Kính thưa các huynh đệ, sở dĩ đệ kết luận về Vạn pháp qui tông như vậy là có lí do. Năm 1984, nhân một hôm đi lùng sách cũ, đệ tình cờ làm quen với một anh bạn già ở quận Tân Bình. Anh này thích nghiên cứu về Tử vi, lại rất rành chữ Hán. Sau buổi đầu làm quen trao đổi, được biết anh bạn có sở hữu một quyển sách chuyên về bùa chú, say mê đến hóa rồ, đệ bươn bã theo người bạn già về nhà của anh. Nhìn thấy bộ Vạn pháp qui tông chép tay bằng chữ Hán đã ngã vàng, đệ tìm mọi cách năn nỉ huynh ấy dịch sang chữ Việt. Lúc ấy, việc phổ biến bùa chú dễ bị qui kết là mê tín dị đoan, người ta sợ lắm. Thế là ngày ngày đệ chầu chực ở nhà huynh ấy để sao chép. Hễ anh ta dịch ra chữ nào, đệ vội ghi ngay vào tập của mình. Mấy tháng ròng rã mới xong một bộ ( còn nhiều bộ khác nhưng thiên về trấn ếm, địa lý phong thủy, xem thiên văn...nên đệ không thích lắm), hao tổn không biết bao nhiêu tâm huyết mới hòan thành. Đến khi về nhà nghiên cứu và áp dụng mới thấy không còn phù hợp với hòan cảnh, thời thế, điều kiện của gia đình. Thử áp dụng vài bài dễ nhất nhưng cũng không ổn, so với những phép tắc mình đang học thì những Pháp luyện trong "VPQT" không thể diệu dụng và tiện lợi bằng, đành ngậm ngùi để đó làm tài liệu đọc chơi. Không hiểu sau này ai đã dịch ra và phổ biến trên thị trường sách cũ ở Sài Gòn, nhân đi mua sách, đệ lại mua thêm một quyển nữa về đối chiếu. Thôi thì có cũng vui, thỏa mãn được nhu cầu về "Pháp thuật học" của mình. Vài lời như tâm sự...
_________________
THANH-PALI