Ngữ vựng phật học
Tác giả: THÍCH DUY LỰC


1- A LẠI THỨC: 阿賴耶識 Àlaya Là thức thứ tám, cũng gọi là Tạng thức, tức là tất cả chủng tử thiện, ác, vô ký, do thức thứ sáu lãnh đạo năm thức trước (nhãn, nhĩ, tỹ, thiệt, thân) làm ra đều chứa trong đó.

2- A HÀM: 阿含 Àgama Bốn thứ kinh Tiểu thừa bằng tiếng Pali gọi là Tứ A Hàm. Gồm Trường A Hàm, Trung A Hàm, Tăng Nhất A Hàm và Tạp A Hàm.

3- A LAN NHÃ: 阿蘭若 Àranya Dịch là chỗ Tịch tịnh (xa lìa náo nhiệt), cũng là chùa nơi Tỳ kheo cư trú.

4- A LA HÁN: 阿羅漢 Arahan A La Hán là quả vị của Thanh Văn thừa. Tiểu thừa dứt trừ kiến hoặc và tư hoặc của tam giới thì chứng được Hữu Dư Niết Bàn gọi là A La Hán, dịch là Bất Lai, nghĩa là chẳng đến thọ sanh nơi tam giới nữa.

5- A NẬU ĐA LA TAM MIỆU TAM BỒ ĐỀ: 阿耨多羅三藐三菩提 Nậu Đa La dịch là vô thượng, Tam Miệu dịch là chánh đẳng, Tam Bồ Đề dịch là chánh giác. Giác ngộ cuối cùng dịch là Vô thượng chánh đẳng Chánh giác.

6- A TĂNG KỲ KIẾP: 阿僧祇劫 Asamkhya Là số thời gian lâu vô lượng.

7- A XÀ LÊ: 阿闍梨 Àcàrya Dịch là thân giáo sư. Có bổn phận dạy đệ tử các thứ giới luật Tỳ kheo, từ xuất gia thọ giới, học kinh, cho đến y chỉ dạy pháp mông tu hành.

8- A XÀ THẾ: 阿闍世 Ajata satrou Là tên của quốc vương nước Ma Kiệt Đà (thuộc Ấn Độ). Khi Phật trụ thế, làm Thái tử nghe lời bạn ác Đề Bà Đạt Đa nhốt phụ vương và hại Phật. Sau này ăn năn đến Phật sám hối và quy y làm hộ pháp cho Phật giáo rất đắc lực.

9- A TỲ: 阿鼻 Là địa ngục vô gián, tức không có thời gian gián đoạn. Thế giới này hoại thì sang thế giới khác để chịu khổ.

10- A MA LA THỨC: 阿摩羅識 Amala Tiếng Hán dịch là Vô cấu, tức là cái thức thanh tịnh vô cấu, cũng gọi là thức thứ chín.

Download: http://www.megaupload.com/?d=QCNRP7TU