Trang 1 trong 3 123 Cuối cùngCuối cùng
kết quả từ 1 tới 20 trên 55

Ðề tài: Thiên Chúa, Linh Hồn và Ma Quỷ trong đạo Công Giáo

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Lightbulb Thiên Chúa, Linh Hồn và Ma Quỷ trong đạo Công Giáo

    Hầu hết tín hữu chúng ta -kể cả vx -cần phải học hỏi liên tục về đạo của mình. Nếu chúng ta chỉ đi nhà thờ và đọc kinh thôi chưa đủ ,mà còn phải nghiên cứu và tìm hiểu kỹ càng để chúng ta nắm vững đạo của mình . Nếu không hiểu kỹ giáo lý của chúng ta mà đã vội vã đi nghiên cứu tôn giáo khác thì các bạn sẽ nằm trong tình trạng đầu óc bị hổ lốn vì các bạn nhồi nhét quá nhiều thứ vào đầu, sau đó dẫn đến chuyện bị tung hoả mù không biết đường nào sáng mà đi như 1 vài người đã lầm lạc. Kiến thức về tôn giáo không phải là 1 bài học về Địa lý hay Toán để các bạn nhồi nhét thật nhanh để sáng hôm sau vào lớp trả bài lấy điểm! Vậy, chúng ta cùng nên đọc- đọc 1 cách chậm rãi, đọc tới đọc lui nhiều lần , thấm nhuần vào trí óc để sau này mỗi người trong chúng ta có ít nhất 1 am hiểu căn bản khi bàn luận với những người khác đạo. Vậy, cái Chúa yêu cầu mỗi người chúng ta làm là phải tìm hiểu Chúa , đọc Kinh Thánh ,cũng như am hiểu các giáo lý tín điều , nhưng đáng tiếc chúng ta chưa làm tốt được. Vậy đây là cơ hội để các bạn cùng đọc -đọc chậm rãi- vừa đọc vừa suy nghĩ , nếu thấy quá khó không hiểu được, hãy đứng dậy làm việc khác rồi lúc khác lại mở ra đọc. (Đây là nguồn tài liệu có 1 ít triết học và thần học trong đó nên đòi hỏi phải tự tư duy khi đọc, những câu nói sân si linh tinh của những người lộng ngôn vx sẽ không để ý đến . Bài này cũng liên can đến những câu hỏi của những người ngoại đạo thường hay chất vấn chúng ta, cho nên, nếu các bạn ngoại đạo biết cách đọc và tự suy niệm các bạn sẽ tự có câu trả lời ) Cũng cầu xin Chuá Thánh Thần cho mỗi người tín hữu các bạn ơn Hiểu biết và sự Nhẫn Nại khi học hỏi giáo lý của giáo hội và Kinh Thánh cũng như hiểu rõ về Thiên Chúa để củng cố đức tin của mỗi người

    ----------------------------------------------------------------------------------

    Nguồn : Tổng hợp

    --------


    Bài học này hướng đến 3 đối tượng:

    -Những người đang băn khoăn phải chăng đức tin là xác đáng;
    -Những người chấp nhận đức tin nhưng muốn biết xem đức tin liên quan thế nào với lý trí;
    -Những người cho rằng đức tin chỉ là sự chấp nhận thụ động chứ không liên quan gì đến suy luận.

    Khi đàm đạo với những bạn hữu ngoài Kitô giáo về đức tin của chúng ta, họ có thể hỏi chúng ta: "Bằng cách nào mà anh biết?"; "Anh thu nhận tri thức này ở đâu?"; "Anh căn cứ vào đâu để bảo đảm rằng những gì anh tin và những gì anh đang trình bày là sự thật?"

    Nói một cách chính xác, những câu hỏi này không rơi vào phạm trù Thần Học (chúng là những câu hỏi triết học), nhưng là những câu hỏi xác đáng. Các nhà triết học gọi đây là "vấn đề về tri nguyên". Nói một cách đơn giản, đó là vấn đề "làm sao mà con người biết được?" Thắc mắc này đi trước mọi câu hỏi về đức tin, về niềm tin vì trước khi ai đó chấp nhận và tin những gì chúng ta nói, người đó cần biết nguồn tri thức của chúng ta. Nghiên cứu kỹ về những cách mà nhờ đó con người hiểu biết sẽ tỏ lộ cho chúng ta ba CON ĐƯỜNG CĂN BẢN DẪN ĐẾN TRI THỨC, ba phương cách mà nhờ đó chúng ta biết sự kiện này hoặc vụ việc kia; ba phương cách bắt nguồn từ năng lực hạn hẹp của trí óc con người.

    DẪN NHẬP 1

    1. Cách nhận thức thứ nhất

    Hãy xem các câu hỏi sau đây. Bạn có thể trả lời cho từng câu hỏi này chứ?

    Chiếc áo bạn đang mặc màu gì?
    Bạn đang ngồi hay đứng?
    Có người nào bên cạnh bạn không?
    Những bóng đèn đang sáng hay tắt?
    Bạn đang ở trong nhà hay ngoài sân?

    Vâng, chúng ta dễ dàng đưa ra câu trả lời ngay lập tức. Nếu người đó hỏi tiếp: "Làm sao các bạn biết như thế?" Một câu hỏi kỳ cục quá phải không? Nhưng nếu anh ta cứ gặng hỏi như thế thì có lẽ chúng ta sẽ đáp: "À, tôi nhận thấy như vậy. Điều đó quá rõ ràng để nhận biết".

    Cách nhận thức thứ nhất là thông qua thị giác, khứu giác, thính giác, vị giác, hoặc xúc giác. Cách chúng ta biết là thông qua GIÁC QUAN, thông qua tri thức có được nhờ QUAN SÁT TRỰC TIẾP. Chúng ta sử dụng cách nhận biết này hằng ngày và chúng ta gọi nó là TRI GIÁC. Tri giác rất cần thiết cho sự sống còn của chúng ta. Nếu chúng ta không nghe được, không nhìn được, không ngửi được, không nếm được, hoặc không sờ chạm được mọi thứ chung quanh ta, chúng ta không thể đáp ứng với môi trường chung quanh. Thực ra, hai cách nhận thức kia cũng THÔNG QUA CAC GIÁC QUAN theo cách này hay cách khác.

    2. Cách nhận thức thứ hai

    Phương cách đưa đến tri thức thông qua giác quan là một trong những phương cách mà nhờ đó chúng ta hiểu biết. Tuy nhiên, chúng ta có khả năng tìm hiểu sâu xa hơn về những dữ liệu mà chúng ta nhận được từ các giác quan; khả năng này giúp chúng ta thực hiện nhiều khám phá. Trí óc chúng ta vận dụng những dữ liệu của tri giác, và từ những dữ liệu đó, chúng ta biết thêm CÁC SỰ KIỆN mà chúng ta KHÔNG THỂ QUAN SÁT NGAY TỨC THỜI.

    Chẳng hạn như nếu tôi hỏi bạn: "Bạn có bộ não không?" Bạn sẽ nói gì? Thế bạn nghĩ tôi có hay không? Bạn có thấy nó không? hoặc sờ vào nó? Không, bạn không thể. Nhưng bạn vẫn nghĩ rằng mình có một bộ não. Bạn quan sát những sự việc nhất định và đi đến kết luận rằng tôi có một bộ não.

    Thí dụ, khi ai đó cho chúng ta xem một tấm ảnh đẹp, chúng ta thường hỏi: "Ai chụp bức này vậy?" Khi ngắm một họa phẩm, chúng ta cũng thường hỏi: "Ai là người vẽ bức tranh tuyệt mỹ này vậy?" Khi nghe một khúc nhạc du dương, chúng ta thường tự hỏi: "Ai sáng tác bản này vậy?" Tấm ảnh, bức tranh, bản nhạc ngầm nói cho chúng ta về sự hiện hữu của một người mà có thể tới lúc đó chúng ta vẫn chưa biết, hay nói cụ thể hơn là sự hiện hữu của người tạo ra chúng vì kinh nghiệm cho chúng ta biết rằng mọi vật không tự tạo nên chúng. Chúng phải được một ai đó tác tạo mặc dù chúng ta không biết, không quen, hoặc chưa gặp bản thân tác giả hoặc nghệ nhân đó.

    Hãy đặt trường hợp là một ngày nọ, bạn đến văn phòng làm việc; khi bước vào, bạn thấy bàn phím vi tính không có ở đó. Bạn nhớ chắc chắn rằng ngày trước đó, khi rời văn phòng, bàn phím vẫn còn. Bạn sẽ nghĩ gì? Bạn có nghĩ là nó tan biến vào hư không? Cho dù bạn thực sự nghĩ rằng mọi vật có thể tan biến vào hư không, phải chăng bạn vẫn không thắc mắc về điều gì đã khiến việc đó xảy ra hay sao?

    Chúng ta là những con người hiếu kỳ. Khi chúng ta lớn lên và trưởng thành, tính hiếu kỳ này lớn theo chúng ta vì chúng ta thấy rằng trong thế giới chung quanh ta mọi vật tác động, ảnh hưởng lẫn nhau. Chúng ta lớn lên trong một thế giới của những nguyên nhân và hệ quả. Vì thế, khi quan sát một hiện tượng nào đó, chúng ta thường thốt lên:”Vì sao điều đó xảy ra?“, hoặc "Điều đó xảy ra bằng cách nào ?“ Chúng ta đang chất vấn về NGUYÊN NHÂN của hiện tượng.

    Do đó, cách thứ hai mà nhờ đó chúng ta biết không phải là thông qua sự quan sát trực tiếp, nhưng là thông qua SUY LUẬN, đặc biệt là thông qua sự suy luận được làm phong phú bởi cảm nghiệm. Chúng ta cũng thường vận dụng phương cách biết này hằng ngày. Không thể làm việc chỉ dựa vào những gì chúng ta nhìn thấy, quan sát thấy bằng mắt của mình. Năng lực quan sát của chúng ta có giới hạn nên chúng ta cần vận dụng đến SUY LUẬN.

    Chúng ta sử dụng phương cách thu thập tri thức này cho những tìm tòi khoa học. Khoa học giả định có nguyên nhân và hệ quả. Nếu khoa học không tin có mối tương quan giữa nguyên nhân và hệ quả thì khoa học không có lý lẽ gì để đặt vấn đề là cách thức gì hoặc cái gì làm cho sự việc xảy ra. Khoa học vấp phải hạn chế trong việc mô tả thế giới này như thế nào, không thể tạo lập mối tương quan giữa các hiện tượng với nhau; khoa học không thể đưa ra sự giải thích cho mọi sự việc. Do đó, chúng ta không thể vận dụng khoa học vào mọi ừng dụng thực tiễn. Tri thức khoa học không hữu ích lắm cho chúng ta.

    3. Cách nhận thức thứ ba

    Chúng ta vừa trình bày hai phương cách thu thập kiến thức: thứ nhất, bằng SỰ QUAN SÁT TRỰC TIẾP, và thứ hai là thông qua SUY LUẬN. Từ những dữ kiện chúng ta thu nhận thông qua quan sát, chúng ta mở rộng kiến thức bằng cách dùng suy luận. Có một phương cách nữa giúp chúng ta mở rộng kiến thức hơn nữa.

    Nếu tôi hỏi bạn: "Bạn sinh năm nào?" , bạn sẽ nhanh chóng cho tôi câu trả lời (dĩ nhiên trừ trường hợp bạn không muốn để lộ tuổi của mình). Rồi tôi lại hỏi: "Làm sao bạn biết điều đó? Bạn có xem lịch lúc sinh ra không?" Tôi nghĩ bạn sẽ trả lời: "Mẹ nói như thế" hoặc: "Giấy khai sinh ghi như thế ,“ hoặc "sự xét nghiệm DNA cho biết như thế" ( lưu ý là tôi chưa biết vào giai đoạn hiên nay của công nghệ sinh học điều này đã làm được chưa). Ở trường hợp nào đi nữa thì bạn cũng đang xác nhận sự việc DỰA THEO LỜI CỦA MỘT NGƯỜI KHÁC, không phải dựa trên quan sát hay suy luận của bạn. Và đó là NIỀM TIN. Chúng ta còn gọi đó là ĐỨC TIN NHÂN LINH (human faith).

    Tuy nhiên, bạn sẽ chẳng bao giờ nói như sau: "Tôi CHO LÀ tôi sinh vào ngày này năm này". Bạn không nói các bạn "cho là" như thế, mà thực sự xác nhận điều đó là một sự kiện mà bạn BIẾT như thể chính bạn quan sát điều đó, như thể chính bạn xem lịch vào đúng ngày giờ bạn sinh ra. Nhưng sự thật là bạn biết điều này từ một người khác. Sự hiểu biết của bạn về ngày sinh của mình hoàn toàn là một điều tin tưởng. Thí dụ này cho thấy niềm tin có thể mạnh mẽ như thế nào.

    Thực ra, sự tin vào một điều gì đó thường dựa trên những tin tưởng khác, tức là sự hiểu biết không thu nhận thông qua những quan sát trực tiếp hay suy luận. Tôi lấy thí dụ. Nếu bạn nói với tôi là chính mẹ của bạn đã nói là bạn sinh vào ngày này tháng này, tôi mạn phép hỏi tiếp: "Làm sao bạn biết người đó là mẹ mình?" Không, tôi không đang nói bạn phải hồ nghi lời của mẹ mình. Tôi chỉ đang nói rằng có những điều chúng ta sẵn sàng chấp nhận DỰA TRÊN MỘT SỐ CHỨNG NHÂN MÀ CHÚNG TA XEM LÀ RẤT ĐÁNG TIN TƯỞNG..

    Phần lớn tri thức của chúng ta đến từ kênh hiểu biết này. Chúng ta chấp nhận rằng khoảng cách từ trái đất tới sao Hỏa là một con số km nào đó vì điều này được giáo viên, sách vở, các nhà khoa học nói với chúng ta như thế. Bản thân chúng ta chưa từng đi và đo khoảng cách này. Khi còn nhỏ, tôi biết có sự tồn tại của đất nước Italy mặc dù bản thân tôi chưa đi tới đó, mặc dù tôi không có cách nào từ những dữ kiện tôi biết để suy ra rằng có sự hiện hữu của nước Italy. Những người trưởng cơ quan ban ngành thường chấp thuận báo cáo của thuộc cấp, và có thể là họ không có thời gian để kiểm lại sự chính xác của những báo cáo đó. Trong phần lớn cuộc đời của chúng ta, chúng ta sống với sự tin tưởng, với niềm tin nhân linh; và hiếm khi chúng ta ngưng lại để xét xem lời của ai đó có đáng tin cậy hay không. Trử trường hợp kinh nghiệm cho ta thấy điều ngược lại.

    4. Đường dẫn tới tri thức cũng là đường dẫn tới Đức Tin

    Ba con đường dẫn đến tri thức, ba cách nhận thức, cũng là ba phương cách mà nhờ đó chúng ta lĩnh hội Đức Tin. (Lưu ý rằng ở đây chúng ta không đề cập tới "cảm xúc" hoặc "tình cảm" là con đường dẫn tới Đức Tin).

    4.1 Vai trò của giác quan

    Chúng ta không thể nhìn thấy hoặc chạm vào Thiên Chúa, các thiên thần, hoặc ân sủng. Các thực tại thiêng liêng vượt ngoài tầm giác quan của chúng ta. (Chúng ta cũng biết có nhiều xung động thể lý con người không phát hiện được nhưng một số loài vật lại có thể phát hiện. Nói cách khác là những xung động thể lý đó cũng vượt ngoài tầm giác quan của chúng ta). Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là giác quan không giúp ích gì cho chúng ta trong việc tìm hiểu sâu rộng thêm về Đức Tin. Triết gia Hy Lạp cổ đại Aristotle nói rằng không điều nào có trong tâm trí mà trước hết không thông qua các giác quan. Lúc con người mới sinh ra, tâm trí họ như tờ giấy trắng (tiếng Latin là tamquam tabula rasa). Bất cứ điều gì in vào tâm tri con người trước tiên phải thông qua giác quan. Do đó, sự suy luận và niềm tin đều nhờ cậy vào tri giác.

    SỰ SUY LUẬN khởi sự từ những thứ chúng ta nhìn thấy, nghe, ngửi, nếm hoặc chạm vào; nói cách khác là từ những dữ liệu nhận được thông qua các giác quan. Các bậc cha mẹ, các vị mục tử, các giáo lý viên cần lưu tâm điều này khi loan truyền Đức Tin. Khi người mẹ nấu một bữa ăn đặc biệt vào ngày lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, mấy đứa con biết rằng đó là một ngày đặc biệt; chúng hiểu rằng sự vô nhiễm nguyên tội của Mẹ Maria là một điều quan trọng. Khi cha mẹ mặc quần áo đẹp cho con cái để chúng đi lễ ngày chủ nhật, chúng dần dần hiểu sự quan trọng và trang nghiêm của Lễ Thánh Thể. Khi một người cô trong gia đình một ngày nào đó nhận thấy mình sẽ đến nhà thờ để cắm những bông hoa tươi bên Nhà Tạm (thay cho những bông hoa giả mà ai đã để trước đó), thì người ta hiểu ngay được sự sự hiện diện đích thực của Đức Giêsu Kitô trong Phép Thánh Thể. Đó là cách mà những người sinh ra trong gia đình Công Giáo được dẫn dắt đến Đức Tin. Những người ngoài Kitô giáo thường nhận ra sự khẳng định Đức Tin Công Giáo qua thái độ của tín hữu Công Giáo, chứ không phải vì Thiên Chúa hiện ra với họ và dạy họ chịu Phép Rửa.

    ĐỨC TIN đòi hỏi sự lắng nghe hoặc đọc để tìm hiểu. Một số người tin cậy quá nhiều vào tâm tư và tình cảm của họ; họ nghĩ rằng những cảm xúc mạnh mẽ thể hiện một đức tin mãnh liệt. Điều này tựa như xây lâu đài trên vùng cát lầy. Đức tin vững mạnh phải được tạo lập trên những điều lắng nghe và tìm đọc; đức tin phải được thiết lập trên SỰ NGHIÊN CỨU, TÌM HIỂU..

    4.2 Vai trò của lý trí

    Một số người không tin có Thiên Chúa vì họ không trông thấy Ngài. Thiên Chúa là Đấng vô hình, trừ trường hợp Ngài tỏ mình ra cho ai đó, nên chúng ta không thể nhìn thấy Thiên Chúa được. Thực sự có rất nhiều thứ chúng ta không nhìn thấy được, không chạm được hoặc nếm được, chẳng hạn như công lý, tình hữu nghị, lòng trung thành, sự bình đẳng, … Những điều này tỏ lộ trong các tình huống đặc thù còn tự thân chúng không thể nào được xem thấy tỏ tường ở dạng thể lý.

    Chúng ta không thể nhìn, chạm hoặc nghe thấy Thiên Chúa nhưng chúng ta có thể đến với Ngài thông qua suy luận. Hàng ngàn hiện tượng chung quanh chúng ta khiến chúng ta phải tìm hiểu nguyên nhân, phải tìm hiểu tại sao và từ đâu. Các triết gia Hy Lạp (cách riêng là Platon và Aristotle) đã trình bày cho chúng ta về cách mà suy luận có thể dẫn chúng ta đến Chúa Trời. Chúng ta sẽ bàn về đề tài này trong Bài 1.

    4.3 Đón nhận Ngôi Lời Nhập Thể

    Nhìn và suy luận là điều quan trọng và hợp lý; nhưng chưa đủ, nhất là khi đến với những điều vượt quá tự nhiên, hay nói cách khác là những điều siêu nhiên. Vì thế, chúng ta cần lời của người khác, cần chứng nhân. Đức Giêsu Kitô là chứng nhân của Chúa Cha. Ngài cũng là Ngôi Lời.

    Đức Kitô đã lập nên Hội Thánh để tiếp tục cung cấp chứng nhân và tiếp tục giảng dạy sự thật về Thiên Chúa. Chúng ta sẽ đi sâu hơn về đề tài này trong bài Dẫn Nhập 4.

    5. Những con đường khác dẫn tới Đức Tin

    Thiên Chúa có tỏ lộ mình cho người nào đó và lướt qua cả 3 con đưởng dẫn tới Đức Tin nói trên hay không? Có, Thiên Chúa có thể làm như thế và Ngài đã từng làm như thế. Nhưng chỉ có một số ít người được ban ơn đặc biệt để đi theo lối này. Thông thường Thiên Chúa muốn chúng ta vận dụng các khả năng tự nhiên mà Ngài ban cho chúng ta (giác quan và lý trí), và ơn siêu nhiên của Con Một Ngài, Đấng là chứng nhân cho Chúa Cha, với ơn soi sáng của Chúa Thánh Thần.
    Miễn nc với santanas.kratos666,kael,nhatnam;phanquanbt,1288,qu angcom

  2. #2

    Mặc định

    Nếu bạn chưa hiểu phần 1 thì bạn nên đọc lại trước khi qua phần 2. Nhất là những người ngoại đạo, nếu bạn chưa có khả năng hiểu được phần đầu tiên , tui e rằng bạn sẽ chẳng bao giờ hiểu được những phần sau.

    ----------------------------------------------------------------
    DẪN NHẬP PHẦN 2

    Là một nguồn hiểu biết đáng tin cậy về Đức Giêsu Kitô?

    Trong bài dẫn nhập trước, chúng ta đã thấy sự hiểu biết bằng đức tin đến với chúng ta như thế nào. Chúng ta đang nói đến đức tin siêu nhiên, và Đức Giêsu Kitô là nhân chứng mà tất cả chúng ta phải dựa vào. Một người công giáo đã rửa tội từ nhỏ thì dễ dàng chấp nhận điều này. Nhưng đối với một người không sinh ra trong môi trường Công Giáo thì cần phải chứng minh cho họ thấy rằng những gì Đức Giêsu đã làm và dạy là đúng và đáng tin thực sự. Chúng ta chứng minh như thế nào?

    Trước hết, chúng ta phải đi sâu vào tận nguồn sự hiểu biết của chúng ta về Đức Giêsu Kitô. Chúng ta cần đi tìm các tài liệu lịch sử làm chứng về sự tồn tại của Đức Giêsu, cuộc đời và giáo huấn của Người. Chung chung người ta chấp nhận rằng các sách Tin Mừng là những tài liệu lịch sử quan trọng nhất. Nhưng rồi chúng ta phải chứng minh thêm rằng các sách Tin Mừng là những tài liệu đáng tin cậy. Để làm điều này, chúng ta cần chứng minh ba điểm sau đây:

    Bản văn này đã được truyền lại một cách trung thành qua các thế kỷ (vấn đề trung thực)
    Có thể xác minh được về các tác giả của các sách Tin Mừng (vấn đề tác giả)
    Các tác giả của các bản văn này đã ở một vị trí có thể quan sát và ghi chép về các sự kiện mà chúng ta thấy trong Tin Mừng (nói khác đi, các sách Tin Mừng ghi lại những sự kiện có thật trong quá khứ, chứ không phải chỉ là những truyền thuyết (vấn đề lịch sử tính)

    1. Vấn đề Trung thực.
    Các tài liệu chúng ta có ngày nay có phải là các tài liệu gốc không?

    Nhiệm vụ đầu tiên của chúng ta là chứng minh rằng các tài liệu mà chúng ta gọi là các sách Tin Mừng về cơ bản cũng là chính các tài liệu đã được viết ra từ nhiều thế kỷ trước đây. Chúng ta có thể tìm thấy câu trả lời cho câu hỏi này trong các tác phẩm khác có nhắc đến hay trưng dẫn các sách Tin Mừng, và trong các bản thảo.

    1.1 Các chứng cớ ủng hộ



    THỜI GIAN & ĐỊA ĐIỂM TÁC GIẢ CHỨNG CỚ ỦNG HỘ MÀ TÁC GIẢ NÀY CUNG CẤP


    Khoảng 70 – 155 Công Nguyên Các Giáo phụ thời Tông đồ: viết vào các hoàn cảnh rất khác nhau Gần một trăm câu trích dẫn trực tiếp hay gián tiếp từ bốn sách Tin Mừng

    i. Didache (kh. 70-100 CN)

    ii. Inhaxiô Antiokia († 107 CN)

    iii. Thư 1 Clêmentê, viết từ giáo đoàn Rôma gửi cho giáo đoàn Corintô năm 96/98 tr. CN.

    (Thánh Clêmentê là vị giáo hoàng thứ 4, khoảng 92-99 CN)

    iv. Polycarpô Smyrna (+ 155/156 CN) Thư viết từ Tiểu Á

    v. Pastor (“Người Mục Tử”) của Hermas

    Một phần tư đầu thế kỷ 2 Papias (Giám mục Hieropolis ở Tiểu Á) i. Kể đích danh hai hay ba sách Tin Mừng đã có từ ít là năm 300 CN

    kh. 130/140 – 203 CN Th Irênê Lyon (Gaul, nay là Pháp) Trích dẫn TƯ 1.819 lần

    kh. 150 – 211 CN Clêmentê Alexandria (Ai Cập) Trích dẫn TƯ 2.406 lần

    kh. 150/160 – 220 CN Tertulianô Carthage (Bắc Phi) Trích dẫn TƯ 7.259 lần. Chúng ta có thể đối chiếu các trích dẫn của ngài với với các tác giả khác và với các bản văn ngày nay, về cơ bản, các câu trích giống nhau.

    kh. 120 – 180 Tatian Soạn một quyển “Diatesseron” hay “Bốn Tin Mừng trong một”, nghĩa là kết hợp hợp sách Tin Mừng thành một tường thuật (có lẽ được viết bằng tiếng Syria). Chúng ta có có được bản văn này nhờ Th. Giustinô Tử Đạo (kh. 140 CN) là người đã cải hoá tác giả. Bản Bản dịch tiếng Ả Rập được tìm thấy và biên tập năm 1888. Về cơ bản, bản văn này cũng giống giống với bản văn ngày nay.

    kh. 207 – 211 CN Adversus Marcionem của Tertulianô Bảo vệ tính trung thực củacác sách Tin Mừng bằng cách chứng minh
    (“Chống lại Marcio”: Marcio là người thuộc phái
    Ngộ Đạo đã xuyên tạc rồi chấp nhận Tin Mừng thứ 3.) rằng ngay từ rất sớm người ta đã có các biện pháp để bảo đảm việc
    sao chép trung thành với bản gốc.

    Có các chứng minh khác cho thấy các sách Tin Mừng chúng ta có ngày nay về cơ bản là giống các sách đã được dùng trong Hội Thánh vào thời kỳ đầu.
    Một mảnh bản chỉ thảo (=giấy cói, papyrus) của sách Tin Mừng thứ 4 (của Th Gioan), có niên đại khoảng 140 CN, được tìm thấy tại Ai Cập (hiện có hơn 50 bản chỉ thảo trong danh sách chính thức).

    Một trong các bản này là bằng chứng cho thấy việc biên soạn các sách Tin Mừng và các sách khác của Tân Ước đã được thực hiện vào khoảng từ năm 50 đến 100 CN. Người Kitô hữu đã đọc các sách Tin Mừng trong các cuộc cử hành Thánh Thể (xem Th. Giustinô, Biện hộ thứ nhất). Việc này đòi hỏi người ta đã phải có các bản thảo hay các bản sao chép viết tay.

    Trong khi Th. Giustinô làm chứng về sự tồn tại của bản văn Hi Lạp, cũng có các bằng chứng khác cho thấy bản dịch Latinh cũng đã có rồi. Ví dụ, trong các phiên toà xét xử các Kitô hữu tử đạo đầu tiên, người ta ra lệnh cho các ngài phải nộp các Sách Thánh bằng tiếng Latinh để đem đi đốt. Các tài liệu xác thực cho chúng ta biết sự kiện này, chỉ đơn cử một ví dụ, tổng trấn Saturninus ở Numidia đã mở phiên toà xét xử 12 Kitô hữu vào ngày 17 tháng 7 năm 180 CN, tại phiên toà này ông ra lệnh đốt các Sách Thánh bằng tiếng Latinh.
    Cũng có các bằng chứng về sự tồn tại của các bản văn bằng tiếng Syria. Có hai bản thảo hiện vẫn còn tồn tại: bản Curetonian Syriac và bản Sinaitic Syriac (hai bản tiếng Syria cổ).

    1.2 Các Bản thảo

    Vào thời cổ, chép tay là cách duy nhất để sao chép một bản văn. Ở đây chúng ta đang tìm kiếm ba yếu tố quan trọng:
    1.số lượng các bản thảo: số lượng bản thảo càng nhiều, chúng ta càng có nhiều điều để đối chiếu với các bản văn hiện nay;
    2.sự hoà hợp giữa các bản thảo với nhau: giữa các bản thảo càng có ít khác biệt, chúng ta càng dễ xác định là bản văn hiện nay của chúng ta thực sự sao chép bản gốc; và
    3.ngày viết bản thảo càng gần với các sự kiện được nói đến, thì việc tường thuật các sự kiện ấy càng chính xác.

    So sánh giữa các bản thảo sách Tin Mừng với các tác phẩm kinh điển khác của các tác giả Latinh và Hi Lạp thế nào? Chúng ta lấy một vài ví dụ.

    TÁC GIẢ TÁC PHẨM BẢN THẢO (NƠI, THỜI)

    Homer (tk 9 tr. CN) Illiad Ambrosianus (Milan, tk 5-6)

    Homer Odyssey . Laurentianus (Florence, tk 10)

    Ambrosianus (Milan, tk 13)


    Plato (428-347 tr. CN) Nền Cộng Hoà 1.Parisianus (Paris, tk 9)

    2. Graecus (Paris, tk 9)

    3. Venetus (Venice, tk 12)

    4. Vindonobensis (Vienna, tk 14



    Mátthêu Các sách Tin Mừng Vaticanus (Rôma, tk 4)

    Máccô bằng tiếng Hi Lạp Sinaiticus (Luân Đôn, tk 4-5)

    Luca Alexandrinus (Luân Đôn, tk 5)

    Gioan (60-100 tr. CN) Ephraemi (bằng giấy da thú) (Paris, tk 5)
    Bezae Cantabrigiensis (Cambridge, tk 5)
    Rossanensis (Calabria, Ý, tk 6)
    Beratinus (Berat, Anbani, tk 6)

    Xem bảng đối chiếu này giữa các sách Tân Ước và các tài liệu khác: Chúng ta có thể tin rằng Tân Ước là một tài liệu lịch sử không? Như ta thấy ở đây, số lượng các bản thảo Tin Mừng vượt xa số lượng các bản thảo của các tác phẩm kinh điển khác.

    Giữa các bản thảo với nhau có các chỗ khác biệt không? Các bản Kinh Thánh Công Giáo ngày nay có các phần cước chú vạch ra các chỗ khác biệt giữa các bản thảo. Chúng ta sẽ nhận thấy rằng các khác biệt này không nhiều và không mấy quan trọng. Sự hoà hợp giữa các bản văn với nhau cho chúng ta thêm cơ sở để xác định rằng các sách Tin Mừng ngày nay về cơ bản có cùng nội dung với các bản thảo.



    2. Vấn đề Tác giả

    Mátthêu, Máccô, Luca và Gioan có phải là tác giả thật của các sách Tin Mừng không?

    Tại sao chúng ta phải bận tâm tới chuyện ai viết ra các sách Tin Mừng? Có quan trọng không? Có đấy. Khi biết rõ ai viết ra cuốn sách, chúng ta sẽ biết người ấy có thực sự ở một cương vị có thể chứng thực các sự kiện mà họ viết ra không.

    Trước hết chúng ta sẽ nhìn vào các chứng cớ ngoại tại,1 các chứng cớ này nhắc đến cả bốn cuốn sách Tin Mừng (có nhiều chứng cớ khác nhắc đến từng cuốn). Sau đó chúng ta sẽ xét đến các chứng cớ nội tại,2 và so sánh chúng với các chứng cớ ngoại tại.

    2.1 Các chứng cớ ngoại tại

    2.1.1 Tertulianô ở Carthage (kh. 150-220)

    Tertulianô là ai?

    Trong tác phẩm Adversus Marcionem, ông nói:

    Vì vậy tôi khẳng định rằng trong số các sách này—và bây giờ tôi không chỉ đang nói đến các giáo hội của các tông đồ, nhưng mọi giáo hội liên kết với các giáo hội này trong sự thông hiệp mầu nhiệm—thì Tin Mừng của Luca mà giờ đây chúng ta đang có đã đứng vững kể từ thời kỳ đầu tiên nó được công bố, trong khi tin mừng của Marcio thì hầu hết mọi người thậm chí không hề biết đến nó, còn những người biết đến nó thì cũng chỉ vì những lý do đã bị lên án. Thật ra tin mừng ấy cũng có các giáo hội của nó, nhưng là những giáo hội riêng của nó, đến sau và lầm lạc: nếu bạn đi tìm về gốc gác của các giáo hội này, hẳn là bạn sẽ thấy chúng là phản đạo chứ không phải là tông đồ, người sáng lập ra chúng là Marcio hay một ai đó trong cái tổ tò vò của Marcio. Ngay cả con tò vò cũng làm được tổ, thì những người theo Marcio cũng làm ra các giáo hội. Cùng một thẩm quyền của các giáo hội tông đồ sẽ đứng ra làm chứng cho các sách Tin Mừng khác mà chúng ta hiện có nhờ tác động và theo bản văn của các sách ấy—tôi muốn nói đến sách Tin Mừng của Gioan và Matthêu, mặc dù Tin Mừng mà Máccô viết ra được kể là của Phêrô, vì Máccô là người phát ngôn của Phêrô.

    2.1.2 Th. Irênê ở Lyon (kh. 140-202/203)

    Th. Irênê ở Lyon là ai? Một trong các thông tin quan trọng nhất về lý lịch của ngài là ngài là môn đệ của Th. Polycarpô ở Smyrna (155/156), mà Th. Polycarpô lại là môn đệ của Th. Gioan Tông Đồ! (Một thời đại lớn!)

    Trong Adversus Haereses, Th. Irênê viết:

    Mátthêu cũng đã viết một Tin Mừng giữa người Do Thái bằng thổ ngữ riêng của họ, trong khi Phêrô và Phaolô thì rao giảng tại Rôma, và đặt nền móng cho Hội Thánh. Sau khi các ngài ra đi, thì Máccô là môn đệ và người phát ngôn của Phêrô cũng đã viết lại cho chúng ta những điều Th. Phêrô đã giảng. Luca cũng thế, ngài là bạn đồng hành của Th. Phaolô và cũng đã ghi lại trong một cuốn sách những lời giảng dạy của Th. Phaolô. Sau này, Gioan, môn đệ của Chúa, người đã dựa đầu vào ngực Chúa, cũng đã viết một Tin Mừng trong thời gian ngài ở Êphêsô bên Tiểu Á.
    2.1.3 Origen (kh. 185-254/255)

    Origen là ai?


    Trong Bình luận về Mátthêu, Origen nói rằng:

    Về bốn sách Tin Mừng là những sách duy nhất không bị tranh cãi trong Hội Thánh của Thiên Chúa dưới bầu trời này, tôi đã học được từ truyền thống rằng Tin Mừng theo Thánh Mátthêu đã được viết ra trước tiên và được viết bằng tiếng Do Thái rồi được công bố cho những người Do Thái giáo trở lại Kitô giáo. Th. Mátthêu từng là một người thu thuế và sau này là một Tông đồ của Chúa Giêsu Kitô. Sách Tin Mừng thứ hai là của Th. Máccô, ngài viết Tin Mừng này theo lời giảng dạy của Phêrô. Trong Thư Chung (Thư 1 Phêrô), Th. Phêrô nhìn nhận Máccô là con mình khi nói: “Hội Thánh tại Babylon, cũng được chọn như anh em, và Máccô, con tôi, gửi lời chào anh em” (1P 5:13). Và cuốn thứ ba là Tin Mừng theo Thánh Luca, viết theo lời dạy của Th. Phaolô cho những người Dân Ngoại trở lại Kitô giáo. Sau cùng là Tin Mừng theo Thánh Gioan.

    2.2 Chứng cớ nội tại

    Các chứng cớ ngoại tại có đủ để chứng minh về tác giả Tin Mừng không? Đủ, vì chúng rất dồi dào và thuyết phục. Vậy tại sao phải dùng đến các chứng cớ nội tại? Các tác giả Tin Mừng không tự giới thiệu. Chỉ có Th. Gioan có những gợi ý rõ ràng rằng ngài là người viết sách Tin Mừng. Liệu điều này có giúp ta xem xét các chứng cớ nội tại không thuyết phục không?

    Các chứng cớ nội tại củng cố cho các dữ liệu do các nguồn ngoài Kinh Thánh cung cấp. Vì vậy chúng ta sẽ sử dụng một phương pháp so sánh khi thảo luận về các chứng cớ nội tại. Chúng ta có thể so sánh một số chứng cớ ngoại tại với những điều chúng ta gặp trong các sách Tin Mừng này. Nếu những gì chúng ta tìm thấy trùng hợp với các chứng cớ ngoại tại, thì chúng ta đã có thêm chứng minh về tác giả của các bản văn này.

    2.2.1 Th. Mátthêu

    Chứng cớ ngoại tại cung cấp bởi các tác giả như Th. Irênê, Th. Clêmentê Alexandria, Origen và Eusebius tuyên bố rằng

    Mátthêu là tác giả của Tin Mừng thứ nhất,
    Ngài viết Tin Mừng này cho người Do Thái,
    Bản văn gốc được viết bằng tiếng Aram, và
    Chủ đích là củng cố những người Do Thái giáo trở lại hay lôi cuốn những người muốn theo Kitô giáo.

    Chúng ta có những chứng cớ nội tại nào để ủng hộ các dữ liệu do các tác giả khác cung cấp? Nghiên cứu bản văn sẽ củng cố lập trường rằng Tin Mừng này được viết cho người Do Thái.
    Tin Mừng này sử dụng và trưng dẫn rất dồi dào Kinh Thánh Cựu Ước mà người Do Thái rất thuộc.
    Mátthêu trưng dẫn các lời ngôn sứ của Cựu Ước nói về Đấng Mêsia.
    Ngài nhắc đến các tập tục và truyền thống Do Thái, nhưng − khác với các tác giả Tin Mừng khác − ngài không cắt nghĩa chúng vì ngài giả thiết người đọc đã hiểu các tập tục mà sách Tin Mừng của ngài nói đến.



    2.2.2 Th. Máccô

    Các tác giả như Papias, Th. Irênê, Th. Clêmentê Alexandria, Origen và Tertullianô liên kết Th. Máccô với Th. Phêrô, và xác nhận rằng chính các Kitô hữu ở Rôma đã xin Th. Máccô viết ra những lời giảng của Th. Phêrô. Đây là những điều mà chứng cớ ngoại tại cho chúng ta biết.

    Một ít sự kiện trong Tin Mừng này có vẻ xác nhận các chứng cớ ngoại tại:

    Phêrô được nhắc tới 24 lần (trong Mátthêu, 26 lần; trong Luca, 29 lần; trong Gioan, 41 lần, nhưng ít là thường xuyên gấp hai lần mọi tông đồ khác. Nhưng khác với các sách Tin Mừng khác, trong Tin Mừng này Phêrô được mô tả với những yếu đuối của ông. Điều này chứng tỏ rằng Máccô chỉ viết theo lời giảng của Th. Phêrô, là người luôn luôn nói rất khiêm tốn về bản thân mình.

    Khác với Tin Mừng Mátthêu, Tin Mừng Máccô không trưng dẫn một lời ngôn sứ nào của Cựu Ước hay các tập tục Do Thái.
    Nhiều sự kiện tác giả kể lại là những sự kiện mà Phêrô đã tận mắt chứng kiến và giảng về chúng.


    2.2.3 Thánh Luca

    Chúng ta có thể tìm thấy các chứng cớ ngoại tại được cung cấp bởi Th. Hiêrônimô, Eusêbiô, Origen, Tertulianô, Th. Irênê, Th. Polycarpô và Th. Giustinô Tử Đạo. Các tác giả này chứng thực rằng Tin Mừng Thứ Ba này được viết bởi Luca, một người ngoại trở lại, một thầy thuốc và là người thân cận với Th. Phaolô. Ngài viết Tin Mừng này cho những Kitô hữu gốc Dân Ngoại.

    Các chứng cớ nội tại sau đây củng cố các chứng cớ ngoại tại:
    Cấu trúc ngữ pháp cho thấy tác giả không phải người Do Thái.
    Th. Phaolô ba lần nhắc tới mối liên kết mật thiết với “Luca, người thầy thuốc đáng mến.” Luca cũng được cho là tác giả của sách Công Vụ Tông Đồ, trong sách này ngài nhắc đến mối liên kết của mình với Th. Phaolô.
    Ngài sử dụng kiểu mô tả của người thầy thuốc về các bệnh tật khi ngài kể về các phép lạ chữa bệnh của Chúa Giêsu.
    Ngài nói với những người dân ngoại trở lại và khích lệ họ. Ngài nói nhiều về niềm vui của sự hoán cải.


    2.2.4 Th. Gioan

    Th. Irênê là một môn đệ của Th. Polycarpô, môn đệ của Th. Gioan. Vì thế chứng tá của Th. Irênê rất có giá trị khi xác nhận rằng Th. Gioan là tác giả của Tin Mừng này. Eusebiô, Giustinô và nhiều tác giả khác cũng chứng thực rằng Th. Gioan là tác giả của Tin Mừng này.

    Tin Mừng này có nhiều chứng cớ nội tại trực tiếp hơn ba Tin Mừng kia. Thánh Gioan nói trong câu 19 “Khi Đức Giêsu thấy mẹ Người, và môn đệ Người yêu dấu đứng gần đó, Người thưa với Mẹ Người, “Thưa Bà, đây là con Bà!”” Và rồi, ở câu 35 của cùng chương, ngài thêm: “Người xem thấy việc này đã làm chứng − và lời chứng của người ấy xác thực; và người ấy biết mình nói sự thật − để cho cả anh em nữa cũng tin.”

    Hơn nữa, tác giả tự giới thiệu mình trong Chương 21:

    20 Ông Phêrô quay lại, thì thấy người môn đệ Đức Giêsu thương mến đi theo sau; ông này là người đã nghiêng mình vào ngực Đức Giêsu trong bữa ăn tối và hỏi: “Thựa Thầy, ai là kẻ nộp Thầy?” 21 Vậy khi thấy người đó, ông Phêrô nói với Đức Giêsu: “Thưa Thầy, còn anh này thì sao?” 22 Đức Giêsu đáp: “Giả như Thầy muốn anh ấy còn ở lại cho tới khi Thầy đến, thì việc gì đến anh? Phần anh, hãy theo Thầy.” 23 Do đó, mới có tiếng đồn giữa anh em là môn đệ ấy sẽ không chết. Nhưng Đức Giêsu đã không nói với ông Phêrô là: “Anh ấy sẽ không chết”, mà chỉ nói: “Giả như Thầy muốn anh ấy còn ở lại cho tới khi Thầy đến, thì việc gì đến anh?”


    3. Vấn đề Lịch sử tínhMátthêu, Máccô, Luca và Gioan có ghi lại các sự kiện có thật hay không?

    Chúng ta đã xét đến tính trung thực và tác giả của các sách Tin Mừng. Chúng ta đã hỏi rằng liệu các sách Tin Mừng chúng ta có hôm nay về cơ bản có giống các bản thảo gốc không. Chúng ta cũng đã tìm hiểu những lời tuyên bố rằng các sách này được viết bởi Mátthêu, Máccô, Luca và Gioan. Câu hỏi tiếp theo là liệu các tác giả Tin Mừng có ở một vị trí thích hợp để biết sự thật về các sự kiện mà các ông kể lại trong các sách Tin Mừng không.

    3.1 Tìm hiểu từng Tác giả Tin Mừng

    Để tìm hiểu vấn đề này, chúng ta cần tham khảo các tác giả sống vào thời kỳ đầu của kỷ nguyên Kitô giáo, đặc biệt các tác giả được gọi là Tiền-Nicêa (nghĩa là trước Công đồng Nicêa năm 325). Sự thành thạo của các tác giả này về truyền thống liên quan đến các sách Tin Mừng cung cấp cho chúng ta một tiêu chuẩn chắc chắn. Trong số các tác giả này, chúng ta thấy có Eusebiô ở Caesaria (265-340), ông nói các tác giả Tin Mừng là những nhân chứng đáng tin cậy, đặc biệt trong Historia Ecclesiastica (“Lịch Sử Giáo Hội”).

    3.1.1 Thánh Mátthêu

    Th. Mátthêu lúc ban đầu đã giảng cho người Do Thái, nên khi ngài sắp sửa ra đi rao giảng cho các dân khác, ngài đã viết ra Tin Mừng bằng tiếng bản địa của ngài, nhờ đó bù đắp cho sự vắng mặt của ngài khi ngài buộc phải rời khỏi họ. (Quyển III, Ch. 24,6)

    3.1.2 Thánh Máccô

    Lòng sốt mến nồng cháy đã soi sáng tâm trí những người nghe Th. Phêrô rao giảng, khiến họ cảm thấy không mãn nguyện với việc chỉ nghe giảng một lần, không mãn nguyện với việc nghe Tin Mừng của Thiên Chúa bằng lời giảng mà thôi. Vì thế họ hết lòng nài xin Máccô, một môn đệ của Th. Phêrô và đang có Tin Mừng, xin ngài để lại cho họ một kỷ niệm bằng chữ viết về giáo huấn đã được truyền lại cho họ bằng miệng. Và họ đã nài nỉ mãi cho tới khi thuyết phục được ngài, và đó là cơ hội để chúng ta có được bản văn Tin Mừng mang tên Máccô. (Quyển II, Ch. 15,1)

    3.1.3 Thánh Luca

    Còn về Luca, ở đầu Tin Mừng của ngài, chính ngài đã nêu lý do khiến ngài viết ra Tin Mừng này. Ngài nói rằng vì có nhiều người khác đã mạnh bạo viết ra một tường thuật về các sự kiện mà ngài biết rất rành rẽ, nên chính ngài cảm thấy cần phải giúp chúng ta tránh khỏi những ý kiến không chắc chắn của họ, nên ngài đã cống hiến cho chúng ta trong Tin Mừng của ngài một tường thuật rành mạch về những điều mà ngài đã biết hoàn toàn đúng là sự thật, nhờ việc ngài được sống sát với Th. Phaolô và quen biết các vị tông đồ khác.

    3.1.4 Thánh Gioan

    Và sau khi Máccô và Luca đã viết ra các sách Tin Mừng, họ nói rằng Th. Gioan, vốn đã dành toàn bộ thời giờ của mình cho việc loan báo Tin Mừng bằng miệng, cuối cùng ngài đã bắt đầu viết ra Tin Mừng của mình vì các lý do sau đây. Sau khi ba sách Tin Mừng trên đây đã đến được tay mọi người và đến được tay của chính ngài, họ nói rằng ngài chấp nhận các sách ấy và xác nhận sự thật của chúng, nhưng trong các sách ấy còn thiếu phần tường thuật về các việc làm của Đức Kitô lúc Người bắt đầu thi hành sứ vụ. (Quyển III, Ch. 24,7)

    3.2 Các Tường thuật Tin Mừng có giá trị đáng tin cậy

    Có hai câu hỏi chúng ta cần trả lời:
    Các tác giả Tin Mừng có thành thật không? Họ có cố gắng nói sự thật không?
    Họ có biết rõ về những chuyện họ tường thuật không?

    3.2.1 Sự Thành thật của các Tác giả

    Trong Chương 1 sách Tin Mừng của mình, Th. Luca viết:

    1. Có nhiều người đã ra công biên soạn bản tường thuật những điều đã được thực hiện giữa chúng ta. 2 Họ viết theo những điều mà các người đã được chứng kiến ngay từ đầu và đã phục vụ lời Chúa truyền lại cho chúng ta. 3 Tôi cũng vậy, sau khi đã cẩn thận tra cứu đầu đuôi mọi sự, thì thiết tưởng cũng nên tuần tự viết ra để kính tặng ngài, 4 mong ngài sẽ nhận thức được rằng giáo huấn ngài đã học hỏi thật là vững chắc.

    Trong khi đó, trong Chương 21 Tin Mừng của mình, Th. Gioan viết:

    24 Chính môn đệ này đã làm chứng về những điều đó và đã viết ra. Chúng tôi biết rằng lời chứng của người ấy là xác thực.

    Một chứng minh quan trọng khác về sự thành thực của các ngài, đó là các ngài sẵn sàng chết vì những điều các ngài công bố. Phêrô và Phaolô, một vị do Máccô ghi lại, vị kia do Luca, cả hai vị đều đã chịu chết để bảo vệ sự thật của những sự kiện mà các ngài tuyên bố là đã xảy ra. Th. Gioan Tông đồ đã bị lưu đày sang đảo Patmos.

    3.2.2 Tính đáng tin cậy của các thông tin các ngài cung cấp

    Các tác giả Tin Mừng có biết rõ các thông tin không? Có thể nào các ngài sai lầm hay bị đánh lừa không?

    Như đã thấy trên kia, các ngài hoặc đã chứng kiến tận mắt, hoặc đã có những tiếp xúc với những nhân chứng trực tiếp về các sự kiện các ngài tường thuật. Các ngài bảo đảm với chúng ta rằng những gì các ngài truyền lại cho chúng ta là đáng tin cậy.

    3.2.3 Phải giải thích thế nào về các Khác biệt giữa các bản Tường thuật của các ngài?

    Có nhiều cách cắt nghĩa:

    Đức Giêsu đã giảng dạy giống như các kinh sư Do Thái. Ngài thường lặp lại cùng một điều vào những dịp khác nhau, đồng thời sử dụng các từ khác nhau, để giúp các môn đệ dễ nhớ. Vì vậy, có thể có những khác biệt trong các bản tường thuật khác nhau về cùng một sự kiện.
    Mỗi tác giả Tin Mừng lấy tư liệu từ một nguồn khác nhau, và các nguồn này thường kể lại các sự việc một cách khác nhau.
    Mỗi tác giả Tin Mừng thường nhớ các sự việc theo não trạng và cách hiểu riêng của mình.
    Các tác giả Tin Mừng viết cho các nhóm khác nhau, và viết với một chủ đích chuyên biệt. Vì vậy các ngài thường nhấn mạnh những sự kiện nào hợp với chủ đích của các ngài nhất.


    3.2.4 Tại sao có người đặt vấn đề về Sự Thật của các sách Tin Mừng?

    Trong bài dẫn nhập đầu tiên, chúng ta đã thấy rằng chúng ta đạt được sự hiểu biết bằng ba cách. Ngoài việc quan sát trực tiếp, chúng ta có thể sử dụng lý trí hay có thể chấp nhận lời chứng của những người khác. Khi chấp nhận lời nói của người khác, chúng ta cần phải có một thái độ muốn chấp nhận nó. Ý chí đóng một vai trò quan trọng cả trong sự hiểu biết của con người, bởi vì nó có thể bác bỏ các nguồn mang đến sự hiểu biết ấy. Điều này đặc biệt đúng khi liên quan tới niềm tin, dù là niềm tin nhân bản hay siêu nhiên. Vì vậy, rất có thể là bất chấp các chứng cớ hiển nhiên, một người vẫn có thể từ chối chấp nhận một sự hiểu biết như thế.

    3.2.5 Có Tài liệu Lịch sử nào khác ngoài các tài liệu này không?

    Chúng ta có thể sử dụng các nguồn tài liệu ngoại giáo và Do Thái để xác định tính lịch sử của các bản tường thuật Tin Mừng. Xem dưới đây để thảo luận chi tiết.

    Đọc Thêm

    Francois Amiot, Jean Danielou, Amedee Brunot, & Henri Daniel-Rops, The Sources for the Life of Christ. From the Twentieth Century Encyclopedia of Catholicism, vol 67.
    Anthony F. Alexander, College Apologetics: Chapter 5 "The Integrity of the Gospels", Chapter 6 "The Authorship of the Gospels", Chapter 7 "The Historicity of the Gospels", pp 47-77.
    Charles Belmonte, ed., Faith Seeking Understanding, vol 1, Chapter 11 "The Fact of Revelation: Historical Testimonies", pp 81-85.
    Peter Kreeft and Ronald K. Tacelli, Handbook of Christian Apologetics: Chapter 10 "The Bible: Myth or History?", pp 79-87.

    còn tiếp
    Miễn nc với santanas.kratos666,kael,nhatnam;phanquanbt,1288,qu angcom

  3. #3

    Mặc định

    Sau khi đọc xong phần 2, nếu bạn không tin bản dịch tiếng Việt thì bạn hãy nghiên cứu tiếng anh hay ngoại ngữ nào khác mà bạn biết để đối chiếu. Nếu bạn vẫn còn không hiểu thì vx khuyên bạn nên bỏ cuộc ,không nên đọc tiếp nữa vì khả năng thấu hiểu 1 sự kiện của bạn rất hạn chế. Bạn nên dùng thời giờ vào việc khác vì nếu chỉ đọc để hiểu mà không làm được thì sự tư duy cá nhân của bạn sẽ không bao giờ tiến mà chỉ dậm tại 1 chỗ cố định . Nếu bạn đã hiểu 2 phần trên thì cùng đọc tiếp nhé
    ------------------------------------------------------

    DẪN NHẬP 3

    Chúa Giêsu có chứng minh Ngài là một nhân chứng đáng tin không?

    Trong bài trước chúng ta đã tìm hiểu các sách Tin Mừng để xem có thể sử dụng chúng như những tài liệu lịch sử hay không. Trên thực tế, chủ đề chính của các sách Tin Mừng là cuộc đời và những lời giảng dạy của Chúa Giêsu Kitô. Trong bài dẫn nhập đầu tiên, chúng ta đã thấy chúng ta dựa vào lời chứng của Đức Giêsu Kitô để dẫn đưa chúng ta trên con đường đi tìm sự thật. Bây giờ chúng ta phải xem bằng cách nào Đức Giêsu Kitô chứng minh Ngài là một chứng nhân đáng tin mà chúng ta có thể chấp nhận.

    Đức Giêsu tuyên bố gì về chính Ngài?

    Ngài nêu những bằng chứng nào để hậu thuẫn cho các lời tuyên bố của Ngài?

    1. Đức Giêsu tuyên bố gì về chính mình?

    1.1 Đức Giêsu có tuyên bố Ngài là một chứng nhân không?

    Các sách Tin Mừng cho chúng ta biết Đức Giêsu luôn luôn tự nhận mình được Thiên Chúa sai đến. Trong Tin Mừng Gioan, thành ngữ "Đấng đã sai tôi" xuất hiện 20 lần, và 5 lần Đức Giêsu tự xưng mình là "Đấng được Thiên Chúa sai đến". Được sai đến có nghĩa là làm một sứ giả và chứng nhân.

    Các ví dụ khác trong Tin Mừng Gioan:

    43 "Tôi đến nhân danh Cha tôi." (Ga 5:43)

    28 Lúc giảng dạy trong Đền Thờ, Đức Giêsu nói lớn tiếng rằng: " Các ông biết tôi ư? Các ông biết tôi xuất thân từ đâu ư? Tôi đâu có tự mình mà đến. Đấng đã sai tôi là Đấng chân thật. Các ông không biết Người. 29 Phần tôi, tôi biết Người, bởi vì tôi từ nơi Người mà đến và chính Người đã sai tôi." (Ga 7:28-30)

    25 Họ liền hỏi Người: "Ông là ai?" Đức Giêsu đáp: "Hoàn toàn đúng như tôi vừa nói với các ông đó. 26 Tôi còn có nhiều điều phải nói và xét đoán về các ông. Nhưng Đấng đã sai tôi là Đấng chân thật; còn tôi, tôi nói lại cho thế gian những điều tôi đã nghe Người nói." 27 Họ không hiểu là Đức Giêsu nói với họ về Chúa Cha. 28 Người bảo họ: "Khi các ông giương cao Con Người lên, bấy giờ các ông sẽ biết là Tôi Hằng Hữu, và biết tôi không tự mình làm bất cứ điều gì, nhưng Chúa Cha đã dạy tôi thế nào, thì tôi nói như vậy. 29 Đấng đã sai tôi vẫn ở với tôi, Người không để tôi cô độc, vì tôi hằng làm những điều đẹp ý Người." (Ga 8:25-29)

    1.2 Ngài còn tự xưng mình là gì nữa?

    Đức Giêsu không chỉ tuyên bố rằng Ngài nói nhân danh Thiên Chúa. Ngài còn tuyên bố ngài là chính Thiên Chúa. Điều này được chứng minh trong nhiều trường hợp.

    1.2.1 Ngài dùng danh xưng của Thiên Chúa — "TÔI HẰNG HỮU"

    56 Ông Ápbraham là cha các ông đã hớn hở vui mừng vì hi vọng được thấy ngày của tôi. Ông đã thấy và đã mừng rỡ." 57 Người Do Thái nói: "Ông chưa được năm mươi tuổi mà đã thấy ông Ápbraham!" 58 Đức Giêsu đáp: "Thật, tôi bảo thật các ông, trước khi có ông Ápbraham, thì tôi, Tôi Hằng Hữu." 59 Họ liền lượm đá để ném Người. Nhưng Đức Giêsu lánh đi và ra khỏi Đền Thờ (Ga 8:56-58)

    Hai mươi bốn lần Đức Giêsu nhấn mạnh "Tôi hằng hữu" (xem Ga 4:26; 6:35; 6:41; 6:51; 8:12; 8:18; 8:23 (2 lần); 8:24; 8:28; 8:58; 10:7; 10:9; 10:11; 10:14; 11:25; 13:19; 14:6; 15:1; 15:5; 18:5; 18:6; 18:8). Trong các sách khác của Tân Ước, "Tôi hằng hữu" xuất hiện cả thảy 86 lần, trong đó chỉ có 28 lần được nhấn mạnh (Matt 14:27; 22:32; 24:5; 26:22, 25; Mark 6:50; 13:6; 14:62; Luke 1:19; 21:8; 22:70; 24:39; Acts 9:5; 10:21; 11:5; 18:10; 22:3, 8, 19; 26:15, 29; Heb 1:5; 2:13; Rev 1:8, 17; 2:23; 21:6; 22:16). Tại sao điều này quan trọng? Bởi vì trong Cựu Ước, chính Thiên Chúa dùng danh xưng này để nói với ông Môsê. Sách Xuất Hành 3:13-14 cho chúng ta biết:

    13 Ông Môsê thưa với Thiên Chúa:"Bây giờ con đến gặp con cái Ítraen và nói với họ: Thiên Chúa của cha ông anh em sai tôi đến với anh em. Vậy nếu họ hỏi con: Tên Đấng ấy là gì? Thì con sẽ nói với họ làm sao?" 14 Thiên Chúa phán với ông Môsê: "TA LÀ ĐẤNG HẰNG HỮU". Người phán:"Ngươi nói với con cái Ítraen thế này: 'ĐẤNG HẰNG HỮU' sai tôi đến với anh em".



    Trên thực tế, đây chính là lý do khiến Đức Giêsu bị kết án tử—vì Ngài không ngừng tự xưng minh là Con Thiên Chúa, xưng mình là chính Thiên Chúa. Trong Phúc Âm Thánh Gioan (5:17-18), chúng ta đọc thấy:

    17 Nhưng Đức Giêsu đáp lại: "Cho đến nay, Cha tôi vẫn làm việc, thì tôi cũng làm việc." 18 Bởi vậy người Do Thái lại càng tìm cách giết Đức Giêsu, vì không những Người phá luật sabát, lại còn nói Thiên Chúa là Cha của mình, và như thế là tự coi mình ngang hàng với Thiên Chúa.

    Trong Tin Mừng Gioan (8:58), khi bị vặn hỏi làm sao Ngài biết rõ ông Ápraham, Đức Giêsu đã trưng dẫn danh xưng của Thiên Chúa và áp dụng danh xưng ấy cho chính mình (”TÔI HẰNG HỮU"— xem Xh 3:14).

    58 "Thật, tôi bảo thật các ông, trước khi có ông Ápbraham, thì tôi, Tôi Hằng Hữu."

    Những người nghe Ngài nói đã hiểu chính xác Ngài đang xưng mình là gì. Câu tiếp theo của Tin Mừng Gioan cho chúng ta thấy điều đó:

    59 Họ liền lượm đá để ném Người. Nhưng Đức Giêsu lánh đi và ra khỏi Đền Thờ.

    Tin Mừng Gioan thuật lại (20:28), ông Tôma phủ phục dưới chân Đức Giêsu và thốt lên:

    25"Chúa của con và Thiên Chúa của con!" (Tiếng Hi Lạp: Ho Kurios mou kai ho Theos mou -- dịch sát chữ là"Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!")

    Trong Thư Philípphê 2:6, thánh Phaolô dạy chúng ta rằng Đức Giêsu Kitô,

    vốn dĩ là Thiên Chúa, mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa.

    1.2.2 Ngài tha tội

    Khi người ta đưa những người bệnh đến với Ngài, Ngài không chữa họ ngay lập tức. Trước tiên Ngài tha tội cho họ, là việc mà chỉ một mình Thiên Chúa có thể làm. Trong Tin Mừng Luca, Chương 5, thánh Luca kể cho chúng ta truyện người bị bại liệt được thòng từ trên mái nhà xuống để được Đức Giêsu chữa khỏi bệnh tật.

    20 Thấy họ có lòng tin như vậy, Người bảo: "Này anh, anh đã được tha tội rồi." 21 Các kinh sư và các người Pharisêu bắt đầu suy nghĩ: "Người đang nói phạm thượng là ai vậy? Ai có quyền tha tội ngoài một mình Thiên Chúa ra? 22 Nhưng Đức Giêsu thấu biết họ đang suy nghĩ như thế, nên Người lên tiếng bảo họ rằng: "Trong bụng các ông đang nghĩ gì vậy? 23 Trong hai điều: một là bảo: ‘Anh đã được tha tội rồi’, hai là bảo: ‘Đứng dậy mà đi’, điều nào dễ hơn? 24 Nhưng để các ông biết: ở dưới đất này, Con Người có quyền tha tội" — Đức Giêsu bảo người bại liệt: "Tôi truyền cho anh: Hãy đứng dậy, vác lấy giường của anh mà đi về nhà!"

    1.2.3 Ngài được gọi là "Alpha" và "Omêga" — "Khởi Nguyên" và "Cùng Tận"

    Một điểm cũng đáng chú ý là danh hiệu "Đầu và Cuối" được áp dụng cho Đức Giêsu. Đây là một trong các danh hiệu được Cựu Ước dùng cho Thiên Chúa. Trong Chương 4 sách Ngôn Sứ Isaia, ta đọc thấy:

    6 Đức Chúa là Vua và Đấng Cứu Độ của Israel, là Chúa các đạo binh phán như sau: ‘Ta là Khởi Nguyên và Cùng Tận; ngoài Ta ra không có thần nào khác.’ (xem Is 41:4; 48:12)

    Danh hiệu này được gán trực tiếp cho Chúa Giêsu ba lần trong sách Khải Huyền.

    17 Lúc thấy Người, tôi ngã vật xuống dưới chân Người, như chết vậy. Người đặt tay hữu lên tôi và nói: "Đừng sợ! Ta là Khởi Nguyên và Cùng Tận." (Kh 1:17).

    8 Hãy viết cho thiên thần của Hội Thánh Miếcna: Đây là lời của Đấng là Khởi Nguyên và Cùng Tận, Đấng đã chết và đã sống lại." (Kh 2:8).

    12 Đây, chẳng bao lâu nữa Ta sẽ đến, và Ta đem theo lương bổng để trả cho mỗi người tuỳ theo việc người ấy làm. 13 Ta là Alpha và Ômêga, là Đầu và Cuối, là Khởi Nguyên và Tận Cùng." (Kh 22:12-13).

    Câu trích cuối này đặc biệt có ý nghĩa vì nó áp dụng cho Chúa Giêsu song song với danh hiệu mà sách Khải Huyền trước đó đã áp dụng cho Đức Chúa là Thiên Chúa:

    Đức Chúa là Thiên Chúa phán: 'Ta là Alpha và Ômêga, là Đấng hiện có, đã có và đang đến, là Đấng Toàn Năng'" (Kh 1:8).

    Tự nó, lời tuyên bố này rất đáng chú ý. Không hề có một nhà sáng lập tôn giáo nào khác tự xưng mình là Thiên Chúa và chứng minh như vậy. .

    Xem bài của Peter Kreeft. Với những lời tuyên bố về chính mình như thế, Đức Giêsu Kitô hoặc là Thiên Chúa, hoặc là một tay bịp bợm hay một kẻ điên.

    2. Ngài nêu những bằng chứng nào để hậu thuẫn cho lời tuyên bố của Ngài?

    Đức Giêsu Kitô tuyên bố Ngài là Thiên Chúa. Và Ngài bảo các môn đệ cũng như những ai không tin hãy nhìn xem những việc Ngài làm mà tin rằng Ngài nói sự thật.

    36 "Nhưng phần tôi, tôi có một lời chứng lớn hơn lời chứng của ông Gioan: đó là những việc Chúa Cha đã giao cho tôi để tôi hoàn thành; chính những việc tôi làm đó làm chứng cho tôi rằng Chúa Cha đã sai tôi. 37 Chúa Cha, Đấng đã sai tôi, chính Người cũng làm chứng cho tôi..." (Gioan 5:36-37)

    2.1 Các Phép lạ

    2.1.1 Đức Giêsu làm các phép lạ kèm theo lời giảng của Ngài

    Các sách Tin Mừng nói rằng ngoài việc giảng dạy, Đức Giêsu còn làm các phép lạ. Tin Mừng Mátthêu trong Chương 9 nói với chúng ta:

    35 Đức Giêsu đi khắp các thành thị, làng mạc, giảng dạy trong các hội đường của họ, rao giảng Tin Mừng Nước Trời và chữa hết các bệnh hoạn tật nguyền.

    Tin Mừng Máccô trong chương 6 ghi lại cảnh sau đây:

    1 Đức Giêsu ra khỏi đó và đến nơi quê quán của Người, có các môn đệ đi theo. 2 Đến ngày sabát, người bắt đầu giảng dạy trong hội đường. Nhiều người nghe rất đỗi ngạc nhiên. Họ nói: "Bởi đâu ông ta được như thế? Ông ta được khôn ngoan như vậy, nghĩa là làm sao? Ông ta làm được những phép lạ như thế, nghĩa là gì?"

    Tin Mừng Luca cũng chứng thực điều này, ví dụ trong Chương 6 ngài viết:

    17 Đức Giêsu đi xuống cùng các ông. Người dừng lại ở một chỗ đất bằng. Tại đó, đông đảo môn đệ của Người và đoàn lũ dân chúng từ khắp miền Giuđê, Giêrusalem cũng như từ miền duyên hải Tia và Xiđon 18 đến để nghe Người giảng và để được chữa lành bệnh tật. Những kẻ bị các thần ô uế quấy nhiễu cũng được chữa lành. 19 Tất cả đám đông tìm cách sờ vào Người, vì có một năng lực tự nơi Người phát ra, chữa lành hết mọi người.

    Còn Thánh Gioan trong Chương 3 đã thuật lại việc ông Nicôđêmô, một người có uy tín giữa người Do Thái, đã nhìn nhận Đức Giêsu có quyền giảng dạy như thế nào:

    1 Trong nhóm Pharisêu, có một người tên là Nicôđêmô, một thủ lãnh của người Do Thái. 2 Ông đến gặp Đức Giêsu ban đêm. Ông nói với Người: "Thưa Thầy, chúng tôi biết: Thầy là một vị tôn sư được Thiên Chúa sai đến. Quả vậy, chẳng ai làm được những dấu lạ Thầy làm, nếu Thiên Chúa không ở cùng người ấy."

    Nhưng Đức Giêsu làm phép lạ không phải để gây ấn tượng cho dân chúng. Trong nhiều đoạn Tin Mừng, Đức Giêsu chỉ làm các phép lạ khi người ta có lòng tin vào Ngài, chỉ khi họ tin các lời Ngài nói, chỉ khi họ tin tưởng rằng Ngài thực sự có quyền năng của Thiên Chúa để làm cho các điều đó xảy ra. Khi họ không có lòng tin, Ngài không làm phép lạ nào cả. Hãy xem các đoạn sau đây:

    21 Ra khỏi đó, Đức Giêsu lui về miền Tia và Xiđon, 22 thì này có một người đàn bà Canaan, ở miền ấy đi ra, kêu lên rằng: "Lạy Ngài là con vua Đavít, xin dủ lòng thương tôi! Đứa con gái tôi bị quỉ ám khổ sở lắm!" 23 Nhưng Người không đáp lại một lời. Các môn đệ lại gần xin với Người rằng: "Xin thầy bảo bà ấy về đi, vì bà ấy cứ theo sau chúng ta mà kêu mãi!" 24 Người đáp: "Thầy chỉ được sai đến với những con chiên lạc nhà Ítraen mà thôi." 25 Bà ấy đến bái lạy mà thưa Người rằng: "Lạy Ngài, xin cứu giúp tôi!" Người đáp: "Không nên lấy bánh dành cho con cái mà ném cho lũ chó con." 27 Bà ấy nói: "Thưa Ngài, đúng thế, nhưng mà lũ chó con cũng được ăn những mảnh vụn trên bàn chủ rơi xuống." 28 Bấy giờ Đức Giêsu đáp: "Này bà, lòng tin của bà mạnh thật! Bà muốn sao thì sẽ được vậy." Từ giờ đó, con gái bà được khỏi. (Mt 15:21-28)

    46 Đức Giêsu và các môn đệ đến thành Giêrikhô. Khi Đức Giêsu cùng với các môn đệ và một đám người khá đông ra khỏi thành Giêrikhô, thì có một người hành khất mù, tên là Báctimê, con ông Timê, đang ngồi ở vệ đường. 47 Vừa nghe nói đó là Đức Giêsu Nadarét, anh ta bắt đầu kêu lên rằng: "Lạy ông Giêsu, Con vua Đavít, xin dủ lòng thương tôi! 48 Nhiều người quát nạt bảo anh ta im đi, nhưng anh ta càng kêu lớn tiếng: "Lạy Con vua Đavít, xin dủ lòng thương tôi! 49 Đức Giêsu đứng lại và nói: "Gọi anh ta lại đây!" Người ta gọi anh mù và bảo: "Cứ yên tâm, đứng dậy, Người gọi anh đấy!" 50 Anh mù liền vất áo choàng lại, đứng phắt dậy mà đến gần Đức Giêsu. 51 Người hỏi: "Anh muốn tôi làm gì cho anh?" Anh mù đáp: "Thưa Thầy, xin cho tôi nhìn thấy được." 52 Người nói: "Anh hãy đi, lòng tin của anh đã cứu anh!" Tức khắc, anh ta nhìn thấy được và đi theo Người trên con đường Người đi. (Mc 10:46-52)

    49 Đức Giêsu còn đang nói, thì có người từ nhà ông trưởng hội đường đến bảo ông: "Con gái ông chết rồi, đừng làm phiền Thầy nữa!" 50 Nghe vậy, Đức Giêsu bảo ông trưởng hội đường: "Ông đừng sợ, chỉ cần tin thôi, là con gái ông sẽ được cứu." 51 Khi đến nhà, Người không cho ai vào với mình, trừ ông Phêrô, ông Gioan, ông Giacôbê và cha mẹ đứa bé. 52 Mọi người đều đấm ngực khóc thương nó. Đức Giêsu nói: "Đừng khóc! Con bé có chết đâu, nó ngủ đấy!" 53 Họ chế nhạo Người, vì biết nó đã chết. 54 Nhưng Người cầm lấy tay nó, lên tiếng gọi: "Này bé, chỗi dậy đi!" 55 Hồn đứa bé trở lại, và nó đứng dậy ngay. Đức Giêsu bảo người ta cho nó ăn. 56 Cha mẹ nó kinh ngạc. Và Người ra lệnh cho họ không được nói với ai về việc đã xảy ra. (Lc 8:49-55)


    1 Ngày thứ ba, có tiệc cưới tại Cana miền Galilê. Trong tiệc cưới có thân mẫu Đức Giêsu. 2 Đức Giêsu và các môn đệ cũng được mời tham dự. 3 Khi thấy thiếu rượu, thân mẫu Đức Giêsu nói với Người: "Họ hết rượu rồi." 4 Đức Giêsu đáp: "Thưa bà, chuyện đó can gì đến bà và con? Giờ của con chưa đến." 5 Thân mẫu Người nói với gia nhân: "Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo." 6 Ở đó có đặt sáu chum nước dùng vào việc thanh tẩy theo thói tục người Do Thái, mỗi chum chứa được khoảng tám mươi hoặc một trăm hai mươi lít nước. 7 Đức Giêsu bảo họ: "Các anh đổ đầy nước vào chum đí" Và họ đổ đầy tới miệng. 8 Rồi Người nói với họ: "Bây giờ các anh múc và đem cho ông quản tiệc." Họ liền đem cho ông. 9 Khi người quản tiệc nếm thử nước đã hoá thành rượu (mà không biết rượu từ đâu ra, còn gia nhân đã múc nước thì biết), ông mới gọi tân lang lại 10 và nói: "Ai cũng thết rượu ngon trước, và khi khách đã ngà ngà mới đãi rượu xoàng hơn. Còn anh, anh lại giữ rượu ngon cho đến mãi bây giờ." 11 Đức Giêsu đã làm dấu lạ đầu tiên này tại Cana miền Galilê, và bày tỏ vinh quang của Người. Các môn đệ đã tin vào Người.. (Ga 2:1-11)
    Các sách Tin Mừng mô tả chi tiết ít là 35 phép lạ của Ngài.

    2.1.2 Các phép lạ chứng minh các lời tuyên bố của Đức Giêsu

    Phép lạ là gì? Chúng ta có thể tạm thời định nghĩa phép lạ như sau: Một phép lạ là một hành vi có thể quan sát được và vượt quá cách thức hành động của các tạo vật — chúng ta bảo là nó vượt ra ngoài các luật tự nhiên — và chỉ có thể được tạo ra bởi một Ai Đó hay một Cái Gì Đó vượt ngoài tự nhiên.

    Một phép lạ vượt ra ngoài các luật tự nhiên bằng một trong ba cách sau đây:
    1. Khi một điều gì đó xảy ra mà chúng ta không bao giờ gặp trong tự nhiên: v.d. trái đất đứng yên;
    2. Khi một điều gì đó xảy ra mà chúng ta gặp trong tự nhiên, nhưng không bao giờ gặp trong một vật cá biệt nào đó trong tự nhiên, v.d. khả năng thị giác được ban cho một người mù;
    3. Khi một điều gì đó có thể xảy ra một cách tự nhiên, nhưng không theo qui trình tự nhiên, v.d. một bệnh được chữa lành ngay tức khắc.

    Các phép lạ của Đức Kitô có rơi vào các trường hợp được mô tả này không? Chúng ta hãy xét về các phép lạ ấy dựa vào cách phân loại trên đây.

    1. Một điều gì đó xảy ra mà chúng ta không bao giờ gặp trong tự nhiên. Loại phép lạ thứ nhất này là một phép lạ tạo dựng. Tạo dựng có nghĩa là tạo ra một cái gì đó từ hư không, không dùng một nguyên vật liệu nào. Chúng ta hãy xem các hiện tượng sau đây.

    15 Chiều đến, các môn đệ lại gần thưa với Người: "Nơi đây hoang vắng, và đã muộn rồi, vậy xin Thầy giải tán đám đông, để họ vào các làng mạc mua lấy thức ăn". 16 Ðức Giêsu bảo: "Họ không cần phải đi đâu cả, chính anh em hãy cho họ ăn". 17 Các ông đáp: "Ở đây, chúng con chỉ có vỏn vẹn năm cái bánh và hai con cá!" 18 Người bảo: "Ðem lại đây cho Thầy!" 19 Rồi sau đó, Người truyền cho đám đông ngả lưng trên cỏ. Người cầm lấy năm cái bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, và bẻ ra, trao cho môn đệ. Và môn đệ trao cho đám đông. 20 Ai nấy đều ăn và được no nê. Những mẫu bánh còn thừa, người ta thu lại được mười hai giỏ đầy. 21 Số người ăn có tới năm ngàn đàn ông, không kể đàn bà và trẻ con. (Mt 14:15-21; cũng được kể trong Mc 6:31-44, Lc 9:10-17 và Ga 6:1-13)

    1 Trong những ngày ấy, lại có một đám rất đông, và họ không có gì ăn, nên Ðức Giêsu gọi các môn đệ lại mà nói: 2 "Thầy chạnh lòng thương đám đông, vì họ ở luôn với Thầy đã ba ngày rồi mà không có gì ăn! 3 Nếu Thầy giải tán, để họ nhịn đói mà về nhà, thì họ sẽ bị xỉu dọc đường. Trong số đó, lại có những người ở xa đến". 4 Các môn đệ thưa Người: "Ở đây, trong nơi hoang vắng này, lấy đâu ra bánh cho họ ăn no?" 5 Người hỏi các ông: "Anh em có mấy chiếc bánh?" Các ông đáp: "Thưa có bảy chiếc". 6 Người truyền cho đám đông ngả lưng xuống đất. Rồi Người cầm lấy bảy chiếc bánh, dâng lời tạ ơn, và bẻ ra, trao cho các môn đệ để các ông dọn ra. Và các ông đã dọn ra cho đám đông. 7 Các ông cũng có mấy con cá nhỏ. Người đọc lời chúc tụng, rồi bảo các ông dọn cả cá ra. 8 Ðám đông đã ăn và được no nê. Người ta nhặt lấy những mẩu bánh còn thừa: bảy giỏ! 9 Mà đám đông có khoảng bốn ngàn người.(Mc 8:1-9)


    2. Một điều gì đó xảy ra mà chúng ta gặp trong tự nhiên, nhưng không bao giờ gặp trong một vật cá biệt nào đó trong tự nhiên. Loại phép lạ thứ hai này là một phép lạ biến đổi bản thể trực tiếp. (Các ví dụ về biến đổi bản thể: giấy sau khi đốt trở thành tro, thân xác con người sau khi chết tan rã thành nhiều thành phần). Chúng ta hãy xét về các phép lạ sau đây của Chúa Giêsu:

    Cô Mácta là chị người chết liền nói: "Thưa Thầy, nặng mùi rồi, vì em con ở trong mồ đã được bốn ngày". 40 Ðức Giêsu bảo: "Nào Thầy đã chẳng nói với chị rằng nếu chị tin, chị sẽ được thấy vinh quang của Thiên Chúa sao?" 41 Rồi người ta đem phiến đá đi. Ðức Giêsu ngước mắt lên và nói: "Lạy Cha, con cảm tạ Cha, vì Cha đã nhậm lời con. 42 Phần con, con biết Cha hằng nhậm lời con, nhưng vì dân chúng đứng quanh đây, nên con đã nói để họ tin là Cha đã sai con". 43 Nói xong, Người kêu lớn tiếng: "Anh Ladarô, hãy ra khỏi mồ!" 44 Người chết liền bước ra, chân tay còn quấn vải, và mặt còn phủ khăn liệm. Ðức Giêsu bảo: "Cởi khăn và vải cho anh ấy, rồi để anh ấy đi".(Ga 11:39-44)

    11 Sau đó, Ðức Giêsu đi đến thành kia gọi là Nain, có các môn đệ và một đám người rất đông cùng đi với Người. 12 Khi Ðức Giêsu đến gần cửa thành, thì kìa người ta khiêng một người chết đi chôn, người này là con trai duy nhất, và mẹ anh ta lại là một bà goá. Có đám rất đông người trong thành cùng đi với bà. 13 Trông thấy bà, Chúa chạnh lòng thương và nói: "Bà đừng khóc nữa!" 14 Rồi Người lại gần, sờ vào quan tài. Các người khiêng dừng lại. Ðức Giêsu nói: "Này người thanh niên, tôi bảo anh: hãy chỗi dậy!" 15 Người chết liền ngồi lên và bắt đầu nói. Ðức Giêsu trao anh ta cho bà mẹ. 16 Mọi người đều kinh sợ và tôn vinh Thiên Chúa rằng: "Một vị ngôn sứ vĩ đại đã xuất hiện giữa chúng ta, và Thiên Chúa đã viếng thăm dân Người". (Lc 7:11-16)

    49 Ðức Giêsu còn đang nói, thì có người từ nhà ông trưởng hội đường đến bảo ông: "Con gái ông chết rồi, đừng làm phiền Thầy nữa!" 50 Nghe vậy, Ðức Giêsu bảo ông trưởng hội đường: "Ông đừng sợ, chỉ cần tin thôi, là con gái ông sẽ được cứu". 51 Khi đến nhà, Người không cho ai vào với mình, trừ ông Phêrô, ông Gioan, ông Giacôbê và cha mẹ của đứa bé. 52 Mọi người đều đấm ngực khóc thương nó. Ðức Giêsu nói: "Ðừng khóc! Con bé có chết đâu, nó ngủ đấy!" 53 Họ chế nhạo Người, vì biết nó đã chết. 54 Nhưng Người cầm lấy tay nó, lên tiếng gọi: "Này bé, chỗi dậy đi!" 55 Hồn đứa bé trở lại, và nó đứng dậy ngay. Ðức Giêsu bảo người ta cho nó ăn. (Lc 8:49-55)

    2 Ông Gioan lúc ấy đang ngồi tù, nghe biết những việc Ðức Kitô làm, liền sai môn đệ đến hỏi Người rằng: 3 "Thưa Thầy, Thầy có đúng là Ðấng phải đến không, hay là chúng tôi còn phải đợi ai khác?" 4 Ðức Giêsu trả lời: "Các anh cứ về thuật lại cho ông Gioan những điều mắt thấy tai nghe: 5 Người mù xem thấy, kẻ què được đi, người cùi được sạch, kẻ điếc được nghe, người chết sống lại, kẻ nghèo được nghe Tin Mừng (Mt 11:2-5)

    1 Ngày thứ ba, có tiệc cưới tại Cana miền Galilê. Trong tiệc cưới có thân mẫu Đức Giêsu. 2 Đức Giêsu và các môn đệ cũng được mời tham dự. 3 Khi thấy thiếu rượu, thân mẫu Đức Giêsu nói với Người: "Họ hết rượu rồi." 4 Đức Giêsu đáp: "Thưa bà, chuyện đó can gì đến bà và con? Giờ của con chưa đến." 5 Thân mẫu Người nói với gia nhân: "Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo." 6 Ở đó có đặt sáu chum nước dùng vào việc thanh tẩy theo thói tục người Do Thái, mỗi chum chứa được khoảng tám mươi hoặc một trăm hai mươi lít nước. 7 Đức Giêsu bảo họ: "Các anh đổ đầy nước vào chum đí" Và họ đổ đầy tới miệng. 8 Rồi Người nói với họ: "Bây giờ các anh múc và đem cho ông quản tiệc." Họ liền đem cho ông. 9 Khi người quản tiệc nếm thử nước đã hoá thành rượu (mà không biết rượu từ đâu ra, còn gia nhân đã múc nước thì biết), ông mới gọi tân lang lại 10 và nói: "Ai cũng thết rượu ngon trước, và khi khách đã ngà ngà mới đãi rượu xoàng hơn. Còn anh, anh lại giữ rượu ngon cho đến mãi bây giờ." 11 Đức Giêsu đã làm dấu lạ đầu tiên này tại Cana miền Galilê, và bày tỏ vinh quang của Người. Các môn đệ đã tin vào Người. (Ga 2:1-11)
    Phép lạ quan trọng nhất thuộc loại này, cũng là phép lạ quan trọng nhất trong tất cả các phép lạ của Chúa Giêsu, đó là phép lạ về sự Phục Sinh của chính Ngài. Nhưng phép lạ này sẽ được chúng ta bàn đến ở một bài khác.


    3. Một điều gì đó có thể xảy ra một cách tự nhiên, nhưng được tạo ra không theo qui trình tự nhiên. Loại phép lạ thứ ba này được gọi là phép lạ không phải vì cái gì được tạo ra, nhưng vì cách thức nó được tạo ra. Chúng ta gọi nó là loại phép lạ tinh thần.

    6 Nói xong, Ðức Giêsu nhổ nước miếng xuống đất, trộn thành bùn và xức vào mắt người mù, 7 rồi bảo anh ta: "Anh hãy đến hồ Silôác mà rửa (Silôác có nghĩa là: người được sai phái). Vậy anh ta đến rửa ở hồ, và khi về thì nhìn thấy được. (Ga 9:6-7)

    12 Lúc Người vào một làng kia, thì có mười người phong hủi đón gặp Người. Họ dừng lại đằng xa 13 và kêu lớn tiếng: "Lạy Thầy Giêsu, xin dủ lòng thương chúng tôi!" 14 Thấy vậy, Ðức Giêsu bảo họ: "Hãy đi trình diện với các tư tế". Ðang khi đi thì họ đã được sạch. 15 Một người trong bọn, thấy mặt được khỏi, liền quay trở lại và lớn tiếng tôn vinh Thiên Chúa. 16 Anh ta sấp mình dưới chân Ðức Giêsu mà tạ ơn. (Lc 17:12-16)

    2 Và kìa trước mặt Ðức Giêsu, có một người mắc bệnh phù thũng. 3 Người lên tiếng nói với các nhà thông luật và những người Pharisêu: "Có được phép chữa bệnh ngày sabát hay không?" 4 Nhưng họ làm thinh. Người đỡ lấy bệnh nhân, chữa khỏi và cho về. (Lc 14:2-4)


    2.2 Các lời tiên tri

    Các lời tiên tri là gì? Lời tiên tri có thể được định nghĩa là một lời báo trước chi tiết và chắc chắn (nghĩa là bảo đảm) về một sự kiện nhất định trong tương lai, sự báo trước này không thể thực hiện được nhờ thấy trước hay đoán trước một cách tự nhiên, bởi vì sự kiện được tiên báo lệ thuộc vào nhiều nguyên nhân tự do (nghĩa là các nguyên nhân có ý chí tự do) để hoàn thành. Vì vậy lời tiên tri đòi hỏi phải có một trí năng vượt quá trí năng loài người.

    Đức Giêsu đã nói tiên tri về các sự kiện tương lai. Các lời tiên tri của Ngài có thể được chia thành 4 phạm trù:

    1. Các lời tiên tri về chính Ngài. Đây là một vài ví dụ:

    Người nói với các môn đệ: 44 "Phần anh em, hãy lắng tai nghe cho kỷ những lời sau đây: Con Người sắp bị nộp vào tay người đời". 45 Nhưng các ông không hiểu lời đó, vì đối với các ông, lời đó còn bị che khuất, đến nỗi các ông không nhận ra ý nghĩa. Nhưng các ông sợ không dám hỏi lại Người về lời ấy. (Lc 9:44-45)

    21 Từ lúc đó, Ðức Giêsu Kitô bắt đầu tỏ cho các môn đệ biết: Người phải đi Giêrusalem, phải chịu nhiều đau khổ do các kỳ mục, các thượng tế và kinh sư gây ra, rồi bị giết chết, và ngày thứ ba sẽ sống lại. (Mt 16:21)

    1 Khi Ðức Giêsu giảng dạy tất cả những điều ấy xong, Người bảo các môn đệ của Người rằng: 2 "Anh em biết còn hai ngày nữa là đến lễ Vượt Qua, và Con Người sẽ bị nộp để chịu đóng đinh vào thập giá". (Mt 26:1-2)

    17 Lúc sắp lên Giêrusalem, Ðức Giêsu đưa Nhóm Mười Hai đi riêng với mình, và dọc đường, Người nói với các ông: 18 "Này chúng ta lên Giêrusalem, và Con Người sẽ bị nộp cho các thượng tế và kinh sư. Họ sẽ kết án tử hình Người, 19 sẽ nộp Người cho dân ngoại nhạo báng, đánh đòn và đóng đinh vào Thập giá, và ngày thứ ba, Người sẽ chỗi dậy". 20 Bấy giờ bà mẹ của các con ông Dêbêđê đến gặp Ðức Giêsu, có các con bà đi theo; bà bái lạy và kêu xin Người một điều. (Mt 20:17-20)


    2. Các lời tiên tri về những người thân cận với ngài

    31 Bấy giờ Ðức Giêsu nói với các ông: "Ðêm nay tất cả anh em sẽ vấp ngã vì Thầy. Vì có lời đã chép: Ta sẽ đánh người chăn chiên, và đàn chiên sẽ tan tác. 32 Nhưng sau khi chỗi dậy, Thầy sẽ đến Galilê trước anh em". 33 Ông Phêrô liền thưa: "Dầu tất cả có vấp ngã vì Thầy đi nữa, thì con đây cũng chẳng bao giờ vấp ngã". 34 Ðức Giêsu bảo ông: "Thầy bảo thật anh: nội đêm nay, gà chưa kịp gáy, thì anh đã chối Thầy ba lần". (Mt 26:31-34. Ứng nghiệm trong 26:69-75)

    21 Ðang bữa ăn, Người nói: Thầy bảo thật anh em, một người trong anh em sẽ nộp Thầy". 22 Các môn đệ buồn rầu quá sức, bắt đầu lần lượt hỏi Người: "thưa Ngài, chẳng lẽ con sao?" 23 Người đáp: "Kẻ giơ tay chấm chung một đĩa với Thầy, đó là kẻ nộp Thầy. 24 Ðã hẳn Con Người ra đi theo như lời đã chép về Người, nhưng khốn cho người nào nộp Con Người: thà người đó đừng sinh ra thì hơn!" 25 Giuđa, kẻ nộp Người cũng hỏi: "Rápbi, chẳng lẽ con sao?" Người trả lời: "Chính anh đó!". (Mt 26:21-25)

    3.Các lời tiên tri về việc Giêrusalem bị tàn phá

    41 Khi đến gần Giêrusalem và trông thấy thành, Ðức Giêsu khóc thương 42 mà nói: "Phải chi ngày hôm nay ngươi cũng nhận ra những gì đem lại bình an cho ngươi! "Nhưng hiện giờ, điều ấy còn bị che khuất, mắt ngươi không thấy được. 43 Thật vậy, sẽ tới những ngày quân thù đắp luỹ chung quanh, bao vây và công hãm ngươi tư bề. 44 Chúng sẽ đè bẹp ngươi và con cái đang ở giữa ngươi, và sẽ không để hòn đá nào trên hòn đá nào, vì ngươi đã không nhận biết thời giờ ngươi được Thiên Chúa viếng thăm". (Lc 19:41-44)

    20 "Khi anh em thấy thành Giêrusalem bị các đạo binh vây hãm, bấy giờ anh em hãy biết rằng đã gần đến ngày khốc hại của thành. 21 Bấy giờ, ai ở miền Giuđê, hãy trốn lên núi; ai ở trong thành, hãy bỏ đi nơi khác; ai ở vùng quê, thì chớ vào thành. 22 Thật vậy, đó sẽ là những ngày báo oán, ngày mà tất cả những gì đã chép trong Kinh Thánh sẽ được ứng nghiệm. 23 Khốn thay những người mang thai và những người đang cho con bú trong những ngày đó! Vì sẽ có cơn khốn khổ cùng cực trên đất này, và cơn thịnh nộ giáng xuống dân này". (Lc 21:20-23)

    1 Ðang khi Ðức Giêsu ra khỏi Ðền Thờ, thì một trong các môn đệ nói với Người: "Thưa Thầy, Thầy xem: đá lớn thật! Công trình kiến trúc vĩ đại thật! 2 Ðức Giêsu đáp: "Anh nhìn ngắm công trình vĩ đại đó ư? Tại đây, sẽ không còn tảng đá nào trên tảng đá nào; tất cả đều sẽ bị phá đổ". (Mc 13:1-2)


    Lời tiên tri này đã ứng nghiệm vào năm 70 C.N., khi quân Rôma phá huỷ Giêrusalem. Các chi tiết về biến cố này được sử gia người Do Thái là Josephus (khoảng 37-95 C.N.) ghi lại trong "Chiến Tranh Do Thái" (xem link Jewish Wars).

    4.Các lời tiên tri liên quan đến các môn đệ Ngài trong tương lai.

    12 "Nhưng trước khi tất cả các sự ấy xảy ra, thì người ta sẽ tra tay bắt và ngược đãi anh em, nộp cho các hội đường và nhà tù, và điệu đến trước mặt vua chúa quan quyền vì danh Thầy. 13 Ðó sẽ là cơ hội để anh em làm chứng cho Thầy. (Lc 21:12-13)

    17 "Hãy coi chừng người đời. Họ sẽ nộp anh em cho các hội đồng, và sẽ đánh đập anh em trong các hội đường của họ. 18 Và anh em sẽ bị điệu ra trước mặt vua chúa quan quyền vì Thầy để làm chứng cho họ và các dân ngoại được biết. 19 Khi người ta nộp anh em, thì anh em đừng lo phải nói làm sao hay phải nói gì: 20 thật vậy, không phải chính anh em nói, mà là Thần Khí của Chúa Cha nói trong anh em. 21 "Anh sẽ nộp em, em sẽ nộp anh cho người ta giết; cha sẽ nộp con, con cái sẽ đứng lên chống lại cha mẹ và làm cho cha mẹ phải chết. 22 Vì danh Thầy, anh em sẽ bị mọi người thù ghét. Nhưng kẻ nào bền chí đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu thoát.
    23 "Khi người ta bách hại anh em trong thành này, thì hãy trốn sang thành khác. Thầy bảo thật anh em: anh em chưa đi hết các thành của Ítraen, thì Con Người đã đến. (Mt 10:17-23)
    Cuộc bách hại các Kitô hữu được ghi lại trong lịch sử Hội Thánh thời sơ khai.

    Đọc Thêm
    Anthony F. Alexander, College Apologetics, Chapter 8, "Christ Claimed to Be Divine", Chapter 9, "Christ Appealed to His Miracles to Prove His Divinity", Chapter 10, "The Probative Force of the Miracles of Christ", Chapter 11, "The Prophecies of Christ", Chapter 12, "The Probative Force of Prophecies", Chapter 13, "The Purpose of Christ in Coming to Earth", pp 79-131.
    Charles Belmonte, ed, Faith Seeking Understanding, vol 1, Chapter 12 "The Divine Mission of Jesus", pp 86-89.
    Peter Kreeft and Ronald K. Tacelli, Handbook of Christian Apologetics, Chapter 8 "The Divinity of Christ", pp 58-68.
    William G. Most, Catholic Apologetics Today, Chapter 11 "A Man Sent From God", Chapter 12 "Signs and Wonders to Believe", pp 59-68.

    còn tiếp
    Miễn nc với santanas.kratos666,kael,nhatnam;phanquanbt,1288,qu angcom

  4. #4

    Mặc định

    Bài này viết ra muốn chứng minh cái gì? Đức Chúa Trời có thật? Hay Tình yêu thiêng liêng của Ngài? Hay Đạo công giáo cũng khoa học chứ không phải vớ vẩn?

  5. #5

    Mặc định

    Sách , tài liệu ,...của công giáo hướng tới đọc giả là người công giáo . Nên có dư thừa khi chứng minh những điều trên .
    Ai muốn đọc thì bỏ công ra ngồi đọc , không đọc thì thôi . Chẳng ai ép

  6. #6

    Mặc định

    Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa 1947-1885
    Tác giả: YOSHIHARU TSUBOI.
    "Nếu không có thừa sai và giáo dân, giám mục Puniier đã viết, thì người Pháp chẳng khác gì những con cua đã bị bẻ hết càng. Ví von như vậy tuy mộc mạc song không kém phần chính xác và mạnh mẽ. Thực tế, nếu không có thừa sai và giáo dân, người Pháp sẽ chỉ nhận được những tin tức sai lầm đưa tới với ác ý, làm bại hoại tình thế của họ; như vậy họ sẽ bị đẩy vào cái thế không hoạt động được gì rồi nhanh chóng phải hứng chịu những thảm họa thực sự. Họ sẽ không giữ nổi vị trí nơi đây, và sẽ bị buộc phải rời bỏ xứ này, nơi mà quyền lợi cùng cả sự hiện diện của họ sẽ bị nguy hại".
    Những người CG giúp Pháp xâm lược Việt Nam như giám mục Puniier đã viết theo quỷ hay theo Chúa.

  7. #7

    Mặc định

    Cực đoan nhỉ! Đem chuyện của Pháp để xỉa xói à? Người ta ĐANG HỌC CHUYỆN BÊN ĐẤT DO THÁI MÀ! Nên nhớ là KHI NGƯỜI VIỆT CHƯA THẤY KHẨU SÚNG pháp THÌ ĐÃ THẤY ĐƯỢC TIN MỪNG TRƯỚC RỒI.

  8. #8

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Nhật Nam Xem Bài Gởi
    Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa 1947-1885
    Tác giả: YOSHIHARU TSUBOI.
    "Nếu không có thừa sai và giáo dân, giám mục Puniier đã viết, thì người Pháp chẳng khác gì những con cua đã bị bẻ hết càng. Ví von như vậy tuy mộc mạc song không kém phần chính xác và mạnh mẽ. Thực tế, nếu không có thừa sai và giáo dân, người Pháp sẽ chỉ nhận được những tin tức sai lầm đưa tới với ác ý, làm bại hoại tình thế của họ; như vậy họ sẽ bị đẩy vào cái thế không hoạt động được gì rồi nhanh chóng phải hứng chịu những thảm họa thực sự. Họ sẽ không giữ nổi vị trí nơi đây, và sẽ bị buộc phải rời bỏ xứ này, nơi mà quyền lợi cùng cả sự hiện diện của họ sẽ bị nguy hại".
    Những người CG giúp Pháp xâm lược Việt Nam như giám mục Puniier đã viết theo quỷ hay theo Chúa.

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Sesônglai Xem Bài Gởi
    Cực đoan nhỉ! Đem chuyện của Pháp để xỉa xói à? Người ta ĐANG HỌC CHUYỆN BÊN ĐẤT DO THÁI MÀ! Nên nhớ là KHI NGƯỜI VIỆT CHƯA THẤY KHẨU SÚNG pháp THÌ ĐÃ THẤY ĐƯỢC TIN MỪNG TRƯỚC RỒI.
    Có Pháp xâm lược mới có Việt gian bán nước cho Pháp.
    Tên topic là: "Thiên Chúa, Linh Hồn và Ma Quỷ trong đạo Công Giáo". Hóa ra chỉ nói ma quỷ ở Do Thái thôi à.
    Còn lúc mang súng và thánh giá sang châu Mỹ có tin mừng không mà thổ dân da đỏ bị bắt làm nô lệ và lây bệnh chết gần hết, phải bắt nô lệ da đen ở châu Phi sang.

    Người da trắng đến châu Mỹ


  9. #9

    Mặc định

    DẪN NHẬP 4


    Đức Giêsu Kitô có kế hoạch lưu truyền sứ mạng của Ngài không? Ngài có thể hiện trên thực tế không?

    Mọi lời Đức Giêsu dạy và mọi việc Ngài làm đều rất tốt lành. Nhưng con người thời nay có thể hỏi, "Còn với tôi thì sao? Chỉ những người ở thời Đức Giêsu được hưởng ơn lành của Ngài thôi sao?" Nhiều người nhìn nhận Đức Giêsu Kitô là một Nhân Vật xuất chúng, và thậm chí có thể tin Ngài là Thiên Chúa. Nhưng đối với họ, tất cả chỉ là quá khứ. Có thật như vậy không? Trong bài này chúng ta sẽ nêu lên các câu hỏi sau đây:

    -Đức Giêsu có tuyển chọn một ít người và đào tạo họ một cách đặc biệt không?

    -Ngài có sai họ đi truyền bá lời dạy của Ngài không?

    -Họ có trở thành một băng nhóm tông đồ lỏng lẻo, hay Ngài đã xây dựng họ thành một tổ chức để bảo tồn sự duy nhất?

    -Ngài có tuyển chọn một người để thay thế Ngài không?

    -Ngài có hứa rằng tổ chức này và lãnh đạo của nó sẽ tồn tại cho tới ngày tận thế không?

    1. Ngài đã tuyển chọn một số người và đào tạo họ đặc biệt

    Thánh Mátthêu (10:1-4) thuật lại:

    (1) Rồi Ðức Giêsu gọi mười hai môn đệ lại, ban cho các ông được quyền trên các thần ô uế, để các ông trừ chúng và chữa hết các bệnh hoạn tật nguyền. (2) Sau đây là tên của mười hai Tông Ðồ: đứng đầu là ông Simon, cũng gọi là Phêrô, rồi đến ông Anrê, anh của ông; sau đó là ông Giacôbê con ông Dêbêđê và ông Gioan, em của ông; (3) ông Philiphê và ông Batôlômêô; ông Tôma và ông Matthêu người thu thuế; ông Giacôbê con ông Anphê và ông Tađêô; (4) ông Simon thuộc nhóm Quá Khích, và ông Giuđa Ítcariốt, chính là kẻ nộp Người.



    Thánh Máccô (3:13-19) nói:

    (13) Rồi Người lên núi và gọi đến với Người những kẻ Người muốn. Và các ông đến với Người. (14) Người lập Nhóm Mười Hai, để các ông ở với Người và để Người sai các ông đi rao giảng, (15) với quyền trừ quỷ. (16) Người lập Nhóm Mười Hai và đặt tên cho ông Simon là Phêrô, (17) rồi có ông Giacôbê con ông Dêbêđê, và ông Gioan em ông Giacôbê Người đặt tên cho hai ông là Boanêghê, nghĩa là con của thiên lôi, (18) rồi đến các ông Anrê, Philípphê, Batôlômêô, Máthêu, Tôma, Giacôbê con ông Anphê, Tađêô, Simon thuôc nhóm Quá Khích, (19) và Giuđa Ítcariốt chính là kẻ nộp Người.

    Thánh Luca (6:12-16) kể lại:

    (12) Trong những ngày ấy, Ðức Giêsu đi ra núi cầu nguyện, và Người đã thức suốt đêm cầu nguyện cùng Thiên Chúa. (13) Ðến sáng, Người kêu các môn đệ lại, chọn lấy mười hai ông và gọi là Tông Ðồ. (14) Ðó là ông Si-môn mà Người gọi là Phê-rô, rồi đến ông An-rê, anh của ông; sau đó là các ông Gia-cô-bê, Gio-an, Phi-líp-phê, Ba-tô-lô-mê-ô, (15) Mát-thêu, Tô-ma, Gia-cô-bê con ông An-phê, Si-môn biệt danh là Quá Khích, (16) Giu-đa con ông Gia-cô-bê, và Giu-đa Ít-ca-ri-ốt, người đã trở thành kẻ phản bội.

    Các tác giả Tin Mừng không chỉ nhất trí về danh sách các sự lựa chọn này. Họ cũng nhất trí về thứ tự tên các tông đồ trong bản danh sách này. Điều đáng chú ý nhất là tên của Simon Phêrô luôn luôn đứng đầu danh sách. Một điểm đáng chú ý nữa là các tên ghi trong danh sách có thể phân thành ba nhóm, mỗi nhóm bốn người, và cách chia này giống nhau cả trong bốn sách Tin Mừng và sách Công vụ Tông Đồ (xem đoạn trích tiếp theo).

    Danh sách này được kể lại một lần nữa khi mười một tông đồ còn lại tụ tập lại sau khi Chúa sống lại. Sách Công Vụ Tông Đồ (1:13) thuật lại như sau:

    (13) Vào tới trong thành, các ông lên lầu trên, là nơi các ông trú ngụ. Các ông ấy là: Phêrô, Gioan, Giacôbê, Anrê, Philípphê, Tôma, Batôlômêô, Máthêu, Giacôbê con ông Anphê, Simon thuộc nhóm Quá Khích, và Giuđa con ông Giacôbê.

    Sách Công Vụ (1:15-16) cũng nhắc lại rằng Giuđa từng là một trong nhóm mười hai tông đồ:

    (15) Trong những ngày ấy, ông Phêrô đứng lên giữa các anh em - có khoảng một trăm hai mươi người đang họp mặt - Ông nói: (16) "Thưa anh em, lời Kinh Thánh phải ứng nghiệm, lời mà Thánh Thần đã dùng miệng vua Ðavít để nói trước về Giuđa, kẻ đã trở thành tên dẫn đường cho những người bắt Ðức Giêsu. (17) Y đã là một người trong số chúng tôi và được tham dự vào công việc phục vụ của chúng tôi.

    Hơn nữa, Nhóm Mười Hai sẽ phải là những nhân chứng cho Đức Giêsu Kitô. Thế nên, khi họ phải chọn một người để thế chỗ cho Giuđa, ông Phêrô đã đứng lên và nói (Cv 1:21-26):

    (21) "Vậy trong số những anh em đã cùng chúng tôi theo Chúa Giêsu suốt thời gian Người dẫn đầu chúng ta, (22) kể từ phép rửa của ông Gioan cho đến ngày Người lìa bỏ chúng ta và được rước lên trời, phải có một người trở thành chứng nhân cùng với chúng tôi về cuộc Phục Sinh của Người". (23) Họ đề cử hai người: ông Giuse, biệt danh là Basaba, cũng gọi là Giúttô, và ông Mátthia. (24) Họ cầu nguyện rằng: "Lạy Chúa, chính Chúa thấu suốt lòng mọi người xin chỉ cho thấy Chúa chọn ai trong hai người này (25) để nhận chỗ trong sứ vụ Tông Ðồ, chỗ mà Giuđa đã bỏ để đi về chỗ dành cho y". (26) Họ rút thăm, và ông Mátthia trúng thăm: ông được kể thêm vào số mười một Tông Ðồ.


    Trong Chương 10 sách Công Vụ, Thánh Phêrô nhấn mạnh rằng chính Thiên Chúa tuyển chọn đặc biệt những người được trao sứ mạng rao giảng Tin Mừng và là những người đã tận mắt chứng kiến việc Đức Giêsu Kitô sống lại.

    (39) Còn chúng tôi đây xin làm chứng về mọi việc Người đã làm trong cả vùng dân Do Thái và tại chính Giêrusalem. Họ đã treo Người lên cây gỗ mà giết đi. (40) Ngày thứ ba, Thiên Chúa đã làm cho Người chỗi dậy, và cho Người xuất hiện tỏ tường, (41) không phải trước mặt toàn dân, nhưng trước mặt những chứng nhân Thiên Chúa đã tuyển chọn từ trước, là chúng tôi, những kẻ đã được cùng ăn cùng uống với Người, sau khi Người từ cõi chết sống lại. (42) Người truyền cho chúng tôi phải rao giảng cho dân, và long trọng làm chứng rằng chính Người là Ðấng Thiên Chúa đặt làm thẩm phán, để xét xử kẻ sống và kẻ chết.


    2. Ngài sai họ đi truyền bá lời dạy của Ngài

    2.1 Đức Giêsu Kitô sai các tông đồ đi rao giảng, làm phép rửa, và dạy người ta tuân giữ các lời dạy của Ngài.

    Có thể thấy điều này trong các đoạn trích dẫn ở trên.

    Hơn nữa, sau khi sống lại, Đức Giêsu Kitô đã nói với các tông đồ (Mátthêu 28):

    (18) Ðức Giêsu đến gần, nói với các ông: "Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất. (19) Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, (20) dạy bảo họ tuân giữ những điều Thầy đã truyền cho anh em. và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế".

    Thực vậy, các tông đồ đã ra đi rao giảng Tin Mừng ngay sau khi được Đức Giêsu uỷ thác. Trong Chương 16, Thánh Mác Cô đã thuật lại cho chúng ta:

    (15) Người nói với các ông: "Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo. (16) Ai tin và chịu phép rửa, sẽ được cứu độ; còn ai không tin, thì sẽ bị kết án. …(20) Còn các Tông Ðồ thì ra đi rao giảng khắp nơi, có Chúa cùng hoạt động với các ông, và dùng những dấu lạ kèm theo mà xác nhận lời các ông rao giảng.


    Thánh Luca (Chương 24) còn viết thêm chi tiết: lòng trí các tông đồ được mở ra, họ sẽ là những nhân chứng về những điều đã ứng nghiệm, và họ còn phải đợi Chúa Thánh Thần ngự đến:

    (45) Bấy giờ Người mở trí cho các ông hiểu Kinh Thánh và bảo: "Có lời Kinh Thánh chép rằng: Ðấng Kitô phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba, từ cõi chết sống lại, (47) và phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân, bắt đầu từ Giêrusalem, kêu gọi họ sám hối để được ơn tha tội. (48) Chính anh em là chứng nhân của những điều này. (49) "Phần Thầy, Thầy sẽ gửi cho anh em điều Cha Thầy đã hứa. Còn anh em, hãy ở lại trong thành, cho đến khi nhận được quyền năng từ trời cao ban xuống".

    Thánh Luca đã kết thúc và nhắc lại các điểm trong tường thuật Tin Mừng của ngài bằng những lời mở đầu cho Chương 1 của sách Công Vụ Tông Đồ:

    (1) Thưa ngài Thêôphilô, trong quyển thứ nhất, tôi đã tường thuật tất cả những việc Ðức Giêsu làm và những điều Người dạy, kể từ đầu (2) cho tới ngày Người được rước lên trời. Trước ngày ấy, Người đã dạy bảo các Tông Ðồ mà Người đã tuyển chọn nhờ Thánh Thần. (3) Người lại còn dùng nhiều cách để chứng tỏ cho các ông thấy là Người vẫn sống sau khi đã chịu khổ hình: trong bốn mươi ngày, Người đã hiện ra nói chuyện với các ông về Nước Thiên Chúa. (4) Một hôm, đang khi dùng bữa với các Tông Ðồ, Ðức Giêsu truyền cho các ông không được rời khỏi Giêrusalem, nhưng phải ở lại mà chờ đợi điều Chúa Cha đã hứa, "điều mà anh em đã nghe Thầy nói tới, (5) đó là: ông Gioan thì làm phép rửa bằng nước, còn anh em thì trong ít ngày nữa sẽ chịu phép rửa trong Thánh Thần. (6) Bấy giờ những người đang tụ họp ở đó hỏi Người rằng: "Thưa Thầy, có phải bây giờ là lúc Thầy khôi phục vương quốc Ítraen không?" (7) Người đáp: "Anh em không cần biết thời giờ và kỳ hạn Chúa Cha đã toàn quyền sắp đặt, (8) nhưng anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Người ngự xuống trên anh em. Bấy giờ anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giêrusalem, trong khắp các miền Giuđê, Samari cho đến tận cùng trái đất".

    2.2 Các Tông đồ được sai đi giống như Đức Giêsu đã được sai đi.

    Đức Giêsu đã trao lại sứ mạng của Ngài cho các tông đồ (từ "sứ mạng" trong gốc tiếng Latinh mittere có nghĩa là "sai đi"). Đức Giêsu Kitô trao lại con người của Ngài cho các tông đồ. Họ sẽ phải là những nhân chứng về Đức Giêsu Kitô và Đức Chúa Cha, chứ không phải về bản thân họ.

    (21) Người lại nói với các ông: "Chúc anh em được bình an! như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em".(Gioan 20:21)

    2.3 Các tông đồ sẽ được hưởng cùng một quyền bính như Đức Giêsu Kitô.

    Theo tường thuật của Thánh Gioan, những lời của Đức Giêsu tại bữa Tiệc Ly cho chúng ta thấy Đức Giêsu đã ban cho các tông đồ cùng một quyền bính như Ngài:

    (20) Thật, Thầy bảo thật anh em: ai đón tiếp người Thầy sai đến là đón tiếp Thầy, và ai đón tiếp Thầy là đón tiếp Ðấng đã sai Thầy". (Gioan 13:20)



    Trong Chương 17, khi cầu nguyện của Chúa Cha, Đức Giêsu đã nói về các tông đồ của ngài như sau:

    (1) Nói thế xong, Ðức Giêsu ngước mắt lên trời và nói rằng: "Lạy Cha, giờ đã đến! Xin Cha tôn vinh Con Cha để Con Cha tôn vinh Cha, (2) Thật vậy, Cha đã ban cho Người quyền trên mọi phàm nhân là để Người ban sự sống đời đời cho tất cả những ai Cha đã ban cho Người. (3) Mà sự sống đời đời đó là họ nhận biết Cha, Thiên Chúa duy nhất và chân thật, và nhận biết Ðấng Cha đã sai đến, là Giêsu Kitô. (4) Phần con, con đã tôn vinh Cha ở dưới đất, khi hoàn tất công trình Cha đã giao cho con làm. (5) Vậy lạy Cha, giờ đây, xin Cha tôn vinh con bên Cha: xin ban cho con vinh quang mà con vẫn được hưởng bên Cha trước khi có thế gian."

    "(6) Những kẻ Cha đã chọn từ giữa thế gian mà ban cho con, con đã cho họ biết danh Cha. Họ thuộc về Cha, Cha đã ban họ cho con, và họ đã tuân giữ lời Cha. (7) Giờ đây, họ biết rằng tất cả những gì Cha ban cho con đều do bởi Cha, (8) vì con đã ban cho họ lời mà Cha đã ban cho con; họ đã nhận những lời ấy, họ biết thật rằng con đã từ Cha mà đến, và họ đã tin là Cha đã sai con…"
    "(18) Như Cha đã sai con đến thế gian, thì con cũng sai họ đến thế gian."


    Quyền bính này đến từ Chúa Cha, vì thế, cũng như

    (19) "Người Con không thể tự mình làm bất cứ điều gì…"(Gioan 5:19)

    thì cũng thế, Đức Giêsu Kitô nói với các tông đồ của Ngài:

    (5) "Vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được." (Gioan 15:5)

    Và Đức Giêsu còn nói rằng, ai muốn chấp nhận Ngài thì cũng phải chấp nhận các lời giảng dạy của các tông đồ:

    (16) "Ai nghe anh em là nghe Thầy; và ai khước từ anh em là khước từ Thầy; mà ai khước từ Thầy là khước từ Ðấng đã sai Thầy. (Luca 10:16)

    2.4 Sứ mạng không kết thúc khi các tông đồ qua đi: đến lượt mình, các ngài cũng cử những người kế vị các ngài

    Đến lượt mình, các tông đồ cũng cắt cử các tông đồ khác bằng cách đặt tay trên họ. Sách Công Vụ Tông Đồ (Chương 6) thuật lại cho chúng ta việc các tông đồ chọn ra 7 người phụ tá:

    (5) … Họ chọn ông Têphanô, một người đầy lòng tin và đầy Thánh Thần, cùng với ông Philipphê, Pơrôkhôrô, Nicano, Timôn, Pácmêna và ông Nicôla, một người ngoại quê Antiôkhia đã theo đạo Do Thái. (6) Họ đưa các ông ra trước mặt các Tông Ðồ. Sau khi cầu nguyện, các Tông Ðồ đặt tay trên các ông.


    Trong hai lá thư gửi cho Timôthêô, Thánh Phaolô cũng nhắc đến việc đặt tay này:

    (14) Ðừng thờ ơ với đặc sủng đang có nơi anh, đặc sủng Thiên Chúa đã ban cho anh nhờ lời ngôn sứ, khi hàng kỳ mục đặt tay trên anh. (I Timôthêô 4:14)

    (22) Anh đừng vội đặt tay trên ai, đừng cộng tác vào tội lỗi của người khác. hãy giữ mình trong sạch.(I Timôthêô 5:22)

    (6) Vì lý do đó, tôi nhắc anh phải khơi dậy đặc sủng của Thiên Chúa, đặc sủng anh đã nhận được khi tôi đặt tay trên anh. (II Timôthêô 1:6)


    3. Họ sẽ không trở thành những tông đồ độc lập. Đức Giêsu đã thiết lập một tổ chức để duy trì sự hiệp nhất.

    3.1 Đức Giêsu cầu nguyện cho sự hiệp nhất

    Trong Bữa Tiệc Ly, Đức Giêsu Kitô đã cầu nguyện cho các môn đệ của Ngài được hiệp nhất. Thánh Gioan đã ghi lại các lời của Đức Giêsu trong Chương 17 sách Tin Mừng của ông.

    "(11) Con không còn ở trong thế gian nữa, nhưng họ, họ ở trong thế gian; phần con, con đến cùng Cha. Lạy Cha chí thánh, xin gìn giữ các môn đệ trong danh Cha mà Cha đã ban cho con, để họ nên một như chúng ta. … (22) Phần con, con đã ban cho họ vinh quang mà Cha đã ban cho con, để họ được nên một như chúng ta là một: (23) Con ở trong họ và Cha ở trong con, để họ được hoàn toàn nên một; như vậy, thế gian sẽ nhận biết là chính Cha đã sai con và đã yêu thương họ như đã yêu thương con."

    3.2 Hội Thánh hữu hình với một thủ lãnh hữu hình

    3.2.1 Phêrô được chọn

    Đức Giêsu Kitô đã thiết lập một Hội Thánh để bảo đảm sự hiệp nhất này. Hội Thánh này sẽ có một thủ lãnh hữu hình. Chương 16 sách Tin Mừng Mátthêu ghi lại những lời của Chúa:

    "(18) Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Ðá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. (19) Thầy sẽ trao cho anh chìa khóa Nước Trời: dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy."




    Tên gọi "Phêrô" trong tiếng Hi Lạp là Petros, nghĩa là viên đá (nhỏ); còn "tảng đá" trong tiếng Hi Lạp là petra. Petros là danh từ giống đực, petra là danh từ giống cái. Nhưng trong bản tiếng Aram của Tin Mừng Mátthêu, từ kepha hay cephas được dùng để chỉ cả về Simon Phêrô lẫn tảng đá. Tên gọi này cũng được dùng trong Tin Mừng của Thánh Gioan.

    (42) Rồi ông dẫn em mình đến gặp Ðức Giêsu. Ðức Giêsu nhìn ông Simon và nói: "Anh là Simon, con ông Gioan, anh sẽ được gọi là Kêpha" (tức là Phêrô). (Gioan 1:42)

    Vào thời Chúa Giêsu, người ta không dùng "Kepha" hay "Cephas" làm tên người. Vì vậy cách dùng của Chúa Giêsu là độc đáo. Vai trò của ông Phêrô trong việc tiếp nối sứ mạng Chúa Giêsu được chứng minh bởi số lần các sách Tin Mừng và sách Công Vụ Tông Đồ nhắc đến ông. (Xem bảng thống kê ở trang cuối để so sánh với các tông đồ khác).

    Vào một dịp khác, Thánh Luca (Chương 22) ghi lại những lời Chúa Giêsu nói với ông Simon:

    (31) Rồi Chúa nói: "Simon, Simon ơi, kìa Xatan đã xin được sàng anh em như người ta sàng gạo. (32) Nhưng Thầy đã cầu nguyện cho anh để anh khỏi mất lòng tin. Phần anh, một khi đã trở lại, hãy làm cho các anh em của anh nên vững mạnh".

    Đức Giêsu bảo đảm rằng Phêrô sẽ thực sự là một tảng đá vững chắc. Mặc dù ông sẽ sa ngã (chối Chúa Giêsu), nhưng ông sẽ hối cải ("và một khi anh đã trở lại").

    Chúa rất nhiều lần chỉ nói với một mình ông Phêrô, như trong cơn hấp hối của Ngài trong vườn cây dầu (Mátthêu 26:40-41):

    (40) Rồi Người đến chỗ các môn đệ, thấy các ông đang ngủ, liền nói với ông Phêrô: "Thế ra anh em không thể canh thức nổi với Thầy một giờ sao? (41) Anh em hãy canh thức và cầu nguyện, để khỏi lâm vào cơn cám dỗ. Vì tinh thần thì hăng hái, nhưng thể xác lại yếu đuối".

    Bản tường thuật của Thánh Máccô dựa vào lời giảng của Thánh Phêrô cũng ghi nhận rằng Chúa Giêsu đã nói riêng với ông Phêrô trong số ba tông đồ:

    (37) Rồi Người trở lại, thấy các môn đệ đang ngủ, liền nói với ông Phêrô: "Simon, anh ngủ à ? Anh không thức nổi một giờ sao? (38) Anh em hãy canh thức và cầu nguyện kẻo sa chước cám dỗ. Vì tinh thần thì hăng hái, nhưng thể xác lại yếu đuối". (Máccô 14:37-38)

    Có vẻ như Chúa Giêsu có một lòng ưu ái đặc biệt đối với ông Simon. Thánh Luca (Chương 5) kể cho chúng ta biết rằng Chúa Giêsu đã chọn xuống thuyền của ông Simon để giảng cho dân chúng, và Ngài đã nói tiên tri rằng ông Simon sẽ trở thành một ngư phủ đánh lưới người.

    (3) Ðức Giêsu xuống một chiếc thuyền, thuyền đó của ông Simôn, và Người xin ông chèo thuyền ra xa bờ một chút. Rồi Người ngồi xuống, và từ trên thuyền Người giảng dạy đám đông. (4) Giảng xong, Người bảo ông Simôn: Chèo ra chỗ nước sâu mà thả lưới bắt cá". (5) Ông Simôn đáp: "Thưa Thầy, chúng tôi đã vất vả suốt đêm mà không bắt được gì cả. Nhưng dựa vào lời Thầy, tôi sẽ thả lưới". (6) Họ đã làm như vậy, và bắt được rất nhiều cá, đến nỗi hầu như rách cả lưới. (7) Họ Làm hiệu cho các bạn chài trên chiếc thuyền kia đến giúp. Những người này tới, và họ đã đổ lên được hai thuyền đầy cá, đến gần chìm. (8) Thấy vậy, ông Simôn Phêrô sấp mặt dưới chân Ðức Giêsu và nói: "Lạy Chúa, xin tránh xa con, vì con là kẻ tội lỗi!" (9) Quả vậy, thấy mẻ cá vừa bắt được, ông Simôn và tất cả những người có mặt ở đó với ông đều kinh ngạc. (10) Cả hai người con ông Dêbêđê, là Giacôbê và Gioan, bạn chài với ông Simôn, cũng kinh ngạc như vậy. Bấy giờ Ðức Giêsu bảo ông Simôn: "Ðừng sợ, từ nay anh sẽ bắt người như bắt cá.



    Vai trò đặc biệt của ông Phêrô giữa các tông đồ được thấy rõ trong mẩu đối thoại với Chúa Giêsu Kitô sau khi Ngài sống lại. Trong mẩu đối thoại này, Chúa Giêsu trao cho ông Phêrô nhiệm vụ chăm sóc cả trẻ lẫn già trong Hội Thánh (Chương 21 Tin Mừng Gioan).

    (15) Khi các môn đệ ăn xong, Ðức Giêsu hỏi ông Simon Phêrô: "Này anh Simon, con ông Gioan, anh có mến Thầy hơn các anh em này không?" Ông đáp: "Thưa Thầy có, Thầy biết con yêu mến Thầy". Ðức Giêsu nói với ông: "Hãy chăm sóc chiên con của Thầy". (16) Người lại hỏi: "Này anh Simon, con ông Gioan, anh có mến Thầy không?" Ông đáp: "Thưa Thầy có, Thầy biết con yêu mến Thầy". Người nói: "Hãy chăn dắt chiên của Thầy". (17) Người hỏi lần thứ ba: "Này anh Simon, con ông Gioan, anh có yêu mến Thầy không?" Ông Phêrô buồn vì Người hỏi tới ba lần: "Anh có yêu mến Thầy không?" Ông đáp: "Thưa Thầy, Thầy biết rõ mọi sự; Thầy biết con yêu mến Thầy". Ðức Giêsu bảo: "Hãy chăm sóc chiên của Thầy."

    3.2.2 Ông Phêrô gia tăng vai trò của mình

    Chúng ta đã thấy rằng trong danh sách các tông đồ, ông Phêrô luôn luôn được liệt kê đầu tiên. Thánh Mátthêu (10:2) thậm chí còn viết thêm từ "đứng đầu" để nhấn mạnh địa vị của ông Phêrô.

    (2) Sau đây là tên của mười hai Tông Ðồ: đứng đầu là ông Simon, cũng gọi là Phêrô…

    Phêrô dẫn đầu các tông đồ khác trong nhiều dịp: Ông xin Chúa cắt nghĩa các dụ ngôn cho họ (Mátthêu 15:15); ông hỏi Chúa dụ ngôn ấy chỉ được dành cho nhóm mười hai hay cho hết mọi người (Luca 12:41); ông tuyên xưng Đức Giêsu là Đấng Mêsia (Mátthêu 16:16; Máccô 8:29; Luca 9:20); ông trách Chúa Giêsu khi Người báo trước cuộc khổ nạn và cái chết của Người (Mátthêu 15:22; Máccô 8:32); trong số ba tông đồ được Chúa Giêsu đem lên núi trong cuộc hiển dung của Người, chính Phêrô là người đề nghị dựng ba lều (Mátthêu 17:4; Máccô 9:5; Luca 9:33); sau khi Chúa Giêsu nói rằng điều gì họ tháo cởi dưới đất sẽ được tháo cởi trên trời, và điều gì họ trói buộc dưới đất sẽ bị trói buộc trên trời (Mátthêu 18:18), chính Phêrô hỏi Chúa rằng họ phải tha thứ bao nhiêu lần (Mátthêu 18:21); ông hứa sẽ trung thành với Chúa trong cơn bách hại (Mátthêu 26:33; Máccô 14:29; Gioan 13:37); ông cảm thấy mình có bổn phận bảo vệ Chúa khi bọn lính đến bắt Ngài (Gioan 18:10); ông chạy ngay tới mộ Chúa sau khi được các phụ nữ loan báo Chúa đã phục sinh (Luca 24:12; Gioan 20:3); và Gioan đã nhường cho Phêrô vào mồ trước, mặc dù mình đã đến trước (Gioan 20:4-5).

    Ông Phêrô nói thay cho các tông đồ khác:

    (27) Bấy giờ ông Phêrô lên tiếng thưa Người: "Thầy coi, phần chúng con, chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy. Vậy chúng con sẽ được gì?" (Mátthêu 19:27; Máccô 10:28, Luca 18:28)

    Khi dân chúng đi theo Đức Giêsu rất đông và một phụ nữ bị bệnh chạm vào Ngài, Đức Giêsu hỏi ai đã chạm vào Ngài. Chính ông Simon đã trả lời:

    (45) …ông Phêrô nói: "Thưa Thấy, đám đông xô đẩy, chen lấn Thầy đấy!" (Luca 8:45)

    Khi Đức Giêsu Kitô nói Ngài sẽ ban thịt và máu Ngài làm của ăn của uống, nhiều người không còn muốn nghe Ngài nữa và đã bỏ Ngài. Khi Chúa hỏi các tông đồ họ có bỏ Ngài không, ông Simon đã trả lời thay cho họ:

    (68) Ông Simon Phêrô liền đáp: "Thưa Thầy, bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời. (69) Phần chúng con, chúng con đã tin và nhận biết rằng chính Thầy là Ðấng Thánh của Thiên Chúa". (Gioan 6:68)

    Những người ngoài cũng nhìn nhận Phêrô là thủ lãnh nhóm mười hai, như khi những người thu thuế đền thờ đến hỏi ông (chứ không hỏi ông Mátthêu, nguyên là nhân viên thu thuế) xem Đức Giêsu có nộp thuế không (Mátthêu 17:24).

    Sau khi Chúa phục sinh, các thiên thần ở trước mồ Chúa bảo các phụ nữ: “Xin các bà về báo tin cho các môn đệ của Người và ông Phêrô biết Người sẽ đến Galilê trước các ông. Ở đó các ông sẽ được thấy Người.” (Máccô 16:7). Hai môn đệ được Chúa hiện ra trên đường Emmau đã trở về Giêrusalem và được báo tin “Chúa trỗi dậy thật rồi, và đã hiện ra cho ông Simon!” ((Luca 24:34).

    3.2.3 Phêrô lãnh đạo Hội Thánh tiên khởi sau khi Đức Giêsu lên trời

    Nhiều sự kiện chứng minh cho điều này. Khi các môn đệ họp nhau lại để chọn người thay chỗ của Giuđa Ítcariốt, chính Phêrô lên tiếng và chủ toạ một đại hội gồm khoảng một trăm hai mươi tín hữu để chọn người thế chỗ của Giuđa (Công Vụ 1:15); chính Phêrô ngỏ lời với đám đông đang tụ họp sau khi Chúa Thánh Thần hiện xuống vào ngày lễ Ngũ Tuần (Công Vụ 2:14-36), và khi họ hỏi họ phải làm gì (lưu ý là họ hỏi ” ông Phêrô và các tông đồ khác “ — Công Vụ 2:37), thì chính Phêrô lên tiếng giảng dạy (Công Vụ 2:38-40). Khi người què xin hai ông Phêrô và Gioan bố thí, chính Phêrô lên tiếng và chữa lành người què (Công Vụ 3:4-8); khi đám đông chứng kiến phép lạ, chính Phêrô ngỏ lời với họ (Công Vụ 3:12-25). Lại cũng chính Phêrô giảng giải cho các kỳ mục và kinh sư biết về những việc họ đã làm (Công Vụ 4:8-12). Và cũng chính Phêrô đã chất vấn hai vợ chồng Anania và Saphira và khiến họ phải chết (Công Vụ 5:3-11). Phêrô có quyền lực quá lớn khiến người ta chỉ cần đưa người bệnh đến dưới bóng của ông là được khỏi bệnh (Công Vụ 5:15). Sách Tông Đồ Công Vụ ghi nhận Thánh Phêrô là người đầu tiên ban bí tích Thêm Sức (Công Vụ 8:14). Chương 9 sách Tông Đồ Công Vụ (câu 32-41) cũng làm nổi bật hai phép lạ khác do Phêrô thực hiện (chữa bệnh tê bại cho ông Ênêa và cho bà Dorca sống lại), và nhiều người đã hoán cải sau khi chứng kiến các sự lạ ấy. Chính Phêrô cũng có một thị kiến làm ông thấy được rằng Hội Thánh không phải chỉ dành cho người Do Thái nhưng cho mọi người (Công Vụ chương 10 & 11).

    Vai trò lãnh đạo của ông Phêrô cũng được chứng minh qua sự kiện các tín hữu đã sốt sắng cầu nguyện cho ông khi ông bị bắt. Sự kiện này được thuật lại trong Chương 12 sách Công Vụ Tông Đồ.

    (1) Thời kỳ ấy, vua Hêrôđê ra tay ngược đãi một số người trong Hội Thánh. (2) Nhà vua đã cho chém đầu ông Giacôbê là anh ông Gioan. (3) Thấy việc đó làm vừa lòng người Dothái, nhà vua lại cho bắt cả ông Phêrô nữa. Bấy giờ đang là tuần lễ Bánh Không Men. (4) Bắt được rồi, nhà vua truyền tống ngục và giao cho bốn tốp lính canh gác, mỗi tốp gồm bốn người, định sau lễ Vượt Qua sẽ điệu ông ra cho dân chúng. (5) Ðang khi ông Phêrô bị giam giữ như thế, thì Hội Thánh không ngừng dâng lên Thiên Chúa lời cầu nguyện khẩn thiết cho ông.


    Phêrô được một thiên thần giải thoát khỏi nhà tù, và khi ông đến thăm các tín hữu đang cầu nguyện cho ông, ông bảo họ đi báo tin cho các môn đệ khác biết là ông đã thoát tù (Công Vụ 12:17).



    Chương 15 sách Công Vụ Tông Đồ cho chúng ta một bằng chứng rất rõ về việc ông Phêrô thi hành quyền tối thượng.

    (1) Có những người từ miền Giuđê đến dạy anh em rằng: "Nếu anh em không chịu phép cắt bì theo tục lệ Môsê, thì anh em không thể được cứu độ." (2) Ông Phaolô và ông Banaba chống đối và tranh luận khá gay go với họ. Người ta bèn quyết định cử ông Phaolô, ông Banaba và một vài người khác lên Giêrusalem gặp các Tông Ðồ và các kỳ mục, để bàn về vấn đề đang tranh luận này. (3) Các ông được Hội Thánh tiễn đưa. Khi đi qua miền Phênixi và miền Samari, các ông tường thuật việc các dân ngoại đã trở lại với Thiên Chúa, khiến tất cả các anh em rất đỗi vui mừng. (4) Tới Giêrusalem, các ông được Hội Thánh, các Tông Ðồ và kỳ mục tiếp đón, và các ông kể lại tất cả những gì Thiên Chúa đã cùng làm với các ông. (5) Có những người thuộc phái Pharisêu đã trở thành tín hữu, bấy giờ đứng ra nói rằng: "Phải làm phép cắt bì cho người ngoại và truyền cho họ giữ luật Môsê." (6) Các Tông Ðồ và các kỳ mục bèn họp nhau để xem xét vụ này. (7) Sau khi các ông đã tranh luận nhiều, ông Phêrô đứng lên nói: "Thưa anh em, anh em biết: ngay từ những ngày đầu, Thiên Chúa đã chọn tôi giữa anh em, để các dân ngoại được nghe lời Tin Mừng từ miệng tôi và tin theo. (8) Thiên Chúa là Ðấng thấu suốt mọi tâm can đã chứng tỏ Người chấp nhận họ, khi ban Thánh Thần cho họ cũng như đã ban cho chúng ta. (9) Người không phân biệt chút nào giữa chúng ta với họ, vì đã dùng đức tin để thanh thẩy lòng họ. (10) Vậy bây giờ, sao anh em lại thử thách Thiên Chúa, mà quàng vào cổ các môn đệ một cái ách mà cả cha ông chúng ta lẫn chúng ta đã không có sức mang nổi? (11) Vả lại, chính nhờ ân sủng Chúa Giêsu mà chúng ta tin mình được cứu độ, cùng một cách như họ. (12) Bấy giờ toàn thể hội nghị im lặng…


    Lưu ý là sau khi ông Phêrô dứt lời, vấn đề được coi là đã giải quyết, và đại hội chuyển sang bàn về các vấn đề khác.

    3.2.4 Những người kế vị Thánh Phêrô tiếp nối công việc của ngài

    Trong tác phẩm Adversus Haereses ("Chống Lạc Giáo", Quyển III, 3,3),Thánh Irênê ở Lyon (khoảng 130/140-203 C.N.) cho chúng ta biết về những người kế vị thánh Phêrô cho tới năm 180 C.N.

    Sau khi thành lập và xây dựng Hội Thánh, các Thánh Tông Đồ đã ban chức giám mục cho Linô. . . kế vị ngài là Anaclêtô, kế đến là giám mục Clêmentê. . . Kế vị Clêmentê là Êvaristô. Kế vị Evaristô là Alexandrô. Người kế vị thứ sáu sau các Tông Đồ là Sixtô; sau ngài là Têlesphorô, người đã chịu tử đạo hiển vinh; rồi đến Higinô, sau ngài là Piô, rồi đến Anixêtô. Tiếp đến là Sotêrô, và bây giờ là Êleuthêriô, người kế vị thứ mười hai từ các thánh Tông Đồ được thừa hưởng quyền giám mục. Theo thứ tự kế tục này, truyền thống Hội Thánh từ các Tông Đồ và việc rao giảng sự thật đã được truyền lại cho chúng ta.

    Trong quyển De Schismate Donatistarum ("Cuộc Ly Giáo Đônatô," quyển II, 1-3), Thánh Optatus đã kể tiếp danh sách này cho tới năm 366 C.N.

    Bạn không thể phủ nhận rằng mình biết Ngai Tòa giám mục trước tiên được giao cho thánh Phêrô, tại thành phố Rôma, ngai tòa của vị thủ lãnh các Tông Đồ là Phêrô. Vì vậy Thánh Phêrô là người đầu tiên giữ Ngai Toà này, là biểu tượng đầu tiên của Hội Thánh; kế vị Thánh Phêrô là Linô, kế vị Linô là Clêmentê (rồi các vị khác kế tiếp nhau theo thứ tự sau đây): Anaclêtô, Êvaristô, Alexandrô, Sixtô, Telesphorô, Hyginô, Anicêtô, Piô, Soterô, Êleutheriô, Victoriô, Zêphêrinô, Calistô, Urbanô, Pontianô, Anterô, Fabianô, Cornêliô, Luciô, Stêphanô, Sixtô, Dionysiô, Fêlicê, Êutykianô, Caiô, Marcellinô, Marcellô, Êusêbiô, Miltiađê, Sylvester, Marcô, Juliô, Libêriô, Đamasô. Kế vị Đamasô là Siriciô, hiện là giám mục đồng nghiệp với chúng tôi và là người mà cả thế giới cùng với chúng tôi đều nhất trí với ngài trong mối hiệp thông duy nhất bằng việc trao đổi thư từ liên lạc.

    Thánh Augustinô (354-430 C.N.) (Thư 53 gửi Gênêrosô) liệt kê danh sách này tới tận năm 400 C.N.

    Bởi vì nếu để ý đến danh sách các giám mục kế tiếp nhau theo hàng dọc, chúng ta sẽ chắc chắn và được lợi biết bao nếu tính từ chính Thánh Phêrô, là người đại diện cho toàn thể Hội Thánh và đã được Chúa nói:” Trên tảng đá này Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và các cửa hỏa ngục sẽ không thể nào thắng nổi “ . . . Kế vị Phêrô là Linô, Clêmentê [kế vị] Linô, [chuỗi kế vị không gián đoạn tiếp theo là] Anaclêtô, Êvaristô, Anaclêtô, Êvaristô, [Alexandrô—được kể sau Sotêrô], Sixtô, Telesphorô, Hyginô, Anicêtô, Piô, Soterô, Alexandrô, [Êleutheriô—không được liệt kê], Victoriô, Zêphêrinô, Calistô, Urbanô, Pontianô, Anterô, Fabianô, Cornêliô, Luciô, Stêphanô, Sixtô, Dionysiô, Fêlicê, Êutykianô, Caiô, [Marcellinô—không được liệt kê], Marcellô, Êusêbiô, Melchiađê, Sylvester, Marcô, Juliô, Libêriô, Đamasô, Siriciô, Anastasiô.



    4. Đức Giêsu hứa tổ chức này và người lãnh đạo của tổ chức sẽ tồn tại cho đến tận thế.

    (18) Ðức Giêsu đến gần, nói với các ông: "Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất. (19) Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, (20) dạy bảo họ tuân giữ những điều Thầy đã truyền cho anh em. và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế".(Mátthêu 28:18-20)

    Đức Giêsu hứa ban một Đấng Bảo Trợ hay Cố Vấn khác là Chúa Thánh Thần, Đấng sẽ bảo đảm lời giảng dạy của Ngài được truyền lại một cách trung thành.

    "(16) Thầy sẽ xin Chúa Cha và Người sẽ ban cho anh em một Ðấng Bảo Trợ khác đến ở với anh em luôn mãi. (17) Ðó là Thần Khí sự thật, Ðấng mà thế gian không thể đón nhận, vì thế gian không thấy và cũng chẳng biết Người. Còn anh em biết Người, vì Người luôn ở giữa anh em và ở trong anh em. (18) Thầy sẽ không để anh em mồ côi. Thầy đến cùng anh em." (Gioan 14:16-18)

    Còn về vai trò lãnh đạo của Thánh Phêrô và các đấng kế vị ngài, chúng ta không được quên lời hứa của Chúa Giêsu với Thánh Phêrô rằng Ngài sẽ giúp cho vai trò này mãi mãi bền vững.

    (18) … quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. (Matthew 16:18)


    PHỤ LỤC:

    THỐNG KÊ SỐ LẦN CÁC TÔNG ĐỒ ĐƯỢC NHẮC ĐẾN TRONG CÁC SÁCH TIN MỪNG VÀ CÔNG VỤ TÔNG ĐỒ

    Tông đồ Simon 4 lần sách Mátthêu 4 lần sách Máccô 11 lần sách Luca 5 lần sách Gioan 5 lần sách Công Vụ TỔNG 32 lần tất cả

    Tông đồ Simon Phêrô 1 lần sách Mátthêu 0 Máccô 11 Luca 17 Gioan 5 Công Vụ TỔNG 19 lần tất cả

    Tông đồ Phêrô 22 lần sách Mátthêu 19 Máccô 18 Luca 18 Gioan 56 Công Vụ TỔNG 133 lần lần tất cả


    Đọc Thêm
    Anthony F Alexander, Catholic Apologetics. The Proof of the Truth of the Catholic Faith, Chapter 14 "The Nature of Christ's Church", Chapter 15 "The Mark of Apostolicity". Illinois: Tan Books, 1994, pp 135-168.
    William G Most, Catholic Apologetics Today. Answers to Modern Critics., Chapter 13 "The Inner Circle", Chapter 14 "Behold, I Am With You All Days", Chapter 16 "You Are Peter". Illinois: Tan Books, 1986, pp 69-81, 90-100.
    John Salza, The Biblical Basis for the Catholic Faith, Chapter 2 "The Church". Indiana: Our Sunday Visitor, 2005, pp 40-64.

    còn tiếp
    Miễn nc với santanas.kratos666,kael,nhatnam;phanquanbt,1288,qu angcom

  10. #10

    Mặc định

    Cái gã nhật nam ko biết bao nhiêu tuổi mà ko biết suy xét. Ví dụ nhà anh mua bộ dao bén để khắp nhà. Ko lẽ xài dao là xấu? Xài dao gọt trái cây, nó khác xài dao rạch mặt cô gái. Hoặc xài điện hạt nhân, bình thường thì đã quá, lúc nó rò rỉ phát nổ thì chẳng lẽ CHỬI THẰNG CHẾ RA HẠT NHÂN? Khí ga nấu bếp cũng vậy, TÓM LẠI, MỘT CÁI J ĐÓ ĐỀU CÓ THỂ VỪA MANG TIẾNG TỐT ĐẸP, VỪA MANG TIẾNG ÁC, XẤU, CHẾT CHÓC. Như súng đạn, người ta vác đi thi olympic bắn súng, ác hay sao? Nhưng bắn chết người thì thành ác. Ông nhật nam dẹp cái trò CÁ MÈ MỘT LỨA ĐI NHA, ông nói ra còn hơi mùi SỮA MẸ quá!

  11. #11

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Sesônglai Xem Bài Gởi
    Cái gã nhật nam ko biết bao nhiêu tuổi mà ko biết suy xét. Ví dụ nhà anh mua bộ dao bén để khắp nhà. Ko lẽ xài dao là xấu? Xài dao gọt trái cây, nó khác xài dao rạch mặt cô gái. Hoặc xài điện hạt nhân, bình thường thì đã quá, lúc nó rò rỉ phát nổ thì chẳng lẽ CHỬI THẰNG CHẾ RA HẠT NHÂN? Khí ga nấu bếp cũng vậy, TÓM LẠI, MỘT CÁI J ĐÓ ĐỀU CÓ THỂ VỪA MANG TIẾNG TỐT ĐẸP, VỪA MANG TIẾNG ÁC, XẤU, CHẾT CHÓC. Như súng đạn, người ta vác đi thi olympic bắn súng, ác hay sao? Nhưng bắn chết người thì thành ác. Ông nhật nam dẹp cái trò CÁ MÈ MỘT LỨA ĐI NHA, ông nói ra còn hơi mùi SỮA MẸ quá!
    Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã chính thức công khai xin lỗi cho hơn 100 điều sai trái, trong đó:
    Những dính líu của Công giáo trong những cuộc buôn bán nô lệ châu Phi (vào ngày 9 tháng 8 năm 1993)
    http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A...Phaol%C3%B4_II

  12. #12

    Mặc định

    Qua 4 phần dẫn nhập rồi, bây giờ vô từng bàì chính, mấy bài trước là mẫu giáo, bây giờ là lớp 1

    ---------------------------------------------------------------------------------------------
    BÀI 1 : THIÊN CHÚA, LINH HỒN VÀ TÔN GIÁO

    Câu Hỏi Hướng Dẫn

    -Chúng ta có thể biết gì về Thiên Chúa hay không? Và biết bằng cách nào?

    -Chúng ta có thể chứng minh Thiên Chúa hiện hữu hay không?

    -Anh em giải thích thế nào về sự hiện hữu của Thiên Chúa cho người có tư duy độc lập?

    -Lý lẽ về đức tin của chúng ta quan trọng ra sao? Phải chăng sự tin vào Thiên Chúa là một điều cảm tính?

    -Vì sao có những người vô thần chủ nghĩa?

    -Bằng cách nào chúng ta biết chúng ta có linh hồn?

    -Chính Thiên Chúa đã nói cho chúng ta đôi nét gì về Ngài không?

    -Nếu con người có thể tự mình nhận biết được Thiên Chúa thì vì sao Thiên Chúa lại tự tỏ mình ra?

    -Tại sao chỉ có một tôn giáo thật? (Hay nói khác đi là phải chăng tôn giáo nào cũng thực sự thiện hảo như nhau?)

    1. Tri Thức Tự Nhiên Về Thiên Chúa Thông Qua Sự Nhận Biết Của Chúng Ta Về Tạo Vật

    Qua bài dẫn nhập, chúng ta biết có nhiều cách khác nhau để thu thập kiến thức. Chúng ta thường xem khả năng này của chúng ta là điều đương nhiên, nhưng khẳng định điều đó mới thực sự quan trọng vì đã từng có và hiện vẫn có những người quan niệm rằng con người không thể hiểu biết xác thực. Thái độ này đối với thực tại và chân lý được gọi là chủ nghĩa hoài nghi.

    Chúng ta cũng nhận ra chúng ta có thể hiểu biết sự vật như thế nào thông qua 3 cách khác nhau. Chúng ta không thể nhận biết sự hiện hữu của Thiên Chúa thông qua giác quan vì Thiên Chúa là Đấng vô hình. (Một bé gái từng viết cho Thiên Chúa với lời lẽ sau: "Lạy Chúa yêu thương, phải chăng Người thực sự vô hình hay đó chỉ là trò đùa thôi?"). Tri thức về sự hiện hữu của Thiên Chúa đến với chúng ta thông qua suy luận và thông qua đức tin.

    1.1 Chúng Ta Nhận Biết Thiên Chúa Qua Mọi Sự Ngài Tạo Dựng

    1.1.1 Bằng Chứng Từ Thánh Điển

    Chính Thánh Điển minh chứng sự khả hữu này. Sau đây là hai đoạn, một ở Cựu Ước, và một ở Tân Ước.

    Sách Khôn Ngoan 13: 1-9.

    1 Hết những ai không chịu nhìn nhận Thiên Chúa, tự bản chất là những kẻ ngu si. Từ những vật hữu hình tốt đẹp, chúng không đủ khả năng nhận ra Ðấng hiện hữu, và khi chiêm ngắm bao công trình, chúng cũng không nhận biết Ðấng Hoá Công. 2 Thế mà, lửa với gió, hay làn khí thoảng qua, hay tinh tú bầu trời, hay nước chảy cuồn cuộn, hay đèn trời thắp sáng, chúng lại coi là thần, là những bậc quản cai hoàn vũ. 3 Nếu chúng say mê những vẻ đẹp đó mà coi là thần minh, thì cũng phải biết rằng Chúa Tể của những vật đó còn đẹp hơn biết mấy, vì chính Ðấng sáng tạo mọi loài là tác giả của muôn vẻ đẹp. 4 Nếu quyền năng và sức mạnh của những vật kia làm cho chúng kinh ngạc thì chúng phải hiểu rằng Ðấng làm nên những vật đó còn mạnh mẽ hơn biết chừng nào. 5 Vì các thọ tạo càng lớn lao đẹp đẽ thì càng giúp nhận ra Ðấng tạo thành. 6 Tuy vậy, chúng cũng chỉ đáng trách phần nào thôi vì đã cố tìm và mong thấy Thiên Chúa, nhưng có thể chúng bị lầm lạc. 7 Bị chìm ngập giữa bao nhiêu công trình của Chúa, chúng ra sức tìm tòi, nhưng đã để cho cái vỏ bên ngoài mê hoặc vì vẻ đẹp mà chúng nhìn thấy. 8 Tuy nhiên, không vì thế mà chúng được thứ tha. 9 Vì nếu chúng có đủ khả năng hiểu biết để có thể nghiên cứu các sự vật trên đời, thì sao lại không sớm nhận ra Ðấng Chủ Tể của những sự vật đó?




    Sách Roma 1: 10-23.

    19) Những gì người ta có thể biết về Thiên Chúa, thì thật là hiển nhiên trước mắt họ, vì chính Thiên Chúa đã cho họ thấy rõ. (20) Quả vậy, những gì người ta không thể nhìn thấy được nơi Thiên Chúa, tức là quyền năng vĩnh cửu và thần tính của Người, thì từ khi Thiên Chúa tạo thành vũ trụ, trí khôn con người có thể nhìn thấy được qua những công trình của Người. Do đó, họ không thể tự bào chữa được, (21) vì tuy biết Thiên Chúa, họ đã không tôn vinh hay cảm tạ Người cho phải đạo. Trái lại, đầu óc họ suy luận viển vông và tâm trí ngu si của họ hóa ra mê muội. (22) Họ khoe mình khôn ngoan, nhưng đã trở nên điên rồ. (23) Thay vì Thiên Chúa vinh quang bất tử, họ đã thờ hình tượng người phàm là loài phải chết, hay hình tượng các loài chim chóc, thú vật, rắn rết.




    1.1.2 Bằng Chứng Từ Huấn Quyền

    Huấn Quyền của Hội Thánh cũng dạy điều tương tự như thế. Sách Giáo Lý Công Giáo (CCC) và Giáo Lý Công Giáo Yếu Lược(CCCC) tóm lược và xác định điều này.

    Sách Giáo Lý Công Giáo (CCC), mục 36.

    Giáo Hội, người mẹ chung của chúng ta, khẳng định và dạy chúng ta rằng Thiên Chúa, Đấng có trước hết và tồn tại sau hết mọi loài, có thể được nhận biết thực sự từ thế giới thụ tạo dưới ánh sáng của lý trí con người.

    Sách Giáo Lý Công Giáo Yếu Lược (CCCC), mục 3.

    Làm sao có thể nhận biết Thiên Chúa bằng sự soi sáng của lý trí con người? Khởi sự từ thế giới thụ tạo, tức là từ thế giới này và từ con người, thông qua lý trí, con người có thể thực sự nhận biết Thiên Chúa là Đấng khởi đầu và cùng đích của muôn loài, là Đấng Chân, Thiện, Mỹ.


    1.2 Sự Nhận Biết Thiên Chúa Ảnh Hưởng Sâu Sắc Đến Cuộc Sống Và Giá Trị Của Con Người

    Sự nhận biết Thiên Chúa hiện hữu không đơn thuần là vấn đề lý thuyết. Sự nhận biết này sẽ làm thay đổi toàn bộ trạng huống cuộc sống. Điều này tựa như việc biết rằng trong văn phòng của chúng ta có một trưởng phòng. Chúng ta không thể dời chuyển đồ đạc theo ý mình. Chúng ta không thể nghỉ bất cứ lúc nào mình muốn. Và nhiều thứ khác nữa mà chúng ta không thể làm theo ý mình. Chúng ta có cảm tưởng rằng tự do của mình bị tước bớt đi. (Bill Cosby từng châm biếm rằng đàn ông thường nghĩ lầm là mình sẽ trở thành sếp khi lập gia đình.)

    Nhận biết sự hiện hữu của Thiên Chúa sẽ tác động mạnh mẽ đến đời sống thường ngày và đòi hỏi một sự thay đổi triệt để trong cách sống của chúng ta. Quá trình dẫn tới sự nhận biết này không phải dễ dàng. Chính vì vậy, Sách Giáo Lý Công Giáo, mục 30, viết:

    Mặc dù con người có thể quên hoặc chối bỏ Thiên Chúa, nhưng Thiên Chúa không bao giờ ngưng mời gọi mỗi người hãy tìm kiếm Ngài để tìm được sự sống thật và hạnh phúc thật. Tuy nhiên, sự tìm kiếm Thiên Chúa đòi hỏi nơi con người mọi nỗ lực trí năng, một ý chí mạnh mẽ, ’ một con tim chân chính ‘, và sự chứng thực của những người dạy mình tìm kiếm Thiên Chúa.

    Tìm hiểu và nhận ra sự hiện hữu của Thiên Chúa vừa là một công việc trí tuệ (nên không dễ dàng gì) vừa là một nỗ lực tinh thần. Để nhận biết Thiên Chúa, điều cần thiết là phải có sự khát khao muốn biết Ngài.

    Điều chúng ta đang trình bày ở đây là mặc dù có những bằng chứng rõ ràng về sự hiện hữu của Thiên Chúa nhưng có người vẫn phủ nhận điều đó. Chủ thuyết gạt Thiên Chúa ra khỏi tâm trí và đời sống con người chính là chủ thuyết vô thần. Chúng ta sẽ bàn về chủ thuyết này sau.

    2. Từ Thế Giới Vật Chất Đến Thiên Chúa


    2.1 Bằng chứng từ Huấn Quyền

    Mục 31 Sách Giáo Lý Công Giáo (CCC) viết:

    Được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa và được mời gọi hãy nhận biết và yêu mến Thiên Chúa, người nào tìm kiếm Thiên Chúa sẽ tìm ra những cách dẫn đến sự nhận biết Ngài. Các phương cách này còn được gọi là những bằng chứng về sự hiện hữu của Thiên Chúa, nhưng bằng chứng ở đây không hiểu theo nghĩa của khoa học tự nhiên mà theo nghĩa là ” những tranh luận thuyết phục và đồng qui “, cho phép chúng ta đạt được sự vững tin vào chân lý. Những cách tiếp cận Thiên Chúa từ loài thụ tạo như nói trên có xuất phát điểm gồm hai phần, đó là: thế giới thể lý và bản thân con người.

    Có thể nhắc lại như sau: Thiên Chúa có thể được nhận biết thông qua (1) sự thụ tạo thể lý và đồng thời thông qua (2) bản thân con người. Bây giờ chúng ta cùng đề cập về nguồn tri thức thứ nhất, đó là thế giới thể lý.

    Mục kế tiếp (32) trong Sách Giáo Lý Công Giáo (CCC) viết:

    Thế giới thể lý: bắt đầu từ sự dịch chuyển, sự hình thành, sự bất thường hằng (sự có thể có hoặc không) và trật tự cùng vẻ đẹp của vũ trụ, con người có thể đi đến sự nhận biết Thiên Chúa là khởi thủy và là cùng đích của vũ trụ.

    Lưu ý là có 5 khởi điểm: sự dịch chuyển, sự hình thành, sự bất thường hằng, trật tự và vẻ đẹp của vũ trụ. Những điểm này được trích ra từ các bằng chứng mà Thánh Thomas Aquinas đã đưa ra để minh chứng sự hiện hữu của Thiên Chúa. Những bằng chứng này lần lượt được truyền đạt bởi Platon, Aristotle, Avicenna, Thánh Augustine và Thánh John Damascene. Hãy nhớ lại cách thứ hai (sự quan sát) mà nhờ đó chúng ta thu thập tri thức. Thánh Thomas dạy rằng qua sự quan sát những hiện tượng trong thế giới thụ tạo, tâm trí chúng ta tự nhiên hướng đến Đấng Tạo Hóa. Chúng ta biết nguyên nhân nhờ thấy hệ quả, cũng giống như chúng biết có họa sĩ khi nhìn ngắm một họa phẩm nào đó.

    Kết quả thực tế của việc này là gì? Có nghĩa là một ai đó cho dù không phải là Kitô hữu, hoặc sinh ra ở một nơi hẻo lánh xa cách ánh sáng văn minh thì người đó vẫn có thể hình thành ý niệm về sự hiện hữu của một Đấng Tối Cao nếu như người đó có vận dụng lý trí để suy luận.

    2.2 Lý Giải Triết Học

    Từng cái trong năm bằng chứng mà Thánh Thomas đưa ra đều đòi hỏi sự hiểu biết về những từ ngữ triết học dùng trong đó. Ở đây chúng ta tự giới hạn là chỉ mô tả các phương cách (bằng chứng) này chứ không đi sâu vào chi tiết. Mỗi phương cách có cơ cấu hình thành như sau:

    1.Khởi điểm: một cảm nghiệm; được xem xét từ quan điểm triết học.
    2.Áp dụng nguyên lý nhân quả: những cái không thể tự xảy ra (tức là hệ quả) luôn phải có một nguyên nhân. (Điều này dựa vào nguyên lý "Nemo dat quod non habet"-- "Không ai có thể cho những cái mà mình không có".)
    3.Viện dẫn sự bất khả hữu (sự không thể có) của chuỗi nguyên nhân vô hạn; chuỗi nguyên nhân vô hạn không giải thích vì sao có một căn nguyên như thế lúc khởi thủy.
    4.Kết luận: căn nguyên đó chính là đấng mà chúng ta gọi là Thiên Chúa.

    Chúng ta cùng nhau khái quát tùng phương cách theo cấu trúc nói trên.

    2.2.1 Qua Sự Dịch Chuyển

    1.Khởi điểm: chúng ta quan sát sự dịch chuyển hoặc sự thay đổi. Sự dịch chuyển hoặc sự thay đổi là cách chuyển từ trạng thái tiềm ẩn sang trạng thái thực hoặc trạng thái kiện toàn.
    2.Áp dụng Nguyên Lý Nhân Quả: sự thay đổi từ trạng thái tiềm ẩn sang trạng thái thực hoặc trạng thái kiện toàn cần một nguyên nhân ngoại tại; nguyên nhân này thực sự đã nằm trong bản thân trạng thái thực.
    3.Sự bất khả hữu của chuỗi nguyên nhân vô hạn: chuỗi vô hạn các sự việc trong trạng thái thực hoặc kiện toàn không giải thích được vì sao chúng mang tính thực. Phải có một căn nguyên của thực tại hoặc của sự kiện toàn đang truyền lan trong sự thay đổi đó.
    4.Kết luận: căn nguyên của sự kiện toàn này chúng ta gọi là Thiên Chúa.

    2.2.2 Qua Nguyên Nhân - Hệ quả
    1.Khởi điểm: chúng ta nhận thấy rằng mọi vật không tự hình thành.

    [IMG][/IMG]

    2.Áp dụng Nguyên Lý Nhân Quả: mọi vật quanh chúng ta luôn có nguyên nhân tạo nên sự hình thành của chúng.
    3.Sự bất khả hữu của chuỗi nguyên nhân vô hạn: chuỗi nguyên nhân vô hạn không thể giải thích vì sao có những nguyên nhân tạo các hệ quả này. Phải có một căn nguyên của mọi nguyên nhân.
    4.1.Kết luận: căn nguyên này chúng ta gọi là Thiên Chúa.


    2.2.3 Qua Sự Thiết Yếu Và Sự Bất Thường Hằng (Sự Có Thể Có Hoặc Không)
    1.Khởi điểm: chúng ta nhận thấy mọi vật quanh chúng ta hiện hữu và rồi ngưng hiện hữu (tiêu tan) _ chúng không thường hằng, nhưng có thể có hoặc không; chúng không nhất thiết phải hiện hữu; và ở một thời điểm nào đó chúng đã không hiện hữu.
    2.Áp dụng Nguyên Lý Nhân Quả: nếu chúng được hình thành thì chắc chắn một sự vật hiện hữu nào đó đã tạo cho chúng hiện hữu. Nếu mọi sự đều có thể có hoặc không thì ở một thời điểm nào đó, chúng đã không hiên hữu. Phải có một thứ luôn luôn hiện hữu (thường hằng) (vì nó hiện hữu bởi tính thiết yếu của mình) đã tạo sự hiện hữu cho những sự vật có thể có hoặc không (sự vật bất thường hằng).
    3.Sự bất khả hữu của chuỗi nguyên nhân vô hạn: chuỗi vô hạn của những sự vật bất thường hằng vốn nhờ vào sự vật khác mà hiện hữu không thể giải thích vì sao mọi vật hình thành được; phải có một hữu thể thiết yếu trường tồn, hằng hữu.
    4.Kết luận: Đấng Hằng Hữu này chúng ta gọi là Thiên Chúa.

    2.2.4 Qua Những Cấp Độ Hoàn Hảo (truyền đạt bởi Platon)
    1.Khởi điểm: chúng ta nhận thấy mọi vật quí giá, hoặc tốt, hoặc đẹp… theo những cấp độ khác nhau.
    2.Áp dụng Nguyên Lý Nhân Quả: chúng ta thường dùng những từ như "hơn" hoặc "kém" liên quan tới mức tối ưu nào đó, tới một thứ Cao Quí nhất, Lành Thánh nhất, Tuyệt Mỹ hoặc Toàn Bích…, và là Nguyên Nhân của mọi cấp độ hoàn hảo.
    3.Sự bất khả hữu của chuỗi nguyên nhân vô hạn: -----
    4.Kết luận : Đấng Cực Trọng, Đấng Chân, Thiện, Mỹ này chúng ta gọi là Thiên Chúa.

    2.2.5 Qua Trật Tự Và Hữu Dụng Tính Trong Vũ Trụ
    1.Khởi điểm : chúng ta nhận thấy ngay cả những sự vật không có trí óc cũng luôn luôn làm theo một mục đích nào đó. Hành động với một mục đích trong tâm trí chính là tác động của trí thông minh.
    2.Áp dụng Nguyên Lý Nhân Quả: Mọi vật không có trí óc nói ở trên chắc chắn đã được dẫn dắt bởi một Thần Trí nào đó.
    3.Sự bất khả hữu của chuỗi nguyên nhân vô hạn: ---
    4.Kết luận: Thần Trí hoặc Trí Thông Minh hướng dẫn mọi thụ tạo theo trật tự hải hòa đó chúng ta gọi là Thiên Chúa.



    3. Từ Tâm Linh Đến Thiên Chúa

    Không phải chỉ thế giới bên ngoài mới nói cho chúng ta vế Thiên Chúa. Khi nhìn vào bản thân mình, chúng ta cũng sẽ thấy có con đường dẫn chúng ta đế Thiên Chúa. Gắn liền với sự nhận biết về sự hiện hữu của Thiên Chúa là vấn đề về ý nghĩa cuộc đời. Sự tìm kiếm Thiên Chúa cũng chính là sự tìm kiếm ý nghĩa cuộc đời. Không sớm thì muộn, từng người cũng sẽ tự hỏi những câu như:

    Vì sao mình ở đây?
    Mình từ đâu đến?
    Mình sẽ đi về đâu?
    Vì sao mình là mình mà không là người khác?

    3.1 Sự Hiện Diện Của Linh Hồn Thiêng Liêng Nơi Con Người Dẫn Con Người Tới Thiên Chúa

    Trước khi vào đề tài chính, chúng ta cần minh định những thuật ngữ trong thảo luận của chúng ta, đặc biệt là thuật ngữ "linh hồn". Linh hồn là gì? Làm sao chúng ta biết một hữu thể nào đó có linh hồn hay không?

    Quan sát: một số hữu thể có tính trơ lì và thụ động trong khí những hữu thể khác có khả năng phát triển nội tại, nuôi dưỡng, sinh sản và phản ứng với môi trường chung quanh.
    Chúng ta gọi những hữu thể có khả năng nói trên là sinh thể.

    Sinh thể có một thứ gì đó mà vô sinh thể không có, một thứ mà làm cho sinh thể có khả năng thực hiện các chức năng nói trên.
    "Thứ" mà sinh thể có mà vô sinh thể không có chính là thứ mà chúng ta gọi là linh hồn. (Trong tiếng Latin anima là linh hồn, là sinh khí; vì thế, chúng ta có thể nói rằng linh hồn tạo sinh khí cho thể xác, làm thể xác sinh động).

    Vì sao chúng ta nói con người có "linh hồn thiêng liêng" ? Điều này mang ý nghĩa gì?

    3.1.1 Những Bằng Chứng Triết Học

    Quan sát: chúng ta nhận thấy có những khác biệt nơi các sinh thể.
    Một số sinh thể có thể cảm nhận và di chuyện từ nơi này sang nơi khác (có sự vận động) trong khi những sinh thể khác thì không. Như thế, chúng ta phân biệt động vật với thực vật.
    Tuy nhiên, có những sinh thể mang những khả năng tinh tế, phức tạp hơn động vật.
    BẰNG CHỨNG TỪ TRÍ NĂNG CON NGƯỜI Động vật dường như thực hiện các hoạt động của chúng theo cách đã định sẵn (Ong thì làm tổ ong; chim làm rổ chim; kiến làm tổ kiến… Sự nuôi dưỡng và sinh sản đều tuân theo khuôn mẫu đã định). Động vật, trừ con người, dường như không có ” ý tưởng mới “ về phương cách điều hành cuộc sống của chúng.
    Thực ra, động vật dường như không có chút ” ý tưởng “ gì. (Con người thì hầu như mỗi ngày đều có những ý tưởng mới, và nhiều khi họ phải trả giá cho những ý tưởng mới đó!)
    Con người có khả năng khái niệm hóa và truyền đạt những khái niệm của mình bằng ngôn từ. (Loài vật phát ra những tín hiệu thể hiện cảm giác. Chúng ta chưa có bằng chứng nào cho thấy những tín hiệu đó thể hiện khái niệm hoặc ý tưởng.)

    Người nói và người nghe không đơn thuần làm như những thếit bị phát và nhận tín hiệu; họ ý thức về những gì chính họ đang làm và những gì liên quan tới bản thân, tới cái tôi của họ. Khả năng này chỉ có được nhờ sự hiện diện của một thực thể thiêng liêng trong con người, đó là linh hồn.

    Hơn nữa, con người không những có khả năng hình thành ý tưởng mà còn có khả năng phản tỉnh. Phản tỉnh có nghĩa là xem lại, suy nghĩ lại về chính mình, một khả năng không thể có đối với giác quan. (thí dụ, mắt không thể nhìn tháy hành động nhìn của nó; tai không thể nghe hành động nghe của nó …). Sự phản tỉnh đòi hỏi sự tách biệt hoàn toàn với chủ thể. Sự phản tỉnh chỉ có thể thực hiện được bởi thực thể thiêng liêng.

    Thêm vào đó, con người còn có khả năng hiểu biết những thứ phi vật thể, những điều thiêng liêng như công lý, sự bình đẳng, tình yêu… Sự hiểu biết các đối tượng phi vật thể như thế đòi hỏi một khả năng phi vật thể nhưng là một khả năng có thực. Khả năng nảy được gọi là trí năng.

    BẰNG CHỨNG TỪ Ý CHÍ TỰ DO CỦA CON NGƯỜI Động vật dường như thực hiện các hoạt động của chúng theo cách đã định sẵn (Ong thì làm tổ ong; chim làm rổ chim; kiến làm tổ kiến… Sự nuôi dưỡng và sinh sản đều tuân theo khuôn mẫu đã định). Động vật, trừ con người, dường như không có ” ý tưởng mới “ về phương cách điều hành cuộc sống của chúng; chúng dường như không có những chọn lựa thông minh. Cái có thể gọi là chọn lựa của chúng chỉ là do bản năng.
    Lẽ dĩ nhiên sự chọn lựa thông minh tùy thuộc một phần vào khả năng khái niệm hóa.

    Hơn nữa, con người không những khao khát mọi thứ vật chất hoặc những tiện nghi, thoải mái; mà còn khát khao những thứ phi vật thể (tức là những điều thiêng liêng) nữa. Nắm giữ những điều thiêng liêng đòi hỏi một năng lực tinh thần để nhận biết và giữ chúng. Năng lực này được gọi là ý chí.

    Gắn liền với sự tin tưởng vào tự do (khả năng chọn lựa thông minh) là sự tin tưởng chung vào trách nhiệm cá nhân. Ở đâu không có khả năng chọn lựa tự do, nơi đó không có trách nhiệm giải trình. Trái lại, ở đâu có tự do, nơi đó có sự bàn thảo về những qui tắc ứng xử. Loài vật không "hành xử sai". Con người mới như thế.
    Trí năng và ý chí là những năng lực (nói theo kỹ thuật là những "tính năng") vốn có nơi linh hồn con người. Chỉ linh hồn thiêng liêng mới có được những năng lực tinh thần hoặc tính năng thiêng liêng nói trên.
    Do đó, linh hồn phải là thiêng liêng.



    BẰNG CHỨNG TỪ TẬP TỤC VĂN HÓA Ở KHẮP MỌI NƠI LIÊN QUAN TỚI SỰ TÔN TRỌNG NGƯỜI CHẾT

    Ở tất cả các nền văn hóa, người chết đều được tôn trọng theo cách này hay cách khác; chẳng hạn như thi thể của họ được an táng trang trọng.
    Con người tin có kiếp sống bên kia nấm mồ.
    Nếu thân xác chết đi, nó trở thành phần nhân thể khác vẫn tiếp tục tồn tại.

    3.1.2 Bằng Chứng Từ Huấn Quyền

    Sách Giáo Lý Công Giáo (33) dạy rằng:

    Con người: với sự rộng mở đón nhận chân lý và vẻ đẹp, với cảm thức về sự thánh thiện, với sự tự do và tiếng nói của lương tâm, với khát vọng về đấng vĩnh hằng và hạnh phúc, con người tự hỏi về sự hiện hữu của Thiên Chúa. Tong tư duy này, con người nhận ra những dấu hiệu của linh hồn thiêng liêng. Linh hồn, ” hạt giống vĩnh hằng mà chúng ta mang trong mình, không thể xem là chất thể đơn thuần “ [Vatican II, Gaudium et Spes, 18 #1; cf. 14 # 2], có nguồn cội nơi Thiên Chúa mà thôi.


    3.2 Khát Vọng Tự Nhiên Về Hạnh Phúc Dẫn Con Người Tới Thiên Chúa

    Thánh Augustine nói:” Chúa hãy biến đổi chúng con theo ý Người; lòng chúng con chưa an vui cho đến khi nào nó an nghỉ trong Chúa. “ (Confessions I,I,I: PL 32, 659-661)

    3.3 Qui Luật Tự Nhiên Đưa Con Người Tới Thiên Chúa

    Theo lẽ tự nhiên, chúng ta tuân giữ một số qui tắc đạo đức căn bản. Mọi người phải phân biệt thiện và ác (tốt và xấu).
    Mọi người chấp nhận qui tắc là làm điều thiện, tránh điều ác. (Sự khác biệt nảy sinh ở chỗ là "thiện" và "ác" được minh định như thế nào.)

    Những nguyên tắc đạo đức này cần có một điểm tham chiếu để phán đoán tính thiện hoặc ác của hành vi.
    Điểm tham chiếu khách quan đó chính là Thiên Chúa.

    3.4 Nhân Loại Có Niềm Tin Chung Vào Thiên Chúa

    Sự tin vào đấng thần linh nào đó có thể tìm thấy ở mọi nền văn hóa và suốt trong lịch sử nhân loại. Đây là dấu hiệu cho thấy con người có thể đi đến sự nhận biết Thiên Chúa bằng chính khả năng tự nhiên của mình.

    4. Tính Khả Hữu Của Sự Phủ Nhận Thiên Chúa (Thuyết Vô Thần) Hoặc Phủ Nhận Tính Khả Hữu Của Sự Nhận Biết Thiên Chúa (Thuyết Bất Khả Tri).


    4.1 Thuyết Vô Thần

    Vì không nhận biết sự hiện hữu của Thiên Chúa qua bằng chứng trực tiếp (mà qua những loài thụ tạo) nên con người nhất định từ chối tìm hiểu Thiên Chúa và cố tình ngăn trí năng của mình đi tìm sự thật về điều đó. Đây là chũ thuyết vô thần.

    Giáo Hoàng Pius XII, trong Thông Điệp Humani generis, số 561 (đã được trích dẫn trong Sách Giáo Lý Công Giáo [CCC], đã dạy:

    Nghiêm túc mà nói, lý trí con người, do khả năng tự nhiên và sáng suốt của nó, thực sự có thể đạt được sự nhận biết xác thực về Thiên Chúa duy nhất, Đấng cai quản và điều hành vũ trụ qua sự quan phòng của Ngài; đồng thời có thể nhận biết luật lệ tự nhiên mà Tạo Hóa đã ghi trong tâm khảm chúng ta; nhưng có nhiều trở ngại cản ngăn lý trí vận dụng khả năng thiên bẩm này một cách hữu hiệu. Đối với những chân lý về mối liên hệ giữa Thiên Chúa và loài người mà hoàn toàn vượt trận tự hữu hình của mọi sự, và nếu những chân lý đó được diễn dịch theo hành động của con người và tác động đến hành động đó, thì chúng đòi hỏi sự tự tuân phục và sự khước từ tìm hiểu. Đến lượt mình, trí óc con người bị cản ngăn trong việc thâu đạt những chân lý đó, không chỉ do tác động của giác quan và óc tưởng tượng, mà còn do những ham muốn lệch lạc vốn là hệ quả của tội nguyên tổ. Vì thế, trong các vấn đề nói trên, dường như con người dễ dàng thuyết phục mình rằng những gì mà họ không muốn biết thì đều là sai hoặc đầy hoài nghi.

    Tuy nhiên, thuyết vô thần không bao giờ là một quan điểm đúng lý vì lý trí có thể cho biết rằng Thiên Chúa hiện hữu, và vì con người mà không có Thiên Chúa sẽ không thể tìm ra lởi giải cho những vấn đề cơ bản về sự tồn tại. (Xem thêm Thư Roma 1:18; và CCC 2125).

    Một số người nghĩ rằng sự tin vào Thiên Chúa đối nghịch với phẩm giá con người vì điều đó làm giảm thanh danh con người. Do đó, những người này đẩy Thiên Chúa ra khỏi đời sống cá nhân của họ, hoặc ném Thiên Chúa ra khỏi đời sống xã hội. (Xem thêm CCC 2126).

    Sự tin có thiên Chúa đặt ra cho chúng ta một bổn phận là phải chăm lo cho anh em láng giềng sự an vui, và tạo dựng thánh đô nơi thế trần.

    4.2 Thuyết Bất Khả Tri

    Ngược lại, thuyết bất khả tri cho rằng không thể khẳng định hoặc phủ nhận sự hiện hữu của Thiên Chúa.

    Tuy nhiên, chúng ta đã trình bày ở trên là chúng ta thực sự có thể nhận biết Thiên Chúa chân thật và hằng hữu nhờ sự soi sáng tự nhiên của lý trí con người thông qua tạo vật. Điều này được truyền dạy bởi Công Đồng Vatican I.

    Hơn nữa, Thiên Chúa là Đấng thiện hảo. Ngài ban cho chúng phương cách để nhận biết và yêu mến Ngài. Mọi sự phủ nhận Thiên Chúa và mọi sự phản bác sự mặc khải siêu nhiên đều mang một sai lầm đáng chê trách của trí năng.

    Người chối bỏ Thiên Chúa vẫn biết từ sâu thẳm trong lương tâm mình là sự tự do của mình đã can thiệp vào hành động đó.

    Điều quan trọng là giúp những người đó hiểu rằng sự chối bỏ Thiên Chúa hoặc Hội Thánh không những là một vấn đề sai lầm tri thức mà còn là một đại tội chống lại đức tin.

    5. Tôn Giáo Tự Nhiên & Tôn Giáo Mặc Khải (Siêu Nhiên)

    Tôn giáo là mối quan hệ hoặc sự liên kết ràng buộc giữa loài thụ tạo và Hóa Công thể hiện trong toàn bộ những điều tin tưởng, giáo lý hoặc tín lý,
    những qui tắc hành xử hoặc giáo luật, và hành vi thờ phượng hoặc nghi thức tế lễ.

    Tôn giáo có thể được công nhận một cách khách quan lẫn chủ quan. Khách quan "Tôn giáo tự nhiên là tên gọi chung cho tổ chức có những tín điều và giới luật do con người sáng lập nhờ sự soi sáng tự nhiên của lý trí." (Anthony Alexander, College Apologetics, p 36)

    Vì thế, nó là một thực thể khách quan, không đơn thuần là cảm tính chủ quan (vì Thượng Đế, loài thụ tạo và sự tôn phong là những thực thể khách quan.)

    Chủ quan "Sự công nhận của con người đối vói sự hiện hữu của Thiên Chúa và thờ phượng Ngài vì sự cao trọng và quyên uy của Ngài trên hết thảy mọi sự." (Anthony Alexander, College Apologetics, p 39)

    Tôn giáo (có lẽ xuất phát từ tiêng Latin là re-ligare) có nghĩa là ràng buộc bằng những mối liên kết chặt chẽ.

    Nhờ tôn giáo, con người ca tụng Đấng Tạo Hóa vì biết rằng mình có được mọi thứ tốt đẹp là nhờ Ngài, và mình không thể nào đáp lại cho tương xứng.
    Đức hạnh giúp con người sống hòa họp với thực thể khách quan này.


    Chúng ta có thể phân biệt tôn giáo tự nhiên với tôn giáo siêu nhiên.Tôn giáo tự nhiên là kết quả của sự con người tìm kiếm Đấng Chí Tôn (Thượng Đế, Thiên Chúa). Còn tôn giáo siêu nhiên là kết quả của sự Thiên Chúa tỏ mình ra cho con người. Các tôn giáo ngoài Judeao-Christian đều là tôn giáo tự nhiên. Chỉ có Judeao-Chistian mới có thể tuyên xưng: "Thiên Chúa phán dạy chúng ta".

    5.1 Tôn Giáo Tự Nhiên

    Tôn giáo tự nhiên là sự con người dùng lý trí tìm kiếm Đấng Chí Tôn (Thượng Đế, Thiên Chúa).

    Vì thế, tôn giáo tự nhiên bao gồm mọi chân lý về Đấng Chí Tôn mà con người nhận biết được nhờ lý trí; chẳng hạn như: về tín lý hoặc giáo thuyết: sự hiện hữu của Đấng Chí Tôn và những thuộc tính của Ngài;
    về giới răn hoặc giới luật: qui tắc đạo đức tự nhiên uốn nắn hành vi và thái độ của con người;
    về sự thờ phượng hoặc nghi thức tế lễ: sự thờ phượng tự nguyện của con người đối vói Đấng Chí Tôn thông qua kinh nguyện, nghi lễ và sự hiến tế.

    Những hình thức biểu đạt này rất phổ quát. Sách Giáo Lý Công Giáo, mục 28, viết:

    Bằng nhiều cách, suốt từ xa xưa tới ngày nay, con người biểu đạt sự tìm kiếm Thiên Chúa qua tín ngưỡng và hành vi tôn giáo của mình: cầu nguyện, hiến tế, nghi lễ, suy niệm … Những hình thức biểu đạt tôn giáo này, dù con nhiều mơ hồ trong chúng nhưng phổ quát đên nỗi có thể gọi con người là sinh linh tôn giáo.

    Con người có khuynh hướng tự nhiên là tìm hiểu và giao tiếp với Thiên Chúa, chứ không có xu hướng vô thần hoặc dửng dưng với tôn giáo. Theo bản tính, con người là một sinh linh tôn giáo.
    Nhiều nhân tố góp phần vào thái độ từ bỏ việc tìm kiếm Thiên Chúa hoặc chối bỏ Ngài; trong số đó là: sự ngu muội;
    sự chống lại cái ác trên thế giới;sự lãnh đạm của rất nhiêu người đối với tôn giáo;gương xấu của một số tin hữu; sự mải mê tìm kiếm của cải, thú vui thế trần;thái độ của kẻ mắc tội trốn lánh Thiên Chúa vì sợ hoặc để bào chữa cho hành vi của mình;lẩn tránh thiên hướng… của mình (xem thêm CCC 29)


    Còn về sự ác thì saol? Chỉ có Thiên Chúa giáo có lời giải đáp cho vấn đề làm thế nào mà sự hiện diện của cái ác có cùng với sự hiện hữu của Thiên Chúa.

    Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ tốt lành. Ngài ban cho chúng ta hạnh phúc miên viễn. (Trên Thiên đàng không có sự ác).
    Cái ác xâm nhập thế gian do hậu quả của tội lỗi. (Chủ đề này sẽ được nghiên cứu trong bài sau).
    Tuy nhiên, cái ác cho chúng ta thấy sự toàn thiện và toàn năng của Thiên Chúa.

    Nhờ sự Nhập Thể và Cứu Chuộc (Đức Giêsu đã tự nguyện gánh lấy hậu quả của tội lỗi), sự đau khổ trở nên phương cách yêu thương và hợp nhất nhân ý với Thiên Ý.
    "Cuộc đại cách mạng Kitô giáo là sự biến đau thương thành sự hy sinh đem lại nhiều hoa trái; là sự biến điều xấu thành điều tốt đẹp. Chúng ta tước khỏi tay ma quỉ vũ khí này, và với nó chúng ta đạt được sự sống vĩnh hằng". (Thánh Josemaría, Furrow 887) (xem thêm CCC 37) Làm sao điều này có thể có được? Chúng ta sẽ đề cập trong những bài sau này.


    5.2 Tôn Giáo Mặc Khải

    Do con người gặp nhiều khó khăn trong việc nhận biết Thiên Chúa bằng lý trí nên Thiên Chúa muốn tỏ mình ra để Ngài được con người ” nhận biết một cách dễ dàng, xác thực và không lầm lẫn “. (xem thêm CCC 38, 50)

    Kitô giáo không hẳn là sự con người tìm kiếm Thiên Chúa; chính Thiên Chúa là Đấng khởi xướng; chính Thiên Chúa tìm kiếm con người.
    Tôn giáo mặc khải có nền tảng là những chân lý Thiên Chúa tỏ bày cho cong người và được ghi chép lại trong Cựu Ước và Tân Ước.

    6. Chỉ Có Một Tôn Giáo Thật

    Vì chỉ có một Thiên Chúa thật nên cũng chỉ có một tôn giáo thật.

    Các yếu tố của tôn giáo đều có ở vùng Công Giáo: Toàn bộ những tín lý, giáo thuyết (KINH TIN KÍNH),
    những qui tắc hành xử hoặc giáo luật (10 ĐIỀU RĂN và 8 MỐI PHÚC THẬT), và
    sự thờ phượng và nghi thức hiến tế (PHÉP BÍ TÍCH; và KINH NGUYỆN, nhất là KINH LẠY CHA).

    Đức Giêsu Kitô là đấng trung gian duy nhất. Tất cả các yếu tố của tôn giáo nói trên hội tụ nơi Đức Giêsu Kitô.

    CHÚA GIÊSU NÓI NGÀI LÀ Sự Thật ĐỨC KITÔ CÓ CHỨC NĂNG Đấng Tiên Tri và Đấng Giảng Dạy THÀNH TỐ CỦA TÔN GIÁO Tín Lý CẦN TỚI Đức Tin

    CHÚA GIÊSU NÓI NGÀI LÀ Đường ĐỨC KITÔ CÓ CHỨC NĂNG Vua và Mục Tử THÀNH TỐ CỦA TÔN GIÁO Giới Răn và Đại Phúc CẦN TỚI Đức Cậy

    CHÚA GIÊSU NÓI NGÀI LÀ Sự Sống ĐỨC KITÔ CÓ CHỨC NĂNG Tư Tế Của Hiến Tế (chỉ trong Giao Ước Mới [Tân Ước]) THÀNH TỐ CỦA TÔN GIÁO Các phép Bí TíchKinh nguyện CẦN TỚI Đức Bác Ái

    *Chữ "Messiah" trong tiếng Hebrew (tiếng Do Thái cổ), chữ "Christos" trong tiếng Hy Lạp, và chữ "Christus" trong tiếng Latin đếu có nghĩa là "Đấng Được Xức Dầu Thánh". Trong Cựu Ước, chỉ có ba thành phần nói trên mới được xức dầu thánh.

    Trong Thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô (8:5-6), Thánh Phaolô viết:

    (5) Thật thế, mặc dầu người ta cho là có những thần ở trên trời hay dưới đất, quả thực, thần cũng lắm mà chúa cũng nhiều, (6) nhưng đối với chúng ta, chỉ có một Thiên Chúa là Cha, Ðấng tạo thành vạn vật và là cùng đích của chúng ta; và cũng chỉ có một Chúa là Ðức Giêsu Kitô, nhờ Người mà vạn vật được tạo thành, và nhờ Người mà chúng ta được hiện hữu.

    Thánh Gioan chứng thực điều này trong Tin Mừng của Ngài (1:18):

    (18) Không ai đã thấy Thiên Chúa bao giờ; nhưng Con Một là Thiên Chúa và là Ðấng hằng ở nơi cung lòng Chúa Cha, chính Người đã tỏ cho chúng ta biết.

    Thánh Mathêu chép lại lời Đức Giêsu tuyên xưng mình là Đấng trung gian duy nhất (11:27):

    (27) "Cha tôi đã giao phó mọi sự cho tôi. Và không ai biết Người Con, trừ Chúa Cha; cũng như không biết Chúa Cha, trừ Người Con và kẻ mà Người Con muốn mặc khải cho.

    Thánh Phaolô viết cho Timothy (I Tim 2:5):

    (5) Thật vậy, chỉ có một Thiên Chúa, chỉ có một Ðấng trung gian giữa Thiên Chúa và loài người: đó là một con người, Ðức Kitô Giêsu.



    Tỏ mình ra cho loài người, Thiên Chúa đã thiết lập một tôn giáo siêu nhiên duy nhất, đó là Công Giáo. Trong bài 12 và 13, chúng ta sẽ biết được Đức Giêsu Kitô hứa xây dựng Hội Thánh của Ngài như thế nào; và Ngài nói về sự qui tụ tất cả thành một đàn chiên duy nhất dưới quyền một Mục Tử duy nhất như thế nào.

















    Quan niệm rằng tôn giáo nào cũng như nhau đuợc xem là sự lãnh đạm tôn giáo. Sự lãnh đạm này là một sai lầm nghiêm trọng.

    Tôn giáo tự nhiên đưa con người tới sự nhận biết và yêu mến Thiên Chúa, thờ phượng Ngài toàn tâm toàn ý. Từ đây nảy sinh một nhiêm vụ là tìm hiểu và đón nhận sự mặc khải của Thiên Chúa.

    Trọng trách của mọi Kitô hữu là dẫn dắt những người khác đến tôn giáo thật.

    7. Về Các Tôn Giáo Khác?

    Các tôn giáo tự nhiên:
    -Ấn Độ giáo
    -Phật giáo
    -Lão giáo (Đạo giáo)

    Có phần siêu nhiên, đa phần tự nhiên : Hồi giáo

    Các tôn giáo siêu nhiên (tôn giáo mặc khải) và những hệ phái:

    -Do Thái giáo

    Thiên Chúa giáo:

    -Công giáo (do Đức Giêsu Kitô lập)
    - Chính Thống giáo Hy Lạp (tách ra từ năm 1054)
    - Tin Lành giáo (tách ra từ năm 1517) Hội Thánh Tái Thanh Tẩy (1521)
    -Hội Thánh Thanh Tẩy (1609)
    -Hội Thánh Phục Lâm (1820)
    -Cơ Đốc Phục Lâm Đệ Thất Nhật (1820)
    -Giáo phái Luther (1526)
    -Giáo phái Calvin (1536)
    -Hội Thánh Trưởng Lão (1560)

    -Anh giáo (gồm Anh giáo và Hội Thánh Công Hội) (1534);
    - Hội Thánh Giám Lý (1739)

    Đọc Thêm

    Compendium of the Catechism of the Catholic Church, nos. 1-5.
    Catechism of the Catholic Church, nos. 26-49.
    Anthony F Alexander, College Apologetics, Chapter 2 "The Existence of God", Chapter 3 "The Existence of the Soul", and Chapter 4 "The Necessity of Religion", pp 14-44.
    Charles Belmonte, ed, Faith Seeking Understanding, vol 1, Chapter 22 "Knowledge of the Existence of God". Manila: Studium Theologiae, 1993, pp 151-160.
    Card Avery Dulles, SJ, The New World of Faith, Chapter 2, pp 30-34.
    John Paul II, "Does God Really Exist?" in Crossing the Threshold of Hope.
    John Paul II, "'Proof': Is It Still Valid?" in Crossing the Threshold of Hope.
    John Paul II, "If God Exists, Why is He Hiding?" in Crossing the Threshold of Hope.
    Peter J Kreeft, Catholic Christianity, Chapter 2, no. 4.

    còn tiếp
    Miễn nc với santanas.kratos666,kael,nhatnam;phanquanbt,1288,qu angcom

  13. #13

    Mặc định

    Đạo Công Giáo quan niệm về linh hồn thế nào, đoạn này là phần phụ lục thêm của bài 1



    --------------------------------------

    Thiên Đàng—Luyện Ngục & Hỏa Ngục

    Lm Ansgar Phạm Tĩnh
    ............................

    Đối với niềm tin vào Thiên Đàng—Luyện Ngục và Hỏa Ngục, người ta thường có ba thái độ:

    Thứ nhất là thái độ cứng lòng tin:

    Chẳng có Thiên Đàng, cũng chẳng có Luyện Ngục hay Hỏa Ngục như Giáo Hội Công Giáo dạy! Có chăng là có Thiên Đàng nơi trần thế này mà thôi! Chết là hết, là kết thúc, xuôi tay nhắm mắt xong là hết đau khổ, hết lo lắng và hết … nợ đời!

    Chính vì không tin vào thực tại của Thiên Đàng—Luyện Ngục và Hỏa Ngục ở đời sau, cho nên họ như những con thiêu thân chỉ biết lao đầu vào ăn chơi, hưởng thụ, trác táng, hút sách, phạm pháp, làm những việc vô luân thường đạo lý… Và cuối cùng khi chán ngán cuộc đời này, khi họ chán sống rồi thì … tự tử. Chấm hết!

    Thứ hai là thái độ tin vào Chúa nhưng tin một cách lệch lạc:

    Tin vào Thiên Chúa và chỉ tin có Thiên Đàng mà thôi! Luyện Ngục và Hỏa Ngục không thể có được bởi vì Thiên Chúa là Tình Yêu (1 Ga 4:16), Ngài không bao giờ dựng nên những thứ khủng khiếp ấy để trừng phạt hay hành hạ con cái của Ngài. Luyện Ngục và Hoả Ngục là những thứ mà Giáo Hội dựng nên để hù dọa người ta mà thôi!

    Vì không tin có Luyện Ngục và Hoả Ngục cho nên họ chẳng quan tâm gì đến việc đọc kinh xin lễ, và làm việc hy sinh, hãm mình … để cầu nguyện cho những người đã qua đời. “Tất cả những ai tin vào danh Đức Giê-su và chịu phép Rửa Tội thì chắc chắn được cứu rỗi, vậy cầu nguyện, đọc kinh, tham dự Thánh Lễ, hy sinh cho người quá cố để làm gì? Vô ích! Tốn thời giờ” Họ dùng Thánh Kinh để lý luận như vậy!

    Thứ ba là thái độ tin nhưng lờ mờ:

    Những người thuộc nhóm này thì tin vào những lời giáo huấn của Giáo Hội về sự sống đời sau, tin chắc chắn có Thiên Đàng—Luyện Ngục và Hỏa Ngục, nhưng chẳng bao giờ họ hiểu rõ và hiểu đúng về thực trạng của Thiên Đàng—Luyện Ngục và Hỏa Ngục cả. Họ cũng chẳng hiểu Giáo Hội Công Giáo gồm có BA THÀNH PHẦN và sự liên đới chặt chẽ, và mối liên quan mật thiết giữa ba thành phần này trong Giáo Hội.

    Còn bạn? Bạn thuộc nhóm nào vậy? Tôi hy vọng là bạn không thuộc vào nhóm thứ nhất và thứ hai! Nếu bạn thuộc vào một trong hai nhóm này thì… Amen! Chỉ có Chúa Thánh Thần mới giúp bạn được thôi!

    Còn nếu bạn thuộc vào nhóm thứ ba thì trong ngày lễ Các Thánh và lễ Các Linh Hồn hôm nay, mời bạn hãy cùng với tôi học hỏi và tìm hiểu sâu hơn về thực trạng của Thiên Đàng—Luyện Ngục và Hỏa Ngục, về BA THÀNH PHẦN của Giáo Hội và sự liên đới chặt chẽ, và mối liên quan mật thiết giữa ba thành phần này.

    Nói về BA THÀNH PHẦN trong Giáo Hội: Giáo Hội Chiến Thắng, Giáo Hội Ðền Bù và Giáo Hội Lữ Hành, sách Toát Yếu Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo # 195 dạy rằng:

    Một số còn lữ hành trên trần gian; một số khác, đã rời bỏ đời này, hiện đang được thanh luyện, và cũng được trợ giúp bằng lời cầu nguyện của chúng ta; sau hết, một số khác nữa, đã được hưởng vinh quang Thiên Chúa và đang chuyển cầu cho chúng ta. Tất cả cùng nhau làm thành một gia đình duy nhất trong Đức Kitô, là Hội thánh, để ca ngợi và tôn vinh Chúa Ba Ngôi.



    Bạn thấy mối quan hệ rất chặt chẽ và tình liên đới mật thiết giữa chúng mình với các linh hồn nơi Luyện Ngục và với các Thánh ở trên Thiên Đàng chưa?

    Các linh hồn thuộc Giáo Hội Đền Bù hoàn tất giai đoạn thanh luyện chậm hay mau là nhờ vào sự cầu nguyện, hy sinh, hãm mình, thánh lễ, Kinh Mân Côi… của những người thuộc về Giáo Hội Lữ Hành, tức là chúng mình, những người còn sống ở trần gian.



    Sau khi hoàn thành quá trình thanh luyện, các linh hồn được vào Thiên Đàng, lúc này các Ngài thuộc Giáo Hội Chiến Thắng sẽ cầu bầu, giúp đỡ cũng như chuyển cầu cùng Chúa cho chúng ta.

    Nếu hôm nay bạn đã nhận ra mối liên hệ chặt chẽ và mật thiết giữa ba thành phần trong Giáo Hội thì tôi đề nghị với bạn hãy giúp đỡ các linh hồn nơi luyện ngục, bằng cách dâng lời cầu khẩn, đặc biệt là Thánh lễ, và cả những việc bố thí, ân xá và những việc hãm mình để cầu cho họ (Toát Yếu Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo # 211).



    Bạn có muốn con cháu, bạn bè, thân thuộc và tha nhân làm những việc như hy sinh, xin lễ, đọc kinh, lần hạt Mân Côi, Viếng Thánh Thể, cầu nguyện … cho bạn sau khi bạn nhắm mắt từ giã cõi đời này và nhất là khi bạn bị kẹt ở trong trại chuyển tiếp luyện ngục không? Nếu muốn thì tôi mạn phép đề nghị với bạn những công việc nhỏ bé sau:

    Xin lễ, tham dự Thánh Lễ, xưng tội, rước Lễ, lần hạt Mân Côi, Chầu Thánh Thể … để cầu nguyện cho các linh hồn đã ra đi trước chúng ta …








    Hy sinh, hãm mình, không mua những đồ xa xỉ phẩm, một gói thuốc lá, một chai rượu, một két bia, một bữa ăn ở nhà hàng… để dành tiền giúp cho các cơ quan từ thiện, trại cùi, các trẻ em khuyết tật...


    Hy sinh không cãi lại cha mẹ, không nóng giận và kiên nhẫn với những người chung quanh.

    Chăm sóc, quan tâm đến ông bà, cha mẹ hoặc đi thăm viếng người già, những người đau yếu, tật nguyền, kém may mắn...




    “Anh em muốn người ta làm gì cho mình, thì cũng hãy làm cho người ta như vậy” (Lc 6:31). Hy sinh, xin lễ, đọc kinh, lần hạt Mân Côi, Viếng Thánh Thể, cầu nguyện … cho các linh hồn là chúng mình đang làm cho chính chúng ta đấy! Làm ngay đi! Chần chờ gì nữa?


    ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

    Nguồn gốc lễ Cầu hồn và tháng Các linh hồn
    Theo Xuanha


    Theo sách vở ghi lại, thì thánh Odilo (962- 1048) là viện phụ đan viện Cluny. Đan viện này thời đó nằm trong phần đất của đế quốc Germany.


    Ngài là người thánh đức, thường cầu nguyện, hi sinh , và dâng lễ cầu cho các linh hồn đã qua đời.


    Truyện kể rằng:


    Một hôm, một đan sĩ Dòng ngài đi viếng Đất thánh Giêrusalem. Trên đường trở về Đan viện Cluny. Tàu chở đan sĩ bị bão đánh giạt vào một hòn đảo. Tại đó, đan sĩ gặp một ẩn sĩ và được ẩn sĩ cho biết:



    "Trên đảo này có nhiều hang lửa, trong hang có nhiều người bị hành hạ, đánh đập. Tôi thường nghe các tên quỉ phàn nàn với nhau về Viện phụ Odilo và các đan sĩ Dòng của ngài rằng: ngày nào họ cũng giải thoát một số linh hồn ra khỏi hang lửa đó. Vì thế, xin thầy về nói với cha Odilo và các anh em trong Dòng cứ tiếp tục cứu giúp các linh hồn đau khổ. Đó cũng là niềm vui cho các thánh trên Thiên đàng và là sự đau khổ cho quỉ dữ dưới Hỏa ngục".

    Sau khi nghe biết sự việc này, cha Odilo đã lập lễ Cầu hồn vào ngày 2 tháng 11 và trước hết cử hành trong đan viện Cluny của ngài vào năm 998 (có sách nói năm 1030). Về sau lễ cầu hồn đã được truyền sang nuớc Pháp, và tới giữa thế kỉ 10, Đức Giáo hoàng Gioan 14 đã lập lễ Cầu hồn trong Giáo hội Rôma.


    Từ thời đó, nhiều nơi đã có thói quen cầu nguyện tuần chín ngày cho các linh hồn, họ đi thăm viếng, sửa mồ mả cha ông. Vào buổi chiều lễ Các Thánh, có những người đi từng nhà xin quà cho các linh hồn, họ hát những bài ca cổ truyền cổ động cầu cho các linh hồn mau ra khỏi Luyện ngục.


    - Tại nước Hungary, người ta gọi ngày 2/11 là "Ngày người chết". Ngày đó, người ta có thói quen tụ họp các trẻ mồ côi tới gia đình họ rồi cho chúng ăn, cho quần áo, cho quà bánh, đồ chơi.


    - Tại miền quê nước Poland, người ta kể: nửa đêm lễ Cầu hồn, người ta thắp sáng nhà thờ giáo xứ, để các linh hồn trong xứ đã qua đời về quanh bàn thờ cầu ơn giải thoát khỏi luyện ngục. Người ta nói là, sau đó trở lại thăm lại nhà mình, thăm nơi mình quen thuộc, làm việc mình đã làm khi còn sống. Và để đón tiếp những linh hồn này, người ta để cửa sổ mở suốt đêm mùng 2.


    - Tại Việt nam, nhất là miền Bắc, trước Công đồng Vaticanô 2 (62-65) người ta thường sửa mồ mả cha ông vào dịp Tết Nguyên đán đầu năm Âm lịch, tính theo mặt trăng, còn lễ Cầu hồn, người ta đi viếng các nhà thờ chung quanh suốt ngày lễ Các Thánh để lãnh ân xá chỉ cho các linh hồn đã qua đời. Cảnh người lớn trẻ em tấp nập ra vào rất vui vẻ. Người ta dự lễ và xin lễ rất nhiều để cầu cho Tổ tiên, Ông bà, Cha mẹ sớm về hưởng phước Thiên đàng.


    *Thương nhớ người quá cố, nhất là cha mẹ, anh chị em trong gia đình là chuyện tự nhiên của con người.


    *Ao ước cho người thân mình được "nghỉ yên muôn đời trong nơi mát mẻ hạnh phúc" cũng là tâm lí thông thường.


    *Do đó việc cầu cho người thân đã qua đời là việc cần thiết, vừa cho linh hồn người chết được cứu thoát khỏi Luyện ngục, vừa cho người sống được tỏ lòng hiếu thảo đền ơn.

    Những điều trên không những hợp lòng người, mà còn hợp giáo lí trong đạo. Giáo lí Công giáo do Đức Thánh cha Gioan Phaolo 2 ban hành năm 1992 có 3 số như sau:


    - Số 1030: Cần có Luyện ngục:



    "Những ai chết trong ân sủng và ân nghĩa của Thiên Chúa, nhưng chưa được thanh tẩy cách trọn vẹn, thì tuy được bảo đảm về ơn cứu độ muôn đời của mình, vẫn phải chịu một sự thanh luyện sau khi chết, hòng đạt được sự thánh thiện cần thiết để bước vào niềm vui thiên đàng.



    - Số 1031: Luyện ngục để thanh tẩy:


    "Giáo Hội gọi là luyện ngục là sự thanh luyện sau cùng này của các người được chọn, hoàn toàn khác với hình phạt của những kẻ bị án phạt. Giáo Hội đã trình bày giáo lý của đức tin về Luyện ngục, nhất là tại các Công đồng Florentia (xem DS 1304) và Trentô (xem DS 1820; 1580).

    Dựa vào một số bản văn của Thánh Kinh (Chẳng hạn 1 Cr 3,15; 1 Pr 1,7), Truyền thống của Giáo Hội nói đến một thứ lửa thanh luyện:"Đối với một số những lỗi lầm nhẹ, ta phải tin có một thứ lửa thanh tẩy trước ngày Phán xét, theo như những gì mà Đấng là Chân lý đã dạy khi Ngài nói rằng nếu ai nói lời phạm thánh chống lại Chúa Thánh Thần, thì sẽ không được tha cả đời này lẫn ở đời sau" (Mt 12,31). Theo lời quyết đoán này, chúng ta có thể hiểu rằng một số lỗi lầm có thể được tha ở đời này, nhưng một số lỗi khác thì được tha ở đời sau" (Th. Gregoriô Cả, Dial. 4,39).

    - Số 1032: Người sống cứu người chết:

    "Giáo huấn này cũng dựa vào cách cầu nguyện cho kẻ chết, như được nói đến trong Thánh Kinh: "Đó là lý do tại sao ông Giuđa Macabê đã truyền phải dâng hy lễ đền tội này cho các người đã chết, để họ được giải thoát khỏi tội lỗi của mình" (2 Mcb 12,46).

    Ngay từ những thời gian đầu, Giáo Hội đã tôn kính việc tưởng niệm các người đã qua đời, và dâng kinh lễ để cầu cho họ, nhất là dâng Thánh lễ( xem DS 856), để họ được thanh tẩy và tiến vào nơi chiêm ngưỡng Thiên Chúa. Giáo Hội cũng khuyên làm việc bố thí, hưởng các ân xá và thi hành những việc đền tạ để giúp các người đã qua đời:
    Chúng ta hãy cứu giúp họ và hãy tưởng nhớ họ. Nếu các con ông Gióp đã được thanh tẩy nhờ lễ hy sinh của cha họ( xem G 1,5), tại sao chúng ta lại có thể hoài nghi rằng những của lễ của chúng ta dâng cầu cho người chết sẽ không mang lại ủi an cho họ? Vậy chúng ta đừng ngần ngại cứu giúp những người đã ra đi, và dâng những kinh nguyện cầu cho họ (Th. Gioan Kim khẩu, Hom. in 1 Cr 41,5).


    * Ngày 10 tháng 8 năm 1915, Trong một Tông hiến, Tòa thánh cho các linh mục được dâng 3 lễ vào ngày lễ Cầu hồn: 1 cầu như ý người xin, được lấy bổng lễ, 1 cầu theo ý ĐTC (không bổng) và 1 cầu cho các linh hồn (không bổng). Giáo hội cũng xác định dành trọn tháng 11 dành để cầu cho các linh hồn Luyện ngục.

    * Ngày 1 tháng 11 năm 1967, ĐTC Phaolô 6, trong Tông huấn Ân xá đã ban một đại xá với điều kiện thường lệ (xưng tội, rước lễ, cầu theo ý ĐGH) cho những ai "viếng nhà thờ vào Chúa nhật trước hoặc sau, hoặc chính lễ Các Thánh (số 67), và những ai viếng nghĩa địa trong 8 ngày đầu tháng 11 để cầu cho các linh hồn (số 13).


    CẦU CHO CÁC LINH HỒN

    Stephano

    Giáo Hội Công Giáo dành trọn tháng Mười Một để cầu nguyện cho các linh hồn nơi luyện ngục. Họ là những người thân của chúng ta, hoặc cũng có thể là những người mà chúng ta không biết. Nhưng mọi người đều có chung bổn phận là cầu nguyện cho những người đã qua đời. Những linh hồn nơi Luyện Ngục là những linh hồn thánh thiện, nhưng để được vào Thiên Đàng, họ còn cần phải thanh tẩy cho trong sạch vẹn tuyền.




    1. Các linh hồn cần phải thanh luyện

    Thiên Chúa là Đấng Thánh (Tv 99,5), nên những người đến với Chúa cũng phải thánh thiện cách trọn vẹn. Những linh hồn mà chúng ta cầu nguyện hôm nay là những người sống trong ơn nghĩa Chúa và chết trong ơn nghĩa Chúa. Nhưng vì là con người yếu đuối nên không tránh khỏi những khiếm khuyết, cho nên các ngài cần phải tẩy rửa trước khi vào hưởng Tôn Nhan Chúa. Sau khi lìa khỏi xác, linh hồn không còn lập công được nữa, mà chỉ còn cách trông chờ những người trên trần gian cầu nguyện cho mà thôi.

    Nhờ việc lành phúc đức của Giáo Hội tại thế, các linh hồn “nơi” luyện ngục mới mau chóng nên tinh tuyền để diện kiến Tôn Nhan ( Ga 5,37 ). Tức là các ngài đã mặc áo cưới (Mt 22, 12) để dự tiệc cưới Con Chiên (Kh 19,8-9). Về việc phải thanh luyện nơi luyện ngục, có lẽ không ai tránh khỏi - trừ Đức Mẹ Maria Vô Nhiễm. Nói như thế có người thắc mắc : trong bài Tin Mừng vừa nghe, Chúa Giêsu hứa với anh trộm lành : Ngay hôm nay, anh sẽ ở trên Thiên Đàng với tôi (c. 43).

    Vậy ta phải hiểu câu này như thế nào? Theo quan niệm của người Do Thái thời Chúa Giêsu thì Thiên Đàng là nơi những người công chính chờ ngày phục sinh. Tương tự như La-da-rô sau khi chết được các thiên thần đem vào lòng Áp-ra-ham (Lc 16,22). Phải chăng Thiên Đàng theo quan niệm của người Do Thái tương tự như “Luyện Ngục” mà những người công chính cần phải thanh luyện? Dù thế nào chăng nữa, linh hồn nào chưa xứng đáng thì cần phải thanh tẩy. Vì cần phải thanh tẩy, nên các linh hồn cần những lời cầu nguyện của Hội Thánh.

    2. Hội Thánh cùng thông công

    Đây là điều mà chúng ta hằng tuyên xưng trong Kinh Tin Kính. Có nghĩa là các thành phần của Hội Thánh: những người Tại Thế, những người trong Luyện Ngục, các thánh ở trên Thiên Quốc đều liên đới với nhau. Liên đới trong hạnh phúc cũng như trong đau khổ. Quan trọng là ta có cảm nhận được hay không!

    Những linh hồn trong Luyện Ngục ngày đêm họ đang trông chờ lời cầu nguyện của chúng ta. Chúng ta có luôn ý thức điều này không? Những việc lành chúng ta làm sẽ giúp họ đền tội, thanh tẩy tâm hồn để chóng vào hưởng Tôn Nhan Chúa. Khi đã được vào Thiên Đàng, các ngài lại cầu bầu cho chúng ta. Việc cầu nguyện cho các linh hồn nơi Luyện Ngục là một việc thánh thiện, như Công Đồng Vaticanô trong hiến chế Mầu Nhiệm Giáo Hội đã viết: “Giáo Hội Lữ Hành hết lòng kính nhớ, dâng lời cầu nguyện cho những người đã chết, và cầu nguyện cho họ được giải thoát khỏi tội lỗi là một việc lành thánh...” Với Mầu nhiệm Hội Thánh Cùng Thông Công, việc cầu nguyện cho các linh hồn nơi Luyện Ngục là một bổn phận của mỗi người chúng ta. Hơn nữa, đối với người Công Giáo Việt Nam nói riêng, và với người Công Giáo Á Châu nói chung còn là việc thi hành chữ “Hiếu” với ông bà tổ tiên.

    3. Tháng 11 là tháng hiếu thảo



    Trong một lớp Dự Tòng, có một anh bạn học viên theo đạo Ông Bà tỏ ra rất băn khoăn, lo lắng. Hỏi ra mới biết. Anh ta sợ rằng, khi theo đạo Công Giáo thì bất hiếu với tổ tiên. Vì người Công Giáo không cúng cho tổ tiên, nên ở dưới Suối Vàng ông bà tổ tiên bị bỏ đói!Phải chăng người Công Giáo bất hiếu với những người đã qua đời?

    Ta có thể trả lời ngay rằng, người Công Giáo không những không bất hiếu với tổ tiên, mà trái lại còn rất có hiếu với những người đã qua đời. Nhưng cách hiếu thảo của người Công Giáo thì khác. Trong một năm, Giáo Hội dành hẳn một tháng để cầu cho những người quá cố. Rồi hằng ngày người Công Giáo đều cầu nguyện cho những người đã khuất.



    Ta cứ thử làm một phép tính xem, trên Thế giới mỗi ngày có bao nhiêu Thánh Lễ được cử hành. Mà trong mỗi thánh lễ đều cầu nguyện cho những linh hồn nơi Luyện Ngục! Ngoài Thánh Lễ ra, còn bao nhiêu việc Phụng Vụ và các việc đạo đức khác. Những việc này đều thông công với các linh hồn nơi Luyện Ngục.Không còn nghi ngờ gì nữa, người Công Giáo rất có hiếu với những người đã khuất.



    Đặc biệt trong ngày lễ cầu cho các linh hồn, chúng ta càng ý thức hơn về việc cầu nguyện cho các linh hồn trong Luyện Ngục, trong đó có thể có cả người thân của chúng ta. Xin Chúa, nhờ công nghiệp của Chúa Giêsu, cùng với lời bầu cử của Đức Mẹ và các thánh, giúp cho các linh hồn nơi Luyện Ngục được tinh tuyền để các ngài mặc áo cưới mà vào dự tiệc cưới của Con Chiên. A men.
    Miễn nc với santanas.kratos666,kael,nhatnam;phanquanbt,1288,qu angcom

  14. #14

    Mặc định

    ƠN LÀNH CHO NGƯỜI THƯƠNG YÊU CÁC ĐẲNG LINH HỒN


    Vào thế kỷ 17, quận công Eusebio trị vì vương quốc Sardegna, nằm về phía Tây Nam nước Ý. Quận công là tín hữu Công Giáo đạo đức. Ông nổi tiếng về lòng thương mến Các Đẳng Linh Hồn. Quận công làm các việc lành phúc đức như bố thí cho người nghèo để xin cho Các Đẳng Linh Hồn mau thoát khỏi Lửa Luyện Hình, sớm về hưởng tôn nhan Chúa. Thêm vào đó, quận công dùng huê lợi của trọn một thành phố để xin lễ cầu cho những người quá cố. Mỗi ngày, trong toàn thành phố ấy có nhiều Linh Mục dâng Thánh Lễ cầu cho Các Đẳng Linh Hồn. Thành phố mệnh danh là Thành-Thiên-Chúa.

    Ma quỉ không thể chịu được các nghĩa cử lành thánh của quận công Eusebio. Chúng xúi dục vua Ostorgio, trị vì đảo Sicilia, cũng ở miền Nam nước Ý, tìm cách tuyên chiến với quận công Eusebio. Với những lý do nhỏ nhặt, vua Ostorgio mang quân đến chiếm trọn Thành-Thiên-Chúa.

    Vừa nghe hung tin, quận công Eusebio vô cùng sầu khổ, như thể ông mất phân nửa tiểu quốc Sardegna. Ông lập tức triệu tập binh tướng bàn thảo kế hoạch đẩy lui kẻ thù. Quân đội của quận công thật ít ỏi so với đoàn binh hùng hậu của vua Ostorgio. Nhưng quân Sardegna vẫn cương quyết lên đường đánh đuổi quân Sicilia. Đi được một quảng, binh tướng dẫn đầu quân đội Sardegna bỗng thoáng thấy từ xa xa, nhiều đoàn kỵ binh và bộ binh, tất cả đều mang quân phục trắng với ngựa trắng, khí giới và cờ hiệu cũng màu trắng.
    Quận công Eusebio ngạc nhiên đến độ sững sờ. Một đàng, ông lo sợ đây là đoàn binh tiếp vận của quân đội Sicilia. Đàng khác, ông thầm đoán có lẽ đây là đoàn binh thiên quốc Thiên Chúa gởi đến trợ lực. Để nắm chắc thực hư, quận công ra lệnh cho 4 sứ giả đi dò đường. Lạ lùng thay, cùng lúc ấy, 4 sứ giả của quân đội bên kia cũng đến và nói với các sứ giả của quận công rằng: “Xin quí vị đừng sợ. Chúng tôi là đạo binh của Vua Thiên Quốc. Chúng tôi đến tiếp vận cho binh sĩ quí vị. Xin Quận công cứ anh dũng tiến quân với lòng tin tưởng!”

    Quận công Eusebio nhập chung binh sĩ của mình với đạo binh Thiên Quốc và mạnh dạn tiến quân. Vừa khi vua Ostorgio trông thấy đoàn binh đông đảo trang bị đầy đủ khí giới, liền đâm ra lúng túng hoảng sợ. Thêm vào đó có người giải thích cho nhà vua hiểu rằng, đạo binh tiếp vận cho quận công là nhờ phép lạ, bởi lẽ không ai trong thành có thể nói được họ là ai và từ đâu đến. Vì thế, ngay lúc các sứ giả quận công đến điều đình lấy lại Thành-Thiên-Chúa, vua Ostorgio quyết định trả lại và hứa sẽ rút quân tức khắc ra khỏi thành.



    Quận công Eusebio vô cùng mừng rỡ, dâng lời cảm tạ Thiên Chúa và ghi ơn các vị tướng ẩn danh. Vị chỉ huy trưởng liền nói:

    “Xin quận công biết cho rằng, các binh sĩ có mặt tại đây chính là các Linh Hồn quận công đã giải thoát ra khỏi Lửa Luyện Hình nhờ lời cầu nguyện và các việc lành phúc đức quận công đã làm. Thiên Chúa ra lệnh cho các vị ấy có nhiệm vụ che chở quận công trong những khi cần thiết. Xin quận công cứ tiếp tục công tác lành thánh. Bao nhiêu Linh Hồn quận công giải thoát ra khỏi Luyện Ngục là bấy nhiêu bạn hữu và là người bênh đỡ cho quận công trên Trời”.

    Nói xong, toàn thể đạo binh thiên quốc biến mất. Quận công Eusebio liền phủ phục xuống đất dâng lời tạ ơn Thiên Chúa.

    ============

    Câu chuyện xảy ra tại thành Roma vào năm 1620. Một thanh niên - tạm gọi Antonio - sống phóng túng và vô độ. Tính tình anh cộc cằn vũ phu khiến anh bị nhiều người ghét bỏ và trở thành kẻ thù chống lại anh. Họ hùa nhau bày mưu thủ tiêu anh. Thế nhưng, giữa cuộc sống “dao búa” và ăn chơi trác táng này, anh Antonio vẫn giữ nguyên thói quen lành thánh: Anh thường xuyên xin lễ cầu cho Các Đẳng Linh Hồn trong Lửa Luyện Ngục. Anh đặc biệt có lòng thương mến các ngài.Anh muốn giúp Các Đẳng Linh Hồn sớm được giải thoát khỏi nơi Đền Tội. Chính nghĩa cử bác ái đó đã cứu sống anh, cả hồn lẫn xác



    Một buổi tối, Antonio có chuyện phải đi về thành phố Tivoli, cách Roma khoảng 40 cây số về hướng đông bắc. Anh đi nhưng không biết mình đi vào hang kẻ thù. Bởi vì, kẻ thù biết rõ Antonio sẽ đi về hướng ấy. Họ phục kích để giết anh. Họ núp trong một rừng cây nhỏ, mang đầy súng hỏa mai, chờ đợi giây phút Antonio đi ngang qua đó ..

    Antonio cỡi ngựa bình thản nhắm thẳng hướng Tivoli. Khi gần đến nơi, anh bỗng trông thấy xác chết của một tử tội bị treo trên cây sồi. Động lòng trắc ẩn, anh cho ngựa dừng lại, đọc vài kinh cầu cho Linh Hồn kẻ quá cố đáng thương. Bỗng chốc, tử thi hồi sinh, động đậy rồi rơi cái bịch xuống đất. Chưa hết, người chết từ từ tiến lại gần. Antonio thất kinh hồn vía ngồi im như bị trời tròng. Người chết cầm lấy dây cương, bảo Antonio hãy xuống khỏi ngựa và đứng yên đó, chờ ông ta.

    Antonio vô cùng ngạc nhiên, nhưng không hỏi lý do. Anh ngoan ngoãn xuống ngựa và giao dây cương. Người chết lên yên và thúc ngựa chạy nhanh! Vừa tới khúc quẹo, bỗng có tiếng đạn bay vèo vèo. Kẻ thù của Antonio bắn đạn hỏa mai xối xả vào tử thi khiến tử thi ngã gục rơi khỏi ngựa. Trông thấy người cỡi ngựa té xuống đất, những người bắn vội cao bay xa chạy. Họ nắm chắc đã giết chết Antonio!

    Đứng xa xa, Antonio chứng kiến cảnh người chết lồm cồm đứng dậy và leo lên ngựa. Tử thi quay ngựa trở về chỗ Antonio đang đứng run lập cập và nói:



    Anh vừa nghe rõ tiếng đạn hỏa mai nổ! Đó là những viên đạn dành cho anh. Đúng ra anh đã rơi xuống Hỏa Ngục rồi! May mắn thay, các Đẳng Linh Hồn nơi Luyện Ngục đã van xin Thiên Chúa. Ngài cho phép tôi đến cứu sống anh, cả xác lẫn hồn, trong giờ phút nguy hiểm tột cùng này! Anh hãy ghi khắc công ơn trời bể ấy, bằng cách tiếp tục cầu nguyện cho các Đẳng Linh Hồn, và còn hơn thế nữa, hãy thay đổi đời sống anh”.

    Nói xong, tử thi trở lại chỗ cũ: treo lủng lẳng trên cây sồi. Về phần Antonio, khỏi cần phải nói, anh hoàn toàn hoán cải. Anh đổi hẳn lối sống. Anh xin gia nhập một dòng tu và sống thánh thiện cho đến khi qua đời.

    Câu chuyện trên đây minh chứng lời quả quyết của thánh Léonard de Port-Maurice nói rằng: Các Linh Hồn phúc lành mà anh chị em đã cầu nguyện, hy sinh, làm việc thiện để xin ơn giải thoát các ngài khỏi Lửa Luyện Hình, sẽ từ Trời Cao xuống trần gian, để giúp đỡ hộ phù anh chị em trong những công việc thuộc đời này cũng như trong đời sống thiêng liêng.

    Về phần thánh Augustino (354-430), ngài thường nói: “Tôi luôn luôn nhớ cầu nguyện cho các người quá cố, để một khi các vị ấy được vào hưởng vinh quang muôn đời, đến phiên các ngài, các ngài sẽ nhớ cầu bầu cho tôi trước tòa Thiên Chúa Nhân Lành”.

    (Jacques Lefèvre, "Les Âmes du Purgatoire dans la vie des Saints”, Editions Résiac, 1995).

    ==========

    Nữ tín hữu Công Giáo đạo đức- tạm gọi bà Giuliana - đặc biệt có lòng thương mến các Linh Hồn nơi Lửa Luyện Ngục. Suốt đời bà làm rất việc nhiều việc lành phước đức với chủ đích nhường lại cho Các Đẳng Linh Hồn.



    Bà Giuliana ngã bệnh nặng gần qua đời. Trong cơn hấp hối, bà bị cám dỗ nặng nề. Bà thấy như cả đoàn lũ quỷ dữ hỏa ngục thi nhau tấn công bà. Chúng rỉ vào tai bà: "Bà sẽ ra trước tòa Chúa với đôi tay trắng. Bởi lẽ, khi còn sống, bà đã dâng trọn công đức cho các Đẳng Linh Hồn!” Bà Giuliana toát mồ hôi lạnh. Còn đang chiến đấu với quỷ dữ như thế, bỗng bà trông thấy căn phòng rực sáng. Rồi một đoàn người lạ với nét đẹp tuyệt vời của Trời Cao xuất hiện. Sự có mặt của nhóm người này tức khắc đẩy lui bọn quỷ dữ. Chúng hùa nhau trốn mất. Đoàn người lạ tiến đến gần giường bà Giuliana và lấy lời dịu hiền an ủi bà. Vừa trút được gánh nặng nghìn cân, vừa được vui mừng khôn tả, bà không ngớt miệng hỏi:
    - Quý vị là ai? Quý ngài là ai mà lại mang đến cho tôi nhiều ân lành phúc lộc đến thế?
    Các người khách lạ trả lời:
    - Chúng tôi là đoàn dân thiên quốc, từng được bà giúp đỡ, trước khi bước vào tận hưởng nhan thánh Chúa. Chúng tôi không bao giờ quên ơn bà. Để tỏ lòng tri ân, chúng tôi đến độ trì bà trong cơn lâm tử. Chúng tôi muốn giúp bà chuẩn bị bước qua ngưỡng cửa thiên quốc. Chúng tôi muốn nâng đỡ bà trong những giờ phút đau thương, để đưa linh hồn bà vào hưởng niềm hoan lạc vĩnh cửu.

    Vừa nghe xong những lời đầy tràn khích lệ ấy, bà Giuliana cảm thấy vui mừng khôn tả. Bà nhắm mắt lại, êm ái trút hơi thở cuối cùng trong an bình. Linh Hồn bà ra trình diện trước toà Chúa. Nơi đây, bà gặp lại tất cả những Linh Hồn từng thụ ơn bà. Các vị trở thành những người bênh đỡ bà và làm trạng sư cho bà.



    ... Câu chuyện tương tự xảy ra trong cuộc đời thánh nữ Gertrude (1207-1231), người Đức. Vào cuối đời, thánh nữ thường bị ma quỉ quấy phá, gieo rắc lo âu và sợ hãi. Quỉ nói với thánh nữ:
    - Sao dại dột dâng các lời kinh đọc hàng ngày và các hy sinh cho các Linh Hồn không hề quen biết? Rồi ngươi sẽ sớm cay đắng hối hận về lầm lẫn của mình! Phần ta, ta lại vui mừng khôn kể xiết! Ngươi sẽ thấy rằng ngươi phải trả giá mắc mỏ cho lầm lẫn ấy!

    Nghe quỉ dữ rót vào tai như thế, thánh nữ Gertrude bỗng đâm ra bối rối về các việc lành phước đức uổng công và lo sợ các hình khổ sẽ phải chịu sau này. Cảm thương trước các âu lo của thánh nữ, Chúa GIÊSU hiện ra và phán:



    - Sao con âu sầu phiền nảo như thế? Con nên nhớ rằng, lòng bác ái của con đối với tha nhân rất đẹp lòng Cha. Vì lý do đó, Cha sẽ giải thoát con khỏi mọi hình khổ con phải chịu sau này. Cha đã từng hứa thưởng công bội hậu cho những ai dâng các đau khổ để cầu cho phần rỗi Linh Hồn anh chị em mình. Cha sẽ gia tăng gấp trăm lần niềm hoan lạc con được hưởng trên trời. Rồi con sẽ thấy, tất cả những Linh Hồn từng được con cứu giúp, chẳng bao lâu nữa, sẽ đến gặp con và đưa con vào Thiên Quốc.

    Các việc lành đạo đức có sức mạnh giảm bớt các hình khổ của các Linh Hồn nơi Lửa Luyện Hình: Vui lòng chấp nhận chịu mọi đau khổ vì lòng mến Chúa; Tự nguyện làm các việc hãm mình phạt xác và ăn chay cầu nguyện cho Các Đẳng Linh Hồn; Thi hành các công tác bác ái giúp đỡ những người đang túng thiếu hoặc đang trong cơn quẫn bách.("Il Meraviglioso Segreto delle Anime del Purgatorio”, Shalom 1996).

    =============
    Miễn nc với santanas.kratos666,kael,nhatnam;phanquanbt,1288,qu angcom

  15. #15

    Mặc định


    Truyện 1 bà mẹ trong luyện ngục


    Ngày 3-2-1944, một cụ bà gần 80 tuổi qua đời. Cụ bà đó không ai khác là thân mẫu tôi.



    Tôi lặng lẽ chiêm ngắm gương mặt Mẹ dịu hiền nơi nhà nguyện nghĩa trang, trước khi hạ huyệt. Trong tâm tình con thảo và nhất là, trong tư cách Linh Mục, tôi thì thầm với Mẹ: “Mẹ à, từ ngày có trí khôn đến giờ, con chưa bao giờ thấy Mẹ lỗi phạm nặng nề một luật nào của Chúa!”

    Và tôi hồi tưởng những chặng đường qua của cuộc đời Mẹ.

    Mẹ tôi có một đời sống thật gương mẫu. Sở dĩ tôi được làm Linh Mục phần lớn là nhờ công lao của Mẹ hiền.

    Mỗi ngày, Mẹ tôi tham dự Thánh Lễ rước lễ, kể cả vào những năm cuối đời, tuổi đã cao. Khi đi cũng như lúc về, Mẹ tôi đều cầm tràng hạt trong tay. Mỗi khi rỗi rãnh, Mẹ thường lần hạt, đọc kinh Mân Côi.

    Mẹ tôi rất có lòng bác ái, thương người đến độ mất một con mắt, chỉ vì liều mạng cứu sống một người đàn bà nghèo.

    Chưa hết. Mẹ tôi luôn chấp nhận thánh ý THIÊN CHÚA. Ngày thân phụ tôi qua đời, Mẹ tôi hỏi: “Trong lúc này đây, Mẹ có thể than thở gì với Đức Chúa GIÊSU để làm đẹp lòng Ngài?” Tôi trả lời: “Mẹ cứ lập đi lập lại câu: Lạy Chúa, xin cho thánh ý Chúa được thực hiện.”

    Trên giường bệnh, Mẹ tôi lãnh các Bí Tích sau cùng với Đức Tin sâu xa.

    Mấy giờ trước khi tắt thở, Mẹ tôi đau đớn vô cùng. Nhưng Mẹ không ngừng lập đi lập lại: “Lạy Đức Chúa GIÊSU, con muốn xin Chúa giảm cơn đau cho con. Tuy nhiên, con không dám áp đặt ý con trên thánh ý Chúa. Trái lại, xin cho thánh ý Chúa được thể hiện.”

    Với lời sau cùng này, Mẹ tôi - người phụ nữ đã cưu mang, sinh hạ và dưỡng dục tôi nên người - trút hơi thở cuối cùng.

    Sau khi Mẹ tôi qua đời, ai ai cũng nức lời khen ngợi Mẹ, người đàn bà đức hạnh. Tuy nhiên, tôi không để ý đến lời ca tụng của người đời cho bằng nghĩ đến sự phán xét công minh của THIÊN CHÚA. Do đó, tôi làm nhiều việc lành, sốt sắng dâng Thánh Lễ và không ngừng cầu nguyện cho Linh Hồn Mẹ sớm tận hưởng Thánh Nhan THIÊN CHÚA.

    Ngoài ra, mỗi khi có dịp giảng, tôi đều nhắn nhủ các tín hữu Công Giáo hãy năng nhớ giúp đỡ các Linh Hồn nơi Lửa Luyện Ngục. Giúp đỡ bằng nhiều cách: tham dự Thánh Lễ, rước lễ và làm việc lành phước đức, bố thí giúp đỡ người nghèo.

    THIÊN CHÚA Nhân Lành cho phép Mẹ hiện về với tôi.

    Đúng hai năm rưỡi sau khi qua đời, Mẹ tôi bỗng xuất hiện trong phòng, dưới hình dạng con người. Mẹ trông thật buồn bã. Mẹ tôi nói: “Các con đã bỏ quên Mẹ trong Luyện Ngục!”
    Tôi ngạc nhiên hỏi lại: “Ủa, cho tới bây giờ mà Mẹ còn ở trong Luyện Ngục hay sao?”

    Mẹ tôi đáp: “Đúng thế! Mẹ vẫn còn ở trong Luyện Ngục. Bóng tối vây phủ Linh Hồn Mẹ, khiến Mẹ không thể trông thấy Ánh Sáng là THIÊN CHÚA .. Mẹ đang ở ngưỡng cửa Thiên Đàng, gần nơi an vui vĩnh cửu và Mẹ nồng nhiệt ước muốn được vào, nhưng Mẹ không thể nào vào được! Không biết bao nhiêu lần Mẹ tự nhủ: Nếu các con biết mình đang bị dằn vặt khốn khổ khôn lường, hẳn là chúng đã cấp tốc ra tay cứu giúp mình!”

    Tôi hỏi tiếp: “Sao trước đây Mẹ không hiện về báo cho chúng con biết?”

    Mẹ tôi buồn bã trả lời: “Mẹ đâu có được phép!”

    Tôi lại hỏi: “Mẹ vẫn chưa được trông thấy THIÊN CHÚA sao?”

    Mẹ tôi giải thích: “Khi vừa tắt thở, Mẹ đã được trông thấy Chúa nhưng chưa được trông thấy trọn Ánh Sáng Vinh Quang của Chúa.”

    Tôi hỏi tiếp: “Chúng con có thể làm được gì để giúp Mẹ ra ngay khỏi Luyện Ngục?”

    Mẹ tôi nói: “Mẹ chỉ cần duy nhất một Thánh Lễ. Chúa cho phép Mẹ hiện về để xin con điều đó.”

    Tôi không quên dặn dò Mẹ: “Khi nào được vào Thiên Đàng, Mẹ nhớ hiện về ngay báo tin cho con biết.”

    Mẹ tôi trả lời: “Nếu Chúa cho phép Mẹ hiện về .. Ôi Ánh Sáng thật tuyệt đẹp!”

    Vừa nói Mẹ tôi vừa biến mất.

    Chúng tôi dâng 2 Thánh Lễ cầu cho Linh Hồn Mẹ.

    Một ngày sau, Mẹ tôi hiện về nói: “Mẹ đã được vào Thiên Đàng rồi!”

    Chứng từ của Cha Giuseppe Tomaselli, người Ý, Dòng Don Bosco.

    ... ”Từ vực thẳm, con kêu lên Ngài, lạy Chúa, muôn lạy Chúa, xin Ngài nghe tiếng con. Dám xin Ngài lắng tai để ý nghe lời con tha thiết nguyện cầu. Ôi lạy Chúa, nếu như Ngài chấp tội, nào có ai đứng vững được chăng? Nhưng Chúa vẫn rộng lòng tha thứ để chúng con biết kính sợ Ngài. Mong đợi Chúa, con hết lòng mong đợi, cậy trông ở lời Người. Hồn con trông chờ Chúa, hơn lính canh mong đợi hừng đông. Hơn lính canh mong đợi hừng đông, trông cậy Chúa đi, Israel hỡi, bởi Chúa luôn từ ái một niềm, ơn cứu chuộc nơi Người chan chứa. Chính Người sẽ cứu chuộc Israel cho thoát khỏi tội khiên muôn vàn” (Thánh Vịnh 130).


    (”L'Aldilà .. Stupenda realtà”, Editrice Comunità, 1992, trang 265-266)

    -----------------------------------------

    Thánh nữ Perpêtua (+203) là vị tử vì đạo thời danh của Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ nói chung và của Giáo Hội Công Giáo tại Bắc Phi nói riêng.

    Thánh nữ thuộc dòng họ quý tộc sống tại Carthage. Gia đình thánh nữ được hồng phúc lãnh bí tích rửa tội, chỉ trừ người cha. Năm 203, thánh nữ Perpétua bị bắt cùng với 4 tín hữu Kitô khác. Năm đó, thánh nữ Perpétua là bà mẹ trẻ với đứa con dại 8 tháng, còn bú.

    Chính thánh nữ tự tay viết phần đầu những diễn tiến, hình khổ và chiến đấu trong thời gian bị bắt bớ và bị giam cầm. Một người ẩn danh, viết tiếp phần còn lại cuộc tử đạo của các vị anh hùng.

    Trong phần kể lại diễn tiến trong thời gian tù ngục, thánh nữ Perpétua nói đến câu chuyện trông thấy đứa em trai Dinocrate, 7 tuổi, chết trước đó không lâu và còn chịu thanh tẩy trong Lửa Luyện Ngục.


    Mấy ngày sau khi nghe tuyên án tử, trong khi chúng tôi cùng cầu nguyện và cả tôi cũng đang cầu nguyện, thì bỗng nhiên tôi cất tiếng lớn gọi tên em Dinocrate. Tôi kinh hoàng sực nhớ ra rằng, cho tới lúc này đây, tôi đã quên bẵng không hề nghĩ đến đứa em trai quá cố và tự nhiên cảm thấy âu sầu khi nhớ lại cơn bệnh hiểm nghèo của em.

    Tôi hiểu rằng, từ giờ phút này trở đi, tôi xứng đáng cầu nguyện cho em và tôi có bổn phận phải cầu nguyện cho em. Do đó, tôi tức khắc bắt đầu cầu nguyện cho em và xin THIÊN CHÚA thương xót Linh Hồn em.

    Đêm tiếp đó, tôi trông thấy một cảnh tượng như sau. Tôi thấy em Dinocrate bước ra từ một nơi tăm tối, trong đó còn có nhiều người khác nữa. Em bị nóng bức và bị khát, mặt mũi bẩn thỉu và nhợt nhạt. Nơi mặt em vẫn còn vết thương khủng khiếp làm cho em phải chết. Dinocrate là em ruột tôi. Em chết lúc 7 tuổi vì bị ung thư nơi mặt. Cái chết của em làm cho mọi người đều khiếp sợ. Và tôi đã cầu nguyện cho em. Lúc này đây, có một khoảng cách quá lớn khiến chúng tôi không thể nào đến gần nhau. Nơi chỗ em Dinocrate đang đứng, có một hồ đầy nước. Miệng hồ cao quá đầu em. Em nhón gót, tìm hết cách để uống, nhưng không thể nào uống được. Tôi thật đau lòng và cảm thấy thật thương em. Em bị khát nước, đứng bên cạnh hồ đầy nước, nhưng lại không thể uống nước.



    Trông thấy đến đây thì tôi giựt mình thức giấc và tôi hiểu rằng em tôi đang chịu đau khổ, nhưng cùng lúc, tôi cũng tin chắc chắn rằng lời cầu nguyện của tôi sẽ giúp ích cho em rất nhiều.

    Tôi tha thiết cầu nguyện cho em mỗi ngày, cho đến lúc chúng tôi bị di chuyển từ nhà tù sang sân vận động. Nơi đây, chúng tôi bị đem ra làm trò chơi để mua vui, nhân ngày sinh nhật của vua César Géta.

    Tôi tiếp tục cầu nguyện ngày đêm cho em. Tôi khẩn thiết kêu xin THIÊN CHÚA mau giải thoát em khỏi nơi bị giam cầm.

    Vào một ngày chúng tôi bị mang xiềng xích, tôi trông thấy cảnh tượng sau đây. Tôi trông thấy nơi mà tôi đã thấy trước kia, chỗ có em Dinocrate. Nhưng lần này, tôi trông thấy em Dinocrate khoẻ mạnh, ăn mặc chỉnh tề và được nghỉ yên bình an. Nơi khuôn mặt, chỗ trước kia có vết thương, nay chỉ còn vết sẹo. Hồ nước mà tôi trông thấy lúc trước, nay thì miệng hồ hạ thấp xuống, ngang nơi thắt lưng của Dinocrate khiến em múc nước dễ dàng và uống liên tục. Trên miệng hồ có đặt sẵn một chai nhỏ bằng vàng đầy nước. Sau khi uống đả khát rồi, em liền đến bên hồ nước lấy nước vọc chơi, theo kiểu các trẻ em thường chơi. Tôi giựt mình thức giấc và tôi hiểu rằng hình khổ của em đã được đền xong.
    (Mgr. Victor Saxer, ”Saints anciens d'Afrique du Nord”, T.P. Vaticana 1979, trang 46-47). Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt (Đài Vatican )
    Last edited by Vitxiem; 17-02-2014 at 05:01 AM.
    Miễn nc với santanas.kratos666,kael,nhatnam;phanquanbt,1288,qu angcom

  16. #16

    Mặc định

    BÍ MẬT THÚ VỊ VỀ LINH HỒN LUYỆN NGỤC

    60 câu hỏi trong Cuộc phỏng vấn của Nữ tu Emmanuel Maillard với bà Maria Simma

    (Lm Mark, CMC theo web Holysoulscrusade.org)


    "Một hôm, tôi (Nữ tu Emmanuel Maillard) đọc cách rất chăm chú cuốn sách về Các linh hồn Luyện Ngục. Điều đánh động tôi rất nhiều, vì nó liên quan đến những chứng cớ đã xảy ra và cũng giải thích rất rõ học thuyết của Giáo Hội về vấn đề Luyện ngục. Đó là cuốn sách của Maria Simma, nói về "Các Linh hồn Luyện ngục...nói với tôi".



    Tôi đã viết ngay cho biên tập viên nhà xuất bản, và được biết rằng: "Maria Simma vẫn còn sống". Nhanh chóng, tôi liên lạc với bà ấy và bà đã đồng ý gặp tôi để trả lời nhiều câu hỏi của tôi.

    Tôi rất vui mừng, vì mỗi lần tôi có cơ hội để nói chuyện hay trình bày về các linh hồn khốn khó, tôi thấy các thính giả của tôi quan tâm đặc biệt. Thường, họ xin tôi nói nhiều hơn "Hãy nói cho chúng tôi nhiều hơn, những điều khác về các linh hồn Luyện ngục ." Tôi thấy rằng ai trong chúng ta cũng muốn biết điều gì đang chờ đợi chúng ta sau khi chết.

    Ngày nay, tại các giáo xứ, trong các bài giáo lý thường xuyên, không thấy nói tới vấn đề Luyện ngục. Đó là một thiếu sót lớn.

    Hi vọng những điều nói đây sẽ bổ túc những thiếu sót và cho ta biết rằng Thiên Chúa sắp xếp cho ta một kế hoạch hoàn toàn tuyệt vời. Hơn nữa, để khi còn sống trên thế gian này, ta biết lo liệu cho mình một tương lai tốt đẹp đời sau.

    Maria Simma là ai? Là người nước Áo (Austria),

    Từ thời thơ ấu, bà đã cầu nguyện rất nhiều cho các linh hồn trong Luyện Ngục.
    Năm 1940, lên 25 tuổi, bà đã được một đặc sủng rất cao quí, được các linh hồn trong Luyện Ngục viếng thăm. Các linh hồn thường xin bà những lời cầu nguyện và thánh lễ misa dâng lên cầu cho họ được giải thoát.



    Bà Maria Simma


    Năm 1997, khi tôi tới thăm, Maria Simma đã 82 tuổi.
    Sống một mình trong ngôi nhà nhỏ của bà tại Sonntag, một ngôi làng rất đáng yêu ở vùng núi Vorarlberg thuộc nước Áo (Austria), và đó là nơi tôi gặp bà và hỏi nhiều câu.
    Bà là một người Công giáo nhiệt thành, rất khiêm nhường, rất đơn sơ, rất nghèo khó. Ví dụ, trong căn phòng nhỏ của mình, chúng tôi hầu như không có đủ chỗ để di chuyển xung quanh các ghế bà đã mời chúng tôi ngồi...

    Bà được cha xứ và giám mục địa phương khuyến khích rất nhiều trong việc cầu nguyện và giúp đỡ Các linh hồn Luyện ngục. Các ngài nói với bà rằng: bà được phép công bố những cuộc thăm viếng đó vì "không có những lầm lạc về tín lí".

    Bà qua đời tháng Ba năm 2004.

    Có một đặc sủng bất thường không? Có, trong lịch sử Giáo hội Công giáo, đã có những vị thánh - được phong thánh hay không - những người đã thực hiện đặc sủng này. Có thể nêu ví dụ như Thánh Gertrude, thánh Catherine Genoa, người đã viết nhiều về Luyện ngục. Maryam Chúa Giêsu, Thánh Margaret Mary tại Paray-le-Monial người cổ động tôn sùng Thánh Tâm Chúa, Thánh Gioan Vianney xứ Ars, Thánh Faustina, Thánh John Bosco, Thánh Maryam Bethlehem, v.v.
    Bà Maria Simma cũng được đặc sủng trong thời đại ta về sự Cứu giúp các linh hồn Luyện ngục. Bà ấy không nói được tiếng Pháp, vì thế, tôi phải nhờ thông dịch viên.
    Vì muốn ngắn gọn nhưng rõ ràng, tôi sẽ tổng hợp một số các câu trả lời của Maria. Tôi cũng thêm vào vài ý kiến cá nhân của tôi.


    Sơ Emmanuel và Bà Maria Simma



    Các Cuộc phỏng vấn:

    1-Maria, bà có thể cho chúng tôi biết lần đầu tiên linh hồn Luyện ngục về thăm bà thế nào và vào năm nào không?
    -Được chứ, năm 1940. Vào ban đêm lúc 3, 4 giờ sáng. Tôi thấy như có ai vào phòng tôi.

    2-Bà có sợ không?
    -Không, tôi không sợ gì cả, từ hồi nhỏ má tôi đã nói: con này lạ thật, nó chẳng bao giờ biết sợ là gì.

    3-Rồi đêm đó ra sao?

    -Tôi thấy một người rất lạ. Ông ta đi lại thật chậm. Tôi nói thật lớn: Tại sao lại vào phòng tôi? Đi ra ngay! Nhưng ông ta cứ đi đi lại lại bên giường tôi, làm như không nghe gì cả. Tôi hỏi lại: Ông tính làm gì đây?. Nhưng ông ta vẫn lặng thinh. Tôi nhảy ra khỏi giường, định chộp ông ta, nhưng chỉ chộp được không khí, không chộp được ai cả. Tôi lên giường ngủ tiếp. Nhưng tôi lại nghe tiếng đi đi lại lại.



    Tôi nghĩ phải chộp được người này, nhưng không được. Tôi chồm dậy, chộp hắn, nhưng lại chộp không khí thôi. Mơ màng, tôi lại nằm xuống. Hắn không trở lại nữa, nhưng tôi cũng không ngủ được nữa.

    Sáng hôm sau, lễ xong, tôi trình cha linh hồn sự việc đã xảy ra đêm qua. Ngài bảo: Nếu thấy người ấy nữa, hỏi xem: Ai đó? Ông muốn tôi làm gì?

    Đêm hôm sau, người đó trở lại, tôi hỏi: Ông muốn tôi làm gì cho ông?

    Ông ta trả lời: Xin dâng cho tôi 3 lễ Misa, tôi sẽ được cứu.

    Tôi hiểu đó là linh hồn luyện ngục. Cha linh hồn tôi cũng nói thế. Ngài khuyên tôi đừng bao giờ từ chối lời xin của linh hồn luyện ngục, nhưng hãy quảng đại giúp họ những gì họ xin.


    4-Rồi sau đó, còn có những cuộc thăm viếng khác không?

    -Đúng, trong mấy năm, chỉ có 3 hoặc 4 linh hồn, thường về vào tháng 11, sau tháng đó, có thêm những linh hồn khác.

    5-Các linh hồn này xin những gì?

    -Hầu hết họ xin lễ Misa, xin đọc kinh Mân côi, cũng xin viếng Đàng Thánh giá.
    Nhiều người hỏi tôi: Thực ra Luyện ngục làm sao? Tôi trả lời: Đó là một sự can thiệp lạ lùng của Thiên Chúa . Tôi xin nêu một hình ảnh mà tôi nghĩ:

    Ví dụ về vết thương tình

    Giả như một hôm bạn mở cửa ra, thấy ánh sáng và vẻ đẹp bầu trời rực rỡ, tuyệt đẹp như chưa bao giờ bạn thấy. Bạn say mê, bạn bị vẻ đẹp bao quanh, cuốn hút, mê man. Đối lại, ánh sáng và vẻ đẹp cũng say mê bạn. Bạn chưa bao giờ dám mơ ước như vậy. Ánh sáng và vẻ đẹp muốn thấu nhập, muốn kết hợp nên một với bạn. Lửa tình rừng rực trong tim, như có đôi tay giơ ra ôm ẵm. Nhưng này, hãy khoan, bạn nhận ra mình đã nhiều tháng, nhiều năm không tắm rửa, hôi hám quá, nước mũi xụt xịt, đầu tóc mỡ màng, dính bệt, quần áo nhem nhuốc...Bạn tự nhủ: "Không, tôi không thể để ai ôm ẵm lúc này được, tôi phải đi tắm, tắm thật sạch, rồi tôi mới trở lại".
    Nhưng trong lòng bạn lửa tình bùng cháy, quá nóng lòng muốn kết hợp, bạn không chịu nổi phải khoan giãn để đi tắm rửa, dù chỉ vài phút. Đó lòng vết thương tình đau đớn.
    Luyện ngục giống hệt như vậy. Phải hoãn lại vì linh hồn không trong sạch. Hoãn lại trước cái ôm yêu của Chúa, một vết thương tình gây nên những đau khổ da diết, một sự chờ đợi như nỗi nhớ thương. Chính sự đốt cháy này, sự mong ước này tẩy sạch những gì là bợn nhơ. Luyện ngục là nơi ước mong, ước mong Thiên Chúa, ước mong Thiên Chúa Đấng linh hồn đã biết, đã thấy Người, nhưng chưa được kết hợp với Người.

    6-Maria, các linh hồn Luyện ngục có vui và hi vọng đang khi ở giữa những đau đớn như vậy không?



    -Có chứ. Không linh hồn nào từ Luyện ngục muốn trở lại thế gian. Họ đã biết những sự đời đời vượt hẳn chúng ta. Họ không thể quyết định trở về nơi tăm tối trên thế gian nữa. Ở đây chúng ta thấy có sự khác nhau về đau khổ như ta thấy khi sống ở trần gian. Trong Luyện ngục dù đau khổ của linh hồn rất kinh khủng, họ chắc chắn sẽ được sống muôn đời với Thiên Chúa . Đó là sự chắc chắn không thể chuyển lay. Niềm vui thì lớn hơn nỗi đau. Không có sự gì trên thế gian có thể làm cho họ muốn trở lại sống ở đây, nơi không có gì chắc chắn bao giờ.

    7-Maria, Bà cho chúng tôi biết: Thiên Chúa bảo các linh hồn phải xuống Luyện ngục hay các linh hồn tự mình đi vào đó?

    -Chính các linh hồn muốn đi vào Luyện ngục để được tẩy luyện thanh sạch trước khi vào Thiên đàng. Các linh hồn trong Luyện ngục dính kết chặt chẽ với Thánh ý Thiên Chúa, các ngài vui trong sự lành, các ngài ước ao sự lành chúng ta, các ngài yêu mến rất nhiều: các ngài mến Chúa và yêu thương chúng ta nữa. Các ngài kết hợp hoàn toàn với Thánh Thần của Chúa, sự sáng của Chúa.

    8-Maria, khi chết linh hồn thấy Chúa trong sự sáng hoàn toàn hay trong cách mờ mờ?

    -Trong cách mờ mờ, nhưng mờ mờ như thế cũng đủ gây nên niềm mong ước lớn lao. Đúng ra, sự sáng chói lọi sánh với sự tối tăm mù mịt của thế gian. Không có gì có thể so sánh với sự sáng hoàn toàn mà linh hồn sẽ thấy khi bước vào Thiên đàng. Đây ta liên tưởng tới "kinh nghiệm khi gần chết", linh hồn được ánh sáng này lôi kéo, họ sẽ phải khổ thế nào khi trở lại thế gian, vào lại thân xác sau khi được thấy sự sáng.
    "

    "Bác ái che lấp muôn ngàn tội lỗi"


    9-Maria, xin cho biết về Đức Mẹ cứu giúp các linh hồn Luyện ngục thế nào?



    -Đức Mẹ thường đến an ủi các linh hồn và nhắn bảo họ còn phải chịu khó thêm. Đức Mẹ khuyến khích họ.


    10-Có những ngày nào đặc biệt, Đức Mẹ đến giải thoát họ không?

    -(Có những ngày khác) nhưng trên hết là Lễ Giáng sinh, lễ Các Thánh, Thứ Sáu tuần thánh, lễ Đức Mẹ Lên trời, lễ Chúa lên trời.

    11-Maria, tại sao người ta phải vào Luyện ngục? thứ tội nào dẫn vào Luyện ngục nhiều nhất?

    -Các tội sau này: tội lỗi đức Bác ái, tội phạm đến người lân cận, tội cứng lòng, tội thù hằn, tội bỏ vạ, cáo gian.

    12-Nói những lời độc ác và vu khống là một trong những nhược điểm tồi tệ nhất và đòi hỏi một tinh luyện lâu dài sao?

    -Đúng. Ở đây, bà Maria cho chúng ta một ví dụ đã đánh động tâm trí Bà, mà tôi muốn chia sẻ với bạn. Bà đã được yêu cầu cho biết về một người phụ nữ và một người đàn ông ở trong Luyện Ngục. Điều làm rất ngạc nhiên những người đã yêu cầu là người phụ nữ đã được vào Thiên đàng, nhưng người đàn ông còn đang ở trong Luyện Ngục.
    Người phụ nữ này đã chết khi phá thai, nhưng người đàn ông thường đi nhà thờ và dường như có một cuộc sống đạo đức. Vì vậy, bà Maria tưởng mình đã lầm. Nhưng không, đó là sự thật. Cả 2 người đã chết, nhưng người phụ nữ đã thực sự ăn năn và rất khiêm tốn, trong khi người đàn ông thì chỉ trích mọi người, ông luôn luôn phàn nàn, và nói những điều xấu về người khác. Đó là lý do tại sao Luyện Ngục của ông kéo dài rất lâu.

    Bà Maria kết luận: "Chúng ta không được đánh giá người ta theo dáng vẻ bên ngoài."

    Tội khác chống lại đức Bác ái: Ta từ bỏ những người ta không thích, từ chối đem lại bình an, từ chối tha thứ, và giữ trong lòng những cay đắng thù hận.

    Bà Maria cũng nêu một ví dụ khác khiến chúng ta suy nghĩ. Đó là câu chuyện của bà A mà bà Maria biết rõ. Bà A đã chết và đang ở trong Luyện ngục, trong Luyện ngục kinh khủng nhất, với những nỗi đau khổ tàn tệ nhất. Và khi hiện về với bà Maria, bà A giải thích lí do: Bà A có một người bạn nữ tên B. Hai bà AB thù hằn nhau. Bà A đã giữ mối thù này trong nhiều năm, ngay cả khi bạn bè của bà ta đã nhiều lần yêu cầu hòa giải, nhưng bà A đều từ chối. Khi bà A ngã bệnh nặng, bà cũng vẫn đóng kín tâm hồn, từ chối lời xin hòa giải của bà B đến xin tại giường bệnh. Vì vậy...

    Ví dụ trên có ý nghĩa rất lớn liên quan đến giữ lòng thù hận. Nó có thể giết chết và coi thường bao nhiêu lời hàn gắn.


    13-Maria, xin bà vui lòng cho biết: những ai có cơ hội lớn nhất đi thẳng về Thiên Đàng?

    -Những người có một tấm lòng tốt lành đối với tất cả mọi người. Tình yêu che lấp muôn vàn tội lỗi.

    14-Phải, chính Thánh Phaolô đã nói với chúng ta điều này! Vậy các cách chúng ta có thể có trên đời này để tránh Luyện ngục và đến thẳng Thiên đàng là gì?

    Chúng ta phải làm rất nhiều cho các linh hồn trong Luyện ngục, vì họ sẽ trả ơn giúp đỡ chúng ta. Chúng ta phải thật khiêm tốn, đây là vũ khí mạnh nhất chống lại sự dữ, chống lại quỉ dữ. Sự Khiêm tốn xua đuổi chúng đi.

    Tôi không thể không nói tới một chứng cớ rất đáng yêu của Cha Berlioux (người đã viết một cuốn sách tuyệt vời về các linh hồn Luyện ngục), liên quan đến sự trả ơn, trợ giúp của các linh hồn đã được các người còn sống cầu nguyện để giảm bớt đau khổ cho. Cha kể chuyện về bà kia đã dùng cuộc sống nghèo khó của mình để cứu các linh hồn Luyện ngục.

    "Vào giờ chết, Bà đã bị quỉ dữ tấn công kịch liệt, vì nó thấy bà sắp thoát khỏi tay nó. Dường như toàn bộ quân quốc hỏa ngục hợp lại tấn công bà. Nhưng bà hấp hối này được thấy cả một đoàn quân gồm những người đẹp đẽ chưa từng thấy vào nhà bà. Họ đuổi quỉ đi và nói những lời an ủi bà, những lời an ủi từ trời cao. Khi gần tắt hơi, bà khóc lên, vui mừng kêu to: " Các ngài là ai, các ngài là ai mà đã đến đây giúp tôi và an ủi tôi như vậy?

    Các vị ân nhân trả lời: " Chúng tôi là những người từ trên trời xuống, những người đã được bà cứu khỏi Luyện ngục, bây giờ đến lượt chúng tôi trả ơn bà, giúp bà đi qua ngưỡng cửa sự chết mà vào Thiên đàng.

    Nghe xong người đàn bà nở nụ cười, nhắm mắt lại và nghỉ an trong Chúa.

    Linh hồn của Bà, trong trắng như chim bồ câu, ra mắt Thiên Chúa, và được các linh hồn bà đã cứu trợ đưa vào hưởng vinh quang, Bà đã xứng đáng đi vào nơi chiến thắng, giữa những tràng pháo tay và vui mừng của các linh hồn bà đã cứu thoát khỏi Luyện ngục.
    Ước gì chúng ta, một ngày kia có được hạnh phúc như vậy.. "
    Những linh hồn được giải thoát bởi lời cầu nguyện của chúng ta, sẽ biết ơn chừng nào. Các ngài giúp chúng ta trong cuộc sống, đó là điều rất khích lệ. Tôi nhiệt liệt khuyên các bạn cứ thử đi coi. Các ngài chắc chắn sẽ giúp đỡ chúng ta. Các ngài biết chúng ta cần gì và xin cho chúng ta nhiều ơn thánh.


    15-Maria, tôi nghĩ về người trộm lành bên cạnh Chúa Giêsu trên thập giá. Tôi thực sự muốn biết những gì ông đã làm cho Chúa Giêsu hứa với ông rằng "Ngay hôm nay, con sẽ ở trong Nước trời với Ta"?

    -Ông đã khiêm nhường chấp nhận đau khổ của ông, ông ta nói rằng mình chịu khổ "thực là đích đáng". Ông khuyến khích kẻ trộm kia cũng chấp nhận như vậy. Ông kính sợ Thiên Chúa, nghĩa là ông có sự khiêm nhường.

    Một ví dụ đẹp khác bà Maria Simma nêu lên cho thấy hành động tốt chừng nào trong đời tội lỗi. Xin nghe bà nói:

    "Tôi biết một người đàn ông trẻ khoảng 20 tuổi, ở một ngôi làng gần bên làng tôi. Người đàn ông trẻ đã đau khổ rất nhiều, vì một loạt tuyết lở đã giết chết một số lớn người... Một đêm, người trẻ này đang ở trong nhà của cha mẹ anh ta. Anh ta nghe tuyết lở ngay cạnh cửa vào nhà mình, anh ta nghe tiếng kêu cứu thê thảm: "Cứu chúng tôi! Đến, cứu chúng tôi. Chúng tôi đang mắc kẹt dưới đống tuyết". Chồm dậy, anh ta ra khỏi giường lao xuống cầu thang để cứu những người bị nạn, nhưng mẹ anh ta đã cản anh lại, bà đóng chặt cửa, bà nói: "Không! để người khác đến giúp họ, không phải chúng ta! Bên ngoài quá nguy hiểm, ta không muốn có thêm một cái chết nữa! " Nhưng người con, vì xúc động bởi những tiếng la cầu cứu, nên thực sự muốn đến cứu những người này, ông đẩy mẹ mình sang một bên. Anh nói với mẹ: "Không, con phải xuống, con không thể để cho họ chết như thế này". Anh đã đi ra ngoài!, đang khi đi, anh bị một trận tuyết lở đè chết.

    Ba ngày sau khi chết, anh ta đến thăm tôi vào ban đêm, anh nói với tôi:

    - "Xin cho cháu 3 thánh lễ, cháu sẽ được giải thoát khỏi Luyện ngục".

    Tôi đã đi nói cho gia đình và bạn bè anh. Họ rất ngạc nhiên khi biết rằng chỉ sau 3 Thánh Lễ, anh sẽ được giải thoát khỏi Luyện ngục. Bạn bè anh ta nói với tôi: "Ồ, tôi không thích chết như thế, nếu thấy tai họa như anh ta đã làm!" Nhưng người thanh niên này nói với tôi:. "Bà thấy, tôi muốn làm một hành động hoàn toàn vì bác ái cho những người bị nạn, nhờ đó, Chúa cho tôi vào thiên đàng cách mau lẹ. Quả thực "Bác ái che lấp muôn ngàn tội lỗi".

    Câu chuyện này cho chúng ta thấy rằng bác ái, chỉ một hành vi bác ái tinh ròng được tự ý làm, đã đủ để thanh luyện người thanh niên này từ một cuộc sống không hạnh phúc; và Chúa đã thực hiện điều tốt nhất trong Tình yêu của Ngài.

    Bà Maria nói thêm rằng, người thanh niên này có thể không bao giờ sẽ có cơ hội thực hiện một hành động tuyệt vời của bác ái, và có thể trở nên xấu. Thiên Chúa , theo lòng thương xót Ngài, đã đưa anh ta đến với Ngài vào lúc đẹp nhất, tinh khiết nhất, vì hành động của tình yêu. Điều rất quan trọng là vào giờ chết, người ta từ bỏ chính mình để làm trọn Ý Chúa.

    Bà Maria còn nói với tôi về trường hợp của một người mẹ bốn đứa con. Khi bà sắp chết, thay vì nổi loạn và lo lắng, bà nói với Chúa: "Con chấp nhận cái chết theo thánh Ý Chúa. Con phó cuộc sống con trong tay Chúa. Con phó thác cho Chúa các con cái con. Con biết rằng Chúa sẽ trông coi săn sóc chúng".

    Bà Maria nói rằng, vì niềm tin cậy lớn lao vào Chúa , người phụ nữ này đã đi thẳng tới thiên đàng và tránh được luyện ngục.

    Vì vậy, chúng ta thực sự có thể nói rằng lòng mến, sự khiêm nhường, và lòng phó thác nơi Thiên Chúa là ba chìa khóa vàng để đi trực tiếp đến thiên đàng.


    Dâng lễ chỉ cho các linh hồn:

    16-Maria, xin bà cho biết phương thế nào hữu hiệu nhất để cứu các linh hồn nơi Luyện ngục ?

    -Phương thế hữu hiệu nhất để cứu các linh hồn Luyện ngục là thánh lễ Misa.



    17-Tại sao là thánh lễ Misa?

    Bởi vì Thánh lễ Misa là do chính Chúa Kitô đã hiến mình vì yêu thương cho chúng ta. Đó là sự hiến dâng chính mình Chúa Kitô cho Thiên Chúa, một của lễ đẹp nhất.
    Linh mục là người đại diện Thiên Chúa, nhưng chính Chúa Kitô đã dâng mình và chính Chúa Kitô là của lễ cho chúng ta.

    Hiệu quả của Thánh lễ cho người chết còn lớn hơn cho những người dâng Lễ trong cuộc sống của họ. Nếu họ tham dự Thánh lễ và cầu nguyện với tất cả tấm lòng, nếu họ đã dự Lễ ngày thường - theo thời biểu của họ - họ sẽ thu được nhiều phúc lợi lớn lao từ các Thánh Lễ họ dự. Cũng vậy, người ta thu những gì người ta gieo. Linh hồn trong Luyện ngục nhìn thấy rất rõ ràng vào ngày đám tang của ông, nếu chúng ta thực sự cầu nguyện cho ông, hoặc nếu chúng ta có chỉ cần hiện diện ở đó.

    Những linh hồn khốn khó nói rằng, nước mắt khóc thương không ích gì cho họ, chỉ có lời cầu nguyện mới giúp họ. Họ phàn nàn rằng, nhiều người đi dự đám tang mà không cầu nguyện cùng Thiên Chúa cho họ, trong khi lại khóc lóc than van, điều này là vô ích!

    Liên quan đến Thánh Lễ, tôi trích dẫn một ví dụ tuyệt đẹp cha thánh Gioan Vianney nhắn nhủ giáo dân của mình. Ngài nói:

    "Các con ơi, có một linh mục tốt lành đã mất một người bạn mà ông rất quí mến, vì vậy ông đã cầu nguyện rất nhiều cho linh hồn người bạn ấy được nghỉ yên.
    Một hôm, Chúa cho ông biết rằng, người bạn của ông đang ở trong luyện tội và phải chịu đau đớn khủng khiếp. Linh mục thánh thiện ấy tin rằng ông không thể làm gì tốt hơn là dâng lễ cầu cho người bạn thân của mình trong Luyện ngục.

    Vào lúc truyền phép, ông cầm Mình Thánh giữa hai tay và thưa:"Lạy Chúa Cha Hằng hữu, con xin đánh đổi: Cha giữ linh hồn người bạn con đang ở trong Luyện ngục, con giữ Mình Thánh Con Cha trong tay con. Lạy Cha đầy lòng thương xót, xin giải thoát người bạn con, còn con xin dâng lên Cha Con của Cha với mọi công phúc của cái chết và cuộc khổ nạn của Người".

    Điều xin đã được chấp nhận, vào lúc dâng Mình Thánh lên, cha thấy linh hồn của bạn mình, sáng láng trong vinh quang, tiến về Thiên đàng.

    "Các con ơi, khi chúng ta muốn giải cứu một linh hồn thân yêu của ta khỏi Luyện ngục, ta hãy làm như vậy, hãy dâng lên Thiên Chúa Thánh lễ Misa, Con Yêu Dấu của Ngài với tất cả các công nghiệp sự chết và khổ nạn của Người, Ngài sẽ không từ chối chúng ta bất cứ điều gì. "
    Đừng phí phạm những đau khổ đời này:

    Còn có một phương thế rất mạnh mẽ để cứu giúp các linh hồn nghèo khó; đó là dâng những đau khổ, việc đền tội như ăn chay, từ bỏ, v.v, - dĩ nhiên những đau khổ ngoài ý mình như bệnh tật hoặc tang tóc.


    18-Maria, bà đã được xin nhiều lần chịu đau khổ cho các linh hồn nghèo khó để giải thoát họ. Bà có thể cho chúng ta biết những kinh nghiệm bà đã trải qua trong những lúc này?

    -Lần đầu tiên, một linh hồn yêu cầu tôi, nếu tôi không ngại, chịu đau khổ 3 giờ trong mình tôi cho người ấy, sau đó tôi tiếp tục làm việc. Tôi nghĩ: "Nếu chỉ có 3 giờ thì tôi đồng ý." Trong 3 giờ ấy, tôi đã có ấn tượng rằng nó dài như 3 ngày, đau đớn lắm lắm. Nhưng cuối cùng, nhìn đồng hồ, tôi thấy nó chỉ kéo dài đúng 3 giờ. Linh hồn ấy nói với tôi rằng, chấp nhận đau khổ với kính mến Chúa trong 3 giờ, tôi đã bớt được 20 năm trong Luyện ngục của người đó!

    19-Phải, nhưng tại sao bà chỉ chịu có 3 giờ mà bớt được 20 năm Luyện ngục? Điều gì đã làm đau khổ của bà có được giá trị như vậy?

    -Bởi vì đau khổ trên trái đất không có giá trị như nhau. Trên trái đất, khi chúng ta đau khổ, chúng ta có thể lớn lên trong tình yêu, chúng ta có thể lập công phúc mà các linh hồn đau khổ trong Luyện ngục không lập được. Trong Luyện ngục, những đau khổ chỉ để thanh tẩy tội lỗi. Trên trái đất, chúng ta có những ơn phúc. Chúng ta có quyền tự do lựa chọn.

    Tất cả điều này rất đáng khích lệ, bởi vì nó đưa ra một ý nghĩa đặc biệt cho đau khổ của ta, những đau khổ được ban cho, tự nguyện hoặc không tự nguyện, ngay cả những hy sinh nhỏ nhất chúng ta có thể thực hiện, đau khổ hay ốm bệnh, tang chế hay thất vọng ...

    Nếu chúng ta chịu đựng với sự kiên nhẫn, nếu chúng ta đón nhận chúng với sự khiêm tốn, những đau khổ này sẽ có một sức mạnh chưa từng có để giúp các linh hồn.
    Bà Maria cho biết: Điều tốt nhất có thể làm là kết hợp những đau khổ của chúng ta với những đau đớn của Chúa Giêsu, và đặt chúng trong tay Mẹ Maria. Đức Mẹ biết rõ nhất làm thế nào để sử dụng đau khổ, vì chính chúng ta thường không biết những nhu cầu cấp thiết nhất chung quanh ta. Những đau khổ này, Mẹ Maria sẽ trả lại để sử dụng trong giờ lâm tử của ta. Bạn thấy, những đau khổ này là những bảo vật quý giá nhất trên Thiên đàng. Chúng ta phải nhắc nhở nhau điều này và khuyến khích nhau khi chúng ta đau khổ.


    Viếng Đàng Thánh giá, lần hạt Mân côi, lãnh Ân xá:

    Bà Maria cho chúng ta hay: Một phương tiện khác rất hiệu quả là Viếng Đàng Thánh Giá, vì suy niệm những đau khổ của Chúa, chúng ta bắt đầu từ từ ghét tội lỗi, và mong muốn cứu độ các linh hồn. Xu hướng này đưa đến sự cứu rỗi cho các linh hồn Luyện Ngục.

    Các chặng Đàng Thánh Giá cũng cảm kích chúng ta ăn năn hối cải, chúng ta bắt đầu ăn năn khi phải suy về tội lỗi.

    Một việc khác, rất hữu ích cho các linh hồn trong Luyện ngục, là lần hạt Mân côi cầu cho người quá cố. Thông qua việc lần hạt, nhiều linh hồn từ Luyện ngục được giải thoát. Cũng nên biết rằng chính Mẹ Thiên Chúa xuống cứu các linh hồn Luyện Ngục. Điều này tuyệt đẹp, vì các linh hồn trong Luyện ngục gọi Đức Mẹ là "Mẹ Tình Thương."

    Các linh hồn cũng nói với bà Maria rằng ân xá có một giá trị vô giá để giải thoát của họ. Đôi khi người ta tàn nhẫn không sử dụng kho báu này mà Giáo Hội ban cho vì lợi ích của các linh hồn.

    Các chủ đề của ân xá sẽ quá dài không được nói ở đây, nhưng tôi có thể giới thiệu bạn tìm đọc văn bản tuyệt vời của Đức Giáo Hoàng Phaolô 6 công bố vào năm 1968 về ân xá. Bạn có thể xin linh mục giáo xứ của bạn cho, hoặc hỏi tại tiệm sách Công giáo bạn thường gặp.
    Vì vậy, chúng ta có thể nói rằng các phương tiện tuyệt vời giúp các linh hồn trong Luyện ngục là lời cầu nguyện nói chung, tất cả các loại cầu nguyện.

    Tôi muốn cung cấp cho bạn những lời khai của Hermann Cohen, một nghệ sĩ Do Thái đã đổi sang Công giáo vào năm 1864, ông rất tôn kính Thánh Thể. Ông bỏ thế gian, xin vào một Dòng tu rất khắc khổ, ông thường xuyên viếng Thánh Thể mà ông rất tôn sùng. Trong khi thờ lạy, ông cầu xin Chúa để hoán cải mẹ mình, người mà ông rất mực yêu mến.
    Mẹ ông qua đời mà không được trở lại Công giáo. Hermann buồn rầu đến đâm bệnh. Ông đến sấp mình trước Nhà Tạm, trong nỗi đau buồn sâu sắc, ông cầu nguyện: "Lạy Chúa, con mắc nợ Chúa mọi sự, đó là sự thật. Nhưng con đã từ chối Chúa điều gì? Tuổi trẻ của con, niềm hi vọng của con, của cải, niềm vui gia đình, và những gì còn lại...Con đã hy sinh tất cả khi Chúa gọi con. Còn Chúa, Đấng Thiện hảo muôn đời, Chúa đã hứa sẽ trả lại gấp trăm lần, Chúa đã từ chối không cho con linh hồn mẹ con. Lạy Chúa , con không chịu nổi sự tử đạo này, con sẽ không khiếu nại nữa. " Ông đã òa lên khóc với tấm lòng tan nát của mình.

    Đột nhiên, một giọng nói bí ẩn vang bên tai: "Con người kém lòng tin, mẹ ngươi đã được cứu. Nhớ rằng lời cầu nguyện là toàn năng trước mặt Ta. Ta đã nhớ tất cả những lời cầu của con cho mẹ con, và sự quan phòng của ta đã cứu giúp mẹ con trong giờ cuối cùng.

    Khi sắp ra khỏi đời này, Ta đã đến với mẹ con. Mẹ con thấy Ta và kêu lên "Lạy Chúa con, lạy Thiên Chúa của con". Hãy can đảm lên, mẹ con đã không phải sa Hỏa ngục nhưng con cần cầu nguyện sốt sắng để cứu mẹ con khỏi Luyện ngục".

    Người ta biết, cha Hermann Cohen, sau đó, đã biết qua thị kiến lần thứ hai rằng, mẹ cha đã được về Thiên Đàng.

    Tôi quả quyết khuyên bạn nên đọc những lời cầu nguyện của Thánh Brigita để cầu cho các linh hồn khốn khổ trong Luyện ngục. Tôi muốn nói điều quan trọng nữa là các linh hồn trong Luyện ngục không còn có thể làm bất cứ điều gì cho mình, họ hoàn toàn bất lực. Nếu người còn sống không cầu nguyện cho họ, họ hoàn toàn bị bỏ rơi.

    Vì vậy, điều rất quan trọng là nhận ra sức mạnh to lớn, sức mạnh không thể tin được mà mỗi người chúng ta có trong tay để cứu các linh hồn đau khổ.

    Chúng ta sẽ để lần thứ 2 mới giúp một đứa trẻ bị rơi từ trên cây xuống trước mặt chúng ta, nó bị gãy xương. Tất nhiên, chúng ta sẽ làm mọi cách giúp nó! Cũng vậy, ta cần rất để ý giúp các linh hồn đang mong đợi tất cả mọi thứ nơi chúng ta, chú ý đến những việc nhỏ nhất, những lời cầu nguyện để giảm bớt nỗi đau đớn cho các linh hồn. Đó là cách đẹp nhất để thực hành bác ái. Tôi nghĩ rằng, ví dụ, lòng tốt của người Samaritan nhân hậu trong Tin Mừng, đối với người bị đánh nửa sống nửa chết bên vệ đường, máu chảy từ vết các thương. Người đàn ông này hoàn toàn cậy nhờ vào lòng tốt của người qua lại.

    20-Maria, tại sao người còn sống trên thế gian lại có thể lập công cho các linh hồn còn ở trong luyện ngục?

    Bởi vì khi người ta chết, người ta đã hết thời giờ lập công.
    Khi người ta còn sống, người ta còn có thể sửa lại lầm lỗi đã làm.
    Các linh hồn trong Luyện ngục ghen tị với chúng ta cơ hội này. Ngay cả các thiên thần cũng ghen tị với chúng ta. Chúng ta có khả năng gia tăng công phúc khi chúng ta còn sống. Nhưng thường, những đau khổ trong cuộc sống làm chúng ta bất nhẫn, chúng ta rất khó chấp nhận và sống đau khổ.
    Làm thế nào chúng ta có thể sống đau khổ để nó mang lại kết quả? Đau khổ là bằng chứng lớn nhất của tình yêu thương của Thiên Chúa, và nếu chúng ta chịu đựng được, ta sẽ cứu giúp nhiều linh hồn.


    Nhưng làm thế nào chúng ta có thể chấp nhận đau khổ như một món quà chứ không là hình phạt (như chúng ta thường làm), coi như một sự trừng trị? Chúng ta phải dâng tất cả cho Đức Mẹ. Mẹ là người biết rõ nhất những người cần giúp, cần được cứu.

    Về vấn đề đau khổ, tôi muốn nêu lên chứng cớ phi thường mà bà Maria đã nói với chúng ta. Đó là vào năm 1954, một loạt các mảng tuyết lở gây chết người đã tấn công ngôi làng cạnh làng bà Maria. Sau đó, vụ tuyết lở khác đã xảy ra, nhưng đã dừng lại cách hoàn toàn lạ lùng trước khi đến làng, do đó không có thiệt hại.
    Các linh hồn giải thích rằng trong làng này một phụ nữ đã bị bệnh, đã không được chữa trị đúng cách, bà ta đã bị đau đớn khủng khiếp 30 năm, bà ta đã chết. Bà đã chịu những đau khổ ấy vì lợi ích của làng mình.
    Các linh hồn giải thích cho bà Maria rằng đó là nhờ vào sự đau đớn người phụ nữ chịu cho làng mà làng đã được thoát các trận tuyết lở. Bà ta đã chịu đau khổ cách kiên nhẫn.
    Bà Maria cho chúng ta biết rằng nếu bà kia đã được hưởng sức khỏe tốt, làng có thể không được tránh thoát như vậy. Bà Maria nói thêm rằng những đau khổ chịu với sự kiên nhẫn có thể cứu nhiều linh hồn hơn lời cầu nguyện (nhưng lời cầu nguyện giúp chúng ta chịu đau khổ của mình).
    Chúng ta không nên coi đau khổ như hình phạt. Tôi có thể được chấp nhận như sự đền tội không chỉ cho bản thân nhưng cho những người khác. Chính Chúa Kitô vô tội đã phải chịu đau khổ cực dữ để chuộc tội lỗi của chúng ta.
    Chỉ có ở trên Thiên đàng, chúng ta mới biết tất cả những gì chúng ta đã thu được bằng cách chịu đau khổ với sự kiên nhẫn trong sự hiệp nhất với những đau khổ của Chúa Kitô.


    21-Maria, các linh hồn trong Luyện ngục có nổi loạn khi phải chịu đau khổ không?

    - Không! Họ muốn được tẩy luyện cho thanh sạch, họ hiểu rằng điều đó cần thiết.
    Vào lúc hấp hối:
    Ăn năn, thống hối tội lỗi là quan trọng.


    22-Sự ăn năn hối lỗi, thống hối vào lúc hấp hối gần chết cần thiết thế nào?

    - Ăn năn, thống hối tội là điều rất quan trọng. Các tội lỗi được tha, dù là tội trọng hèn thế nào, nhưng vẫn còn hậu quả của tội lỗi.
    Nếu có ai nhận được một ơn đại xá hay toàn xá vào giờ chết, họ sẽ được đi thẳng lên thiên đường, miễn là họ dứt lòng dính bén mọi sự ở đời.
    Ở đây, tôi muốn ghi lại một lời rất quan trọng của bà Maria. Bà đã được thân nhân của một phụ nữ có đời sống không mất tốt lành hỏi, vì họ nghĩ rằng "bà bị hư mất". Bà ấy đã bị một tai nạn, đã bị ngã xuống từ xe lửa và bị chết ngay, nhưng một linh hồn về nói với bà Maria rằng người phụ nữ té chết đã được thoát Hỏa ngục, vì trước khi chết bà ta đã nói với Thiên Chúa:"Chúa có quyền cất đi cuộc sống của con, như thế, con sẽ không còn có thể xúc phạm đến Chúa. " Và điều này làm cho các tội lỗi của bà được tha thứ. Ví dụ này rất quan trọng, vì nó cho thấy sự khiêm nhường, sự ăn năn vào lúc chết, có thể cứu chúng ta. Điều này không có nghĩa là bà ấy không phải vào Luyện Ngục, nhưng bà đã tránh được địa ngục mà bà nghĩ đáng với lòng vô đạo, bất kính của bà.


    23-Maria, tôi muốn hỏi bà, vào lúc hấp hối, trước khi tắt hơi người ta có thời giờ để linh hồn có cơ may trở về cùng Chúa, dù sau một đời tội lỗi, trước khi bước vào cõi đời đời không?

    - Có, có, Chúa cho mỗi người mấy phút để họ chê ghét tội lỗi và quyết định: "Tôi chấp nhận hoặc tôi không chấp nhận đến với Chúa. Lúc đó, người ta thấy như cuốn phim cả cuộc đời mình.
    Tôi biết một người, ông tin vào lời dạy của Giáo Hội, nhưng không tin có cuộc sống đời đời. Một hôm, ông ngã bệnh nặng, và bị hôn mê. Ông thấy mình trong một căn phòng có một tấm bảng, trên đó ghi tất cả những việc ông đã làm, cả tốt và xấu. Sau đó, bảng cũng như căn phòng biến mất. Thật là một chuyện rất hay. Từ sau khi hôn mê, ông thức dậy và quyết định thay đổi cuộc sống của mình.


    24-Maria, vào lúc chết, Đức Chúa Trời có tỏ mình ra cùng một mức độ như nhau cho tất cả các linh hồn?

    - Mỗi người đều được biết về cuộc sống của mình và những đau khổ sẽ chịu, nhưng mỗi người được biết khác nhau. Chúa tỏ ra nhiều hay ít tùy cuộc sống của từng người.


    25-Maria, ma quỷ có quyền tấn công chúng ta vào lúc hấp hối không?

    - Có, nhưng người ta cũng có ân sủng để chống lại chúng, đuổi chúng đi. Vì vậy, nếu người ta không muốn làm bất cứ điều gì theo chúng cám dỗ, chúng không thể làm gì được họ.

    Để dọn mình chết:


    26- Một điều hay là khi ai đó biết mình sẽ chết sớm, có cách nào tốt nhất để dọn mình không?

    - Có cách hoàn toàn bỏ mình, phó thác cho Chúa. Dâng tất cả những đau khổ của mình cho Chúa. Người đó hoàn toàn hạnh phúc trong Chúa.


    27- Đâu là thái độ cần có khi gặp một người sắp chết? điều tốt nhất ta có thể làm gì cho họ?

    - Cần cầu nguyện sốt sắng! Cần chuẩn bị cho họ chết lành; người coi sóc bệnh nhân phải nói sự thật cho họ biết.


    28-Maria, bà sẽ khuyên bất cứ ai muốn nên thánh ở đời này thế nào?

    - Tôi khuyên họ hãy sống rất khiêm tốn. Chúng ta không mắc nợ gì với bản thân mình. Kiêu ngạo là cái bẫy ghê gớm nhất của sự dữ.

    29-Maria, bà vui lòng cho chúng tôi biết: một người có thể xin Chúa cho mình chịu Luyện ngục khi còn sống, để khỏi phải chịu Luyện ngục sau khi chết được không?

    - Có. Tôi biết một linh mục và một phụ nữ trẻ, cả hai mắc bệnh ho lao trong bệnh viện. Người phụ nữ trẻ nói với linh mục: "Xin Chúa cho cha có thể chịu đựng bao nhiêu đau khổ cần có khi còn sống, để chết rồi được đi thẳng về Thiên Đàng." Linh mục trả lời rằng bản thân ông không dám xin như thế. Gần đó có một nữ tu đã nghe câu chuyện. Phụ nữ trẻ chết trước, linh mục chết sau, cha ấy hiện về nói với Sơ: "Nếu tôi đã có lòng tin như người phụ nữ trẻ, tôi đã được về thẳng Thiên Đàng rồi."

    Cảm ơn bà Maria, vì câu chuyện rất hay này.

    Lúc này, bà Maria đã yêu cầu nghỉ năm phút, bà phải đi cho gà của bà ăn... Khi bà trở lại, tôi tiếp tục hỏi bà.

    30-Maria, có những cấp bậc khác nhau trong Luyện ngục không?

    - Có, có những cấp bậc đau khổ rất khác nhau. Mỗi linh hồn chịu đau khổ riêng, khác nhau, có những cấp bậc khác nhau.

    31- Các linh hồn khốn khó có biết những gì xảy ra trên thế giới không?

    - Biết, không phải tất cả mọi chuyện, nhưng biết nhiều chuyện.


    32-Những linh hồn này đôi khi có cho bà biết những gì sẽ xảy ra không?

    - Họ chỉ đơn giản nói rằng có cái gì đó sắp xảy ra, nhưng không nói xảy ra thế nào. Họ chỉ nói những gì cần thiết cho việc ăn năn trở lại của người ta.

    33-Maria, có phải những đau khổ trong Luyện ngục đau đớn hơn những đau đớn nhất trên trái đất không?

    - Đúng, nhưng theo một kiểu nói. Nó đau khổ trong tâm hồn nhiều.

    34- Chúa Giêsu có đến Luyện ngục không?

    -Không, linh hồn hiện về không nói với tôi như vậy. Nhưng Mẹ Thiên Chúa đã đến. Khi tôi hỏi một linh hồn nghèo khó rằng hồn có thể đi tìm một linh hồn tôi đã được hỏi để xem ra sao. Linh hồn trả lời: "Không, chính Mẹ Tình Thương cho chúng tôi biết về linh hồn ấy."
    Ngoài ra, các linh hồn ở trên thiên đường không đến Luyện Ngục. Mặt khác, các thiên thần đang ở đó là Tổng lãnh Micae và thiên thần hộ mệnh của mỗi linh hồn đều ở với họ.


    35- Lạ thật! Các thiên thần ở với họ... Nhưng các thiên thần làm gì trong Luyện ngục?

    - Họ làm giảm bớt đau khổ và giúp cho linh hồn dễ chịu hơn. Các linh hồn có thể nhìn thấy các thiên thần bản mệnh, nếu được phép.


    Thuyết Luân hồi:
    36-Bà Maria ơi, bà sắp làm cho tôi muốn đến Luyện Ngục, với những câu chuyện về Thiên thần! Một câu hỏi khác: Bà biết không, nhiều người ngày nay tin vào thuyết luân hồi. Các linh hồn hiện về đã nói gì với bà về vấn đề này?

    - Các linh hồn nói rằng Thiên Chúa chỉ ban cho mỗi người một đời sống mà thôi.


    37-Nhưng một số người sẽ nói rằng chỉ có một cuộc sống thì không đủ để nhận biết Thiên Chúa, và không đủ thời gian để được thực sự hoán cải, như vậy không công bằng. Bà sẽ trả lời họ thế nào?

    - Mỗi người có một niềm tin bên trong (lương tâm), ngay cả khi họ không thực hành, họ nhận ra Thiên Chúa cách hiểu ngầm. Một số người không tin - niềm tin không hiện hữu! Mỗi linh hồn có một lương tâm để nhận ra thiện và ác, một lương tâm bởi Thiên Chúa ban cho, một kiến thức bên trong - ở mức độ khác nhau, tất nhiên, nhưng mỗi người biết làm thế nào để phân biệt thiện và ác. Với lương tâm này, mỗi linh hồn có thể trở thành người được chúc phúc.

    Người tự tử:

    38-Điều gì xảy ra cho những người đã tự tử? Bà đã bao giờ được những người này viếng thăm chưa?

    - Cho tới nay, tôi chưa gặp trường hợp một người tự tử đã bị hư mất - tất nhiên như thế không có nghĩa là không có - nhưng thường, các linh hồn nói với tôi rằng, người ta tự tử vì những người xung quanh, vì sống cẩu thả bừa bãi, vì bị oan ức.

    Lúc đó, tôi hỏi bà Maria, các linh hồn tự tử, có hối hận không? Bà trả lời: họ có hối hận. Thông thường, tự tử là do bệnh tật.

    Những linh hồn hối hận hành động của họ, vì họ thấy sự việc trong ánh sáng của Thiên Chúa, họ hiểu ngay tất cả các ơn sẽ được trong cuộc sống còn lại cho họ, họ thấy thời gian còn lại, đôi khi nhiều tháng hoặc nhiều năm - và họ cũng nhìn thấy tất cả các linh hồn họ có thể cứu giúp nhờ dâng phần còn lại của đời mình cho Thiên Chúa.
    Cuối cùng, điều làm họ đau buồn nhất, là thấy họ có thể đã làm việc lành, nhưng họ đã bỏ không làm, bởi vì họ đã rút ngắn cuộc sống của họ. Nhưng tất nhiên, khi nguyên nhân tự tử là bệnh tật, Chúa sẽ thông cảm chuyện đó cho
    .

    39-Maria, bà có được linh hồn những người "tự hủy," bởi các loại thuốc, dùng thuốc quá liều về thăm không?

    - Có, họ không bị hư mất. Tất cả phụ thuộc vào nguyên nhân của việc dùng thuốc của họ, nhưng họ phải chịu đau khổ trong Luyện Ngục.

    Đau muốn chết:

    40-Nếu tôi nói với bà, ví dụ, tôi phải chịu đau đớn quá trong thân xác tôi, trong tâm hồn tôi, khó chịu quá, tôi muốn chết cho rồi, lúc ấy tôi có thể làm gì?

    - Vâng, điều này là rất thường xuyên. Tôi sẽ nói: "Chúa ơi, con dâng cho Chúa sự đau khổ này để cứu các linh hồn", điều này làm cho đức tin và lòng can đảm thêm mạnh sức. Nhưng ngày nay, ít người nói như vậy. Khi nói như trên, linh hồn dành được một ơn phúc rất lớn, một niềm hạnh phúc tuyệt vời cho Thiên Đàng. Ở trên thiên đàng, có hàng ngàn loại hạnh phúc khác nhau, nhưng mỗi người đều được hạnh phúc đầy đủ; mọi ước muốn được thỏa mãn. Mỗi người biết rằng mình không xứng đáng.


    Tôn giáo và giáo phái:

    41-Maria, tôi muốn hỏi bà: có những người từ các tôn giáo khác - ví dụ, người Do Thái - đến để thăm bà không?

    -Có, họ được hạnh phúc. Bất cứ ai sống đức tin của mình cũng được hạnh phúc. Nhưng qua đức tin Công giáo người ta được rỗi nhiều nhất trên Thiên Đàng.

    42-Có tôn giáo nào có hại cho tâm hồn không?

    - Không, có rất nhiều tôn giáo trên trái đất! Gần nhất là Chính thống giáo và Tin lành. Có rất nhiều người Tin Lành lần hạt Mân côi, nhưng các giáo phái (sects) thì rất, rất xấu. Cần phải làm mọi cách để đưa người ta ra khỏi giáo phái.

    Linh mục trong LN:

    43-Có các Linh mục trong Luyện ngục không?

    (Tôi thấy đôi mắt bà Maria nhìn lên thiên đường như muốn nói: Than ôi!)
    - Có, có nhiều. Họ đã không thúc giục người ta tôn kính Bí Tích Thánh Thể. Vì vậy, họ bị đau đớn. Họ phải ở trong luyện ngục vì đã coi thường việc cầu nguyện, do đó giảm sút niềm tin của họ.
    Nhưng cũng có nhiều Linh mục đã đi thẳng lên thiên đường!



    44-Bà sẽ nói gì với một linh mục thực sự muốn sống theo như Trái tim Chúa mong muốn?

    - Tôi sẽ khuyên các vị cầu nguyện nhiều với Chúa Thánh Thần, và lần hạt Mân côi hằng ngày.

    Trẻ em trong LN:

    45-Maria, trong Luyện ngục có các trẻ em không?

    -Có, nhưng luyện ngục của chúng không lâu hoặc đau đớn lắm, vì chúng không biết việc chúng làm.

    46-Tôi tin rằng một số trẻ em đã đến thăm bà, bà đã nói với tôi câu chuyện của đứa trẻ này, một em rất trẻ, một bé gái 4 tuổi. Nhưng xin cho tôi biết: tại sao bé ấy phải ở trong Luyện ngục?

    - Bởi vì, vào ngày lễ Giáng sinh, bé được cha mẹ cho một món quà, đó là một con búp bê. Bé có một em gái sinh đôi cũng được một con búp bê. Bé 4 tuổi này đã làm bể con búp bê của mình. Biết rằng không ai thấy, bé đã bí mật tráo con búp bê bị hỏng cho em gái. Bé 4 tuổi này, biết rõ trong lòng rằng mình sẽ làm cho em tức bực, biết rất rõ rằng, đó là dối trá và bất công. Vì thế, bé 4 tuổi này phải ở trong Luyện ngục.
    Thực tế, trẻ em thường có một lương tâm nhạy cảm hơn người lớn. Điều này cần để chống lại gian dối. Chúng rất nhạy cảm với gian dối.


    47-Maria, cha mẹ có thể làm thế nào để huấn luyện lương tâm của con cái họ?

    - Thứ nhất, nhờ gương tốt, điều này quan trọng nhất.
    - Sau đó, nhờ lời cầu nguyện.
    - Sau nữa, Phụ huynh phải chúc lành cho con cái, và dạy dỗ chúng những giáo lí về Thiên Chúa
    .

    Đồng tính luyến ái:

    48- Bà có lời khuyên nào cho những người đồng tính luyến ái, với người có xu hướng này không?



    - Xin cầu nguyện rất nhiều để họ có sức mạnh quay lại với khuynh hướng đó. Trên hết, họ phải cầu nguyện cùng Đức Thánh Micae Tổng lãnh thiên thần, Ngài là Đấng chiến đấu tuyệt vời chống lại quỉ dữ.
    Bà đã được linh hồn khi còn sống đã sống thác loạn trong đường tình dục hiện về chưa?
    - Có, họ không bị hư mất, nhưng họ phải đau khổ nhiều để được thanh tẩy. Ví dụ, đồng tính luyến ái, điều này thực sự đến từ các quỉ dữ.


    Từ bỏ Thiên Chúa:

    49- Khi nào linh hồn có thái độ đến "mất linh hồn ", phải sa Hỏa ngục ?

    - Đó là khi các linh hồn không muốn đến cùng Thiên Chúa, khi nó thực sự nói: "Tôi không muốn" ("I do not want.")

    Cảm ơn bà Maria đã làm điều này nên rõ ràng.


    Ở đây, tôi muốn nói đến vấn đề này, tôi đã hỏi Vicka, một trong những thị nhân ở Medjugorje, người đã được thấy Hỏa ngục, cô ta nói rằng: Những người sa Hỏa ngục là "những người quyết định đi tới đó". Ngược lại, không phải Thiên Chúa bắt người nào đó vào Hỏa ngục. Ngài là Đấng Cứu Rỗi, Ngài "mời"các linh hồn đón nhận lòng Thương xót của Ngài. Tội chống lại Chúa Thánh Thần mà Chúa Giêsu đã nói là không thể được tha thứ, đó là sự từ chối tuyệt đối lòng Thương xót, với nhận thức đầy đủ, lương tâm đầy đủ. Đức Giáo hoàng Gioan Phaolo 2 đã giải thích điều này hay tuyệt về lòng Thương xót Chúa trong Thông điệp Dives in Misericordiae của Người. Chúng ta nên cầu nguyện thật nhiều cho linh hồn có nguy cơ bị hư mất.

    50-Maria, xin bà cho một câu chuyện làm sáng tỏ điều mới nói trên.

    - Một hôm, tôi ở trên chuyến tàu hỏa, và trong ngăn của tôi có một người đàn ông, ông ta luôn miệng nói xấu Giáo Hội, các linh mục, ngay cả Thiên Chúa. Tôi nói với ông: "Này, ông không có quyền nói những điều đó, không tốt." Ông đã rất tức giận với tôi. Sau đó, khi đến ga của tôi, tôi đã xuống tàu, và nói với Chúa: "Xin Chúa đừng để tâm hồn này bị hư mất".
    Nhiều năm sau, linh hồn người đàn ông này đến thăm tôi, ông ta nói với tôi rằng, ông đã xuýt mất linh hồn sa hỏa ngục, nhưng ông đã được cứu chỉ đơn giản bằng lời cầu nguyện tôi đã nói vào thời điểm đó!


    Phải, đó là điều không thường để thấy rằng chỉ một tư tưởng, một nhịp đập con tim, một lời cầu nguyện đơn sơ cho một người nào đó, có thể ngăn họ khỏi rơi vào Hỏa ngục.

    Sự kiêu ngạo dẫn đến Hỏa ngục. Hỏa ngục là cứng đầu nói "KHÔNG" để chống lại Thiên Chúa. Lời cầu nguyện của chúng ta có thể giúp cho người hấp hối có một tư tưởng khiêm nhường, một thoáng khiêm nhường, tuy bé nhỏ, nhưng có thể giúp họ tránh rơi vào Hỏa ngục.


    51-Maria, điều không thể tin được là khi chết, linh hồn được thấy Thiên Chúa mà còn nói "KHÔNG" để từ bỏ Ngài?

    - Ví dụ, một người đàn ông từng nói với tôi rằng ông không muốn đi đến thiên đường. Bởi vì Thiên Chúa bất công. Ông ta còn nói thêm: "Tôi hy vọng không gặp Thiên Chúa sau khi chết, hoặc tôi sẽ giết ông ấy bằng cái rìu."
    Người đàn ông này đã có lòng căm thù sâu sắc với Thiên Chúa.
    Thiên Chúa ban cho loài người có tự do, Ngài muốn mỗi người lựa chọn theo tự do của mình.
    Thiên Chúa ban cho mọi người trong cuộc sống trần thế của mình, và trong giờ chết của họ, đầy đủ ơn để ăn năn cải thiện đời sống, ngay cả cuộc sống trong bóng tối!. Nếu người ta xin sự tha thứ cách chân thành, dĩ nhiên, người ta có thể được cứu độ.


    52-Chúa Giêsu đã nói rằng: người giàu vào Nước Trời thật là khó. Bà có thấy trường hợp người giầu vào Thiên đàng chưa?

    - Có, nếu họ làm việc tốt, làm việc bác ái từ thiện, nếu họ thực hành tình mến, họ được vào Nước Trời, giống như người nghèo được vào vậy.


    53-Maria, ngày nay, vẫn còn có những linh hồn Luyện ngục về thăm bà chứ?

    - Vâng, hai hoặc ba lần trong một tuần.

    Thần thông, cầu cơ, gọi hồn người chết:

    54-Bà nghĩ sao về các thực hành thần thông, cầu cơ, gọi hồn người chết, v. v.?



    Điều đó không tốt. Nó luôn luôn là xấu. Chính ma quỷ đã làm cho cái bàn di chuyển.
    Điều rất quan trọng cần phải nói đi nói lại, và mọi người cần nghe là: hiện nay, hơn bao giờ hết, các thực hành "cầu cơ, gọi hồn" đang gia tăng cách đáng ngại!

    55- Thế nào là sự khác biệt giữa người sống và linh hồn người chết, và cầu cơ gọi hồn người chết?

    - Tôi không mời các linh hồn về, tôi không tìm cách mời họ về. Trong cầu cơ gọi hồn người chết, người ta mới gọi hồn lên.

    Sự khác biệt này khá rõ ràng, chúng ta phải nhận định rất nghiêm chỉnh.

    Nếu người ta tin một điều tôi đã nói, thì tôi muốn họ tin điều này: Những người tham gia vào cầu cơ (di chuyển bàn, và các hình thức cùng loại đó) nghĩ rằng họ đang gọi linh hồn người chết lên. Trong thực tế, nếu có sự đáp lại mời hồn lên, chính Satan và quỉ dữ đáp lời họ đấy.



    Những người thực hành Thần thông (bói quẻ, phù thủy, v.v) đang là cái gì đó rất nguy hiểm cho bản thân và cho những người đến với họ để được cố vấn khuyên răn. Hoàn toàn dối trá. Đó là điều bị cấm, cấm ngặt gọi người chết.



    Đối với tôi, tôi đã không bao giờ làm như vậy, bây giờ tôi không làm như vậy, và tôi sẽ không bao giờ làm như vậy.

    Khi có ai hiện về với tôi, thì chính Thiên Chúa cho phép họ về.

    Tất nhiên, Satan có thể bắt chước mọi thứ đến từ Thiên Chúa, và nó đã làm như thế. Nó có thể bắt chước giọng nói và hình hài người đã chết, nhưng bất kỳ loại xuất hiện nào cũng luôn luôn xuất phát từ quỉ dữ. Đừng quên rằng Satan, còn có thể chữa bệnh, nhưng kiểu khỏi bệnh như thế không bao giờ được lâu.


    Quỉ lừa dối:

    56- Cá nhân bà đã bao giờ bị lừa bởi những cuộc hiện về giả mạo chưa? Ví dụ, ma quỷ mặc hình một linh hồn trong Luyện ngục về nói chuyện với bà?

    - Có. Một lần, một linh hồn về khuyên tôi: "Đừng nói chuyện với linh hồn sắp đến sau tôi, vì nó sẽ nói nó bị đau khổ quá nhiều, nó nhờ bà, bà không thể giúp được, bà không thể làm những gì nó sẽ xin. " Nghe vậy, tôi đâm ra lúng túng, vì tôi nhớ lại những gì linh mục giáo xứ của tôi đã nói với tôi rằng: "Nên quảng đại chấp nhận giúp đỡ những gì các linh hồn Luyện ngục về xin giúp".
    Tôi đã thực sự gặp khó khăn nên vâng lời linh hồn này hay không. Tôi tự nhủ: "Có thể đó là quỷ giả tạo linh hồn Luyện ngục?" Tôi nói: "Nếu mày là quỷ, hãy cút đi!" Lập tức, nó hét lên và cút mất. Tiếp theo là một linh hồn đến sau, linh hồn này có nhu cầu rất cần tôi giúp đỡ. Đó là điều rất quan trọng đối với tôi khi lắng nghe linh hồn này!


    Nước phép:

    57-Khi ma quỷ xuất hiện, nước phép (nước thánh) có luôn làm cho nó chạy trốn không?



    - Nước phép làm quỉ rối loạn lung tung và nó bỏ trốn ngay lập tức.

    58-Maria, bà đang rất nổi tiếng, đặc biệt là tại Đức và Áo, và trên toàn châu Âu, nhờ vào các cuộc nói chuyện và cuốn sách của bà. Dù ban đầu bà rất ẩn mình. Làm thế nào để người ta nhận ra rằng kinh nghiệm siêu nhiên của bà là xác thực?

    - Đó là khi các linh hồn hiện về yêu cầu tôi nói lại với gia đình họ để xin gia đình đền bù cho họ, trả lại món hàng đã được mua cách bất lương. Họ đã thấy rằng những gì tôi nói là đúng sự thật.

    Bà Maria cho biết một số chứng cớ, vì dài quá, tôi không ghi lại đây.

    Nhiều lần các linh hồn đến tìm bà, họ nói: "Xin tìm đến gia đình tôi ở làng như vậy và như vậy - bà Maria không biết -" và nói với cha tôi, con trai tôi, anh em tôi để họ trả lại tài sản nào đó, số tiền nào đó bất công. Tôi sẽ được ra khỏi Luyện ngục khi những món nợ này được trả lại". Bà Maria có tất cả các chi tiết của vấn đề, hoặc số tiền chính xác, hoặc tài sản liên quan.

    Gia đình sẽ phát hiện ra rằng bà ấy biết tất cả những chi tiết này, đôi khi chính họ không biết rằng những món hàng đã được thân nhân họ đã mua cách không chíng đáng. Từ đó, bà Maria bắt đầu nổi tiếng.

    58b- Maria, ơn riêng (đặc sủng) bà được đối với các linh hồn Luyện ngục, và cũng là việc tông đồ của bà đã được đại diện Giáo hội Công giáo chính thức công nhận chưa?

    - Đức Giám mục của tôi nói với tôi rằng "vì không có những điều sai lầm về tín lý, luân lý thần học, nên tôi được phép tiếp tục giúp các linh hồn Luyện ngục". Ngài và linh mục giáo xứ của tôi, cũng là cha linh hướng tôi đã khẳng định như vậy.

    58- Tôi muốn hỏi bà một câu hỏi hi vọng bà không ngại rằng: Bà đã giúp rất nhiều cho các linh hồn Luyện ngục nghèo khó, chắc khi bà chết, hàng ngàn linh hồn đi với bà vào Thiên đường, chắc chắn bà sẽ không phải vào qua Luyện ngục?

    - Tôi không nghĩ rằng tôi sẽ đi thẳng về Thiên Đàng mà không qua thời gian ở trong Luyện ngục, vì tôi đã được nhiều ơn soi sáng, nhiều hiểu biết, do đó lỗi lầm của tôi sẽ nghiêm trọng hơn. Nhưng tôi hy vọng rằng các linh hồn sẽ giúp tôi lên Thiên đường!

    59- Maria, bà có vui với đặc sủng này không? Hay là thấy nặng nề, khó khăn cho bà, vì tất cả những điều các linh hồn Luyện ngục yêu cầu bà làm?

    - Không, tôi không ngại khó khăn, vì tôi biết tôi có thể giúp họ rất nhiều. Tôi có thể giúp nhiều linh hồn và tôi rất sung sướng khi giúp như vậy.


    60-Maria, tôi xin cảm ơn bà nhân danh các độc giả khi đọc những chứng từ tốt đẹp của bà.

    Tôi xin hỏi một câu cuối cùng để chúng tôi có thể biết bà hơn, bà có thể nói vài lời về cuộc sống quá khứ của bà không?

    - Vâng ... từ khi còn nhỏ, tôi muốn đi tu, nhưng mẹ tôi nói, con phải chờ đến 20 tuổi. Tôi không muốn kết hôn. Mẹ tôi đã nói với tôi về việc cứu giúp các linh hồn trong Luyện ngục, và khi tôi ở nhà trường, các linh hồn này đã giúp tôi rất nhiều. Vì vậy, tôi tự nói rằng, tôi phải làm mọi điều giúp cho các linh hồn.
    Sau khi học xong, tôi nghĩ về việc nhập một tu viện, tôi vào Dòng Chị em Trái Tim Chúa Giêsu, nhưng họ nói với tôi rằng sức khỏe của tôi quá kém, không tu Dòng này được. Khi còn nhỏ, tôi đã có bệnh viêm phổi và viêm màng phổi. Bề trên xác nhận tôi có ơn gọi đi tu, nhưng khuyên tôi vào một Dòng dễ hơn, hoặc chờ mấy năm nữa xem sao. Tôi thật muốn vào tu Dòng kín ngay!
    Nhưng sau hai lần thử xin lại, kết quả cũng như nhau: sức khỏe của tôi vẫn quá kém. Vì vậy, tôi tự nhủ rằng Ý Chúa không muốn tôi vào Dòng. Tôi đau khổ rất nhiều. Tôi nghĩ: Chúa đã không cho tôi thấy ý Ngài muốn nơi tôi. Tính đến lúc Chúa trao cho tôi nhiệm vụ giúp đỡ các linh hồn trong Luyện ngục, tôi đã lên 25, đã chờ đợi 8 năm dài. Nhà tôi có 8 anh chị em. Khi lên 15, tôi làm việc tại nông trại của gia đình, rồi tôi đến nước Đức, làm đầy tớ cho một gia đình nông dân. Sau đó, tôi làm việc ở nông trại tại tỉnh Sonntag. Từ tuổi 25, khi các linh hồn bắt đầu tới, tôi đã chịu nhiều đau khổ cho họ. Bây giờ tôi khỏe mạnh hơn như Sơ thấy đó...
    ---

    Thực là một niềm vui cho tôi (Nữ tu Emmanuel Maillard) khi gặp bà Maria Simma, một phụ nữ có cuộc sống hoàn toàn hiến thân. Mỗi giây, mỗi giờ trong cuộc sống của bà đều có giá trị lớn cho cuộc sống đời đời, không chỉ cho mình bà mà cho rất nhiều linh hồn, được biết đến hoặc không biết, bằng nhiều cách khác nhau và với rất nhiều tình mến, đã giải thoát họ khỏi luyện ngục và được vào hưởng hạnh phúc muôn đời của Thiên Đàng.


    *Một Đề nghị cho mọi người

    Bây giờ, tôi (Nữ tu Emmanuel Maillard) có một đề nghị cho mỗi bạn: Chúng ta có thể quyết định là không ai trong chúng ta phải vào Luyện Ngục! Điều này thực sự có thể, vì chúng ta có mọi thứ trong tay chúng ta để làm cho nó trở thành sự thật.

    Tôi nhớ những lời Thánh Gioan Thánh Giá nói rằng: "Chúa Quan phòng luôn luôn cung cấp, trong cuộc sống hàng ngày, các thanh lọc cần thiết để cho phép chúng ta đi thẳng về Thiên Đàng sau giờ lâm tử".

    Chúa Quan phòng xếp đặt đủ mọi khốn khó trong cuộc sống của chúng ta - thử thách, đau khổ, bệnh tật, khó khăn - để qua tất cả các thanh luyện ấy, nếu chúng ta chấp nhận chúng, có thể là đủ để đưa chúng ta thẳng về trời.

    Tại sao không về thẳng? Bởi vì chúng ta nổi loạn, chúng ta không đón nhận với lòng mến, với lòng biết ơn, những quà tặng của các thử thách trong cuộc sống của chúng ta, chúng ta phạm tội nổi loạn vì bất phục tùng. Vì vậy, chúng ta hãy xin Chúa ban ơn biết lợi dụng mọi cơ hội, để vào ngày chết của ta, Ngài nhìn thấy chúng ta tỏa sáng tinh khiết và đẹp đẽ.

    Tất nhiên, nếu chúng ta quyết định như thế, tôi không nói rằng đường đi sẽ dễ dàng, vì Chúa không bao giờ hứa rằng đường đi sẽ dễ dàng, nhưng Ngài hứa: đường đi sẽ bình an, và đó là đường hạnh phúc: Chúa ở cùng chúng ta. Trên hết - đây là điều tôi muốn nhấn mạnh - ta hãy tận dụng tối đa thời gian còn cho ta trên trái đất này, thời gian rất quý giá, trong đó ta vẫn còn có cơ hội phát triển tình mến Chúa yêu người. Phát triển hướng tới vinh quang sẽ đến, và vẻ đẹp đó dành cho ta.

    Mỗi phút, chúng ta vẫn có thể phát triển trong đức bác ái, nhưng các linh hồn trong Luyện ngục không còn có thể phát triển được nữa.

    Ngay cả các thiên thần cũng ghen tị với chúng ta sức mạnh này, chúng ta phải phát triển từng phút trong tình yêu trong khi chúng ta đang ở trên trái đất. Mỗi hành động nhỏ của tình yêu chúng ta dâng lên Chúa, mỗi hy sinh hoặc chay tịnh, mỗi sự nhịn nhục hoặc chiến đấu nhỏ bé chống lại khuynh hướng xấu của ta, lỗi lầm của ta, mỗi sự tha thứ nhỏ bé cho kẻ thù của chúng ta, tất cả những gì chúng ta có thể dâng lên trong những hi sinh này, sau đó sẽ được một viên ngọc, một kho tàng thực sự cho cuộc sống đời sau.

    Chúng ta hãy lợi dụng mọi cơ hội để được sống đẹp như Chúa muốn, trong sự hiện diện của Ngài. Nếu chúng ta nhìn thấy trong ánh sáng đầy đủ sự huy hoàng của một tâm hồn trong sáng, của một tâm hồn tinh khiết, chúng ta sẽ khóc vì vui và vì vẻ đẹp của nó!

    Linh hồn con người là một cái gì đó, lộng lẫy tuyệt vời trước mặt Chúa, đây là lý do tại sao Chúa muốn chúng ta phải hoàn toàn tinh khiết. Đó là sự tinh tuyền qua sự thống hối tội lỗi của chúng ta, sự khiêm nhường của chúng ta.

    Các thánh không phải là những linh hồn "không lầm lổi", nhưng là những người lầm lỗi đã chỗi dậy, chỗi dậy mỗi khi sa ngã và xin sự tha thứ. Điều này rất khác nhau.

    Vì vậy, chúng ta hãy sử dụng các phương tiện tuyệt vời Chúa đặt vào tay chúng ta để giúp đỡ các linh hồn vẫn còn chờ đợi để được hưởng Chúa và cho những ai đang mong chờ vì sự đình hoãn này, bởi vì họ đã cảm nhận Thiên Chúa huy hoàng này, họ đang mong mỏi Ngài với tất cả trái tim của họ.

    Chúng ta không nên quên rằng lời cầu nguyện của trẻ em có một sức mạnh to lớn trong Trái tim Thiên Chúa. Vì vậy, hãy dạy cho con cái biết cầu nguyện.

    Tôi nhớ một bé gái nhỏ, đã nghe tôi đã nói về những linh hồn Luyện ngục.

    Tôi nói với em: "Bây giờ, em hãy cầu nguyện cho các linh hồn của gia đình và bạn bè em là những người đã chết trước em. Em có muốn đến trước tượng ảnh Chúa Giêsu và xin Chúa không?."
    Em đã đến trước Chúa Giêsu, và năm phút sau, em trở lại, tôi hỏi em: "? Em đã xin Chúa điều gì?"

    Em trả lời: "Em xin Chúa giải thoát tất cả các linh hồn trong Luyện ngục!" Câu trả lời này khiến tôi suy nghĩ và tôi nhận ra tôi đã hà tiện trong lời xin của tôi, nhưng em đã hiểu ngay lập tức những gì để xin Chúa.

    Trẻ em nhạy cảm lắm, chúng có thể được rất nhiều ơn từ Trái tim của Thiên Chúa.

    Ngoài ra, hãy nhớ đến những người hưu trí, hưu dưỡng và tất cả những người có thời gian rảnh rỗi, nếu họ thường đi lễ hàng ngày ... Thật là một kho tàng ân sủng họ sẽ tích trữ, không chỉ cho bản thân họ, nhưng cho người quá cố của họ, và cho các linh hồn!

    Giá trị của một Thánh Lễ mà thôi là vô lượng. Nếu chúng ta nhận ra điều đó! ... Ta có nhiều sự giốt nát, sự thờ ơ, sự lười biếng, sự hoang phí chừng nào! Trong khi chúng ta có quyền lực trong tay để cứu anh em của chúng ta, bằng cách trở nên đồng công cứu chuộc cùng với Chúa Giêsu Đấng Cứu Rỗi của chúng ta và Đấng Cứu Chuộc của chúng ta!

    Đừng quên Ân Xá

    Mẹ Giáo Hội có một số bảo vật tuyệt vời để trong kho báu cho chúng ta - chúng ta hãy xem xét kỹ một số bảo vật trong kho đó! Ân xá ở trong Kho báu này. Ta nên tìm hiểu và quí mến Ân xá.

    *Ân xá là gì?

    GLGHCG viết (số 1471)"Ân xá là sự tha thứ trước mặt Chúa một phần hoặc toàn thể hình phạt tạm mắc bởi tội. Ân xá có thể được áp dụng cho người sống hoặc chết ".

    Nói rộng hơn: Ân xá là sự tha thứ trước Thiên Chúa hình phạt tạm do tội lỗi đã được tha cho các tín hữu, khi họ làm một số điều kiện mà Giáo hội như thừa tác viên ơn cứu rỗi, ban cho, nhờ Kho tàng đền tội chung của Chúa Kitô và các thánh.

    Chúa Giêsu đã ban cho các môn đệ, và do đó cho Giáo Hội, quyền lực để ràng buộc và tháo cởi, thông qua các thế kỷ, trong nhiều cách khác nhau, Giáo Hội đã sử dụng cách này của lòng thương xót của Thiên Chúa đối với người sống và kẻ chết.

    Tất cả mọi liên quan đến ân xá đã được Đức Giáo Hoàng Phaolô VI sửa đổi, bản văn có thể tìm thấy trong Sách Ân Xá, quy tắc và ơn ban, được công bố ngày 29 tháng 6 năm 1968 (Vatican xuất bản).

    *Lợi ích của ân xá:

    Sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo ban hành năm 1992, số 1498 viết: "
    Nhờ các ân xá, các tín hữu có thể nhận được cho mình và cho các linh hồn trong luyện ngục, ơn tha các hình phạt hữu hạn, là hậu quả của các tội lỗi".
    "Ý hướng của thẩm quyền Giáo Hội khi ban ân xá không chỉ là giúp các tín hữu được tha hình phạt do tội lỗi, mà còn khuyên họ làm việc đạo đức, thống hối và từ thiện - đặc biệt là hướng đến sự tăng trưởng đức tin và lợi cho lợi ích chung. "

    "Nếu các tín hữu lãnh ân xá để cầu cho các linh hồn đã qua đời, họ cũng vun trồng đức ái cách cách tuyệt vời và trong khi nâng cao tâm trí của họ lên thiên đường họ mang lại một trật tự khôn ngoan hơn cho sự việc ở trần gian."

    "Mặc dù những ân xá là món quà miễn phí, tuy nhiên chúng được ban người sống cũng như người chết với những điều kiện xác định ... các tín hữu phải yêu mến Chúa, ghét tội lỗi, đặt niềm tin vào công nghiệp của Chúa Kitô và tin tưởng vững chắc vào sự hỗ trợ tuyệt vời xuất phát từ sự hiệp thông của các thánh (Các Thánh cùng thông công). "
    Theo kết quả của canh tân, tất cả các phân biệt ngày, tháng, năm đã được bãi bỏ, sự khác biệt chỉ giữ lại giữa các ơn đại (toàn) xá và tiểu xá.

    NGƯỜI TA KHÔNG THỂ CHO NGƯỜI KHÁC VẪN CÒN SỐNG ÂN XÁ MÌNH LÃNH ĐƯỢC. ĐẠI XÁ VÀ TIỂU XÁ PHẢI DÀNH CHO LINH HỒN ĐÃ QUA ĐỜI.

    *Điều kiện để được đại xá hay toàn xá:

    "Để được một ơn toàn xá (đại xá), điều cần thiết là phải thực hiện việc được ban toàn xá, và đầy đủ ba điều kiện:

    1/Xưng tội,

    2/Rước Lễ và

    3/Cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng. (Điều kiện cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha là đọc một "kinh Lạy Cha" và một "kinh Kính mừng" Tuy nhiên, các tín hữu được tự do đọc bất cứ lời cầu nguyện khác theo lòng sùng kính riêng đối với Đức Giáo Hoàng).

    4/Cũng đòi phải: dứt lòng với mọi dính bén tội lỗi, dù tội nhẹ, những quyến luyến trần tục. "

    Đại xá (toàn xá) được ban vào những dịp sau:

    1. Chầu Mình Thánh Chúa nửa giờ.



    2. Đọc 5 chục kinh Mân Côi chung trong nhà thờ, trong gia đình hoặc trong cộng đoàn.

    3. Đọc Kinh Thánh cách cung kính nửa giờ.

    4. Viếng 14 chặng Đường Thánh giá.



    5. Viếng nhà thờ từ trưa ngày 1 Tháng 11 đến trưa ngày 2 Tháng 11, cầu cho các linh hồn đã qua đời. (đọc 1 Lạy Cha, 1 Tin kính)

    6. Viếng nghĩa trang cầu cho người quá cố trong vòng 8 ngày đầu tháng 11.



    7. Tham dự buổi lễ rước lễ lần đầu, hoặc Thánh Lễ đầu tiên của một linh mục, lễ kỷ niệm 25, 50, 60 năm chức Linh mục.

    8. Hôn kính Thánh Giá trong phụng vụ Thứ Sáu Tuần Thánh.



    9. Lặp lại lời hứa rửa tội trong Đêm Vọng Phục Sinh.

    10. Lãnh phép lành Đức Giáo hoàng ban cho thành Rôma và Thế giới, dù nghe phát thanh hay xem truyền hình.

    11. Giờ nguy tử, dù không thể có Linh mục tới ban các Bí tích cuối cùng và phép lành Tòa Thánh, Giáo hội cũng ban đại xá (toàn xá) cho những ai trong đời sống đã có thói quen đọc kinh cầu nguyện (trường hợp này thói quen đó thay ba điều kiện xưng tội, rước lễ, cầu theo ý Đức Giáo Hoàng. Người nguy tử hôn kính tượng Thánh giá, giục lòng ăn năn tội để lãnh đại xá, dù hôm đó đã lãnh đại xá rồi).

    Tiểu xá:


    1. Tiểu xá ban cho các tín hữu, trong khi làm nhiệm vụ mình và chịu những nghịch cảnh của cuộc sống, nâng cao tâm hồn lên cùng Chúa với lòng khiêm tốn, tin cậy và trong lòng thầm một lời nguyện đạo đức. Vd. "Giêsu Maria Giuse con mến yêu, xin cứu rỗi các linh hồn".

    2. Tiểu xá ban cho các tín hữu, với tâm hồn đầy đức tin và lòng thương xót, cho anh chị em nghèo khó của cải vật chất.
    3. Tiểu xá ban cho các tín hữu, trong tinh thần hối cải, hi sinh của gì thuộc về mình.
    ---
    Đeo ảnh đã làm phép:

    Tại Medjugorje, ngày 18 Tháng Bảy, 1995, Đức Mẹ nói:
    "Các con thân mến, hôm nay Mẹ gọi các con đặt ảnh tượng đã được làm phép trong nhà các con và đeo ảnh tượng...trên người các con. Xin làm phép các đồ đạo ấy để ma quỉ ít tấn công các con hơn, vì các con có áo giáp chống lại chúng."

    "Các tín hữu sử dụng với lòng đạo đức Tượng Chúa Chuộc tội, Thánh giá, chuỗi tràng hạt, áo Đức Mẹ Camelo, ảnh áo đã được linh mục làm phép, sẽ được lãnh Tiểu xá. Nhưng nếu các đồ đạo trên được Đức Giáo Hoàng hay giám mục làm phép, thì tín hữu sử dụng đồ đạo ấy cách sốt sắng thì được một ơn đại xá vào lễ kính 2 Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô, miễn là họ tuyên xưng đức tin theo mẫu hiện hành, vd. đọc kinh Tin kính. "



    Linh mục Mark, CMC
    Miễn nc với santanas.kratos666,kael,nhatnam;phanquanbt,1288,qu angcom

  17. #17

    Mặc định

    cảm ơn LM Vitxiem về những bài viết này, nhất là những bài về linh hồn vì gần đây các linh hồn về xin lễ con nhiều lắm, vượt quá sức chịu đựng của con.

  18. #18

    Mặc định

    Bây giờ Vitxiem lại bắt chước giống Hunggiuse, cứ bê nguyên kinh sách vào, vừa nhanh gọn vừa đỡ mất công đánh máy ;-) Có ai muốn thảo luận thì cứ thảo luận với mấy cuốn sách, coi như tui đây vô can :-)))

  19. #19

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Kal-El Xem Bài Gởi
    Bây giờ Vitxiem lại bắt chước giống Hunggiuse, cứ bê nguyên kinh sách vào, vừa nhanh gọn vừa đỡ mất công đánh máy ;-) Có ai muốn thảo luận thì cứ thảo luận với mấy cuốn sách, coi như tui đây vô can :-)))
    Hình như có 1 sự nhầm lẫn . Vitxiem post cho người CG đọc tham khảo mà . Đâu có ai muốn tranh luận . Mà nếu bạn tranh luận thì cũng ít ai trả lời . Bởi vì trả lời rất mất thời gian , cũng chỉ có vài vấn đề xoay tới xoay lui . Mà cái chính là không thích trả lời , đây là lãnh địa TCG ( admin quy định nhé ) , bạn thích tranh luận đâu có nghĩa là chúng tui phải nghe lời bạn rồi ngồi hàng giờ chém gió , tranh luận với bạn . Ai thích những gì chúng tui viết thì đọc , không thích thì cũng chả quan tâm . Chúng tui chỉ quan tâm đến những điều cần quan tâm thôi . Bạn cứ để lại bình luận thoải mái , việc chúng tui có đọc hay không là việc của chúng tui .

    Các bạn CG chú ý nhé . Trước khi đọc bài thì hãy xem tên người bình luận là ai . Nếu có cảm tình thì đọc . Còn xem cái tên mà không có cảm tình thì đừng đọc , vì nội dung cũng chỉ chống đối , bài bác thôi . Đọc làm gì cho tức rồi khó chịu trong người @@


    Bài vitxiem có cái hình ghê nhỉ ^^ . Chắc tối nay ám ảnh quá

  20. #20

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi zhugeliang140 Xem Bài Gởi
    Hình như có 1 sự nhầm lẫn . Vitxiem post cho người CG đọc tham khảo mà . Đâu có ai muốn tranh luận . Mà nếu bạn tranh luận thì cũng ít ai trả lời . Bởi vì trả lời rất mất thời gian , cũng chỉ có vài vấn đề xoay tới xoay lui . Mà cái chính là không thích trả lời , đây là lãnh địa TCG ( admin quy định nhé ) , bạn thích tranh luận đâu có nghĩa là chúng tui phải nghe lời bạn rồi ngồi hàng giờ chém gió , tranh luận với bạn . Ai thích những gì chúng tui viết thì đọc , không thích thì cũng chả quan tâm . Chúng tui chỉ quan tâm đến những điều cần quan tâm thôi . Bạn cứ để lại bình luận thoải mái , việc chúng tui có đọc hay không là việc của chúng tui .

    Các bạn CG chú ý nhé . Trước khi đọc bài thì hãy xem tên người bình luận là ai . Nếu có cảm tình thì đọc . Còn xem cái tên mà không có cảm tình thì đừng đọc , vì nội dung cũng chỉ chống đối , bài bác thôi . Đọc làm gì cho tức rồi khó chịu trong người @@


    Bài vitxiem có cái hình ghê nhỉ ^^ . Chắc tối nay ám ảnh quá
    À, tôi chỉ có nhận xét về sự khác nhau trước đây và hiện tại của bạn vit thôi, có phải tranh luận với bạn hay ai về vấn đề cụ thể nào đâu, bạn cũng đâu cần trả lời :-))) Coi như tui nói phong long đi ha :-)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Sự biến tướng trong ngôi nhà Mẫu ngôi nhà tâm linh thiêng liêng của người Việt
    By Thánh Linh Đất Việt in forum Đạo Mẫu,Đạo Tứ phủ
    Trả lời: 7
    Bài mới gởi: 26-07-2013, 02:27 PM
  2. Trả lời: 40
    Bài mới gởi: 31-07-2012, 02:03 PM
  3. Trả lời: 41
    Bài mới gởi: 13-09-2011, 04:53 PM
  4. Trả lời: 11
    Bài mới gởi: 03-07-2010, 10:18 AM
  5. Những chuyện linh thiêng trong thế giới ca trù
    By XUANDIEN70 in forum Các bài NC của XUANDIEN70
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 14-12-2008, 09:25 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •