Đà la ni chia làm 8 phẩm : tăng ích, kính ái , hàng phục, chiêu tài, tức tai......
Nhưng nếu chúng ta chỉ nhìn về khía cạnh thực tế , nói thẳng là về nghĩa đen của nó thì chúng ta chả thu hoạch được gì nhìu
Hơn hết mỗi phẩm ở đây đều dùng để phục vụ cho mục đích tu hành tự lợi lợi tha của hành giả, người mún làm thuật chiêu tài có hiệu quả điều kiện cơ bản phải là người không có tâm tham lam , và đã tìm được niềm vui an ổn trong cuộc sống bình dị của mình.
Giống như hạnh nguyện của Quán thế âm bồ tát vậy, người đáng dùng thân quỷ thần đặng độ thoát thì hiện thân quỷ thần mà vì đó thuyết pháp, người đáng dùng thân thanh văn đã độ thoát thì liền hiện thân thanh văn mà vì đó thuyết pháp.
Hành giả tu hành đà la ni theo nghĩa này, phải thấu hiểu triệt để vạn pháp đều không, duy tâm tạo tác. Tùy ý ứng hiện các việc để độ thoát chúng sanh
mà không có tâm tham cầu chỉ để mượn sự kính ngưỡng của chúng sanh về những việc đó mà độ họ được giải thoát
Tôi lấy ví dụ một người do nghiệp chướng nên chịu nghèo cùng, phải cần khổ vất vả để mua bán kiếm sống , do vất vả kiếm sống nên họ không hoan hỷ bố thí, do không được nghĩ ngơi nên họ rất dễ nóng giận , ghen ghét, hận thù
Vai trò của hành giả giúp chúng sanh trong trường hợp này là, nên đối trước tượng bồ tát hay phật dùng hết bổn tâm mà bày tỏ mún làm thuật chiêu tài giúp người kia, dùng công đức có được từ sự tinh tiến của mình mà trì chú cầu nguyện cho họ được của cải, của cải sẽ có được từ những cái nhỏ nhoi,
Khi nhận được những món lợi nhỏ kia, tâm họ sẽ hoan hỷ. Họ sẽ tôn sùng thượng đế, tin tưởng phật trời, và họ ít nhiều cũng mún bố thí, khi sinh được tâm bố thí này của cải họ được sẽ nhìu thêm, với sự trãi nghiệm như vậy họ sẽ không dám hỗn ẩu , không dám hung hăng nữa vì họ biết hòa khí sinh tài.
Họ một lòng tuân theo lời phật , không tranh cãi om sòm, sẳn sàng nhẫn nhục hết mọi mắng chửi ....... với tâm lý chịu đấm ăn xôi như vậy, họ càng hòa nhã thân thiện tin trời tưởng phật chừng nào thì linh lực của hành giả khi trì đà la ni hồi hướng càng dễ cảm nhiễm vào thân họ chứng ấy.
Lúc ấy họ tự ý thức và luôn giữ chữ hòa, như kính ông thần tài của chính mình. Khi của cải sung túc hơn đỡ phải bươn chải thức khuya dậy sớm, và thường sống trong hòa khí dù không cố ý hi hi. Lâu dần họ sẽ đạt trạng thái an lạc của tâm ý, khi đó dù không có dạy họ vẫn hiền thiện, không có dạy họ vẫn làm lành.
Và người hành giả ở đây phải có tâm dũng mãnh, khi trì tụng để mở từ bi tâm nghiệp chướng nghèo khổ của người kia sẽ không mất đi mà chuyển lên thân hành giả, vui lòng gánh chịu vì mún cảm hóa một người sẽ khiến hành giả đạt trạng thái thân chịu khổ mà lòng vui vẻ thơ thới. Đó chính là đang hành theo bi trí dũng của nhà phật nuôi lớn tâm từ bi.
Do những nghiệp chướng tác động liên tục nên hành giả tự nhiên yêu thích thiền định, vì thiền định khiến cho tâm lực hùng mãnh , cũng trong cảnh thiền định như như tất cả hạt giống nghiệp chướng một thời tiêu sạch.
Cách nghĩ của tôi là vậy, có thể còn thiếu sót và thiển cận . Mong chư vị cao nhân chỉ giáo thêm cám ơn