở dạ đẻ, bà vịn vào gốc cây quế cổ thụ, đau đớn vất vả lắm mới sinh được con gái, nhưng bà kiệt sức mất ngay sau khi sinh con. Con gái được vua cha đặt tên là Mị Nương Quế Hoa. Lớn lên Quế Hoa rất xinh đẹp, nhiều hoàng tử xin kết duyên, nhưng nàng không hề để ý, chỉ hiềm một nỗi nhớ nhung tìm mẹ. Nàng cùng 12 thị nữ, đi khắp rừng xanh tìm mẹ. Trên đường đi nàng gặp rất nhiều dân tình đói khổ vào rừng đào củ mài kiếm ăn, nàng rất xót xa thương dân tình đói khổ. Với lòng nhất mực hiếu thảo tìm mẹ, và lòng bác ái thương dân, nàng đã được tiên ông hiện xuống cho sách quí có phép màu, làm núi sông thông thương trở lại, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, cuộc sống dân lành ấm no, yên vui trở lại... Đám mây ngũ sắc hạ xuống đón bà và 12 thị nữ về trời... Nhân dân thương nhớ tôn Nàng là Thượng Ngàn Thánh Mẫu, lập đền thờ, nay là đền suối Mơ ở Hữu Lũng Lạng Sơn.

    Câu chuyện trên đây, tất hình thành nên sau này, như chuyện Tấm Cám có ông Tiên cho phép lạ, nhưng cốt lõi ở đây là bà Mẹ Rừng xanh và Thánh Mẫu Thượng Ngàn.

    - Thánh Tản Viên (Sơn Tinh) sau khi thắng Thuỷ Tinh, được vua Hùng gả con gái là Ngọc Hoa. Tản Viên và Ngọc Hoa sinh được người con gái hiền thục đặt tên là La Bình (ở đây ta lại gặp chữ La là lưới, là võng). La Bình luôn đi theo cha khắp núi rừng săn bắn. Đi đến đâu La Bình cũng quyến luyến với núi rừng, cây cỏ, muông thú. Thấy vậy Thượng đế phong cho nàng là nữ chúa rừng xanh. Từ đó nàng càng gắn bó với núi rừng, dạy bảo muôn loài cầm thú, không gây điều ác. Do công lao ấy thượng đế giao cho nàng cai quản 81 cửa rừng xanh ở chốn Nam Giao. Nàng còn có công giúp triều Lý thắng Tống, Trần thắng Nguyên, nhất là giúp quân ông Lê Lợi thắng giặc Liễu Thăng ở Lạng Sơn. Vì vậy nàng được tôn là chúa Thượng ngàn, nhân dân lập đền thờ, nay là đền Bắc Lệ ở Hữu Lũng Lạng Sơn, cách đền Suối Mơ không xa.

    Ở đây câu chuyện có hai ý, một là con người còn sống chung với muông thú trong rừng sâu, và con người đã khuất phục chiến thắng được thú dữ. Hai là câu chuyện được kéo về chúa Thượng ngàn giúp dân ta chống giặc Bắc, mà Lạng Sơn là địa đầu trong các cuộc kháng chiến ấy, nên Bà lại được qui về thờ ở Bắc Lệ.

    - Câu chuyện Mẫu Thượng ngàn hay Mẫu Đệ nhất, là một cô gái người Dao ở Động Cuông, Yên Bái. Khi cô sinh ra, bố mẹ đã già yếu, từ nhỏ đến lớn cô chỉ làm việc thiện, không lấy chồng, khi chết Bà hiển linh giúp đỡ dân làng được nhiều điều tốt đẹp, nên Bà được thờ ở các tình Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái và Bà cũng báo mộng cho ông Lê Lợi, ông Nguyễn Trãi biết được đường tiến quân của giặc Minh để thắng chúng ở Lạng Sơn, nên cũng được thờ ở đền Bắc Lệ, ở Đồng Đăng Kỳ Lừa Lạng Sơn.

    Cũng với những câu chuyện trên đây, ở việc đồng bóng (sẽ trình bày sau) thường xuyên xuất hiện các mẫu đệ nhất, đệ nhị là các chầu bà người miền núi: Dao, Tày, Nùng nhập đồng, đã phản ảnh đậm nét thời kỳ mẫu xuất hiện gắn với con người còn cư trú trên miền rừng núi. Mà dấu tích của nó là hệ thống các đền thờ Mẫu còn thấy ở trên miền núi. Cùng với các đền Ỷ La, đền Bắc Lệ, đền Suối Mơ giới thiệu trên đây, ta còn biết các ngôi đền khác, như đền Giùm thờ Mẫu Thuỷ ngàn ở cửa sông Lô đổ vào sông Hồng Yên Sơn Tuyên Quang, đền thờ Mẹ Âu Cơ ở xã Hiền Lương bên sông Theo Yên Bái, đền thờ Mẫu bên Thác Bờ Hoà Bình, đền Chợ Củi thờ Mẫu Thượng ngàn ở thượng nguồn sông La Nghệ Tĩnh.

    Như vậy, có thể nói được rằng, tín ngưỡng thờ Mẫu ở người Việt (Kinh) hay ở Việt Nam, khởi đầu gắn với con người còn cư trú trên các miền rừng núi. Có nghĩa là tín ngưỡng thờ Mẫu khởi nguyên từ miền rừng núi thờ Mẹ Cây (sau này gọi Mẫu Thượng ngàn, Mẫu Sơn lâm), rồi theo dòng lịch sử, dần đi xuống trung du đồng bằng, bổ sung thêm những Mẫu khác.

    Khi con người xuống trung du, đồng bằng sống bằng nghề nông nghiệp lúa nước, cây lúa hạt gạo là yếu tố quan trọng hàng đầu nuôi sống con người, rồi các cây hoa màu, cây ăn quả, Mẹ Cây vẫn gắn bó chặt chẽ với đời sống con người. Và con người làm nông nghiệp lúa nước, thì đất và nước là hai đối tượng quan trọng tiếp theo được tôn thờ. Đất và Nước được tôn vinh thành Mẹ Đất Mẹ Nước (Mẫu Địa, Mẫu Thuỷ) gia nhập vào hàng ngũ Mẫu được tôn thờ.

    Thế nhưng quyết định có nước lại là mưa từ trên trời rơi xuống, con người chưa hiểu nổi qui luật của mưa là nước bốc hơi lên thành mây mưa, cho đó là Trời quyết định, Mẹ Trời được tôn vinh, Mẫu Thiên gia nhập vào hàng ngũ Mẫu. Tín ngưỡng là từ thực tế cuộc sống, con người đặt ra những lực lượng tôn vinh, tôn thờ phù hợp với cuộc sống của mình là thế. Mẹ Cây, Mẹ Rừng (sau này gọi Mẫu Thượng ngàn hay Mẫu Sơn Lâm). Mẹ Đất, Mẹ Nước, Mẹ Trời (thời tiết, khí hậu), hay gọi theo tiếng Hán là Mẫu Thượng ngàn, Mẫu Địa, Mẫu Thoải (Thuỷ), Mẫu Thiên là hệ thống Mẫu cơ bản ban đầu của tín ngưỡng thờ Mẫu.

    Trong bốn Mẫu trên đây, Mẫu Sơn Lâm (Thượng ngàn) đã được nhân cách hoá như trên. Còn Mẫu Thuỷ (Thoải) được nhân cách hoá như sau:
    - Dị bản từ làng A Lữ kể rằng, thuở trời đất mới mở mang, rừng núi sông hồ hoang vu, Kinh Dương Vương thường đi chu du khắp nơi, một hôm tới hồ Đông Đình gặp người con gái sắc đẹp tuyệt trần, con vua Long Vương hồ Đông Đình. Kinh Dương Vương lấy nàng làm vợ, sinh ra Sùng Sản, chính là Lạc Long Quân, Lạc Long Quân lấy bà Âu Cơ sinh bọc trăm trứng, nở trăm con, Tổ tiên Lạc Việt, từ Rồng, từ Nước.

    Có truyền thuyết lại nói Mẫu Thoải không phải là một bà mà là nhiều bà. Các bà đều là con của Lạc Long Quân, trong đó chọn được ba người, giao cho quản lĩnh sông biển nước Nam, đóng dinh ở sông Nguyệt Đức. Một bà có hiệu là Thuỷ Trinh Động đình Ngọc Nữ công chúa. Bà thứ hai có hiệu là Hoàng Hà Đan Khiết phu nhân. Bà thứ ba là Tam Giang công chúa. Tam Giang nay là ngã ba Sà Yên Phong Bắc Ninh.

    - Một truyền thuyết khác, do người pháp là Durant sưu tầm, kể rằng ở vùng Tuyên Quang, có một hoàng tử con vua Đất là Kinh Xuyên, lấy vợ là con gái Long Vương ở hồ Đông Đình, bà rất yêu chồng. Nhưng Kinh Xuyên lại lấy vợ hai tên là Thảo Mai. Thảo Mai ghen ghét vợ cả, vu cáo vợ cả không chung thủy với chồng. Bực tức, Kinh Xuyên nhốt vợ cả vào cũi, đem bỏ vào rừng cho thú dữ ăn thịt. Ở trong rừng, bà vợ cả không những không bị thú dữ ăn thịt, mà chúng còn mang hoa quả nuôi sống bà. Một hôm có một Nho sĩ đi qua, bà nhờ Nho sĩ viết thư gửi cho cha là Long Vương, bà được cứu thoát. Long Vương muốn gả bà cho Nho sĩ, nhưng ông từ chối, chỉ nhận là người bạn trung thành của bà. Đề cao đạo đức của bà, người đời tôn bà là Mẫu Thoải (Mẹ Nước) lập đền thờ ở Tuyên Quang, gọi đền Giùm (giùm là giúp đỡ), bên hữu ngạn sông Lô như đã giới thiệu.

    Qua những câu chuyện nhân cách hoá viết về Mẹ Nước (Mẫu Thuỷ) trên đây, ta thấy yếu tố Nho giáo ban đầu chưa hội nhập và tín ngưỡng thờ thần. Và Mẫu Thoải (Mẹ Nước) vẫn không tách khỏi các yếu tố ban đầu của nó, lấy chồng là con gái vua Đất, Mẹ Nước bị bỏ vào trong rừng (Mẹ Cây). Ba yếu Đất, Nước, Cây vẫn được nhấn mạnh trong ý niệm ban đầu của tín ngưỡng thờ Mẫu.

    Đến Mẹ Đất, Mẹ Trời thì được nhân cách hoá khi Phật giáo du nhập. Qua câu chuyện Bà Man Nương, làm thủ hộ ở chùa Luy Lâu (chùa Dâu ngày nay), do nhà sư Khâu Đà La (người Ấn Độ vô tình bước qua người bà, khi bà nằm ngủ thiếp ở hiên cửa trai phòng, bà động thai, sinh bé gái. Bà đem trả con cho nhà sư, nhà sư đem bé gái, đọc thần chú, gửi vào trong gốc cây dung thụ. Về sau mưa to gió lớn, cây dung thụ đổ trôi về bên sông Dâu. Em bé gái trước đây nằm trong gốc cây dung thụ biến thành Thạch Quang Phật, cây dung thụ được tạc thành 4 pho tượng, tôn làm bà Pháp Vân, bà Pháp Vũ, bà Pháp Lôi, bà Pháp Điện (4 yếu tố gắn với thời tiết, khí hậu: mây mưa sấm chớp, thành hệ thống chùa Tứ pháp thờ ở nhiều nơi trên đồng bằng Bắc Bộ.)

    Ở đây ta thấy Mẹ Trời (Mẫu Thiên) được triển khai thành Mây Mưa Sấm Chớp, cho kết hợp với Phật giáo thành các Bà, vẫn là yếu tố Mẹ. Và đặc biệt sự nhân cách hoá này, Mẹ Trời (Mẫu Thiên) vẫn là hoà quện với ba yếu tố ban đầu là Đất (Thạch Quang Phật, thạch là đá, đất cứng), Cây (cây dung thụ) và Nước (cây dung thụ theo dòng nước chẩy về bến sông Dâu).

    Việc thờ Mẹ Cây, Mẹ Đất, Mẹ Nước xưa kia phổ biến ở các làng quê trung du đồng bằng Bắc Bộ. Với bộ ba luôn đi liền nhau với nhau và, giếng làng (Nước) Cây đa, cây si hoặc cây đại (Cây) với bệ bên gốc đa, đặt các bình vôi đã nứt vỡ, từ trong các gia đình đưa ra (vôi, đá, đất cứng (Đất).

    Đến đây một vấn đề đặt ra là tại sao người Việt (Kinh) lại sâu sắc tôn thờ những đối tượng Cây, Đất, Nước và Trời (thời tiết khí hậu) thành các Mẹ, đó là do nằm trong bản chất văn hoá Việt Nam, mang tính triết học biểu hiện ra như sau:

    Một là – Sâu nặng ý thức nhớ về cội nguồn. Qua tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên tín ngưỡng thờ thần là những vị có công dựng làng, giữ nước, thể hiện rất rõ điều đó. Còn đối với người Mẹ (người) mang nặng đẻ đau nuôi dưỡng nên những đứa con, thì nghĩa Mẹ thật là sâu nặng không cùng. “Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”, nước trong nguồn chảy ra không bao giờ hết, không bao giờ cạn, thì nghĩa cả ơn Mẹ chẳng bao giờ nguôi. Từ ý thức ấy, mở rộng ra tầm nhìn văn hoá, thì những cái gì là yếu tố có ý nghĩa quyết định sinh sôi ra của cải hạt gạo bát cơm, tố chất cơ bản bao đời nuôi sống con người cư dân nông nghiệp lúa nước, thì cũng có thể ví như công ơn nghĩa Mẹ. Vì thế Cây, Đất, Nước (thời tiết khí hậu) được tôn vinh như những bà Mẹ văn hoá.

    Hai là – Văn hóa Việt Nam nặng triết lý âm sinh dương thành (chứ không phải âm thịnh dương suy). Biểu hiện ở văn hoá nông nghiệp lúa nước, nên rất đề cao yếu tố yên tĩnh hoà bình (âm) rất coi trọng tình nghĩa (âm) xóm làng, để đoàn kết, tạo sức mạnh chống thiên tai địch hoạ, làm thuỷ lợi. Và trong ứng xử bang giao thì hiếu hoà (âm) hơn hiếu thắng (dương) và biết “cúi đầu để giữ nước” cũng là âm tính. Nhưng âm phải vận hành trong sinh sôi phát triển, vì thế “dĩ bất biến (âm) ứng vạn biến (dương)”, “giặc đến nhà đàn bà (âm) cũng phải đánh (dương)”. Bởi thế văn hoá Việt Nam, mọi trách nhiệm và vinh quang đều qui về người Mẹ (cái), “con dại cái mang”, “con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”, sông cái, đường cái, trống cái, thúng cái, rồi thì Mẹ Quê hương, Mẹ Tổ quốc, Mẹ Việt Nam anh hùng...

    Từ những điều mang tính triết lý văn hoá trên đây, mà ở Việt Nam người Mẹ được tôn vinh, người Mẹ có riêng một tín ngưỡng, tín ngưỡng thờ Mẹ, gọi theo tiếng Hán là Mẫu. Cũng như chỉ có Việt Nam mới có riêng một bảo tàng về phu nữ Việt Nam.

    Từ những dẫn giải trên đây chúng tôi kết luận: Cốt lõi của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam là tôn thờ bốn đối tượng Cây, Đất, Nước, Trời (thời tiết khí hậu), những yếu tố cơ bản (qua sức lực của con người) sản sinh ra của cải vật chất, hạt gạo, bát cơm, tố chất cơ bản bao đời nuôi sống con người cư dân nông nghiệp lúa nước, thành các bà Mẹ văn hoá, gọi chung là Tín ngưỡng thờ Mẫu.

    Các Mẫu trong xã hội phong kiến được tôn lên như những bà chúa. Mà chúa thì ở phủ (phủ chúa Trịnh, phủ chúa Nguyễn), vì thế tín ngưỡng thờ Mẫu với bốn đối tượng trên đây được gọi là Tín ngưỡng Tứ phủ đó là Mẫu Sơn Lâm gọi Nhạc phủ, Mẫu Địa là Địa phủ, Mẫu Thuỷ (Thoải) là Thuỷ phủ, Mẫu Thiên là Thiên phủ.

    Cũng đã có sách kết luận: Tôi thấy người Việt Nam dùng danh từ thờ Mẫu là cực hay, họ đã khái niệm hoá thàng công một tín ngưỡng hết sức đa dạng, đồng thời lại tích hợp được nhiều tín ngưỡng khác theo bốn yêu cầu của tâm thức dân tộc, trong tình thương của người Mẹ... là sự nhân cách hoá bốn lực lượng tự nhiên quyết định đời sống của một cư dân nông nghiệp là Trời, Đất , Cây, Nước, người ta gọi là thờ Tứ phủ.

    (Các hình thái tín ngưỡng và tôn giáo VN) - còn tiếp
    Tầm hiểu biết của MT chỉ đến vậy, nếu bạn Khaiphamkhac có những tài liệu tin cậy nói về ngày giỗ Cha Trời vào tháng 8 và Mẹ Đất vào tháng 3 xin bạn post lên chúng ta cùng thảo luận. Cám ơn bạn đã cho ý kiến!

  6. #6
    damquangvinh
    Guest

    Mặc định

    22-8 tiệc vua cha bát hải động đình
    đền ngài ở đồng bằng - thái bình
    ngài chính là vị thánh được nhắc đến trong câu : thánh 8 giỗ cha tháng 3 giỗ mẹ .

  7. #7

    Mặc định

    Em tưởng giỗ cha là Đức Thánh Trần chứ ạ vì nó cần phải tương xứng với vế giỗ Mẹ là Mẫu Liễu Hạnh? Vì em thấy tháng 8 bà con tuyền rủ nhau đi Côn Sơn - Kiếp Bạc.
    Còn nếu giỗ cha Trời - mẹ Đất thì phải giỗ vào tiết hay dịp nào đó chứ?
    Last edited by unreveal; 18-10-2010 at 06:42 PM.

  8. #8
    damquangvinh
    Guest

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi unreveal Xem Bài Gởi
    Em tưởng giỗ cha là Đức Thánh Trần chứ ạ vì nó cần phải tương xứng với vế giỗ Mẹ là Mẫu Liễu Hạnh? Vì em thấy tháng 8 bà con tuyền rủ nhau đi Côn Sơn - Kiếp Bạc.
    Còn nếu giỗ cha Trời - mẹ Đất thì phải giỗ vào tiết hay dịp nào đó chứ?


    tín ngưỡng thờ thánh có từ rất lâu rồi , trước khi trần triều hiển thánh đã tồn tại tín ngưỡng thờ mẫu trong tâm linh thần dân đất việt .
    trong tín ngữong thờ mẫu thưở ban sơ thì đi đôi với mẫu mẹ là đức vua cha ngọc hoàng thượng đế . hay đúc vua cha bát hải động đình .
    tiệc vua cha bát hải động đình là ngày 22 - 8 âm lịch hàng năm . đền thò chính của ngài là đền đồng bằng - thái bình .
    ngày giỗ đức đại vuơng tràn hưng đạo là ngày 20 - 8 âm lịch hàng năm .
    sau này khi đức trần triều hiển thánh thì ngài đuợc phối thờ trong tín ngữong thờ mẫu mà sau này là đạo thánh hay đạo mẫu như ngày nay .
    vì vậy nói về gốc rễ chính xác thì câu tháng tám hội cha , tháng 3 hội mẹ là chỉ đức vua cha bát hải động đình và thánh mẫu liễu hạnh .
    còn đức đại vương trần hưng đạo thì sau này khi các ngài hiển thánh và đuợc nhân dân ta tôn vinh là vua cha thì há có gì là không hợp lí đâu ?
    có ai đó nói tất cả các vị chúa giê su , đức thế tôn hay đức phật thích ca hay bác hồ ...........đều là hóa thân của người mẹ vũ trụ uh ?
    nên việc phân định rõ ràng là không cần thiết .
    sự thay đổi trong việc thờ cúng các vị thánh thần theo thời gian cũng không có gì là lạ cả .
    cũng giống như sự thay đổi trong hàng ngũ tứ bát tử của nước việt ta thôi .
    vì các ngài đều là hóa thân của hồn thiêng sông núi , là linh khí của trời đất này !

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •