kết quả từ 1 tới 20 trên 39

Ðề tài: Sừng con dinh trị bách độc?

Threaded View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Sừng con dinh trị bách độc?

    Sừng con dinh trị bách độc?

    TP - Nhiều năm nay, tôi để tâm tìm kiếm tư liệu hoặc hiện vật về chiếc “sừng dinh rắn” trị được nhiều loại độc. Nguyên do đọc được một bài báo kể về một người ở An Giang có cái sừng ấy, tuy nhiên nó chỉ còn một mẩu nhỏ.


    Sừng con dinh - Ảnh: Châu Thành
    Mới đây, tôi đã có được tấm ảnh chụp một chiếc sừng con dinh nguyên vẹn.

    Ông Tư Tùng (tức Bùi Thanh Tùng) ở ấp Thới Thượng, xã Thới Sơn (Tịnh Biên, An Giang) có một cái sừng nhỏ bằng lóng tay, màu đen tuyền. Ông cho biết đó là sừng con dinh rắn, hút nọc độc rất hay và có lẽ đây là cái duy nhất trong xã.

    Tương truyền, loài dị thú dinh cỏ, dinh rắn và dinh cá nặng không quá 2 kg, đầu mọc 1 chiếc sừng cong cong như lưỡi câu. Dinh cỏ và dinh cá chỉ ăn cỏ và cá, lâu lâu mới kiếm rắn ăn; còn dinh rắn thì chuyên ăn các loại rắn độc. Rắn độc cỡ nào mà gặp dinh rắn cũng phải nằm bủn rủn ngay đơ cho chúng ăn thịt.

    Loài dinh rắn này khi ngủ không nằm dưới đất mà chuyên móc sừng trên các thân cây, lỗ mũi chúng hướng về phía nào là rắn độc phải tập trung phía đó...

    Ông Tùng kể: “Năm 1963, khi vào khu họp, tôi được ông Bảy Biền tặng chiếc sừng dinh rắn to bằng ngón út. Nghe nói dinh rắn chuyên ăn rắn độc nên chiếc sừng của nó có khả năng khắc nọc độc, giữ nó bên mình rắn độc không dám bò đến gần, tôi vừa mừng vừa nghi nghi.

    Hồi đó vùng Thất Sơn núi rừng trùng điệp, rắn cũng dày đặc. Bộ đội bị chàm quạp, hổ đất cắn rất nhiều. Thấy ai bị cắn là tôi làm theo cách ông Biền chỉ, nặn cho chất độc ra, rồi lấy sừng dinh rắn đặt lên; vài tiếng sau người bị rắn cắn khỏe trở lại. Thấy công hiệu quá tôi mới chẻ nhỏ sừng ra phân chia cho anh em”.

    Cũng theo ông Tùng, hiện loài dị thú dinh rắn đã gần như tuyệt chủng, nghe nói mấy chục năm trước ở Cà Mau có xuất hiện con dinh rắn đực, ở Ấn Độ xuất hiện con cái nhưng nay không nghe sách vở đề cập đến nữa.

    Khi ông về Thới Sơn sinh sống, chiếc sừng dinh tiếp tục cứu người, trị rắn. Mỗi khi hút chất độc xong, chiếc sừng lại ánh lên màu đen tuyền như thoa dầu. Các nạn nhân bị rít, bò cạp cắn cũng được chữa khỏi.

    …Trước Tết Ất Dậu, có 2 nạn nhân bị rắn cắn tìm tới ông Tùng. Người thứ nhất là chị Nguyễn Thị Bé Hai, ở Hầm Cá Phi, xã Xuân Tô. Trong lúc lùa gà vịt trong đêm, chị Hai bị rắn hổ mang cắn, tưởng là gà mổ nên không để ý.

    Sáng hôm sau, đờm kéo lên tới khí quản, gia đình mới hết hồn chạy thầy. Người thứ hai là anh Mười Minh, ngụ ấp Thới Thượng, bị chàm quạp “chạp” mình mẩy sưng phù, nhức nhối. Họ đều đã qua khỏi”.

    “Sừng dinh rắn” của ông Tùng đã chẻ nhỏ chia cho nhiều người và hiện ông chỉ còn một mẩu “nhỏ bằng lóng tay út, màu đen tuyền”. Thực sự có “sừng dinh rắn” hay không và hình thù cụ thể của nó như thế nào?

    Giữa tháng 6/2008, tôi đã có tấm ảnh chụp một cái “sừng dinh rắn” còn nguyên vẹn. Người giữ chiếc sừng này ở huyện Châu Thành (Tiền Giang) và ông cho biết công dụng đúng như bài báo đã viết. Đây là cái sừng trên đầu con dinh, mỗi con chỉ có duy nhất một sừng uốn cong như lưỡi câu, mỗi khi ngủ nó móc sừng vào nhánh cây để ngủ. Ai bị rắn hay các lọai côn trùng độc cắn, đem sừng này để vào vết cắn sẽ được hút độc. Cũng có thể mài sừng vào nước rồi đem uống.

    Thật là một vật kỳ lạ. Xin giới thiệu cùng bạn đọc.

    Duy Tương

    http://www.tienphong.vn/Tianyon/Inde...71&ChannelID=9
    Last edited by Bin571; 25-06-2008 at 08:45 AM.
    Một người còn phải học hỏi và sửa đổi nhiều !
    Gia Dinh Vo Hinh

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •