Trang 5 trong 6 Đầu tiênĐầu tiên 123456 Cuối cùngCuối cùng
kết quả từ 81 tới 100 trên 111

Ðề tài: Pháp Luân Đại Pháp

  1. #81

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi oOo Xem Bài Gởi
    Thật ngớ ngẩn, bạn nghĩ Pháp luân công là cái gì mà Nhà nước Việt Nam phải "ra điều luật" về nó? Chính nó phải tuân theo pháp luật hiện hành của Việt Nam chứ!

    Pháp luân công chẳng qua chỉ là một giáo phái vớ vẩn, chẳng có bao nhiêu người học ở Việt Nam.
    Theo Điều 16 của Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo số 21/2004/PL-UBTVQH11 thì một nếu muốn được hoạt động tôn giáo ở Viêt Nam cần phải có đăng ký hoạt động tôn giáo với nhà nước.
    Mà Pháp luân công chỉ hoạt động lén lút, không được Nhà nước ta chấp nhận, như vậy là vi phạm pháp luật rồi! Vi phạm thì phải bị xử lý theo quy định.

    Còn tại sao tôi nói Pháp luân công là tà đạo: Không phải vì cách tập khí công của PLC sai, mà vì Lý Hồng Chí là thằng đểu, nó lợi dụng các học viên Pháp luân công để mưu cầu lợi ích riêng cho nó. Do đó người tập PLC thường trở thành công cụ cho đại ma đầu Lý Hồng Chí, giống như bạn bây giờ!
    Tôi tưởng đến đây thì các bác cũng phải tự vỡ ra là phải phân biệt rồi nhé: Pháp Luân Công nếu dùng để luyện sức khỏe thì chỉ áp dụng các bài luyện sức khỏe. Còn đạo lý trong Pháp Luân Công nếu có chỗ nào sai thì cũng cần xem xét ở góc độ đạo đức. Việc Lý Hồng Chí lợi dụng để làm bậy lại là chuyện khác. Do đó, theo tôi thấy, bản thân Pháp Luân Công hay giáo lý hướng tới đạo đức xã hội, hòa hợp thiên nhiên không phải là tà đạo - trừ khi nó bị chỉnh sửa để hướng con người vào những điều vô đạo đức hoặc gây thêm nghiệp - khi đó thì cái bản chỉnh sửa nhằm mục đích xấu mới là tà đạo. Nếu ai hiểu tiếng Việt và ngôn ngữ nói chung thì nên có cách nhìn nhận khách quan - Về mặt từ ngữ thì Pháp Luân Công chỉ là Công pháp/Công phu chứ không hình thành một tôn giáo hay hệ thống ứng xử vô đạo đức nào cả.

    Còn đối với cá nhân, em không theo đạo, cũng chỉ sống theo quy tắc đạo đức và pháp luật thôi nhưng nếu bài tập của Pháp Luân Công giúp sức khỏe tốt thì em sẽ tập.

  2. #82
    Đai Nâu Avatar của kipsailam68
    Gia nhập
    May 2011
    Nơi cư ngụ
    chiều không gian thứ 5
    Bài gởi
    470

    Mặc định

    Cũng khó trách, vì đây là vấn đề tâm linh, cũng như diễn đàn của chúng ta là thế giới vô hình. Chỉ chờ vị CLTV thật xuất hiện mới kịp kiềm chế số người tham gia PLC ở Việt Nam. Là phúc thì ko phải họa, là họa khó tránh.
    đợi ngày xuất thế

  3. #83

    Mặc định

    Nhiều người chỉ coi PLC là môn khí công, có lần thánh nổ Chí cũng nói nhiều người Hoa tại Mỹ cũng như vậy. Tin vào "kinh sách" lởm khởm và lừa đảo của Chí chỉ có những kẻ ngu. Nhiều kẻ tin thánh nổ Chí quá nên cố tập theo kiểu như khí công Trung Quốc gọi là: "kéo mầm cho cây chóng lớn" nên đã bị tẩu hỏa nhập ma.

  4. #84

    Mặc định plc-lhch

    Quá khứ có một vài người tu Đạo giảng về thuyết thượng đan điền, trung đan điền, hạ đan điền; tôi nói rằng đó là sai. [Họ] cũng nói sư phụ của họ đã truyền [điều này] từ bao nhiêu [niên] đại, trong sách cũng viết thế. Tôi nói với mọi người: những đồ bã trấu bã cám [vô dụng] thời cổ đại đều có; chư vị dẫu thấy [chúng] được truyền thừa bao nhiêu năm, nhưng chúng không nhất định là đúng. Những tiểu đạo thế gian vẫn luôn lưu truyền ở người thường, nhưng họ tu không [thành] được, không là gì cả. Họ gọi chúng là thượng đan điền, trung đan điền, hạ đan điền; ý của họ là chỗ nào có thể sinh đan đều là đan điền. Đó chẳng khôi hài là gì? Ý niệm người ta tập trung vào một điểm, [sau] một thời gian lâu, thì có thể sản sinh một khối năng lượng, [và] kết đan. Không tin thì ý niệm chư vị [đặt] mãi tại cánh tay, giữ nguyên như thế, [sau] một thời gian lâu, nó sẽ kết đan. Do đó có người thấy tình huống này, bèn nói ‘vô xứ bất đan điền’, nghe lại càng khôi hài hơn; nhận thức của họ là kết đan được tức là đan điền. Thực ra đó là đan nhưng không phải điền; chư vị nói ‘vô xứ bất “đan”’ hoặc thượng đan, trung đan, hạ đan; nói thế thì còn được. Còn cái điền thật sự có thể xuất sinh vô số Pháp thì chỉ có một khối, chính là khối điền ở vị trí bụng dưới. Như vậy thuyết về thượng đan điền, trung đan điền, hạ đan điền là sai lầm. Ý niệm người ta đặt tại nơi đâu, [qua] một thời gian lâu, thì sẽ kết đan.

    Nguyên anh sinh ra từ khối đan điền ở vị trí bụng dưới; dần dần to lớn lên rất chậm. Đến khi lớn bằng quả bóng bàn, thì toàn bộ hình dáng thân thể đã có thể nhìn được rõ, mắt mũi đều đã hình thành. Cũng vào lúc [nguyên anh] lớn bằng quả bóng bàn, sát cạnh thân của nó lại có một tiểu bào tròn tròn được xuất sinh. Sau khi sinh ra rồi thì tuỳ theo nguyên anh lớn đến đâu, nó cũng lớn đến đó. Đến khi nguyên anh lớn đến chiều cao 4 thốn, thì xuất hiện một cánh hoa sen. Khi lớn đến chiều cao 5 đến 6 thốn, các cánh hoa sen về cơ bản đã trưởng thành, xuất hiện một tầng hoa sen; nguyên anh rực rỡ ánh vàng kim ngồi trên đài hoa sen sắc vàng ấy, trông rất đẹp. Đó chính là [thân] thể kim cương bất hoại; Phật gia gọi là Phật thể; Đạo gia gọi là nguyên anh.

  5. #85

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi timbanbonphuong Xem Bài Gởi
    Quá khứ có một vài người tu Đạo giảng về thuyết thượng đan điền, trung đan điền, hạ đan điền; tôi nói rằng đó là sai. [Họ] cũng nói sư phụ của họ đã truyền [điều này] từ bao nhiêu [niên] đại, trong sách cũng viết thế. Tôi nói với mọi người: những đồ bã trấu bã cám [vô dụng] thời cổ đại đều có; chư vị dẫu thấy [chúng] được truyền thừa bao nhiêu năm, nhưng chúng không nhất định là đúng. Những tiểu đạo thế gian vẫn luôn lưu truyền ở người thường, nhưng họ tu không [thành] được, không là gì cả. Họ gọi chúng là thượng đan điền, trung đan điền, hạ đan điền; ý của họ là chỗ nào có thể sinh đan đều là đan điền. Đó chẳng khôi hài là gì? Ý niệm người ta tập trung vào một điểm, [sau] một thời gian lâu, thì có thể sản sinh một khối năng lượng, [và] kết đan. Không tin thì ý niệm chư vị [đặt] mãi tại cánh tay, giữ nguyên như thế, [sau] một thời gian lâu, nó sẽ kết đan. Do đó có người thấy tình huống này, bèn nói ‘vô xứ bất đan điền’, nghe lại càng khôi hài hơn; nhận thức của họ là kết đan được tức là đan điền. Thực ra đó là đan nhưng không phải điền; chư vị nói ‘vô xứ bất “đan”’ hoặc thượng đan, trung đan, hạ đan; nói thế thì còn được. Còn cái điền thật sự có thể xuất sinh vô số Pháp thì chỉ có một khối, chính là khối điền ở vị trí bụng dưới. Như vậy thuyết về thượng đan điền, trung đan điền, hạ đan điền là sai lầm. Ý niệm người ta đặt tại nơi đâu, [qua] một thời gian lâu, thì sẽ kết đan.

    Nguyên anh sinh ra từ khối đan điền ở vị trí bụng dưới; dần dần to lớn lên rất chậm. Đến khi lớn bằng quả bóng bàn, thì toàn bộ hình dáng thân thể đã có thể nhìn được rõ, mắt mũi đều đã hình thành. Cũng vào lúc [nguyên anh] lớn bằng quả bóng bàn, sát cạnh thân của nó lại có một tiểu bào tròn tròn được xuất sinh. Sau khi sinh ra rồi thì tuỳ theo nguyên anh lớn đến đâu, nó cũng lớn đến đó. Đến khi nguyên anh lớn đến chiều cao 4 thốn, thì xuất hiện một cánh hoa sen. Khi lớn đến chiều cao 5 đến 6 thốn, các cánh hoa sen về cơ bản đã trưởng thành, xuất hiện một tầng hoa sen; nguyên anh rực rỡ ánh vàng kim ngồi trên đài hoa sen sắc vàng ấy, trông rất đẹp. Đó chính là [thân] thể kim cương bất hoại; Phật gia gọi là Phật thể; Đạo gia gọi là nguyên anh.
    Tu kieu nay se duoc len o chung voi Thien Ma Ba Tuan som .....zzz

  6. #86

    Mặc định

    Pháp thân
    Tại sao trên [hình] tượng Phật có một trường? Có nhiều người giải thích không được; cũng có người nói: ‘Trên tượng Phật có trường là vì hoà thượng hướng vào tượng Phật niệm kinh mà sinh ra’, tức là trường do hoà thượng tu luyện ở trước [tượng] sinh ra. Tuy nhiên hoà thượng tu luyện cũng vậy, ai tu luyện cũng vậy, loại năng lượng ấy là tản xạ, không định hướng; nên chăng là toàn bộ sàn, trần, tường nơi Phật đường đều có trường ấy như nhau. Vậy cớ sao chỉ có trường ở trên tượng Phật mới mạnh như thế? Đặc biệt ở các tượng Phật trong núi sâu, hoặc tại sơn động, hoặc tạc trên vách núi, thường hay có tồn tại trường ấy. Vì sao xuất hiện trường này? Có người giải thích thế này, giải thích thế kia, giải thích thế nào cũng không giải thích được thông. Kỳ thực trên tượng Phật có trường ấy là vì trên tượng Phật có một Pháp thân của Giác Giả. Pháp thân của Giác Giả ấy tại chỗ đó, do đó nó có năng lượng.
    Thích Ca Mâu Ni hay Bồ Tát Quán Âm cũng vậy, nếu như trong lịch sử thật sự có nhân vật ấy, mọi người thử nghĩ xem, khi họ tu luyện, thì họ cũng là người luyện công phải không? Người ta sau khi tu đến một tầng rất cao nào đó ở xuất thế gian pháp, thì sẽ sản sinh ra Pháp thân. Pháp thân được sinh ra từ bộ vị của đan điền người ta, là do Pháp và công cấu thành, là thể hiện xuất ra ở tại không gian khác. Pháp thân được trang bị đầy đủ uy lực rất lớn của bản thân họ; nhưng ý thức của Pháp thân, tư tưởng của Pháp thân chịu sự khống chế [điều hành] của chủ thể. Nhưng bản thân Pháp thân cũng là một sinh mệnh cá thể hoàn chỉnh, độc lập, hết sức thực tại; do vậy bản thân [nó] cũng có thể thực thi bất kể sự việc gì một cách độc lập. Sự việc mà Pháp thân thực thi là giống với, giống như đúc với sự việc mà chủ ý thức của người ta mong muốn thực thi. Sự việc ấy bảo bản thân thực thi thì sẽ thực thi như thế nào, [thì để] Pháp thân thực thi cũng lại như thế ấy; đây chính là điều mà chúng tôi gọi là ‘Pháp thân’. Tôi muốn làm một sự việc nào đó, ví như giúp đệ tử tu luyện chân chính điều chỉnh thân thể, [thì] đều do Pháp thân của tôi làm. Bởi vì Pháp thân không mang cái thân thể thường nhân như thế này, nên [Pháp thân] thể hiện tại không gian khác. Thể sinh mệnh ấy cũng không cố định bất biến; Pháp thân có thể biến thành lớn thu thành nhỏ. Có lúc Pháp thân biến thành rất lớn, lớn đến mức không nhìn được toàn bộ đầu của Pháp thân; có lúc biến thành rất nhỏ, nhỏ đến mức nhỏ hơn cả tế bào.

  7. #87

    Mặc định

    Khai quang
    [Hình] tượng Phật chế tạo từ công xưởng chỉ là một tác phẩm nghệ thuật. ‘Khai quang’ chính là thỉnh mời một Pháp thân của Phật vào tượng Phật; rồi sau đó, coi tượng Phật như một thân thể hữu hình [của Phật] nơi người thường để thờ cúng. Người luyện công có cái tâm kính ngưỡng ấy, [thì] khi tu luyện, Pháp thân trên tượng Phật sẽ hộ Pháp cho họ, coi sóc họ, bảo hộ họ; đây là mục đích chân chính của khai quang. Chỉ khi phát xuất chính niệm trong nghi thức khai quang chính thức, hoặc có Đại Giác Giả tại tầng rất cao, hoặc có người tu luyện ở tầng rất cao có lực lượng [quyền lực] ấy thì mới có thể thực hiện được sự việc này.
    Trong chùa giảng rằng tượng Phật cần phải khai quang; họ nói rằng tượng Phật chưa qua khai quang thì không linh. [Về] các hoà thượng trong chùa hiện nay, các đại Pháp sư chân chính, đều đã [qua đời] không còn tại thế. Từ sau “Đại Cách mạng Văn hoá”, trong những tiểu hoà thượng có những vị không được chân truyền [nhưng] hiện nay làm trụ trì; có rất nhiều điều bị thất truyền. Hỏi họ khai quang để làm gì? Họ nói: ‘Khai quang xong, tượng Phật sẽ linh’. Cụ thể linh [nghiệm] ra sao, họ không nói rõ được. Do đó họ chỉ cử hành nghi lễ, đặt một cuốn tiểu kinh văn vào trong tượng Phật, sau đó lấy giấy hồ [kín] lại, [rồi] hướng vào đó niệm kinh, và họ nói rằng đã khai quang xong. Nhưng đã đạt được khai quang chưa? Còn phải xem họ niệm kinh ra sao. Thích Ca Mâu Ni giảng rằng chính niệm, [đạt đến được] niệm kinh nhất tâm bất loạn, thì thật sự có khả năng tạo ra chấn động đến thế giới pháp môn tu của Ông, như thế mới mời được Giác Giả. Một Pháp thân của Giác Giả này sẽ đến và nhập lên [tượng Phật], như thế mới đạt được mục đích khai quang.
    Có hoà thượng ở đó [vừa] niệm kinh, vừa nghĩ trong tâm: ‘Khai quang xong [người ta] đưa mình bao nhiêu tiền nhỉ.’ Hoặc là vừa niệm kinh vừa nghĩ: ‘Người kia xử tệ với mình quá’. Họ ở đó cũng có lục đục tranh chấp, hiện nay vào thời kỳ mạt Pháp, không thể không thừa nhận những hiện tượng ấy; tại đây chúng tôi không [định] phê bình Phật giáo; vào thời kỳ mạt Pháp có những ngôi chùa chẳng hề thanh tịnh. Khi trong đầu họ nghĩ những thứ ấy, phát sinh những niệm đầu không tốt như thế, hỏi các Giác Giả có thể đến không? Hoàn toàn không đạt được mục đích khai quang. Tuy vậy [cũng] không tuyệt đối, cũng có những chùa và Đạo viện đặc biệt tốt.
    Ở một thành phố nọ tôi thấy một hoà thượng, tay đen thui. [Vị ấy] nhét cuốn kinh văn vào tượng Phật, dán dán lại, miệng lẩm nhẩm đọc một chập là coi như khai quang xong. Lại lấy một tượng Phật nữa, lại lẩm nhẩm một chập; mỗi một lần khai quang là 40 đồng. Hoà thượng hiện nay đã biến [khai quang] thành hàng hoá thương mại, kiếm tiền bằng khai quang tượng Phật. Tôi nhìn một cái là thấy ngay khai quang chưa được, hoàn toàn không khai quang; hoà thượng ngày nay còn làm cả những việc như thế. Tôi còn thấy một việc gì nữa? Trong chùa có một vị kia, trông giống như một cư sỹ, nói là khai quang tượng Phật; vị này hướng mặt một chiếc gương về phía Mặt Trời, để ánh sáng phản chiếu lên thân của tượng Phật, họ nói thế là khai quang xong. Đúng là đã đến mức thật quá tức cười! Phật giáo hôm nay đã phát triển đến mức độ ấy; nó còn là một hiện tượng rất phổ biến.
    Một bức tượng Phật lớn bằng đồng chế tạo tại Nam Kinh, [được] đưa đến đặt trên Đại Dữ Sơn ở Hồng Kông; tượng Phật rất to lớn. Nhiều hoà thượng trên toàn thế giới đến để khai quang tượng Phật này; trong đó có một hoà thượng hướng mặt tấm gương về phía Mặt Trời, để ánh sáng phản chiếu rọi lên mặt của tượng Phật [và] gọi đó là khai quang. Một đại hội lớn đến thế, ở một trường hợp nghiêm túc đến thế mà còn làm những việc ấy; tôi nhận thấy rằng thật đáng buồn thay! Không lạ gì, Thích Ca Mâu Ni giảng: Đến thời kỳ mạt Pháp, hoà thượng độ bản thân còn rất khó, độ nhân lại càng khó hơn. Thêm vào đó còn có nhiều hoà thượng đứng tại góc độ của bản thân mình mà giải thích kinh Phật; cái thứ gọi là ‘Vương Mẫu Nương Nương kinh’ cũng lọt được vào trong chùa; những điều không phải là kinh điển trong Phật giáo cũng lọt vào trong chùa; làm loạn lung tung cả, bây giờ thật loạn. Tất nhiên, vẫn có những hoà thượng tu luyện một cách chân chính, và còn rất tốt. Khai quang trên thực tế là thỉnh mời Pháp thân của Giác Giả về ngụ trên tượng Phật; đó là khai quang.
    Nếu bức tượng Phật ấy chưa được khai quang thì không thể [thờ] cúng; nếu [thờ] cúng thì sẽ mang đến hậu quả rất nghiêm trọng. Hậu quả nghiêm trọng gì? Hiện nay những [người] chúng ta làm khoa học về [thân] thể người đã phát hiện rằng, ý niệm của con người chúng ta, tư duy trong đại não con người có thể sinh ra một loại vật chất. Chúng tôi ở tầng rất cao nhìn thấy nó thật sự là một loại vật chất; tuy nhiên loại vật chất ấy không giống như hình thức sóng điện não mà hiện nay chúng ta nghiên cứu phát hiện ra, mà là một loại hình thức đại não hoàn chỉnh. Bình thường người thường nghĩ tưởng về một vấn đề gì thì phát xuất ra một thứ có hình thái đại não; bởi vì nó không có năng lượng, nên [sau khi] phát xuất ra một thời gian ngắn liền tản mất; nhưng năng lượng của người luyện công thì được bảo trì trong một thời gian lâu hơn. [Tôi] không nói rằng bức tượng Phật ấy sản xuất ra khỏi công xưởng liền có tư tưởng; [nó] không có. Nhưng có những chiếc chưa được khai quang, họ mang [chúng] lên chùa rồi cũng không đạt được mục đích khai quang. Nếu như tìm đến khí công sư giả nào đó, [hoặc] người theo tà môn oai đạo để khai quang, thì nó càng nguy hiểm hơn: cáo, chồn sẽ gắn lên đó.
    Như vậy nếu tượng Phật kia chưa được khai quang, chư vị lên đó bái [lạy], thì rất nguy hiểm. Nguy hiểm đến mức độ nào? Tôi đã giảng rằng nhân loại phát triển cho đến hôm nay, hết thảy đều đã bại hoại; hết thảy mọi thứ ở trong toàn bộ xã hội, trong toàn bộ vũ trụ đều theo nhau trở nên bại hoại; hết thảy mọi sự việc ở chốn người thường chúng ta đều là do tự mình tạo thành hết. Muốn cầu chính Pháp, [muốn] theo chính Đạo đều rất khó; can nhiễu đủ mọi phương diện. Muốn cầu Phật, hỏi ai là Phật? Muốn cầu rất khó. [Nếu] không tin [thì hãy] để tôi giảng: Hễ người thứ nhất đến trước tượng Phật chưa được qua khai quang mà bái [lạy] một cái là hỏng rồi. Hiện nay bái Phật hỏi có mấy người mang trong tâm mong muốn cầu Phật đắc chính quả? Những người như thế quá ít. Mục đích của đại đa số người bái Phật là gì? Tiêu tai, giải nạn, phát tài, [họ] cầu những thứ ấy. Đó có phải là những điều trong kinh điển Phật giáo không? Hoàn toàn không phải những thứ ở tầng này.
    Chẳng hạn người bái Phật cầu tiền, bái [lạy] trước tượng Phật, hoặc tượng Bồ Tát Quán Âm, hoặc tượng Phật Như Lai mà nói: ‘Cho con xin phát tài’. Tốt thôi, một ý niệm hoàn chỉnh bèn hình thành. [Vì] họ hướng đến tượng Phật mà phát xuất ra, nên [nó] lập tức gắn lên tượng Phật. [Thân] thể tại không gian khác, có thể phóng lớn thu nhỏ; [nó] gắn lên thân kia rồi, thì tượng Phật ấy sẽ có một đại não, sẽ có tư tưởng; nhưng chưa có thân thể. Những người khác cũng đến bái [lạy], bái tới bái lui, sẽ cấp cho nó một năng lượng nhất định. Đặc biệt nếu người luyện công thì còn nguy hiểm hơn; hễ bái [lạy] thì dần dần cấp năng lượng cho nó; nó sẽ hình thành một thân thể hữu hình; tuy nhiên thân thể hữu hình ấy hình thành tại không gian khác. Sau khi hình thành rồi thì nó ở không gian khác; nó có khả năng biết được một số [Pháp] lý trong vũ trụ; do vậy nó có thể vì người mà làm một chút việc, như thế nó cũng tăng trưởng một chút công; nhưng giúp đỡ người ta là có điều kiện, có giá cả. Tại không gian khác nó hành động tự do như ý, khống chế người thường hết sức tự do như ý. Cái thân thể hữu hình ấy so với hình tượng của bức tượng Phật thì giống hệt như đúc; [đây] chính là Bồ Tát Quán Âm giả, Phật Như Lai giả do con người bái [lạy] mà nên, là do con người bái [lạy] mà xuất lai; hình dáng [nó] trông giống hệt như tượng Phật, hình tượng của Phật. Nhưng tư tưởng của Phật giả, Bồ Tát giả [ấy] cực kỳ xấu, [nó truy] cầu tiền. Nó sinh ra ở không gian khác, nó có tư tưởng, nó hiểu biết được một chút [Pháp] lý, nó không dám làm những điều xấu nghiêm trọng, nhưng nó dám làm những điều xấu nhỏ nhặt. Có những lúc nó giúp đỡ con người, nếu không giúp đỡ con người thì [nó] đã hoàn toàn là tà, nên cần phải giết nó. Giúp như thế nào? Một người kia nói: ‘[Con] cầu xin Phật giúp đỡ giúp đỡ, con có người nhà đang lâm bệnh’. ‘Tốt, ta giúp ngươi’. Nó liền để chư vị bỏ tiền vào hòm công đức: tư tưởng của nó cần tiền. Tiền bỏ vào hòm công đức nhiều bao nhiêu, [nó] liền làm bệnh chư vị mau khỏi bấy nhiêu. Bởi vì nó có năng lượng, ở không gian khác có thể thao túng người thường. Nhất là khi người có công đến bái [lạy], thì còn nguy hiểm hơn. Người luyện công cầu điều chi? Cầu tiền ư? Mọi người thử nghĩ, người luyện công cầu tiền tài là sao? Cầu mong giúp thân nhân tiêu nạn tiêu bệnh chính là chấp trước đối với tình cảm thân quyến. Phải chăng muốn chi phối vận mệnh của người khác; mỗi người đều có vận mệnh của mình chứ! Nếu chư vị bái [lạy] nó, lẩm nhẩm: ‘Con xin được phát tài’. Tốt thôi, nó giúp chư vị; nó chỉ mong rằng chư vị cầu thật nhiều tiền, càng cầu nhiều tiền chút nào, nó lấy được của chư vị thêm chút ấy; giao hoán bình đẳng mà. Người khác bỏ tiền vào hòm công đức cho nó rất nhiều, [và] nó để chư vị được [tiền]. Được như thế nào? Ra khỏi cửa thì nhặt được ví tiền, [hoặc được] đơn vị [công tác] thưởng tiền; dù thế nào thì nó cũng làm mọi cách để chư vị được tiền. [Nhưng] nó không thể giúp chư vị một cách vô điều kiện phải không? Bất thất bất đắc; [nó] lấy một phần công của chư vị; hoặc lấy của chư vị những thứ như đan đã luyện thành, nó cần những thứ ấy.

    Nếu như xuất hiện tình huống này ở chùa, thì thật nguy hiểm hơn nữa. Hoà thượng mà bái [lạy] nó, như thế nó sẽ quản hoà thượng: ‘Ngươi chẳng phải đang bái [lạy] ta? Ngươi rất minh bạch đang bái [lạy] ta! Tốt lắm, chẳng phải ngươi muốn tu luyện? Ta sẽ quản ngươi, ta sẽ để ngươi tu như thế như thế’. Nó an bài cho chư vị, vậy chư vị tu thành thì sẽ tu đến đâu? Tu là do nó an bài, thì các pháp môn trên kia đâu có nhận. Nó an bài, thì chư vị tương lai sẽ quy về nó [cai] quản. Vậy chư vị chẳng phải tu cũng như không hay sao? Tôi nói rằng hiện nay nhân loại muốn tu đắc chính quả thật rất khó. Hiện tượng thế này rất phổ biến; tại danh sơn đại xuyên có người chúng ta thấy Phật quang, phần đông là thuộc loại này; chúng có năng lượng, nên có thể hiển hiện ra được. Đại Giác Giả chân chính không tự dưng hiển hiện như thế.

  8. #88

    Mặc định

    Luyện công chiêu ma
    ‘Luyện công chiêu ma’ là gì? Ấy là khi chúng ta luyện công, thường dễ gặp một số can nhiễu. Luyện công cớ sao lại chiêu [mời] ma? Bởi vì [khi] một cá nhân mong muốn tu luyện [thì] thực tế rất khó khăn; chân tu mà không được Pháp thân của tôi bảo hộ, thì chư vị hoàn toàn không thể tu thành; hễ ra khỏi cửa là chư vị có thể gặp những vấn đề [liên quan] đến sinh mệnh [sống chết]. Nguyên thần con người là bất diệt; như vậy chư vị tại hoạt động xã hội đời trước, có thể đã mắc nợ người ta, nạt dối người ta, hoặc đã từng làm chuyện bất hảo nào đó; chủ nợ kia sẽ tìm chư vị. Trong Phật giáo giảng rằng: Con người sống chính là [vì] nghiệp lực luân báo. Chư vị nợ họ [gì], họ sẽ tìm chư vị đòi nợ; nếu lấy quá đi thì sau này họ sẽ hoàn lại cho chư vị. Con không hiếu thuận với cha mẹ, [thì] sau sẽ đổi lại; nó luân chuyển qua lại như thế. Tuy nhiên chúng tôi thực sự thấy có ma đang can nhiễu, không cho chư vị luyện công; nó đều có quan hệ nhân duyên, chứ không phải vô duyên vô cớ; nếu vô duyên vô cớ thì không cho phép nó như thế.
    Hình thức luyện công chiêu ma phổ biến nhất, chính là [thế này]: khi chư vị chưa luyện công, thì hoàn cảnh chung quanh còn tương đối tĩnh. Vì đã học công, nên luôn thích luyện; nhưng khi vừa vào chỗ rồi ngồi đả toạ, thì đột nhiên cảm thấy bên ngoài không còn tĩnh nữa. [Tiếng] còi ô-tô kêu, ngoài hành lang có tiếng đi lại, tiếng nói chuyện, tiếng sập cửa, bên ngoài cũng bật máy thu thanh; lập tức không còn tĩnh nữa. Hoàn cảnh bên ngoài khi chư vị không luyện công còn rất tốt, chư vị hễ luyện công thì lại như thế. Có khá nhiều người chúng ta không thử nghĩ sâu thêm, rằng rốt cuộc đó là chuyện gì vậy; chỉ thấy rất kỳ lạ, và thấy rất thất vọng không luyện công được. Cái điều “kỳ lạ” ấy đã ngăn trở; đó chính là ma đang can nhiễu chư vị; chúng đang sử dụng người [khác] để can nhiễu chư vị. Đây là hình thức can nhiễu đơn giản nhất, đã đạt được mục đích [là] không để chư vị tu luyện. Chư vị luyện công, chư vị đắc Đạo, phải chăng bao nhiêu thứ chư vị mắc nợ rồi chư vị không hoàn trả? Chúng không chịu, chúng sẽ không để chư vị [tu] luyện. Nhưng đây cũng là phản ánh trong một tầng [nào đó]; qua một [giai] đoạn thời gian thì không cho phép hiện tượng này lại tồn tại; nghĩa là khi món nợ này qua đi rồi, thì không cho phép chúng lại đến can nhiễu nữa. Vì tu luyện Pháp Luân Đại Pháp chúng tôi sẽ tu được tương đối nhanh, đột phá về tầng cũng tương đối nhanh.

    Còn có một hình thức can nhiễu nữa của ma. Như mọi người đã biết chúng ta luyện công có thể khai thiên mục, có người sau khi khai thiên mục rồi luyện công ở nhà, liền nhìn thấy một số cảnh tượng ghê rợn, những bộ mặt khủng khiếp đáng sợ. Có thứ đầu bù tóc xoã, có thứ muốn đến liều mạng với chư vị, thậm chí còn xuất hiện nhiều cử động, làm người ta sợ lắm. Có lúc hễ luyện công liền nhìn thấy ngoài cửa sổ bám đầy những thứ ấy, làm người ta hãi lắm. Vì sao xuất hiện những tình huống này? Đó đều là những hình thức can nhiễu của ma. Nhưng trong môn Pháp Luân Đại Pháp của chúng tôi, hình thức [can nhiễu] này cực kỳ hiếm thấy, trăm phần có một; đa số đều không gặp tình huống này. Bởi vì nó không có gì là tốt đối với luyện công của chúng ta, do đó không cho phép chúng chọn hình thức này để can nhiễu chư vị. Tại công pháp tu luyện thông thường, sự việc này chính là một hiện tượng phổ biến nhất, lại còn duy trì trong thời gian rất lâu. Có người chính vì điều này mà không luyện công được, khiếp sợ ghê lắm. Luyện công đêm khuya đều chọn hoàn cảnh rất yên tĩnh, liền thấy một người đứng ngay đằng trước, người chẳng ra người quỷ chẳng ra quỷ, [nên] sợ quá không dám luyện nữa. Trong Pháp Luân Đại Pháp của chúng ta bình thường không có hiện tượng này; nhưng cũng có những người rất cá biệt, có những người tình huống cực kỳ đặc thù

    Còn một loại can nhiễu nữa của ma, cũng là điều mà ai ai cũng cần gặp phải; pháp môn của chúng ta ai ai cũng cần gặp phải: gặp ‘ma sắc’. Điều này rất nghiêm trọng. Trong xã hội người thường có sinh hoạt vợ chồng, có như thế mới sinh sôi nảy nở đời sau nơi xã hội nhân loại. Nhân loại chính là phát triển như thế; [và] trong xã hội nhân loại cũng có cái ‘tình’; do đó sự tình này đối với người thường mà xét quả là hợp với luân lý của đất trời. Vì con người có ‘tình’, nóng giận là ‘tình’, ưng ý là ‘tình’, yêu là ‘tình’, hận cũng là ‘tình’; vui thích làm điều [nào đó] là ‘tình’, không thích làm điều [nào đó] cũng là cái ‘tình’ ấy; thấy người này hay người kia dở, yêu thích làm gì đó hoặc chẳng yêu thích làm gì đó, hết thảy đều là ‘tình’; người thường chính là vì cái ‘tình’ ấy mà sống. Như vậy làm một người luyện công, một người siêu thường, thì không thể dùng cái [đạo] lý ấy để nhận định được, cần đột phá điều này. Do đó [đối với] rất nhiều tâm chấp trước xuất phát từ ‘tình’, chúng ta cần xem nhẹ, cuối cùng hoàn toàn vứt bỏ. ‘Dục’ và ‘sắc’ những thứ ấy đều thuộc về tâm chấp trước của con người; những thứ ấy đều nên tống khứ.

    Tự tâm sinh ma còn có tình huống khác: can nhiễu gặp thân nhân đã qua đời; khóc lóc nỉ non, bảo chư vị làm điều này, điều khác; chuyện gì cũng xuất hiện. Chư vị có thể không động tâm? Chư vị yêu dấu đứa con này lắm, chư vị yêu thương cha mẹ chư vị. Cha mẹ chư vị đã qua đời, họ bảo chư vị làm điều gì đó … đều là những việc không thể làm; nếu chư vị làm thì hỏng rồi; người luyện công khó như thế đó. Người ta nói rằng Phật giáo loạn rồi, những thứ của Nho giáo đều lọt cả vào Phật giáo; những gì như ‘hiếu kính cha mẹ’, ‘tình cảm con cái’ đều lọt cả vào; trong Phật giáo [vốn] không bao hàm những điều ấy. Ý nghĩa là gì? Bởi vì sinh mệnh chân chính của một cá nhân là nguyên thần; người mẹ sinh ra nguyên thần chư vị mới là người mẹ thật sự của chư vị. Chư vị trong lục đạo luân hồi, mẹ của chư vị là người, không là người, [số ấy] không đếm được. Con cái của bao đời chư vị hỏi có bao nhiêu; cũng không đếm được. Ai là mẹ chư vị, ai là con chư vị, một khi hai mắt kia khép lại [tạ thế] thì ai còn nhận ra ai nữa; nghiệp mà chư vị nợ vẫn theo đó mà hoàn trả. Nhân tại mê trung, không vứt bỏ được những thứ này. Có người không vứt bỏ được [tâm về] con của họ, nói [nó] tốt ra sao, nó chết rồi; mẹ họ tốt ra sao, cũng chết rồi; họ thống thiết muốn chết [theo], quả thật bỏ nửa cuộc đời còn lại để theo những người kia. Chư vị không nghĩ ư, đó chẳng phải đến giày vò chư vị? Dùng hình thức ấy để chư vị chẳng có ngày nào yên.

