kết quả từ 1 tới 6 trên 6

Ðề tài: Giải mã những bí ẩn của chiến tranh không quân Việt Nam

Threaded View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Giải mã những bí ẩn của chiến tranh không quân Việt Nam

    Giải mã những bí ẩn của chiến tranh không quân Việt Nam

    Chủ nhật, 14 Tháng 8 2011 07:15

    Một trong những bí ẩn của cuộc chiến tranh cục bộ tại Việt Nam là cuộc đối đầu giữa hai lực lượng, một lực lượng không quân hùng mạnh nhất thế giới và một lực lượng không quân sinh ra trong khói lửa chiến tranh. Không nói về những khía cạnh chính trị, bài viết cố giải mã những bí ẩn của cuộc chiến tranh có quá nhiều bí ẩn. Ngay cả với những người trực tiếp cầm cần lái và nhấn nút phóng tên lửa.

    Bài viết của chuyên gia quân sự độc lập A.I.Trernhusev (А.И.Чернышев)

    Ngày 2 tháng 8 năm 1964. Trên vịnh Bắc bộ xảy ra một sự kiện mở màn cho một cuộc chiến tranh khốc liệt. Theo lời phát ngôn của Nhà trắng Mỹ, các xuồng phóng lôi của Hải quân nhân dân Việt Nam đã tấn công 2 tầu khu trục Mỹ là tầu khu trục Maddox và Joy Turner ở ngoài vùng nước tự do hàng hải (Sự kiện nguỵ tạo của Mỹ ở Vịnh Bắc Bộ năm 1964). Có thể hiểu rõ ràng rằng, sử dụng lực lượng bộ binh để đáp trả là không thể, vì trong trường hợp tốt nhất sẽ xảy ra chiến tranh dạng "Triều Tiên lần II” với hàng triệu chí nguyện quân Trung Quốc, trường hợp xấu hơn sẽ là cuộc đối đầu trực tiếp với quân đội Liên bang Xô Viết.

    Từ suy luận đó, Lầu năm góc quyết định chọn phương án: Sử dụng lực lượng không quân hùng mạnh của Mỹ tiêu diệt tiềm lực quân sự và chính trị của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Cuộc không tập ngày 5 tháng 8 năm 1964 vào căn cứ của các xuồng phóng lôi ở Vinh bắt đầu cho Cuộc chiến tranh đường không lần đầu tiên trong lịch sử vào miền Bắc Việt Nam.


    F-4B Phantom I


    Do không đủ lực lượng và phương tiện chiến tranh được triển khai trong khu vực, trên lãnh thổ của Miền Bắc Việt Nam chỉ có một số lần tập kích. Nhưng người Mỹ đã xây dựng hàng chục căn cứ không quân ở Miền Nam Việt Nam và ở Thái Lan, các căn cứ này chứa khoảng 330 máy bay tác chiến chiến thuật. Bao gồm máy bay tiêm - cường kích F-105. Thunderchief, máy bay F-100 Super Sabre, máy bay tiêm kích đánh chặn F-4C Phantom II.

    Để trinh sát, không quân Mỹ sử dụng máy bay RF-101 Voodoo và RF-4C Phantom P. Để bảo vệ sân bay, người Mỹ sử dụng 2 tiểu đoàn máy bay đánh chặn F-102 Delta Dagger, được gọi là loại máy bay vô tích sự nhất trong chiến trường Đông Dương. Ở Vịnh Bắc bộ, người Mỹ thành lập 2 cụm tầu sân bay và tầu chiến, Cụm tầu sân bay Yankee Station sử dụng hơn 200 máy bay cường kích và tiêm kích ở khu vực bờ biển Miền Bắc, Cụm tầu sân bay Dixy Station khu vực bờ biển phía Nam. Các loại máy bay trên boong tầu chủ yếu là F-4B Phantom I, F-8 Crusaider, cường kích А-4 Skyhawk, A-1 Skyraider.

    Trong giai đoạn đó, trong lực lượng phòng không, không quân của Quân đội nhân dân Việt Nam chỉ có 40 đến 60 máy bay chiến đấu. 25 máy bay tiêm kích J-5В (MIG17 bản copy của Trung Quốc) một số không đáng kể máy bay J-2 (MIG15) bản copy của Trung Quốc, và một số máy bay ném bom IL 28.

    Để bảo vệ các mục tiêu quan trọng của các cơ quan điều hành, lãnh đạo cấp nhà nước và các mục tiêu quan trọng, lực lượng PKKQ có trong biên chế một số phân đội pháo phòng không cấp tiểu đoàn, người Mỹ dự đoán là khoảng 1000 khẩu súng cỡ nòng các loại.

    Tháng 2 đến tháng 6 năm 1965

    Ngày 7 tháng 2 năm 1965, Không quân Mỹ thực hiện chiến dịch Flaming Dart (Mũi lao lửa), chiến dịch không tập đầu tiên trong hàng loạt chiến dịch nhằm tiêu diệt các căn cứ quân sự và kinh tế trên Miền Bắc Việt Nam.

    Trong giai đoạn này, các máy bay chiến đấu của Mỹ tiến hành các trận ném bom phá hủy dồn dập, sử dụng các chiến thuật tương đối đơn giản. Máy bay cường kích, nhiều khi đạt số lượng đến 80 chiếc, thực hiện chuyến bay đến mục tiêu, lựa chọn độ cao có lợi nhất (khoảng từ 2500 – 4000m), sử dụng kỹ thuật đơn giản ném bom và phóng tên lửa.





    Các kỹ thuật ném bom của không quân Mỹ trong 3 giai đoạn chiến tranh,
    trước và sau khi Việt Nam sử dụng không quân.


    Số lượng đầu đạn đánh trúng mục tiêu rất thấp, do tâm lý là ném hết bom, phóng hết đạn nhiều hơn đánh trúng mục tiêu. Để tránh phải rơi vào lưới lửa phòng không của các hệ thống pháo phòng không đa cỡ nòng dày đặc, kíp lái hầu hết không hạ thấp độ cao vào vùng nguy hiểm.

    Phương thức bảo vệ mục tiêu của không quân Việt Nam khá cổ điển: đánh chặn ở khoảng cách trên đường máy bay đối phương bay đến mục tiêu cần bảo vệ.

    Các phi công Việt Nam lái MiG-17 đã thực hiện một chiến thuật rất hiệu quả:

    Bay ở độ cao thấp và gần với mục tiêu cần bảo vệ, ngụy trang bằng địa hình trên mặt đất, MiG 17 đợi đội hình máy bay cường kích ném bom của không quân Mỹ. Khi phát hiện mục tiêu, cặp đôi MiG 17 bay ra khỏi ổ phục kích, sử dụng ưu thế hơn một chút về tốc độ ở độ cao thấp (200/300 km/h với độ cao 3000m), cơ động trong đội hình những máy bay cường kích ném bom đang mang nặng vũ khí treo dưới cánh và đánh cận chiến, bắn thẳng vào đối phương ở khoảng cách gần.

    Sử dụng chiến thuật này ngày 4/4/1965, bốn chiếc máy bay MiG -17 chống lại 8 chiếc F-105D gần vùng trời Thanh Hóa, đại úy phi công Trần Hanh bay số 1 với phi công bay số 2 đã bắn hạ 2 chiếc F105D Thần Sấm do đại úy phi công James Megnesson và thiếu tá Frank Bennet điều khiển. Đây là 2 chiếc đầu tiên trong số 350 máy bay Mỹ bị không quân Việt Nam bắn rơi trên bầu trời miền Bắc.

    Sau 5 ngày không quân Mỹ dành được một chiến thắng với cái giá khá đắt: 9 tháng 4 năm 1965, lúc 8h40 phút máy bay F-4B Phantom II số hiệu 151403, kíp lái Trung úy T. Murphy và Robert Fagan từ phi đoàn bay tiêm kích số VF-96 từ tầu sân bay USS Ranger CV-61, tham chiến cùng với 4 chiếc máy bay MiG 17. Tên lửa không đối không tầm trung AIM-7 Sparrow bắn trúng 1 máy bay MiG 17.

    Bản thân chiếc F 4 Phantom II rơi vào hỏa lực súng máy của Mig bốc cháy và rơi xuống biển, kíp lái mất tích.

    Ngày 3 tháng 5 năm 1965, Trung úy phi công Phạm Ngọc Lan trên Mig 17F bắn cháy 1 chiếc A-4 Skyhawk. Ngày 20 tháng 6 năm 1965 vào lúc 18 giờ 25 phút 2 Mig 17F tấn công 4 chiếc máy bay cường kích hải quân А-1Н Skyraider động cơ pittong cánh quạt của không đoàn cường kích VA-25 cất cánh từ tầu sân bay Midway. Một chiếc MiG 17 khi cơ động không thành công đã rơi vào hỏa lực của súng 20 mm của 2 chiếc A-1H (Phi công C. Hartman và K. Johnson).





    Trong toàn bộ giai đoạn đầu tính từ tháng 2 đến tháng 6 năm 1965, theo thông số của Mỹ, Không quân Việt Nam mất 4 chiếc MiG- 17 (hoàn toàn do Hải quân, 3 trong số đó bị bắn rơi bởi F-4B) Mỹ mất 5 máy bay F-105D, 2 máy bay cường kích và 1 F-4.

    Từ tháng 7 đến tháng 12 năm 1965

    Nhờ sự viện trợ tích cực ngày một tăng cường của Liên bang Xô Viết và Trung Quốc, hệ thống phòng không của Miền Bắc Việt Nam phát triển mạnh mẽ, tháng 7 năm 1965, một hệ thống vũ khí mới xuất hiện, làm thay đổi hoàn toàn tình hình chiến trường, hệ thống tên lửa phòng không S-75.

    Ngày 24 tháng 7 năm 1965, tiểu đoàn tên lửa có sự tham gia của cố vấn quân sự Thiếu tá F.Ilinux và cố vấn kíp trắc thủ Việt Nam Thượng úy V. Konstantinov, phóng đạn tiêu diệt 3 máy bay tiêm kích – ném bom F-4C cách Hà Nội 30 – 40 km về phía Đông Nam.

    Máy bay bay với tải trọng vũ khí đầy đủ dưới cánh trong đội hình hành tiến. Người Mỹ công nhận bị rơi 1 chiếc F-4, hai chiếc bị thương nặng. Sau 3 ngày, 6 chiếc F-105 liên tục ném bom vào khẩu đội tên lửa, tổn thất tác giả bài viết không có thông số.



    Chiến thuật tấn công của MiG 17 phục kích.


    Đến ngày 27 tháng 10, không quân Mỹ đã đánh trúng 8 khẩu đội tên lửa S-75 của bộ đội tên lửa phòng không Việt Nam. Đồng thời không lực Mỹ cũng tổn thất (theo thông số Mỹ cung cấp) là 3 F-105 Thunderchief, 2 F-8 Crusaider, 2 F-4 Phantom II và 1 А-4 Skyhawk. Rất nhiều máy bay khác bị thương tổn nặng nề. Theo thông số do Việt Nam cung cấp, trong giai đoạn này bộ đội tên lửa đã bắn rơi hơn 30 máy bay tiêm kích-ném bom.

    Trong những trận đánh khốc liệt, lực lượng cố vấn quân sự Liên Xô cũng hy sinh và bị thương rất nhiều, quá trình vừa chiến đấu vừa học tập, huấn luyện, các trắc thủ Việt nam đã nhanh chóng nắm chắc tính năng kỹ chiến thuật và đã thành công trong điều khiển tên lửa. Trong suốt cả giai đoạn chiến tranh phòng không, các cố vấn quân sự Xô viết luôn sát cánh cùng các cán bộ chiến sỹ lực lượng phòng không – không quân Việt Nam.

    Sự tổn thất tăng vọt của các loại máy bay chiến đấu đồng thời trạng thái tâm lý năng nề bao phủ lên lực lượng không quân Mỹ do lưới lửa phòng không dày đặc và sự tham chiến hiệu quả của tên lửa S-75 đã buộc Nhà trắng và Lầu năm góc phải có giải pháp hạn chế. Đồng thời lực lượng không quân Mỹ cũng phải thay đổi chiến thuật tấn công an toàn.

    Phi công Mỹ không áp dụng chiến thuật tấn công tầm cao trung bình mà buộc phải thay đổi do tên lửa S-75 tiêu diệt tất cả các máy bay bay ở tầm trung và tầm cao. Máy bay Mỹ buộc phải chọn khả năng đột kích ở tầm thấp và tầm thấp giới hạn.

    Các phi công Mỹ đã cố gắng sử dụng sự che khuất của các dãy núi trên địa hình, do đó khả năng phát hiện mục tiêu và bám dính mục tiêu của radar gặp nhiều khó khăn. Sự thay đổi chiến thuật đó đã lập tức ảnh hưởng đến chiến trường không quân.

    Các phi công tiêm kích Việt Nam không nhận được những thông tin chính xác, đầy đủ của các phi đoàn máy bay đối phương bay luồn theo sườn núi và sát mặt nước biển. Các ổ phục kích của MiG- 17 trở lên khó khăn hơn, hiệu quả chiến đấu giảm sút trong các cuộc tấn công theo các mục tiêu máy bay Mỹ tự do cơ động.



    Chiến thuật tấn công của MiG 17


    Nhưng cùng trong thời gian đó, các cuộc không kích của máy bay Mỹ vấp phải hỏa lực dữ dội của pháo phòng không các cỡ nòng và thậm chí súng bắn thẳng như 12,7mm và súng trường.

    Đến cuối năm 1965, số lượng pháo phòng không các cỡ nòng của Miền Bắc Việt Nam tăng lên nhanh chóng và vượt con số 2000. Đặc biệt là hỏa lực của pháo phòng không xô viết 57 mm sử dụng radar đường đạn S-60. Hỏa lực pháo 57 có radar dẫn bắn đã phát huy sức mạnh dữ dội của nó khi bảo vệ các mục tiêu trọng yếu như cầu, đường giao thông.

    Tổng kết kinh nghiệm chiến tranh, các chuyên gia quân sự Mỹ nhận ra rằng một nửa số máy bay bị bắn hạ ở Việt nam là do hỏa lực của súng phòng không các cỡ nòng nhỏ như 57mm, 37mm, 14,5mm, 12,7mm và thậm chí súng trường, những loại vũ khí được coi là đã hết khả năng sử dụng trong chiến tranh hiện đại.

    Đồng thời, chiến thuật (tầm bay thấp) đã làm giảm đáng kể hiệu quả của các đòn tấn công đường không, do số lượng máy bay trong các phi đội quá nhỏ và đòi hỏi trình độ bay của phi công rất cao.

    Tính đến những tổn thất nặng nề của không quân, khi cố gắng tiêu diệt các đơn vị tên lửa, bộ Tổng tham mưu quân đội Mỹ đã ra quyết định áp dụng loại máy bay tác chiến điện tử- máy bay được trang bị thiết bị đặc biệt của không đoàn Wild Weasel . Nhưng máy bay này, thời điểm đầu tiên là F-100F, sau đó là F-105F, đến gần cuối năm 1972 - F-4C và F-105G.

    Những máy bay này được trang bị thiết bị phát hiện và chế áp điện tử, sóng của đài phát radar tên lửa, đồng thời sử dụng tên lửa tự dẫn bám theo sóng radar AGM-45 Shrike, sau này hoàn thiện hơn là AGM-78 Standard-ARM giành được quyền chủ động trên không vào ngày 20 tháng 12 năm 1965.

    Tính đến ngày 11 tháng 7 năm 1966 bảy máy bay F-100F Wild Weasel đã đánh trúng 9 khẩu đội tên lửa, chỉ có một chiếc bị bắn rơi, 2 chiếc khác đâm vào nhau khi tránh hỏa lực phòng không.
    Last edited by Bin571; 19-08-2011 at 11:27 AM.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Thượng đế là ai ?
    By kiennguyen in forum Đạo Cao Đài
    Trả lời: 371
    Bài mới gởi: 09-01-2012, 09:31 PM
  2. Lược sử thời gian
    By dragonle in forum Khác...
    Trả lời: 11
    Bài mới gởi: 30-06-2011, 05:14 PM
  3. TỐ NỮ KINH 1
    By thaiduong162 in forum Y, Dược Thuật
    Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 25-04-2011, 09:12 PM
  4. Bát Nhã tâm kinh giảng giải (HT.Thanh Từ)
    By lunchu_m in forum Đạo Phật
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 01-02-2011, 02:02 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •