Tại sao tôi luyện Pháp Luân Công
Lời một chuyên gia Trung Quốc về Trung Y, Tây y và Khí công
(từ một trang web về PLC)
Shao Xiaodong


Tên tôi là Shao Xiaodong. Tôi có bằng tốt nghiệp đại học Tây y của Trung Quốc cấp và bằng nghiên cứu viên về Y học truyền thống do Viện nghiên cứu của Trung Quốc cấp. Tôi đã nhận bằng về Khí công và Châm cứu, từng là Hội phó Hội nghiên cứu Khí công tỉnh Hắc Long Giang và là cố vấn của ngài Zhang Zhenhuan, nguyên thủ trưởng của Ủy Ban Khoa học và Công nghệ Nhà nước cũng như đã được chọn làm cố vấn về Khí công Y học (Chú thích: Ngài Zhang Zhenhuan là chủ tịch Hội nghiên cứu khí công và Nhân chủng học của Trung Quốc).

Năm 1984, các Hội Y học của Châu và Hoa kỳ đã nhiều lần mời tôi sang dùng khí công điều trị bệnh nhân và giảng dạy về khí công. Năm 1989, các công năng của tôi đã được đài truyền hình Zhaori truyền trực tiếp trên đất Nhật Bản trong chương trình "Những khả năng phi thường", khi tôi trình diễn những công năng này trước khán giả. Tôi đã nhiều lần được ngoại trưởng Nhật Bản (Ông còn là ứng cử viên ghế thủ tướng Nhật) cũng như nhiều nhân vật trong giới thượng lưu nước Nhật mời đến điều trị cho họ. Các phương tiện thông tin và báo chí nước Nhật cũng như châu Âu đã đưa tin về những việc này. Tôi còn cho đăng ký lập Viện Nghiên cứu Khí công chuyên điều trị bệnh nan y bằng khí công tại Tokio.

Trong năm 1990 tôi sang làm việc ở Nhật Bản. Từ đó tôi sống ở Tokio. Trước khi sang Nhật tôi đã là Bác sĩ trưởng tại Viện nghiên cứu Trung Y quốc gia và còn là giảng sư tại Viện Nghiên cứu khí công Trường Đại học Trung Y Bắc Kinh.

Với một người tu luyện thì bằng cấp hàn lâm và chức vị không có gì là quan trọng. Với các bằng cấp đã kể trên tôi chỉ muốn nói rằng, bản thân tôi đã được hưởng sự đào tạo chính quy về khoa học hiện đại. Tôi là chuyên gia về Trung Y cũng như Tây Y, về Khí công và về nhân chủng học. Tôi đã từng trải Cách Mạng Văn Hoá cũng như nhiều trào lưu tư tưởng xã hội khác. Vì thế, tôi đã quen quan sát các học thuyết và giáo thuyết một cách có phê phán. Tôi không dễ dàng tin vào một ai đó hay một chính kiến nào đó. Trước những sự kiện còn trong lĩnh vực Bất Khả Tri đối với con người quan điểm của tôi là không được trả lời Có hay Không một cách đơn giản, dễ dàng. Muốn loại bỏ những thứ nhiễu trong quan điểm mà ta đã nhiễm phải từ khi ra đời, ta phải tìm hiểu chúng với đầu óc sáng suốt, phương pháp thích hợp, phải cẩn thận kiểm tra và nghiêm chỉnh xem xét chúng với lương tri của mình. Phải qua thực tiễn mà tìm hiểu, kiểm tra và xác minh chúng, sau đó mới được phép đưa ra kết luận.

Sau đây tôi sẽ dùng những chứng kiến và kinh nghiệm của bản thân mình để giải thích, tại sao tôi lại tu luyện theo con đường của Pháp Luân Đại Pháp. Khoảng trung tuần tháng Tám năm 1993 tôi từ Nhật Bản về Trung Quốc để nghiên cứu về các trường phái và học thuyết khí công. Trong công viên Zhongshan (Trung Sơn, N.D.?) tại Bắc kinh tôi bỗng nghe thấy tiếng nhạc rất du dương, có hòa âm đặc biệt hòa hợp. Được âm thanh hấp dẫn, tôi đi lại nơi phát ra tiếng nhạc. Ở chỗ ấy tôi thấy vài chục người đang tập một thứ khí công mà tôi chưa gặp bao giờ.

Theo quan sát của tôi, trong bốn tư thế trang công có đến ba tư thế cao, tức là cánh tay đưa lên cao hơn vai. Điều đó làm tôi hết sức kinh ngạc. Là một chuyên gia nghiên cứu khí công tôi biết rằng trong thời gian qua có nhiều môn phái và các khóa dậy khí công khác nhau đã phổ biến cách tập đứng tấn. Phần lớn đều bắt đầu với các tư thế trang công thấp hay trung bình. Tôi chưa bao giờ nghe nói là các học viên mới tham gia luyện tập, bất chấp có cao huyết áp hay không, đã bắt đầu ngay với các tư thế cao. Theo quan điểm phổ biến của Y học, những động tác như vậy gây cao huyết áp. Các bệnh nhân cao huyết áp không được tập những động tác như vậy. Thế nhưng tất cả những người tham gia luyện tập ở đấy, kể cả người cao huyết áp, đều nói với tôi rằng không có vấn đề gì. Nếu có huyết áp cao, nó sẽ hạ xuống. Nếu huyết áp thấp, nó sẽ tăng lên. Hiện tượng này cho thấy nó không tương ứng với các lý thuyết quen thuộc. Tôi nhận ra, đây là một bài tập khác thường. Chỉ riêng qua phân tích hình thức bên ngoài của bài tập tôi đã thấy rõ, đây không phải một thứ khí công bình thường nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe. Trong bài tập có một nội dung đặc biệt và một cái gì đó rất xâu xa. Dễ hiểu là sau đó tôi đã luyện Pháp Luân Công.

Tôi tiếp tục quan sát những người tập và nhận ra rằng bài tập thứ năm được thực hiện trong tư thế ngồi tòa sen song bàn. Người luyện công được yêu cầu ngồi tòa sen ở tư thế tốt nhất có thể. Điều này cũng làm tôi rất kinh ngạc. Từ xưa tới nay các trường phái khí công thường chỉ yêu cầu ngồi tòa sen song bàn khi học viên luyện tập đã đến trình độ cao. Vì ngồi tòa sen song bàn rất khó nên người ta thường luyện kín đáo ở nhà riêng. Nhưng ở đây nó được phổ biến công khai. Và họ còn làm những tư thế tay mà xưa nay vẫn được xem là bí mật của mọi bí mật. Không phải người ta chỉ gần như không trông thấy những cái như vậy trên thế giới này mà còn không mấy ai được nghe nói đến nữa. Chỉ nhìn nhận từ hình thức bài tập đã thấy rằng khởi điểm của công pháp xuất phát từ một bậc rất cao. Nó cao hơn tất cả các bài tập khí công bảo vệ sức khỏe thông thường khác. Hôm ấy tôi chỉ đứng kiến tập và rút ra những kết luận từ kết quả quan sát của mình. Sau này, trong lớp học Pháp Luân Công tôi đã được nghe những giải thích rất rõ ràng của thầy Lý Hồng Chí: "Pháp luyện công này là một công pháp bậc cao có từ thuở ấy khi tôi còn một mình tu luyện. Tôi trao lại cho các vị mà không thay đổi chút gì.".

Sau buổi tập tôi nói chuyện với các học viên. Họ cho biết rằng, bài tập này có tên là Pháp Luân Công. Thầy của họ có tên là Lý Hồng Chí. Họ còn nói rằng, thầy của họ có thể đặt cho họ một Pháp Luân vào bụng dưới. Người nào có duyên với Pháp Luân Công và được nhận một Pháp Luân thì đã hoàn thành được một nửa quá trình tu luyện của mình. Họ còn nói rằng, Pháp Luân Công chính là phép tu luyện. Thầy Lý không phải chỉ phổ biến công pháp mà còn giảng Pháp nữa. Thầy giảng Pháp trên những bình diện cao.

Tôi nghĩ, đây chính là một công pháp luyện lên bậc cao mà mình đã theo đuổi nhiều năm và vẫn hằng mơ tưởng. Tôi lập tức chuyển đến ở tại một khách sạn gần công viên này để có thể tham gia học và luyện Pháp Luân Công ngay trong công viên mỗi buổi sáng. Khi biết có một khoá học của thầy Lý sắp khai giảng tôi đã đến ngay bà phụ trách để đăng ký xin học. Tôi nói với bà: "Sáng được nghe Đạo, tối có thể an tâm từ giã cuộc đời." Vì chịu ảnh hưởng mạnh cách tư duy của Phật Giáo tôi vẫn nghĩ rằng cuộc đời vô thường. Một trời gió sương, ai mà tiên liệu được. May rủi sớm tối có thể xẩy ra với con người. Nếu trong đời được biết Chính Đạo và Chính Pháp thì sống không phải là uổng. Dù có phải chết cũng đã bõ công. Tất nhiên đó chỉ là những nhận thức thấp kém của tôi. Hồi ấy tôi chưa hiểu được thấu đáo ý nghĩa xâu xa của câu nói: "Sáng được nghe Đạo, tối có thể an tâm từ giã cõi đời." Ngày 27 tháng Tám năm 1993 do tiên định của cơ duyên tôi đã trở thành học viên Pháp Luân Công khóa thứ 13 tại Bắc Kinh.

Hồi ấy, cứ buổi chiều tôi lại đến hội trường của nhà máy cơ khí số 27 ở khá xa trung tâm thành phố Bắc kinh để nghe thầy Lý giảng Pháp. Sau ngày học thứ ba tôi đã về nhà tập 30 phút bài học thứ năm. Khi ngồi tư thế tòa sen song bàn tôi thấy toàn thân mình thật sự nhẹ nhàng như bay bổng. Tôi không thấy đau đớn, hai chân cũng không thấy bị tê. Đó là lần đầu tôi cảm thấy được sức mạnh vĩ đại của Đại Pháp. Đúng như lời thầy đã nói: "Muốn đạt đến trạng thái thân thể trắng như sữa, các trường phái khác phải luyện tập trên mười năm, vài mươi năm và còn cần lâu hơn nữa. Nhưng ở đây chỉ bằng một lần chúng tôi đưa Quý vị đến giai đoạn này". "Chúng tôi đưa Quý vị đến đấy và cho cơ thể của Quý vị đến trạng thái vô bệnh." Trước kia, mỗi khi ngồi song bàn 30 phút hai chân tôi như bị sưng lên và đau đớn.

Thầy còn nói rằng: "Đặc điểm lớn nhất khi tu luyện theo Pháp Luân Công là luyện Pháp Luân." Pháp luân là một sinh thể thông tuệ. Pháp luân còn tự động quay không ngừng nghỉ. Điều đó nghe thật huyền bí. Ngay trong cổ tích và trong huyền thoại cũng chưa bao giờ thấy nói như vậy. Sau khi khoá học ở Bắc Kinh kết thúc, tôi vận dụng các kinh nghiệm của những năm nghiên cứu khí công và nhân chủng học để làm một thí nghiệm tìm xem Pháp luân có thật sự tồn tại hay không.
Tôi mời một cô gái người Nhật trước đây có học khí công với tôi và đã mở được thiên nhãn. Cô có thể dùng thiên nhãn nhìn thấy kim đơn của mình. Tôi để cô nhắm mắt ngồi song bàn với hai bàn tay đặt mở ngửa trên chân, sau đó đặt sấp một hình Pháp Luân trên hai bàn tay của cô nhưng không nói đã để cái gì lên tay cô và cũng không ra hiệu gì hết. Sau khi cô đã tĩnh tọa được một lúc, tôi thông qua một phiên dịch hỏi cô thấy có cảm giác gì. Cô trả lời rằng, hai tay có cảm giác ấm lên. Giữa hai tay có một vật gì tròn và sáng. Vật này từ bàn tay lăn dọc theo cánh tay mà đi lên và nhập vào trong cơ thể. Sau đó nó dịch chuyển xuống trường đan điền nơi bụng dưới. Kim đơn có màu trắng và không chuyển động. Còn vật tròn sáng thì quay. Cả hai vật có khi nhập vào nhau rồi lại tách ra. Cô có cảm giác rất ấm áp dễ chịu nơi bụng dưới. Nhưng ở bậc của cô cô chưa thể nhận ra các hình chữ Vạn và hình Thái cực. Đó là một thí nghiệm của tôi trong thời gian đầu tập luyện theo Pháp Luân Công để chứng minh sự tồn tại khách quan của Pháp luân. Tất nhiên theo nhìn nhận của tôi ngày nay thì đó cũng là một thứ Chấp. Nhưng kết quả đã thuyết phục tôi là Pháp luân thật sự tồn tại. Đó không phải là kết quả của sự tưởng tượng bằng tập trung tư tưởng. Nhưng Pháp luân tồn tại trong một không gian khác.

Trước đây tôi có tham gia ứng dụng các phương tiện khoa học kỹ thuật hiện đại vào nghiên cứu những khả năng phi thường của con người. Hồi ấy một số của tờ Nhân Dân Nhật Báo có đăng trên trang đầu bài bình luận bác bỏ sự tồn tại của những khả năng phi thường. Thời gian này các báo chí, từ báo của Trung ương cho đến báo địa phương, vẫn còn những kẻ viết lách bất lương. Họ nói xấu việc nghiên cứu các khả năng phi thường của con người, phê phán là khoa học giả tạo và mê tín ngu xuẩn. Quả là thời ấy người ta bài xích khắp nơi. Những nhà ngiên cứu chạy theo phong trào đã sợ hãi bỏ cuộc. Chỉ một số người có đầu óc sáng suốt là vẫn tiếp tục công việc. Được sự ủng hộ của nhà khoa học danh tiếng Tiền Học Sâm chúng tôi đã tập trung được những người có khả năng phi thường của toàn Trung Quốc. Với sự cộng tác của các nhà nghiên cứu thuộc Viện Vật lý Trung Quốc, Viện Vật lý năng lượng cao, Viện Vật lý Sinh học và Viện nghiên cứu mang số 1129 của cơ quan An ninh Quốc gia và với các máy quay phim siêu tốc, thiết bị phát hiện, máy đo điện não vv., những khả năng phi thường đã được xác nhận, kể cả các khả năng thiên nhãn, thiên lý nhãn, cách không khiển vật xuyên qua cả các cõi không gian khác. Nhờ vậy chúng tôi biết rằng, bên cạnh không gian vật chất của chúng ta còn tồn tại nhiều không gian khác. Những nghiên cứu trước đó về nhân chủng học trong các chuyên ngành khoa học cao cấp của Trung Quốc cũng đã xác nhận sự tồn tại các không gian khác. Các nhà khoa học gọi những trạng thái như vậy là trạng thái Bất khả thị kiến hoặc trạng thái Trường, khi máy quay phim siêu tốc cho thấy các viên thuốc, dưới tác dụng của trường năng lượng đặc biệt của một số người, đã xuyên qua các không gian khác nhau mà ra khỏi chai thủy tinh đựng chúng như thế nào. Những kết quả nghiên cứu này đã được các chuyên gia công nhận và các nhà khoa học tham gia nghiên cứu đã được thưởng huân chương nghiên cứu khoa học kỹ thuật. Vì vậy các nhà lãnh đạo đất nước thời ấy đã quyết định ban hành Tam tiểu chính sách đối với Khí công và Nhân chủng học. Ba chính sách đó là: Không tuyên truyền, không phê phán, không thảo luận về Khí công. Thế nhưng từ năm 1996 một số phương tiện thông tin Trung Quốc đã vi phạm Tam tiểu chính sách và hàng ngày bài xích Pháp Luân Công. Tình hình đã xấu đi đến mức cơ quan an ninh bắt giữ những người tập luyện Pháp Luân Công khiến cho ngày 25 tháng Tư năm 1999 những người theo Pháp Luân Công đã kéo về Trung Nam Hải.

Tháng Bẩy năm 1999 chính phủ Trung Quốc đã khởi động chiến dịch chống Pháp Luân Công. Một số người mệnh danh là chuyên gia và là nhà khoa học đã dại dột phủ nhận những hiện tượng mà họ chưa biết bằng kiến thức hạn hẹp của mình. Thái độ này dẫn đến dễ dàng đưa ra những kết luận nặng tính chủ quan và do đó là thái độ phi khoa học không thể chấp nhận. Ngay theo quan điểm khoa học thực nghiệm ta cũng không được phép phủ nhận những gì chúng ta chưa hiểu nổi.

Ngày đầu tháng Giêng ở thành phố Trường Xuân nhiệt độ buổi sáng lúc 5 giờ 30 là âm 23 °C. Chúng tôi, những người từ hải ngoại về và học viên Pháp Luân Công của thành phố Trường Xuân cùng tập luyện chung trong công viên. Tôi chỉ mang một đôi găng tay mỏng. Đến bài luyện công thứ hai tôi thực hiện tư thế ôm Pháp luân trước trán theo giới hạn thời gian của âm nhạc. Yêu cầu của tư thế này là phải giữ vững trong bẩy phút. Với tôi bẩy phút này dài như bẩy mươi phút. Các ngón tay trở nên không khác gì những thỏi băng, tưởng như những mũi dao nhọn đâm xuyên từ khe móng tay mà vào sâu trong xương thịt vậy. Khi những ngón tay đau, cái đau thấu đến cả tâm can. Tôi gần như không thể chịu nổi nữa. Tra tấn trong địa ngục có lẽ cũng chỉ đến thế thôi. Bỗng nhiên tôi tự hỏi mình, tại sao tôi không nghiêm ngặt với bản thân hơn. Nhất định tôi phải thực hiện tư thế này thêm bẩy phút nữa. Dù đau đớn và khổ sở đến đâu cũng do nghiệp chướng của bao tiền kiếp gây nên. Thầy đã nói rằng: "Phải chịu nổi cái không thể chịu nổi, làm được cái không thể làm được." Tôi phải quyết tâm chịu đựng. Thiện hay Ác chỉ xuất phát từ một ý nghĩ. Pháp Luân quả là thông tuệ: Một lát sau tôi cảm thấy rõ mười pháp luân bé nhỏ xoay quanh các ngón tay trước đây mấy phút còn cứng đờ vì cóng rét và đau đớn. Sau bẩy phút kéo dài ấy những ngón tay của tôi không còn đau nữa. Dần dần còn có thêm một cảm giác ấm áp. Nhận thấy sự đắng cay qua đi và cái ngọt ngào tìm đến này là một kinh nghiệm tôi không bao giờ quên.
Từ trong xâu thẳm của tâm can tôi cảm nhận được sự vĩ đại, sự thần diệu và sự chân chính của Pháp trong vũ trụ. Tôi thấy rằng, Đại Pháp nghiêm chỉnh, đòi hỏi của Thầy với môn sinh rất nghiêm ngặt nhưng cũng tràn đầy từ bi. Đại Pháp đâu phải là lời thuyết giảng trống rỗng mà hoàn toàn là sự thật. Chỉ những người thực sự tu luyện mới nhận ra được điều đó trên những bậc thang khác nhau trong quá trình tu luyện của chính mình.

Pháp Luân Công là con đường tu luyện cho cả Tinh thần lẫn Thể xác. Nó bao hàm cả luyện Phật thân mà Đạo giáo gọi là Thai nguyên và Phật giáo gọi là Kim Cương thân bất khả hủy hoại. Trong phần nói về Huyền quan trong cuốn "Chuyển Pháp Luân" thầy đã nói rõ về từng bước trong quá trình tu luyện chuyển hóa Phật thân. Với một ngôn ngữ bình dị, dễ hiểu Thầy đã giải thích Huyền quan môt cách hết sức rõ ràng sáng tỏ. Tôi đã từng đọc các sách "Đơn kinh" và "Đạo tràng" khi còn nghiên cứu cổ thư y học tại Viện nghiên cứu Y học truyền thống Trung Quốc. Luận án nghiên cứu viên của tôi có đề tài là "Kết quả nghiên cứu cổ thư về Luyện kim đơn trong Đạo gia khí công Trung quốc." Chỉ riêng về "Đạo tràng" thư viện đã có đến 5.285 cuốn sách. Quả là nhiều. Nhưng sau khi đọc mười ngàn cuốn đi nữa người đọc vẫn chẳng hiểu Huyền quan là cái gì. Thầy Lý đã mở hoàn toàn bức màn bí mật mà hàng nghìn năm nay vẫn được xem là bí mật của mọi bí mật.

Với những kinh nghiệm tu luyện đã kể trên tôi chủ yếu chỉ nói đến chủ đề, tại sao tôi lại theo luyện Pháp Luân Công. Nhận thức của tôi còn rất nông cạn, Pháp Luân Đại Pháp là một Pháp lớn của vũ trụ còn chứa nhiều nguyên lý xâu xa khác.

Gần đây Nhân Dân Nhật Báo đã có bài xích Pháp Luân Công, nói rằng Pháp Luân Công đã quyên góp tiền của học viên. Cái đó không đúng với sự thật. Tôi đã theo khóa học Pháp Luân Công mười ngày và chỉ phải trả có 40 Nhân dân tệ, là mức lệ phí thấp nhất so với tất cả các khóa dậy Khí công tại Trung quốc. Tôi có chứng chỉ của khóa học này. Chứng chỉ còn mang dấu của Viện Khoa học Khí công Trung quốc. Trong chứng chỉ có lời xác minh rằng, khoá học này do Viện Nghiên cứu Khí công Trung quốc tổ chức. Hồi ấy người ta có thể học các bài công trên các sân tập trong các công viên Bắc kinh mà không phải trả lệ phí. Trạm trợ huấn tại Bắc kinh không có văn phòng. Tôi muốn tặng tiền cho Pháp Luân Công, nhưng sau khi Viện Nghiên cứu Pháp Luân Công xin ý kiến thầy Lý, đề nghị của tôi đã bị từ chối. Theo lời những người cộng tác viên tại Viện, Thầy Lý đã nhấn mạnh rằng, nhất thiết không được nhận tiền tặng của cá nhân. Nếu những học viên giàu được phép khuyến tặng thì những người ngèo cũng muốn đóng góp. Nhưng họ sẽ không thể thực hiện được ý muốn này và tâm tư do đó sẽ đau khổ. Đó là lý do không được nhận khuyến tặng của cá nhân. Câu trả lời này làm tôi vô cùng xúc động. Đó chính là lòng từ bi vô ngã chân chính. Tôi có nghe nói, Bà Gao Qiuju là người phụ trách Trạm trợ huấn của thành phố Đại Liên muốn tặng Thầy Lý một căn Villa. Thầy đã từ chối và còn phê bình bà về chuyện này. Tôi cũng muốn tặng Viện nghiên cứu Pháp Luân Công căn hộ sáu phòng đã mua trước đây qua dịch vụ đất đai và nhà ở nhưng Thầy Lý cũng từ chối không nhận. Năm 1997 tôi nghe nói ông Ye Hao, một người Mỹ giàu lớn, có ý định tặng Pháp Luân Công 100 triệu USD nhưng Thầy Lý cũng đã từ chối. Những sự kiện kể trên là do chính tôi chứng kiến hoặc đã nghe.