    . Tuy nhiên có vị tìm người ta toán quái cho mình, nói: ‘Ông hãy toán quái, xem xem tôi sẽ ra sao, công này luyện sẽ thế nào? Hoặc tôi sẽ có nạn nào hay không.’ Họ tìm người để bói những thứ ấy. Nạn ấy nếu để chư vị bói ra được, hỏi chư vị đề cao làm sao đây? [Với] người luyện công thì đời của họ đã thay đổi rồi; tướng tay, tướng mặt, coi giờ sinh, cũng như những thứ mang trên thân thể như tín tức đều khác rồi, đã thay đổi rồi. Khi chư vị tìm đến họ để toán quái, chư vị sẽ tin họ; nếu không thì chư vị [xem] bói làm gì? Điều họ nói là những gì ở bề ngoài, những điều nói ra là những điều trong quá khứ của chư vị; tuy nhiên trên thực chất đã có thay đổi. Như thế mọi người thử nghĩ xem, chư vị tìm họ [xem] bói rồi, chư vị sẽ nghe phải không, sẽ tin phải không? Như vậy sẽ tạo thành gánh nặng cho tinh thần của chư vị có phải không? Gánh nặng tạo thành rồi, trong tâm chư vị sẽ nghĩ đến nó; có phải là chấp trước hay không? Như vậy loại bỏ chấp trước này đi thế nào đây? Đó chẳng phải là nạn do con người tăng thêm? Tâm chấp trước sinh ra ấy chẳng phải cần phải chịu khổ thêm nữa thì mới có thể dứt bỏ đi? Mỗi một quan, mỗi một nạn đều có tồn tại vấn đề tu lên trên hoặc rớt lại xuống. Nguyên đã khó, lại có thêm cái nạn mà người thêm vào, thì vượt qua sao đây? Vì điều này mà chư vị sẽ phải gặp nạn, chuyện phiền phức. Con đường [đời] sau khi đã thay đổi của chư vị là không cho phép người khác nhìn thấy. Nếu người khác nhìn thấy rồi, liền có thể nói hết cho chư vị rằng chư vị đến bước nào sẽ có nạn gì, [nếu thế] chư vị còn tu gì đây? Do đó hoàn toàn không cho thấy. Ai ở pháp môn khác cũng không được thấy; các đệ tử đồng môn đều không được thấy; ai nói cũng không trúng. Bởi vì một đời ấy đã thay đổi rồi, là một đời tu luyện.

  9. #89

    Mặc định

    Bây giờ đã xuất hiện những thứ như ‘khí công mỹ thuật’, ‘khí công âm nhạc’, ‘khí công thư pháp’, ‘khí công vũ đạo’, cái gì cũng có; [chúng] đều là khí công? Tôi thấy lạ lắm. Tôi nói chúng là ‘khí công làm loạn’; không chỉ là ‘khí công làm loạn’, mà quả thực là ‘chà đạp khí công’. Căn cứ lý luận [của họ] là gì? Nói rằng khi vẽ, hát, nhảy múa, hay viết chữ, thì tiến nhập vào một trạng thái mơ mơ tỉnh tỉnh, gọi là ‘khí công thái’; đó là khí công ư? Không thể nhận thức vấn đề như vậy được. Chẳng phải tôi nói đó là ‘chà đạp khí công’ là gì? Khí công là một loại học vấn rộng lớn uyên thâm về tu luyện [thân] thể con người. A, cứ mơ mơ tỉnh tỉnh là khí công rồi? Vậy chúng ta mơ mơ tỉnh tỉnh rồi vào nhà vệ sinh thì tính sao? Chẳng phải là chà đạp khí công là gì? Tôi nói đó chính là ‘chà đạp khí công’. Hội Sức Khoẻ Đông phương năm kia, [tôi] thấy [khí] công thư pháp nào đó. Cái gì gọi là khí công thư pháp? Tôi bèn đến xem khí công thư pháp ấy ra sao; ông này cầm bút viết chữ; viết chữ xong, liền dùng tay phát khí đến từng chữ; phát xuất ra đều là khí đen. Trong đầu chỉ toàn là tiền và danh [vọng], chư vị thử nói có thể có công không? Khí cũng sẽ không phải khí tốt. Treo lên là bán rất đắt, mà người nước ngoài đều tới mua của ông. Tôi nói rằng ai mua về nhà rồi sẽ xúi quẩy. Cái khí đen ấy có thể tốt sao được? [Tôi] thấy mặt của ông này đen lắm, ông ta nhìn gì cũng ra tiền, chỉ nghĩ đến tiền; hỏi có thể có công? Trên danh thiếp ông này có ghi cả đống danh [hiệu], nào là ‘Khí công Thư pháp Quốc tế’ v.v. Tôi hỏi cái thứ mánh lới ấy có được tính là khí công hay không?

    Tôi còn xem một cuốn tạp chí, đăng thông tin về việc mở lớp khí công thư pháp. Tôi giở ra một chút, xem xem họ dạy thế nào. Trong đó viết thế này: trước tiên điều tức, hô hấp, sau đó ngồi đả toạ ý tưởng [đặt tại] khí đan điền; đả toạ mười lăm phút cho đến nửa giờ đồng hồ, ý tưởng nâng khí đan điền lên dẫn nhập vào cánh tay, lấy bút chấm vào mực [nho], lại vận khí tiếp vào đầu bút. Ý niệm đến đó rồi, thì bắt đầu viết chữ. Chẳng phải đó là lừa người? A, đề khí vào đâu thì gọi là khí công đó phải không? Thế thì chúng ta khi ăn cơm, ngồi đả toạ một lúc, cầm đũa lên, vận khí vào đầu đũa ăn cơm, vậy bèn gọi là ‘khí công ăn cơm’, phải vậy không? Đồ ăn cũng là năng lượng; chuyện này nói như vậy đấy. Tôi nói rằng chính là ‘chà đạp khí công’; họ coi khí công quá thiển cận; vậy nên không thể nhận thức như thế được.

    Tuy nhiên khí công võ thuật đã có thể được xem là một môn khí công độc lập. Vì sao? Nó có quá trình truyền thừa mấy nghìn năm, nó có một bộ hoàn chỉnh về lý luận tu luyện cũng như một bộ hoàn chỉnh về phương pháp tu luyện; do đó nó có thể được tính là một bộ hoàn chỉnh. Tuy như vậy, nhưng khí công võ thuật cũng là điều ở tầng thấp nhất trong công pháp tu nội [như] của chúng ta. Ngạnh khí công chính là một loại viên năng lượng vật chất, chỉ có tác dụng trong đánh nhau. Lấy ví dụ này cho mọi người; tại Bắc Kinh có một học viên, sau khi lên lớp [học] Pháp Luân Đại Pháp của chúng tôi, thì không thể [dùng] tay ấn vào cái gì hết. [Anh ta] đến cửa hàng mua xe trẻ em, dùng tay thử độ bền chắc, thì vừa ấn một cái, “păng” [một cái] khung xe gẫy ngay; anh ta lấy làm lạ lắm. Về nhà ngồi ghế dựa, anh này không thể dùng tay mà ấn; dùng tay mà ấn xuống ghế thì “păng” một cái gẫy ghế ngay. Anh ta hỏi tôi đó là sao. Tôi không giảng cho anh ta, tôi e rằng anh ta phát sinh tâm chấp trước. Tôi nói: ‘đó đều là trạng thái bình thường, tuỳ kỳ tự nhiên, không cần quan tâm đến nó, đều là điều tốt’. [Nếu] công năng ấy mà dùng tốt, thì hòn đá kia chỉ dùng tay nắn một cái là bở vụn ngay. Chẳng phải ngạnh khí công là gì? Tuy nhiên anh này chưa hề luyện ngạnh khí công. Trong công pháp tu nội thông thường các công năng này đều xuất [hiện], tuy nhiên vì tâm tính người [học] chưa giữ được vững, do đó thông thường công năng xuất ra đều không cấp chư vị dùng. Nhất là khi tu luyện tại tầng thấp, tâm tính người ta chưa đề cao lên, nên những công năng xuất ra ở tầng thấp này, hoàn toàn đều không được cấp. Dần dần sau này khi chư vị nâng cao tâm tính lên rồi, thì những thứ ấy không có tác dụng gì nữa, nên cũng không được xuất lai nữa.
    Cụ thể về luyện khí công võ thuật là thế nào? Luyện khí công võ thuật họ giảng vận khí. Tuy nhiên ban đầu chưa có vận được cái khí ấy, bảo chư vị nghĩ đến vận khí là vận được ngay [hay sao], họ còn chưa vận [khí] được. Làm thế nào đây? Họ cần luyện tay của mình, hai bên sườn, hoặc đùi, chân, cẳng tay cánh tay, đầu cũng cần luyện. Luyện thế nào? Có người dùng tay đánh vào cây, dùng chưởng đánh vào cây. Có người dùng tay vỗ vào phiến đá, ‘păng-păng’ vỗ vào đó. Chư vị [có thể] nói là xương mà dội vào đó thì phải đau ghê lắm, chỉ dùng kình [lực] hơi quá chút xíu là chảy máu ngay. Nhưng khí ấy vẫn chưa vận được. Làm sao đây? Họ bắt đầu vung tay, sao cho máu chảy ngược ra; bắp tay, bàn tay sẽ phồng lên. Thực tế là chúng phồng lên, sau đó họ dùng tay đánh vào [phiến] đá một cái, xương đã được đệm lót rồi, không trực tiếp chạm vào đá nữa, cũng không đau như trước nữa. Cùng theo việc họ luyện công liên tục, sư phụ sẽ dạy họ; dần dần họ sẽ vận được khí. Tuy nhiên chỉ vận khí thôi thì chưa được; khi đánh nhau thật thì người ta đâu có đợi chư vị. Đương nhiên người ta khi có thể vận khí thì đã có thể chịu được đòn, lấy một cây gậy rất dày mà đánh lên cũng có thể không thấy đau; họ vận khí xong có thể phồng lên. Tuy nhiên khí là thứ nguyên thuỷ nhất ban đầu; thuận theo thời gian họ không ngừng luyện, [thì] khí này sẽ chuyển hoá lên thành vật chất cao năng lượng. Khi nó đã chuyển hoá thành vật chất cao năng lượng rồi, sẽ dần dần hình thành một loại cục năng lượng có mật độ rất lớn. Nhưng loại cục năng lượng này có linh tính, do đó nó cũng là một cục công năng, [nó] chính là một loại cục công năng. Nhưng loại công năng này có thể chuyên dùng để đánh, đỡ đòn; [nhưng] dùng nó trị bệnh thì không được. Bởi vì vật chất cao năng lượng này ở tại không gian khác, nó không di chuyển ở không gian này của chúng ta, do đó thời gian của nó nhanh hơn của chư vị rất nhiều. Khi chư vị muốn đánh người khác, không còn dùng đến vận khí nữa, không cần nghĩ tưởng nữa, [mà] công ấy đã đến chỗ đó ngay rồi. Người khác đánh chư vị, khi chư vị muốn chống đỡ, thì công ấy cũng đã đến đó rồi. Bất kể là chư vị xuất thủ nhanh đến đâu, nó còn nhanh hơn chư vị; khái niệm thời gian của hai bên là khác nhau. [Nếu] luyện khí công võ thuật, [thì] có thể luyện xuất được những thứ như là ‘thiết sa chưởng’, ‘chu sa chưởng’, ‘kim cương thối’, ‘la hán cước’; đó là những bản sự của người thường. Người thường khi đã trải qua rèn luyện rồi thì có thể đạt được đến mức ấy.
    Sự khác biệt lớn nhất giữa khí công võ thuật và công pháp tu nội là: khí công võ thuật yêu cầu luyện trong vận động, do đó khí chạy dưới da. Vì luyện trong vận động, nên không thể nhập tĩnh, khí không nhập đan điền; khí chạy dưới da, khí thoát qua cơ bắp, do đó không thể luyện mệnh, cũng không thể tu luyện xuất ra được những công phu cao thâm. Công pháp tu nội của chúng ta yêu cầu luyện trong tĩnh. Công pháp thông thường giảng khí nhập đan điền, khí nhập bụng dưới, chú trọng tu luyện trong tĩnh, chú trọng chuyển hoá bản thể, có thể tu mệnh, có thể tu luyện đến tầng cao hơn.
    Mọi người có thể đã nghe đến những công phu như thế; trong tiểu thuyết cũng viết về những thứ như ‘kim chung tráo’, ‘thiết bố sam’, ‘bách bộ xuyên dương’. Còn ‘khinh công’ nữa, có người đi lại trên cao; có người thậm chí có thể độn nhập sang không gian khác. Các công phu này có hay không? Có, điểm này là khẳng định; tuy nhiên không có trong người thường. Ai đã thật sự luyện xuất được những công phu này, thì không thể lấy chúng ra hiển thị được. Bởi vì họ không chỉ đơn thuần luyện võ thuật, mà đã hoàn toàn siêu xuất khỏi người thường rồi; như thế những người này cần phải chiểu theo công pháp tu nội mà tu. Họ phải giảng tâm tính, đề cao tâm tính của mình; họ coi những thứ lợi ích vật chất kia thật nhẹ nhàng. Tuy rằng họ đã tu xuất ra được những loại công phu ấy, nhưng từ đó trở đi họ không thể tuỳ tiện sử dụng ở chốn người thường nữa; khi không có người nhìn thấy [thì] tự mình làm một chút thì được. Chư vị thấy viết trong những tiểu thuyết kia, rằng các nhân vật vì [sơ] đồ kiếm [thuật], vì [muốn] lấy báu vật, vì đàn bà, mà giết mà đánh; bản sự của ai cũng rất to lớn, đi lại như Thần. Mọi người thử nghĩ xem, người đã thật sự có những công phu này, họ chẳng phải tu nội mà tu xuất lai được hay sao? Họ [coi] trọng tâm tính mới tu xuất lai được, đối với danh lợi và các thứ dục vọng thì [họ] đã xem nhẹ từ lâu; họ có thể đi giết người không? Họ có thể coi trọng tiền tài đến thế không? Hoàn toàn không thể như vậy được; đó chỉ là thổi phồng trong nghệ thuật thôi. Con người truy cầu những kích thích tâm lý, cái gì thoả mãn điều ấy thì [đọc]. Các tác giả cũng nắm chắc đặc điểm này, thể nào cũng [viết] cho chư vị thấy thoả [mãn], thấy cao hứng; họ gắng sức viết cho chư vị. Viết ra càng huyền [hoặc] chư vị càng thích đọc; đó chỉ là thổi phồng trong nghệ thuật thôi. Ai thật sự có những công phu này đều không hành xử như thế, đặc biệt lại càng không thể lấy ra biểu diễn.

    Tôi giảng rõ vấn đề này cho chư vị, chính là để nói với chư vị rằng, nếu mà những người như thế xuất hiện, chư vị nhất định không thể coi họ như những Giác Giả xuất sắc. Trong tu luyện đây là một vấn đề rất nghiêm túc; chỉ có tuân theo Đại Pháp này mà hành động mới là đúng. Chư vị không được [phép vì] thấy người ta [có] công năng, thần thông, nhìn thấy một số điều, rồi sau đó theo người ta, nghe theo người ta. Chư vị rồi sẽ làm hại họ, họ sẽ sinh tâm hoan hỷ, cuối cùng những gì mà họ có sẽ bị mất hết, đóng lại hết; rốt cuộc [họ] sẽ bị rớt xuống. [Người] đã khai công cũng [có thể] bị rớt; người đã khai ngộ rồi nếu giữ [mình] không vững cũng sẽ rớt xuống. Ông Phật kia nếu không giữ được tốt cũng rớt xuống, huống là chư vị vốn là người luyện công ở trong người thường! Do vậy bất kể là đã xuất được bao nhiêu công năng, công năng lớn đến mấy, thần thông hiển được lớn đến mấy, thì chư vị nhất định phải giữ cho vững. Gần đây chúng tôi có người đang ngồi ở kia liền [biến] mất, sau một lúc lại xuất hiện; những thần thông lớn hơn cũng đều sẽ xuất hiện. Trong tương lai chư vị cần làm thế nào? Là học viên và đệ tử của chúng tôi, tương lai sự việc ấy nếu chư vị xuất ra cũng vậy, người khác xuất ra cũng vậy, chư vị không được sùng bái họ và đi cầu những thứ ấy. Hễ tâm chư vị biến đổi, thì lập tức là hết rồi, chư vị đã rớt xuống rồi; có khi chư vị còn cao hơn họ, chỉ là chưa xuất thần thông thôi. Ít nhất thì về vấn đề này chư vị đã bị rớt rồi; do đó mọi người nhất định phải chú ý vấn đề này. Chúng tôi xếp chuyện này vào vị trí rất trọng yếu; bởi vì sẽ xuất hiện sự việc này rất nhanh; hễ xuất hiện, chư vị mà không giữ mình được vững thì không được.
    Người tu luyện đã xuất hiện công, đã khai công, hoặc thật sự đã khai ngộ, cũng không thể tự coi mình là thế này thế nọ được; những điều mà họ thấy, là những điều thấy được tại tầng của họ. Bởi vì tu luyện đã đến bước ấy, cũng là ngộ tính của họ đã đạt đến bước ấy, tiêu chuẩn tâm tính của họ đạt đến bước ấy, trí huệ của họ cũng là đạt đến bước ấy. Do đó [đối với] những điều ở tầng cao hơn, họ có thể không tin. Chính là vì họ không tin, nên mới tạo thành việc là họ cho rằng những gì bản thân mình nhìn thấy là tuyệt đối [đúng đắn], cho rằng chính là như thế. Nhưng nó còn sai khác nhiều, bởi vì tầng của họ chỉ ở đó thôi.
    Có một số bộ phận [học viên] cần khai công ở trong tầng ấy; có tu cao lên nữa cũng không tu lên được, do đó chỉ có thể khai công khai ngộ tại tầng đó thôi. Những người tu luyện xuất lai sau này của chúng ta, sẽ có [người] khai ngộ tại tiểu đạo thế gian, có [người] khai ngộ tại các tầng khác nhau, [và] có [người] khai ngộ tại đắc chính quả. Khai ngộ tại đắc chính quả mới là tối cao, tại các tầng khác nhau đều có thể nhìn thấy và cũng có thể hiển hiện xuất lai. Ngay [những người] tại tầng thấp nhất tiểu đạo thế gian khai công khai ngộ, cũng có thể thấy được một số không gian, một số Giác Giả, cũng có thể câu thông với họ. Lúc ấy chư vị không nên cảm thấy tự hài lòng quá, [vì] theo tiểu đạo thế gian, tại tầng thấp mà khai công thì không đắc được chính quả; điều này là khẳng định. Vậy cần làm sao? Họ chỉ có thể bảo trì ở trong tầng ấy; sau này [đối với] tu luyện lên tầng cao hơn, [thì] đó là chuyện về sau. Đã tu cao đến đó mà không khai công thì để làm gì? Dẫu rằng chư vị cứ tu hướng lên trên như thế này, nhưng tu không lên được; do đó mới khai công, [vì] đã tu đến đầu đỉnh rồi; sẽ xuất hiện rất nhiều người như vậy. Bất kể là xuất hiện tình huống gì, [chư vị] nhất định phải giữ vững tâm tính; chỉ có tuân theo Đại Pháp mà thực thi mới là thật sự đúng đắn. Công năng của chư vị cũng vậy, sự khai công của chư vị cũng vậy, đều là trong khi tu Đại Pháp chư vị mới đắc được [như thế]. Nếu như chư vị xếp Đại Pháp vào vị trí thứ yếu, [và] xếp thần thông của chư vị vào vị trí trọng yếu; hoặc là người đã khai ngộ bèn cho rằng nhận thức của bản thân mình như thế này như thế kia là đúng, thậm chí cho rằng bản thân mình thật xuất sắc, vượt trên cả Đại Pháp, [thì] tôi nói rằng chư vị đã bắt đầu rớt xuống phía dưới, đã nguy hiểm, sẽ càng ngày càng có vấn đề. Lúc ấy chư vị có thể thật sự gặp rắc rối, tu lại như không; xử lý không tốt sẽ bị rớt xuống, tu đã về không rồi.
    Tôi còn nói với chư vị rằng: nội dung cuốn sách này là bài giảng Pháp tại một số lớp hợp lại. Đều là [điều] mà tôi giảng, từng câu đều là tôi giảng ra, đều là từ băng thâu âm lấy từng chữ từng chữ mà ra, lấy từng chữ từng chữ sao chép ra, đều là do các đệ tử, học viên của tôi đã giúp tôi sao lục lại, sau đó tôi chỉnh lý từng lượt từng lượt. Đều là Pháp của tôi, những điều tôi giảng chính là Pháp này.

  10. #90

    Mặc định

    Con người chúng ta sống thì có quyền lợi duy trì sự sinh hoạt của con người, do đó hoàn cảnh sinh hoạt cũng phải thích ứng với yêu cầu sinh sống của con người. Chúng ta không thể cố ý làm hại các sinh linh; nhưng chúng ta cũng không thể câu nệ thái quá đến những sự việc nhỏ bé kia. Ví như rau và lương thực đều có sinh mệnh, chúng ta cũng không thể vì chúng có sinh mệnh mà không ăn không uống; như thế còn luyện công gì nữa? Cần phải xét rộng. Ví như khi chư vị đang đi trên đường, thì kiến, côn trùng chạy vào dưới chân, và bị dẫm chết; như thế có thể chúng cần phải chết, bởi vì chư vị không cố ý làm hại chúng. Trong giới sinh vật hoặc trong các vi sinh vật khác cũng nói về vấn đề cân bằng sinh thái; nhiều quá thì cũng là thái quá; do đó chúng tôi giảng tu luyện một cách đường đường chính chính. Ở nhà có nhặng xanh, muỗi, chúng ta suỵt đuổi chúng, lắp rèm chắn không cho chúng vào. Tuy nhiên có lúc suỵt đuổi không đi, thì đập chết là đập chết thôi. [Tại] không gian mà con người ở, nếu chúng đốt người ta làm hại người ta thì đương nhiên cần xua đuổi chúng đi; đuổi không đi, thì không thể coi chúng ở đó đốt người ta [mà mặc kệ]. Chư vị là người luyện công không có e sợ, [vốn] đã có lực đề kháng; [nhưng] người nhà chư vị không luyện công, [mà] là người thường, còn vấn đề bệnh truyền nhiễm; cũng không thể nhìn [chúng] đốt lên mặt đứa bé mà [vẫn] mặc kệ.
    Tôi lấy một ví dụ cho chư vị, có một câu chuyện trong những năm đầu của Thích Ca Mâu Ni. Một hôm, Thích Ca Mâu Ni cần tắm, ở trong rừng rậm ấy Ông yêu cầu đệ tử của mình dọn sạch bồn tắm. Vị đệ tử của Ông đến coi, thấy trong bồn tắm bám đầy côn trùng; nếu dọn sạch bồn tắm sẽ giết chết những côn trùng ấy. Đệ tử quay lại nói với Thích Ca Mâu Ni rằng bồn tắm bám đầy côn trùng. Thích Ca Mâu Ni không nhìn vị đệ tử này, nói một câu: ‘Con hãy đi dọn sạch bồn tắm’. Vị đệ tử này đến chỗ bồn tắm thấy rằng không biết hạ thủ ra sao; hễ [dọn] thì côn trùng phải chết; vị này loanh quanh một vòng rồi lại quay lại hỏi Thích Ca Mâu Ni: ‘Bạch Sư tôn, bồn tắm bám đầy côn trùng; nếu [dọn sạch] sẽ làm côn trùng kia chết mất’. Thích Ca Mâu Ni [đưa mắt] nhìn vị ấy và nói: ‘Điều ta bảo con là hãy đi dọn sạch bồn tắm’. Vị đệ tử này giật mình tỉnh ngộ, lập tức dọn sạch bồn tắm. Trong [câu chuyện] này đã nói rõ một vấn đề: không thể [chỉ] vì có côn trùng, mà chúng ta không tắm; cũng không thể [chỉ] vì có muỗi, mà chúng ta phải đi nơi khác tìm chỗ ở; không thể [chỉ] vì lương thực cũng có sinh mệnh, rau có sinh mệnh, mà chúng ta liền thít cổ lại không ăn không uống chi nữa. Không thể như thế được; chúng ta cần cân bằng quan hệ này cho đúng, tu luyện một cách đường đường chính chính; chúng ta không cố ý làm hại các sinh mệnh là được rồi. Cũng vậy, con người cần có không gian sinh hoạt và điều kiện sinh tồn của con người, cũng cần duy hộ [điều đó]; con người cũng cần duy trì sự sống và sinh hoạt bình thường.
    Trong quá khứ có một số khí công sư giả giảng: ‘Mùng một, mười lăm [âm lịch] thì có thể sát sinh’. Có người còn giảng: ‘Có thể giết những [con vật] hai chân’, cứ như thể loài hai chân không phải là sinh linh vậy. Sát sinh vào mùng một, mười lăm mà không tính là sát sinh, thì phải chăng là đào đất? Có những khí công sư giả, mà từ lời nói hành vi của họ đã có thể phân biệt ra ngay; [điều] họ nói là gì, [điều] họ truy cầu là gì; phàm là khí công sư mà có những ngôn luận như thế thì thường là phụ thể. Chư vị [hãy] xem khí công sư có phụ thể là cáo đang ăn thịt gà ra sao, đúng là ăn nuốt ngốn ngấu, cũng chẳng buồn nhả xương ra nữa.

  11. #91

    Mặc định

    Chúng ta giảng một chút về nhận thức [vấn đề] ăn thịt trong Phật giáo. Phật giáo nguyên thuỷ lúc đương sơ không có giới cấm ăn thịt. Đương thời khi Thích Ca Mâu Ni dẫn dắt các đồ đệ tu khổ [hạnh] trong rừng rậm, thì hoàn toàn không có giới luật cấm thịt. Tại sao không có? Bởi vì vào thời Thích Ca Mâu Ni truyền Pháp hơn 2500 năm trước, xã hội nhân loại rất lạc hậu; có nhiều vùng đất có nông nghiệp, có nhiều vùng đất chưa có nông nghiệp, diện tích đất canh tác rất ít, chỗ nào cũng là rừng rậm. Ngũ cốc rất khan hiếm, rất ít ỏi. Con người vừa mới thoát thai từ xã hội nguyên thuỷ, sống chủ yếu bằng săn bắt, có rất nhiều vùng đất còn sống chủ yếu bằng ăn thịt. Để vứt bỏ [ở] mức tối đa các tâm chấp trước của con người, Thích Ca Mâu Ni đã không cho [đồ đệ] tiếp xúc với bất kể những thứ gì như tài, vật; [Ông] dẫn dắt các đệ tử đi xin ăn, đi hoá duyên. Người ta cấp cho gì thì ăn nấy; là người tu luyện thì cũng không thể lựa chọn đồ ăn; trong đồ ăn được cấp có thể có thịt.
    Tại Phật giáo nguyên thuỷ còn có thuyết pháp về ‘giới huân’. Giới huân chính là từ Phật giáo nguyên thuỷ, tuy nhiên hiện tại lại nói rằng ăn thịt là thuộc về huân. Kỳ thực thời ấy huân không phải nói về thịt, [mà] là chỉ nói về những thứ như hành, gừng, tỏi. Vì sao coi chúng là ‘huân’? Hiện nay có nhiều tăng nhân không thuyết minh [điều này] được rõ, bởi vì có nhiều người trong số họ không giảng thực tu, [và] cũng không biết được nhiều điều. Điều Thích Ca Mâu Ni truyền gọi là “Giới Định Huệ”. Giới là giới [cấm] hết thảy những dục vọng của người thường; Định là nói về người tu luyện hoàn toàn ở trong thiền định, trong đả toạ mà tu luyện, cần hoàn toàn nhập định. Hết thảy những thứ can nhiễu làm cho không thể nhập định, không thể tu luyện đều được coi là những can nhiễu nghiêm trọng; ai mà ăn hành, gừng, tỏi đều có mùi rất mạnh. Thời bấy giờ các tăng nhân ở trong rừng rậm, sơn động, cứ bảy hoặc tám vị [ngồi] thành một vòng; ngồi đả toạ thành từng vòng từng vòng. Nếu như ai ăn thứ đó, thì sẽ sinh ra mùi vị có kích thích rất mạnh, làm ảnh hưởng đến đả toạ, ảnh hưởng đến người khác nhập định, can nhiễu nghiêm trọng đến luyện công của người ta. Do vậy đã có giới luật ấy, coi những thứ ấy là ‘huân’, không cho phép ăn chúng. Rất nhiều thể sinh mệnh tu luyện xuất ra ở trên thân thể người [tu] đều thấy khó chịu cái mùi vị nặng nề ấy. Hành, gừng, tỏi đều có thể kích thích người ta phát sinh dục vọng; ăn nhiều cũng gây nghiện; do đó chúng bị coi là huân.
    Quá khứ có rất nhiều tăng nhân sau khi tu luyện đến tầng rất cao, lọt vào trạng thái khai công hoặc bán khai công, [họ] cũng biết rằng giới luật kia trong quá trình tu luyện cũng không có nghĩa gì. Nếu sau khi có thể vứt bỏ cái tâm ấy rồi, thì những thứ vật chất kia tự bản thân nó không có tác dụng gì; còn điều thật sự can nhiễu đến người ta chính là cái tâm ấy. Do đó các cao tăng trong quá khứ cũng thấy rằng vấn đề người ta ăn thịt không phải là vấn đề then chốt nào hết; vấn đề then chốt là có thể vứt bỏ cái tâm kia hay không; [nếu] không có tâm chấp trước thì ăn gì cho đầy bao tử cũng được. Bởi vì trong chùa đã tu luyện như thế từ xưa đến nay, rất nhiều người đã quen như thế. Hơn nữa nó cũng không còn đơn thuần là vấn đề giới luật, mà đã thành một chế độ ghi rõ trong các chùa: hoàn toàn không được ăn [thịt]; người ta đã quen với tu như thế rồi. Chúng ta nói về hoà thượng Tế Công; trong các tác phẩm nghệ thuật [ông] được [người ta] làm cho rất nổi [tiếng]; hoà thượng phải cấm thịt, nhưng ông lại ăn thịt, [điều ấy] làm ông trở nên rất khác thường. Thực ra sau khi Tế Công bị trục xuất khỏi chùa Linh Ẩn, thì đồ ăn đương nhiên trở thành vấn đề rất chủ yếu của ông, cuộc sống trở nên nguy khốn. Để lấp cho đầy bao tử, ông kiếm được gì liền ăn nấy, chỉ cần nạp đầy bao tử là được rồi; không có chấp trước vào bất kể đồ ăn nào, thì không sao cả. Khi tu luyện đến đó, ông đã hiểu rõ đạo lý này; thực ra Tế Công cũng bất quá ăn thịt đôi lần thôi. Hễ nói hoà thượng ăn thịt, các nhà viết văn liền thấy hứng thú lắm; đề tài nào càng giật gân, thì càng làm cho người ta muốn xem; các tác phẩm văn nghệ là nguyên lấy từ cuộc sống và thổi phồng cuộc sống lên, rồi đưa ra tuyên truyền. Thực ra điều thật sự cần vứt bỏ là các tâm chấp trước; [còn] để lấp cho đầy bao tử thì ăn gì cũng không thành vấn đề.

  12. #92

    Mặc định

    thiện giả bất tranh , tranh giả bất thiện . Chơi mà lúc thì khóa nick , lúc thì mở nick , thì đéo chơi nữa , xóa nick đi .....

  13. #93
    Thanh Diện Tú Avatar của Dương Chí
    Gia nhập
    Mar 2012
    Nơi cư ngụ
    Lương Sơn
    Bài gởi
    387

    Mặc định

    Vì sao PLC ban đầu được ca tụng, chữa trị cho toàn người trong bộ máy chính quyền TQ mà cuối cùng bị liệt vào phản loạn. Ở 1 nước như TQ, để được chữa trị cho người trong chính quyền thì cần phải có cả 1 hệ thống dây mo rễ má đấy. Chẳng qua vì xung đột lợi ích của ông Lý với ông Giang nên mới nên nỗi. Mà cũng có khi 2 người này bắt tay nhau từ đầu, tạo nên 1 pháp môn mê hoặc dân chúng, nhưng sau đấy do xung đột lợi ích mà đánh nhau.
    Võ thuật phải thực tế.

  14. #94

    Mặc định

    Có hào quang + tòa sen đây nè.


  15. #95

    Mặc định

    Báo Time - Ông hãy nói về thời Mạt Pháp
    Ông Lý Hồng Chí - Trong thời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giảng Pháp (563-483 trước Công nguyên) khi đó chưa có chữ viết, cho nên Pháp được truyền khẩu. Năm trăm năm sau Phật pháp của ngài vì bị sửa đổi, khác với pháp nguyên thủy, đã không còn nữa. Điều đó có nghĩa là tu tập Phật pháp trở nên lộn xộn, làm cho người tu tập không đi đến đâu.
    http://daovien.wordpress.com/2012/08...ly-hong-chi-2/
    Theo thánh nổ Chí thì tập kết kinh điển của đạo Phật lần thứ nhất khi sau khi Phật nhập niết bàn là tập kết kinh điển bằng mồm (vì lúc đó Ấn Độ không có chữ viết).


  16. #96

    Mặc định

    Đồ đệ vẽ thánh nổ Chí mọc cánh. Cái mặt Chí trông giống cao thủ hài Mr bean




  17. #97

    Mặc định

    PLC không được hoan nghênh tại VN
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  18. #98

  19. #99
    Đai Đen
    Gia nhập
    Feb 2014
    Nơi cư ngụ
    Thanh Xuân, Hà Nội
    Bài gởi
    690

    Mặc định

    Chắc bạn đang tập PLC đúng ko ?
    Sám hối, tạ ơn trước khi ngủ và sau khi thức dậy !
    Lạy Phật giúp tăng trưởng Phước !
    Thương yêu cả với kẻ thù !
    Thực dưỡng Ohsawa !

  20. #100

    Mặc định

    TÔI LÀ NGƯỜI HỌC HỎI MỌI TÔN GIÁO - MỌI PHAP MÔN...

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •