kết quả từ 1 tới 6 trên 6

Ðề tài: KINH NGHIỆM THIỀN TỨ NIỆM XỨ

Threaded View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định KINH NGHIỆM THIỀN TỨ NIỆM XỨ

    Vấn đề tôi trình bày nơi đây, vì có rất nhiều vị chưa có thực chứng sơ thiền, vội đem trí của mình mà suy diễn để giảng kinh Phật , họ tự cho rằng tu thiền như vầy mới đúng, tu như thế kia là sai, thấy như vầy mới đúng, thấy như thế kia là tà.....
    Ở đây tôi xin được phép tập trung lên duy nhất một pháp thiền trong kinh Tăng Chi bộ do chính đức Phật đã thuyết và các thánh đệ tử của Ngài đã ghi lại sau khi Ngài nhập niết bàn.
    Phật dạy:

    Này các Tỷ-kheo, Ta trước khi giác ngộ, chưa chứng Chánh đẳng giác, khi còn là Bồ-tát, Ta trú nhiều với an trú này (Niệm hơi thở vô hơi thở ra); Do Ta trú nhiều với an trú nầy, thân Ta và con mắt không có mệt nhọc,tâm Ta được giải thoát các lậu hoặc, không có chấp thủ.
    Do vậy, này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ước muốn rằng: "Mong rằng thân và mắt khỏi bị mệt mỏi và mong rằng tâm tôi được giải thoát khỏi các lậu hoặc không có chấp thủ, thời định niệm hơi thở vô hơi thở ra này cần phải khéo tác ý"
    .
    Trích (Kinh Ngọn đèn, Tương Ưng V)

    Phật dạy trong kinh Tăng chi bộ ở phần nhất pháp là pháp thiền bao gồm cả hai thiền quán và thiền chỉ , cả hai pháp thiền nầy chính là thiền định, nó cũng như hai mặt của một bàn tay.Thiền chỉ giống như cái lọc dầu , làm cho dầu trong, thiền quán giống như cái tim đèn rút dầu lên để đốt, dầu càng trong, thì đèn càng sáng. Do đó không ai được nói tôi chỉ dùng một pháp thiền chỉ hay chỉ dùng một pháp thiền quán, mà đạt tới chánh giác ngộ, chánh giải thoát như lời phật dạy được, vì nói như vậy là biên kiến.

    Lại nữa, xin hãy nghe lại lời dặn của Phật

    Trích:


    "Niệm hơi thở vô và hơi thở ra, được tu tập như vậy (16 pháp quán niệm hơi thở) , này các Tỷ-kheo, được làm cho sung mãn như vậy, được chờ đợi một trong hai quả sau: "Ngay trong đời hiện tại được Chánh trí. Nếu có dư y, chứng quả Bất lai". (Tương Ưng Bộ)
    đó là pháp môn Anàpànasati bao gồm cả tứ niệm xứ(cattàrosatipatthàna), Pháp môn này gồm cả thiền định và thiền tuệ, gồm cả chỉ (samatha) và quán (vipassanà))

    Thiền là một tập trung tư tưởng trên một đối tượng, nhờ sức tập trung ấy nên có khả năng làm chuyển hóa năm triền cái Dục Tham, Sân, Hôn trầm, thụy miên, Trạo hối, và Nghi, bằng năm Thiền chi, tức là Tầm, Tứ, Hỷ, Lạc và Nhất tâm.

    Ở đây tôi không thể dùng từ nào để thích nghĩa cho Tầm và Tứ hay hơn là dùng ví dụ để quý vị có thể trực giác ngay ý của nó mà không cần phải dụng danh từ biên dịch.

    Tầm được ví như đưa tay lên , vói và nhắm theo hướng các bọt bóng xà phòng, Tứ là chộp được một bong bóng xà phòng.

    Tầm chuyển hóa cho Hôn trầm thụy miên
    Tứ chuyển hóa cho Nghi,
    Hỷ chuyển hóa cho SânLạc chuyển hóa Trạo hối, và
    Nhất tâm chuyển hóa cho tham Dục

    Nhiều người lầm tưởng cho rằng hỷ- lạc là cùng một trạng thái, thật sự là hai trạng thái khác biệt nhau, do chánh niệm và loại bỏ được 5 triền cái nên TÂM hân hoan

    Bạn có thể so sánh với việc bạn đang tham gia chạy đua , bạn bỏ rơi 5 kẻ kình địch mạnh nhất ở lại phía sau và từ từ tiến về đích vậy, do tâm hân hoan nên hỷ sinh , đây là trạng thái của TÂM, tức tâm bạn cảm thấy thoải mái, không bị trói buộc, như khi còn 5 triền cái ( tham dục- sân hận- hôn trầm-trạo cử-nghi) bám giữ nữa, có thể ví như người tù bị 5 sợi dây xích cột vào cổ, lúc muốn đi ra cửa thì bị từng sợi dây trì kéo, sau khi có chánh niệm và an trú trong đó (cố đi ra cửa) dường như 5 sợi dây nầy bị đứt ...

    Lạc là một trạng thái khác của THÂN, nhưng nhờ Tâm thoải mái, nên nhận biết được sự an lạc của THÂN, có nhiều người cho là cả hai, nhưng hãy dùng thiền quán sát, sẽ thấy ngay. Hỷ và lạc nầy thấm nhuần cả thân và tâm hành giả không chừa chổ nào và khó biết lúc nào hỷ lúc nào lạc ở sơ thiền và nhị thiền, vì lúc đó cũng có cả tịnh và xả niệm tịnh và cả định nữa, nhưng nếu thiền sinh có tuệ quán sát và thường biết phân biệt danh sắc sẽ thấy ngay lúc nào Hỷ lúc nào Lạc......

    Để chứng minh mời đọc đoạn nầy
    "Do Tâm hân hoan nên hỷ sanh. Do hỷ sanh nên thân được khinh an. Do thân khinh an nên lạc thọ sanh. Do lạc thọ nên định sanh" (Kinh Trường Bộ).
    Nếu suy ngược lại thì:

    Định sanh nhờ lạc thọ. Lạc thọ sanh nhờ thân khinh an, thân khinh an là nhờ tâm hoan hỷ, và tâm hoan hỷ là nhờ tâm hân hoan.
    Last edited by chỉnh_tâm; 29-10-2013 at 03:31 PM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Niệm phật tam muội !
    By colenao123 in forum Tịnh Độ Tông
    Trả lời: 3
    Bài mới gởi: 27-07-2013, 09:35 AM
  2. Trả lời: 7
    Bài mới gởi: 11-11-2012, 11:52 PM
  3. Hộ Niệm ...
    By Nhất Niệm in forum Đạo Phật
    Trả lời: 5
    Bài mới gởi: 01-11-2012, 08:07 PM
  4. Trả lời: 4
    Bài mới gởi: 12-12-2011, 11:05 AM
  5. Trả lời: 13
    Bài mới gởi: 07-06-2011, 02:40 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •