Hoàng đế đầu tiên của Nhật Bản là người Trung Quốc? (Phần II)
Thứ năm, 3/7/2008, 07:00 GMT+7

Nghiên cứu của Ueno còn đề xuất rất nhiều những kết luận khác. Ông cho rằng, Từ Phúc và những người tùy tòng của ông đã sinh sôi thành ngàn vạn đời con cháu trên đất nước Nhật Bản. Chỉ cần xem màu mắt vàng của người Nhật Bản thì có thể khẳng định họ là hậu duệ bộ lạc Tề (tức bộ lạc quê hương của Từ Phúc). Những người Nhật bản này có rất nhiều người mang họ Trai Đằng, trong Hán Ngữ có nghĩa là Tề.



3. Từ Phúc là người sáng lập Thần Đạo giáo Nhật Bản?



Từ Phúc


Người Nhật Bản không thích khảo cổ, bởi vì đã khảo thì nguyên hình tất lộ. Thần Đạo giáo của Nhật Bản vốn đến từ Trung Quốc.

Vào năm 1987, tôi có quen Ueno, một học giả Nhật nghiên cứu rất sâu về Từ Phúc, hiện đang công tác tại đại học Waseda. Sau thế chiến thứ hai, Nhật Bản bị liên minh đánh bại, ông di dân sang sống ở Mỹ và một số nước Mỹ Latin. Ông nói với tôi rằng, sau khi ông rời Nhật Bản mới phát hiện tại sao ở Châu Á, phát xít Nhật Bản lại phạm phải nhiều tội ác như vậy, tại sao Nhật Bản lại muốn chinh phục thế giới. Vị học giả này rời Nhật Bản đã 25 năm, và 10 năm trước đây mới quay trở lại Nhật Bản.

Ueno cho rằng, vào triều Tần, Tần Phúc nhất định là một thủ lĩnh người nước Tề nhờ nghiên cứu cách chế tạo thuốc trường sinh mà nổi danh. Tần Thủy Hoàng muốn trừ khử Từ Phúc vì Từ Phúc chắc chắn sẽ là mối đe dọa với ông ta. Ông ta phái Từ Phúc đi tìm thuốc trường sinh mà ông ta biết là nhiệm vụ không thể hoàn thành. Từ Phúc biết rằng, nếu mình tay không trở về Trung Quốc nhất định sẽ bị Tần Thủy Hoàng xử tử. Đó là nguyên nhân Từ Phúc không trở về Trung Quốc.

Ueno nói, Từ Phúc mang theo những đại thành của nền trí tuệ và tri thức của người Trung Quốc, trong đó bao gồm Đạo giáo. Ông cho rằng, Từ Phúc mới chính là người sáng lập chân chính của Thần Đạo giáo ở Nhật Bản. Thời Chiến Quốc, nước Tề là nước tuân thủ tôn giáo một cách nghiêm ngặt, mỗi người đến đạo quán đều phải trai giới, ở đó có phòng dành riêng cho mọi người thực hiện việc trai giới, làm sạch tâm hồn. Cho đến nay trong mỗi đền thờ thần xã đều còn giữ lại kiểu phòng như vậy dành cho những người tham bái thực hiện việc trai giới, loại phòng này được gọi là “Tề thất”, hoặc “Tề”, tức là quê hương nước Tề của Từ Phúc.



Tôi cũng có đôi điểm nghi ngờ trong cách lý giải của Ueno, vì thế khi tôi tới mỗi huyện tham quan đều tìm hiểu qua các đền thờ thần xã, xem có giống như lời của Ueno nói hay không. Khi tôi đến tham quan các thần xã, đều đặt một câu hỏi: “Ở đây có Tề thất, dành cho người đến cúng bái hay không?”. Người hầu trong thần xã rất kinh ngạc nhìn tôi, đại khái nói rằng chưa từng có ai hỏi đến vấn đề này. Họ đều trả lời rằng: “Đương nhiên là có loại tề thất như vậy, mỗi người đến cúng bái ở đền thần xã trước hết đều phải trai giới ở phòng này”. Tôi cũng hỏi họ là có biết nguồn gốc của loại “Tề thất” này không thì họ không biết. Nhưng rõ ràng những lý giải của Ueno không phải là không có lý.

Nghiên cứu của Ueno còn đề xuất rất nhiều những kết luận khác. Ông cho rằng, Từ Phúc và những người tùy tòng của ông đã sinh sôi thành ngàn vạn đời con cháu trên đất nước Nhật Bản. Chỉ cần xem màu mắt vàng của người Nhật Bản thì có thể khẳng định họ là hậu duệ bộ lạc Tề (tức bộ lạc quê hương của Từ Phúc). Những người Nhật bản này có rất nhiều người mang họ Trai Đằng, trong Hán Ngữ có nghĩa là Tề.

Ông còn nói Khổng Tử và Lão Tử đều có nguồn gốc sâu xa từ nước Tề. Những người tùy tòng của Từ Phúc cũng có nhiều họ khác nhau, trong số đó cũng có rất nhiều người họ Tần, là quốc danh dưới vương triều Tần. Tại quận Sơn Khẩu, 1300 năm trước đã từng xây dựng nên một vương quốc Tần. Từ phong tục tập quán đều như là xuất phát từ Trung Quốc, họ đều là hậu duệ của “đặc phái viên” của triều đại nhà Tần, Từ Phúc.

Căn cứ theo thống kê của Ueno, chí ít cũng có 30% người Nhật có huyết thống Trung Hoa và họ đều là hậu duệ của những tùy tòng của Từ Phúc.

Ueno nói: “Nếu như người Nhật Bản biết rằng mình với người Trung Quốc là như đồng bào, có cùng huyết thống thì trong chiến tranh thế giới thứ hai họ đã không phạm phải những hành động tàn ác như vậy đối với người Trung Quốc. Chúng ta rất có thể cũng sẽ không tiến hành xâm lược người Trung Quốc”. Ông còn nói: “Trước khi tôi sang Trung Quốc, bởi vì những tội ác chúng ta gây ra với Trung Quốc trong chiến tranh thế giới thứ hai mà tôi luôn cảm thấy day dứt. Nên trước khi sang Trung Quốc tôi phải cố gắng khắc phục cảm giác này”.






Tượng Từ Phúc ở Nhật Bản



Ueno nói rằng cách nói rằng mình con cháu của thần của người Nhật Bản hiện nay là rất nguy hiểm. Nếu như người Nhật tiếp tục tin vào những thần thoại này, lịch sử sẽ lại tiếp diễn. Vì thế, ông đã tính tới việc viết một cuốn sách để người Nhật Bản triệt để nhìn rõ nguồn gốc khởi nguyên của họ.

Ở Nhật Bản, điều được giữ tuyệt đối bí mật là phần mộ của tổ tiên. Nếu chưa được hoàng tộc cho phép không có ai được đụng chạm đến những phần mộ này chứ đừng nói đến vì mục đích nghiên cứu mà khai quật các phần mộ này. Nếu như người Nhật Bản cho phép khai quật các phần một tổ tiên để nghiên cứu, thì chắc chắn lịch sử của Nhật Bản sẽ phải được viết lại. Nếu như họ phát hiện ra rằng tổ tiên của mình là người Trung Quốc hay người Cao Ly, họ sẽ giải thích ra sao? Tôi nghĩ so với việc không quan tâm đến sự thực mà chỉ chìm đắm trong tưởng tượng và thần thoại thì tốt hơn nhiều.

4. Hata Tsutomu, thủ tướng của Nhật Bản đã công khai thừa nhận mình là hậu duệ của Tần Thủy Hoàng

Trên thực tế thì có rất nhiều người Nhật Bản mang họ Trung Quốc, ở Hàn Quốc cũng như vậy.

Vào năm 1994, ứng cử viên thủ tướng Hata Tsutomu trước khi nhận chức đã công khai thừa nhận mình là hậu duệ của hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc Tần Thủy Hoàng. Điều này khiến cho nhiều người Nhật Bản ngỡ ngàng. Ông nói rằng tổ tiên của mình họ Tần, mãi đến 200 năm trước đây mới đổi thành họ Vũ Điền, bởi trong tiếng Nhật, chữ Tần và chữ Vũ Điền phát âm gần giống nhau. Ông tự cho mình là người đời sau của tùy tòng gồm 3000 đồng nam đồng nữ do Từ Phúc dẫn đầu tới Nhật Bản. Nói cách khác, vị thủ tướng này đã thừa nhận trong mình có dòng máu Trung Quốc.








“Mộ của con cháu Từ Phúc được đặt trong chùa Miếu Thiện của huyện Thần Nãi, khi tôi phát hiện ra, tôi đã tin rằng 2200 năm trước, Từ Phúc đã vượt biến đến Nhật Bản”, nữ sĩ Tajima Yuuko, thuộc Hiệp hội hữu nghị Nhật Trung huyện Kanagawa, hiệp hội hữu nghị Từ Phúc của Kanagawa đã nói như vậy khi bà ở cảng Liên Vân, Giang Tô.

Có rất nhiều người người thuộc hiệp hội hữu nghị Nhật Trung huyện Kanagawa, hiệp hội hữu nghị Từ Phúc của Kanagawa đã đến cảng Liên Vân để thống báo những phát hiện mới nhất về mộ phần con cháu của Từ Phúc, nằm trong chùa Miếu Thiện ở Kanagawa, bên trái mộ của họ Fukutomi. Đại ý những ghi chép trong mộ được các chuyên gia khảo chứng, nói rằng tổ tiên của họ là Từ Phúc của triều Tần, sở dĩ họ lấy họ Fukutomi là vì lấy chữ Phúc trong tên Từ Phúc để con cháu không quên nguồn gốc tổ tiên.

Trong truyền thuyết, Từ Phúc sinh ra ở thị xã cảng Liên Vân, huyện Cán Du, trấn Kim Sơn được sử sách ghi chép là người đầu tiên của Trung Quốc vượt biển đến đất Phù Tang (Nhật Bản). Tại hơn 2200 năm trước, Từ Phúc phụng mệnh Tần Thủy Hoàng, dẫn đầu 3000 đồng nam đồng nữ vượt biển. Mọi người đều cho rằng: Từ Phúc đã đem văn minh thời Tiên Tần như kỹ thuật canh tác, luyện kim, dệt vải, văn tự,… truyền bá ở đảo quốc Nhật Bản.

Nguyên thủ tướng của Nhật Hata Tsutomu vào năm 2000 đã về vùng quê của Từ Phúc ở Cán Du. Ông từng nhiều lần phát biểu rằng, gốc gác của dòng họ Vũ Điền là ở Trung Quốc, tổ tiên của ông chính là Từ Phúc.

Hy Văn (Vietimes) dịch từ QQ.com