Hầu hết tín hữu chúng ta -kể cả vx -cần phải học hỏi liên tục về đạo của mình. Nếu chúng ta chỉ đi nhà thờ và đọc kinh thôi chưa đủ ,mà còn phải nghiên cứu và tìm hiểu kỹ càng để chúng ta nắm vững đạo của mình . Nếu không hiểu kỹ giáo lý của chúng ta mà đã vội vã đi nghiên cứu tôn giáo khác thì các bạn sẽ nằm trong tình trạng đầu óc bị hổ lốn vì các bạn nhồi nhét quá nhiều thứ vào đầu, sau đó dẫn đến chuyện bị tung hoả mù không biết đường nào sáng mà đi như 1 vài người đã lầm lạc. Kiến thức về tôn giáo không phải là 1 bài học về Địa lý hay Toán để các bạn nhồi nhét thật nhanh để sáng hôm sau vào lớp trả bài lấy điểm! Vậy, chúng ta cùng nên đọc- đọc 1 cách chậm rãi, đọc tới đọc lui nhiều lần , thấm nhuần vào trí óc để sau này mỗi người trong chúng ta có ít nhất 1 am hiểu căn bản khi bàn luận với những người khác đạo. Vậy, cái Chúa yêu cầu mỗi người chúng ta làm là phải tìm hiểu Chúa , đọc Kinh Thánh ,cũng như am hiểu các giáo lý tín điều , nhưng đáng tiếc chúng ta chưa làm tốt được. Vậy đây là cơ hội để các bạn cùng đọc -đọc chậm rãi- vừa đọc vừa suy nghĩ , nếu thấy quá khó không hiểu được, hãy đứng dậy làm việc khác rồi lúc khác lại mở ra đọc. (Đây là nguồn tài liệu có 1 ít triết học và thần học trong đó nên đòi hỏi phải tự tư duy khi đọc, những câu nói sân si linh tinh của những người lộng ngôn vx sẽ không để ý đến . Bài này cũng liên can đến những câu hỏi của những người ngoại đạo thường hay chất vấn chúng ta, cho nên, nếu các bạn ngoại đạo biết cách đọc và tự suy niệm các bạn sẽ tự có câu trả lời ) Cũng cầu xin Chuá Thánh Thần cho mỗi người tín hữu các bạn ơn Hiểu biết và sự Nhẫn Nại khi học hỏi giáo lý của giáo hội và Kinh Thánh cũng như hiểu rõ về Thiên Chúa để củng cố đức tin của mỗi người

----------------------------------------------------------------------------------

Nguồn : Tổng hợp

--------


Bài học này hướng đến 3 đối tượng:

-Những người đang băn khoăn phải chăng đức tin là xác đáng;
-Những người chấp nhận đức tin nhưng muốn biết xem đức tin liên quan thế nào với lý trí;
-Những người cho rằng đức tin chỉ là sự chấp nhận thụ động chứ không liên quan gì đến suy luận.

Khi đàm đạo với những bạn hữu ngoài Kitô giáo về đức tin của chúng ta, họ có thể hỏi chúng ta: "Bằng cách nào mà anh biết?"; "Anh thu nhận tri thức này ở đâu?"; "Anh căn cứ vào đâu để bảo đảm rằng những gì anh tin và những gì anh đang trình bày là sự thật?"

Nói một cách chính xác, những câu hỏi này không rơi vào phạm trù Thần Học (chúng là những câu hỏi triết học), nhưng là những câu hỏi xác đáng. Các nhà triết học gọi đây là "vấn đề về tri nguyên". Nói một cách đơn giản, đó là vấn đề "làm sao mà con người biết được?" Thắc mắc này đi trước mọi câu hỏi về đức tin, về niềm tin vì trước khi ai đó chấp nhận và tin những gì chúng ta nói, người đó cần biết nguồn tri thức của chúng ta. Nghiên cứu kỹ về những cách mà nhờ đó con người hiểu biết sẽ tỏ lộ cho chúng ta ba CON ĐƯỜNG CĂN BẢN DẪN ĐẾN TRI THỨC, ba phương cách mà nhờ đó chúng ta biết sự kiện này hoặc vụ việc kia; ba phương cách bắt nguồn từ năng lực hạn hẹp của trí óc con người.

DẪN NHẬP 1

1. Cách nhận thức thứ nhất

Hãy xem các câu hỏi sau đây. Bạn có thể trả lời cho từng câu hỏi này chứ?

Chiếc áo bạn đang mặc màu gì?
Bạn đang ngồi hay đứng?
Có người nào bên cạnh bạn không?
Những bóng đèn đang sáng hay tắt?
Bạn đang ở trong nhà hay ngoài sân?

Vâng, chúng ta dễ dàng đưa ra câu trả lời ngay lập tức. Nếu người đó hỏi tiếp: "Làm sao các bạn biết như thế?" Một câu hỏi kỳ cục quá phải không? Nhưng nếu anh ta cứ gặng hỏi như thế thì có lẽ chúng ta sẽ đáp: "À, tôi nhận thấy như vậy. Điều đó quá rõ ràng để nhận biết".

Cách nhận thức thứ nhất là thông qua thị giác, khứu giác, thính giác, vị giác, hoặc xúc giác. Cách chúng ta biết là thông qua GIÁC QUAN, thông qua tri thức có được nhờ QUAN SÁT TRỰC TIẾP. Chúng ta sử dụng cách nhận biết này hằng ngày và chúng ta gọi nó là TRI GIÁC. Tri giác rất cần thiết cho sự sống còn của chúng ta. Nếu chúng ta không nghe được, không nhìn được, không ngửi được, không nếm được, hoặc không sờ chạm được mọi thứ chung quanh ta, chúng ta không thể đáp ứng với môi trường chung quanh. Thực ra, hai cách nhận thức kia cũng THÔNG QUA CAC GIÁC QUAN theo cách này hay cách khác.

2. Cách nhận thức thứ hai

Phương cách đưa đến tri thức thông qua giác quan là một trong những phương cách mà nhờ đó chúng ta hiểu biết. Tuy nhiên, chúng ta có khả năng tìm hiểu sâu xa hơn về những dữ liệu mà chúng ta nhận được từ các giác quan; khả năng này giúp chúng ta thực hiện nhiều khám phá. Trí óc chúng ta vận dụng những dữ liệu của tri giác, và từ những dữ liệu đó, chúng ta biết thêm CÁC SỰ KIỆN mà chúng ta KHÔNG THỂ QUAN SÁT NGAY TỨC THỜI.

Chẳng hạn như nếu tôi hỏi bạn: "Bạn có bộ não không?" Bạn sẽ nói gì? Thế bạn nghĩ tôi có hay không? Bạn có thấy nó không? hoặc sờ vào nó? Không, bạn không thể. Nhưng bạn vẫn nghĩ rằng mình có một bộ não. Bạn quan sát những sự việc nhất định và đi đến kết luận rằng tôi có một bộ não.

Thí dụ, khi ai đó cho chúng ta xem một tấm ảnh đẹp, chúng ta thường hỏi: "Ai chụp bức này vậy?" Khi ngắm một họa phẩm, chúng ta cũng thường hỏi: "Ai là người vẽ bức tranh tuyệt mỹ này vậy?" Khi nghe một khúc nhạc du dương, chúng ta thường tự hỏi: "Ai sáng tác bản này vậy?" Tấm ảnh, bức tranh, bản nhạc ngầm nói cho chúng ta về sự hiện hữu của một người mà có thể tới lúc đó chúng ta vẫn chưa biết, hay nói cụ thể hơn là sự hiện hữu của người tạo ra chúng vì kinh nghiệm cho chúng ta biết rằng mọi vật không tự tạo nên chúng. Chúng phải được một ai đó tác tạo mặc dù chúng ta không biết, không quen, hoặc chưa gặp bản thân tác giả hoặc nghệ nhân đó.

Hãy đặt trường hợp là một ngày nọ, bạn đến văn phòng làm việc; khi bước vào, bạn thấy bàn phím vi tính không có ở đó. Bạn nhớ chắc chắn rằng ngày trước đó, khi rời văn phòng, bàn phím vẫn còn. Bạn sẽ nghĩ gì? Bạn có nghĩ là nó tan biến vào hư không? Cho dù bạn thực sự nghĩ rằng mọi vật có thể tan biến vào hư không, phải chăng bạn vẫn không thắc mắc về điều gì đã khiến việc đó xảy ra hay sao?

Chúng ta là những con người hiếu kỳ. Khi chúng ta lớn lên và trưởng thành, tính hiếu kỳ này lớn theo chúng ta vì chúng ta thấy rằng trong thế giới chung quanh ta mọi vật tác động, ảnh hưởng lẫn nhau. Chúng ta lớn lên trong một thế giới của những nguyên nhân và hệ quả. Vì thế, khi quan sát một hiện tượng nào đó, chúng ta thường thốt lên:”Vì sao điều đó xảy ra?“, hoặc "Điều đó xảy ra bằng cách nào ?“ Chúng ta đang chất vấn về NGUYÊN NHÂN của hiện tượng.

Do đó, cách thứ hai mà nhờ đó chúng ta biết không phải là thông qua sự quan sát trực tiếp, nhưng là thông qua SUY LUẬN, đặc biệt là thông qua sự suy luận được làm phong phú bởi cảm nghiệm. Chúng ta cũng thường vận dụng phương cách biết này hằng ngày. Không thể làm việc chỉ dựa vào những gì chúng ta nhìn thấy, quan sát thấy bằng mắt của mình. Năng lực quan sát của chúng ta có giới hạn nên chúng ta cần vận dụng đến SUY LUẬN.

Chúng ta sử dụng phương cách thu thập tri thức này cho những tìm tòi khoa học. Khoa học giả định có nguyên nhân và hệ quả. Nếu khoa học không tin có mối tương quan giữa nguyên nhân và hệ quả thì khoa học không có lý lẽ gì để đặt vấn đề là cách thức gì hoặc cái gì làm cho sự việc xảy ra. Khoa học vấp phải hạn chế trong việc mô tả thế giới này như thế nào, không thể tạo lập mối tương quan giữa các hiện tượng với nhau; khoa học không thể đưa ra sự giải thích cho mọi sự việc. Do đó, chúng ta không thể vận dụng khoa học vào mọi ừng dụng thực tiễn. Tri thức khoa học không hữu ích lắm cho chúng ta.

3. Cách nhận thức thứ ba

Chúng ta vừa trình bày hai phương cách thu thập kiến thức: thứ nhất, bằng SỰ QUAN SÁT TRỰC TIẾP, và thứ hai là thông qua SUY LUẬN. Từ những dữ kiện chúng ta thu nhận thông qua quan sát, chúng ta mở rộng kiến thức bằng cách dùng suy luận. Có một phương cách nữa giúp chúng ta mở rộng kiến thức hơn nữa.

Nếu tôi hỏi bạn: "Bạn sinh năm nào?" , bạn sẽ nhanh chóng cho tôi câu trả lời (dĩ nhiên trừ trường hợp bạn không muốn để lộ tuổi của mình). Rồi tôi lại hỏi: "Làm sao bạn biết điều đó? Bạn có xem lịch lúc sinh ra không?" Tôi nghĩ bạn sẽ trả lời: "Mẹ nói như thế" hoặc: "Giấy khai sinh ghi như thế ,“ hoặc "sự xét nghiệm DNA cho biết như thế" ( lưu ý là tôi chưa biết vào giai đoạn hiên nay của công nghệ sinh học điều này đã làm được chưa). Ở trường hợp nào đi nữa thì bạn cũng đang xác nhận sự việc DỰA THEO LỜI CỦA MỘT NGƯỜI KHÁC, không phải dựa trên quan sát hay suy luận của bạn. Và đó là NIỀM TIN. Chúng ta còn gọi đó là ĐỨC TIN NHÂN LINH (human faith).

Tuy nhiên, bạn sẽ chẳng bao giờ nói như sau: "Tôi CHO LÀ tôi sinh vào ngày này năm này". Bạn không nói các bạn "cho là" như thế, mà thực sự xác nhận điều đó là một sự kiện mà bạn BIẾT như thể chính bạn quan sát điều đó, như thể chính bạn xem lịch vào đúng ngày giờ bạn sinh ra. Nhưng sự thật là bạn biết điều này từ một người khác. Sự hiểu biết của bạn về ngày sinh của mình hoàn toàn là một điều tin tưởng. Thí dụ này cho thấy niềm tin có thể mạnh mẽ như thế nào.

Thực ra, sự tin vào một điều gì đó thường dựa trên những tin tưởng khác, tức là sự hiểu biết không thu nhận thông qua những quan sát trực tiếp hay suy luận. Tôi lấy thí dụ. Nếu bạn nói với tôi là chính mẹ của bạn đã nói là bạn sinh vào ngày này tháng này, tôi mạn phép hỏi tiếp: "Làm sao bạn biết người đó là mẹ mình?" Không, tôi không đang nói bạn phải hồ nghi lời của mẹ mình. Tôi chỉ đang nói rằng có những điều chúng ta sẵn sàng chấp nhận DỰA TRÊN MỘT SỐ CHỨNG NHÂN MÀ CHÚNG TA XEM LÀ RẤT ĐÁNG TIN TƯỞNG..

Phần lớn tri thức của chúng ta đến từ kênh hiểu biết này. Chúng ta chấp nhận rằng khoảng cách từ trái đất tới sao Hỏa là một con số km nào đó vì điều này được giáo viên, sách vở, các nhà khoa học nói với chúng ta như thế. Bản thân chúng ta chưa từng đi và đo khoảng cách này. Khi còn nhỏ, tôi biết có sự tồn tại của đất nước Italy mặc dù bản thân tôi chưa đi tới đó, mặc dù tôi không có cách nào từ những dữ kiện tôi biết để suy ra rằng có sự hiện hữu của nước Italy. Những người trưởng cơ quan ban ngành thường chấp thuận báo cáo của thuộc cấp, và có thể là họ không có thời gian để kiểm lại sự chính xác của những báo cáo đó. Trong phần lớn cuộc đời của chúng ta, chúng ta sống với sự tin tưởng, với niềm tin nhân linh; và hiếm khi chúng ta ngưng lại để xét xem lời của ai đó có đáng tin cậy hay không. Trử trường hợp kinh nghiệm cho ta thấy điều ngược lại.

4. Đường dẫn tới tri thức cũng là đường dẫn tới Đức Tin

Ba con đường dẫn đến tri thức, ba cách nhận thức, cũng là ba phương cách mà nhờ đó chúng ta lĩnh hội Đức Tin. (Lưu ý rằng ở đây chúng ta không đề cập tới "cảm xúc" hoặc "tình cảm" là con đường dẫn tới Đức Tin).

4.1 Vai trò của giác quan

Chúng ta không thể nhìn thấy hoặc chạm vào Thiên Chúa, các thiên thần, hoặc ân sủng. Các thực tại thiêng liêng vượt ngoài tầm giác quan của chúng ta. (Chúng ta cũng biết có nhiều xung động thể lý con người không phát hiện được nhưng một số loài vật lại có thể phát hiện. Nói cách khác là những xung động thể lý đó cũng vượt ngoài tầm giác quan của chúng ta). Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là giác quan không giúp ích gì cho chúng ta trong việc tìm hiểu sâu rộng thêm về Đức Tin. Triết gia Hy Lạp cổ đại Aristotle nói rằng không điều nào có trong tâm trí mà trước hết không thông qua các giác quan. Lúc con người mới sinh ra, tâm trí họ như tờ giấy trắng (tiếng Latin là tamquam tabula rasa). Bất cứ điều gì in vào tâm tri con người trước tiên phải thông qua giác quan. Do đó, sự suy luận và niềm tin đều nhờ cậy vào tri giác.

SỰ SUY LUẬN khởi sự từ những thứ chúng ta nhìn thấy, nghe, ngửi, nếm hoặc chạm vào; nói cách khác là từ những dữ liệu nhận được thông qua các giác quan. Các bậc cha mẹ, các vị mục tử, các giáo lý viên cần lưu tâm điều này khi loan truyền Đức Tin. Khi người mẹ nấu một bữa ăn đặc biệt vào ngày lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, mấy đứa con biết rằng đó là một ngày đặc biệt; chúng hiểu rằng sự vô nhiễm nguyên tội của Mẹ Maria là một điều quan trọng. Khi cha mẹ mặc quần áo đẹp cho con cái để chúng đi lễ ngày chủ nhật, chúng dần dần hiểu sự quan trọng và trang nghiêm của Lễ Thánh Thể. Khi một người cô trong gia đình một ngày nào đó nhận thấy mình sẽ đến nhà thờ để cắm những bông hoa tươi bên Nhà Tạm (thay cho những bông hoa giả mà ai đã để trước đó), thì người ta hiểu ngay được sự sự hiện diện đích thực của Đức Giêsu Kitô trong Phép Thánh Thể. Đó là cách mà những người sinh ra trong gia đình Công Giáo được dẫn dắt đến Đức Tin. Những người ngoài Kitô giáo thường nhận ra sự khẳng định Đức Tin Công Giáo qua thái độ của tín hữu Công Giáo, chứ không phải vì Thiên Chúa hiện ra với họ và dạy họ chịu Phép Rửa.

ĐỨC TIN đòi hỏi sự lắng nghe hoặc đọc để tìm hiểu. Một số người tin cậy quá nhiều vào tâm tư và tình cảm của họ; họ nghĩ rằng những cảm xúc mạnh mẽ thể hiện một đức tin mãnh liệt. Điều này tựa như xây lâu đài trên vùng cát lầy. Đức tin vững mạnh phải được tạo lập trên những điều lắng nghe và tìm đọc; đức tin phải được thiết lập trên SỰ NGHIÊN CỨU, TÌM HIỂU..

4.2 Vai trò của lý trí

Một số người không tin có Thiên Chúa vì họ không trông thấy Ngài. Thiên Chúa là Đấng vô hình, trừ trường hợp Ngài tỏ mình ra cho ai đó, nên chúng ta không thể nhìn thấy Thiên Chúa được. Thực sự có rất nhiều thứ chúng ta không nhìn thấy được, không chạm được hoặc nếm được, chẳng hạn như công lý, tình hữu nghị, lòng trung thành, sự bình đẳng, … Những điều này tỏ lộ trong các tình huống đặc thù còn tự thân chúng không thể nào được xem thấy tỏ tường ở dạng thể lý.

Chúng ta không thể nhìn, chạm hoặc nghe thấy Thiên Chúa nhưng chúng ta có thể đến với Ngài thông qua suy luận. Hàng ngàn hiện tượng chung quanh chúng ta khiến chúng ta phải tìm hiểu nguyên nhân, phải tìm hiểu tại sao và từ đâu. Các triết gia Hy Lạp (cách riêng là Platon và Aristotle) đã trình bày cho chúng ta về cách mà suy luận có thể dẫn chúng ta đến Chúa Trời. Chúng ta sẽ bàn về đề tài này trong Bài 1.

4.3 Đón nhận Ngôi Lời Nhập Thể

Nhìn và suy luận là điều quan trọng và hợp lý; nhưng chưa đủ, nhất là khi đến với những điều vượt quá tự nhiên, hay nói cách khác là những điều siêu nhiên. Vì thế, chúng ta cần lời của người khác, cần chứng nhân. Đức Giêsu Kitô là chứng nhân của Chúa Cha. Ngài cũng là Ngôi Lời.

Đức Kitô đã lập nên Hội Thánh để tiếp tục cung cấp chứng nhân và tiếp tục giảng dạy sự thật về Thiên Chúa. Chúng ta sẽ đi sâu hơn về đề tài này trong bài Dẫn Nhập 4.

5. Những con đường khác dẫn tới Đức Tin

Thiên Chúa có tỏ lộ mình cho người nào đó và lướt qua cả 3 con đưởng dẫn tới Đức Tin nói trên hay không? Có, Thiên Chúa có thể làm như thế và Ngài đã từng làm như thế. Nhưng chỉ có một số ít người được ban ơn đặc biệt để đi theo lối này. Thông thường Thiên Chúa muốn chúng ta vận dụng các khả năng tự nhiên mà Ngài ban cho chúng ta (giác quan và lý trí), và ơn siêu nhiên của Con Một Ngài, Đấng là chứng nhân cho Chúa Cha, với ơn soi sáng của Chúa Thánh Thần.