Thôn Ninh Xá, xã Ninh Sở, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây là một làng quê trù phú nằm ở phía Nam Hà Nội. Tại đây tôn thờ Nhị vị Bồ Tát là hai công chúa sinh đôi đời vua Lý Thánh Tông (1054-1072) - Lý Từ Thục và Lý Từ Huy. Hai Bà đã có công giáo hoá nhân dân, phò vua yêu nước, cùng dân cai quản đất hoang và được phong là Nhị vị Bồ Tát. Ngày nay, tượng thờ hai Bà cùng hai Chúa hầu là Chầu Quỳnh và Chầu Quế được đặt tại đền Ninh Xá - một ngôi đền cổ nằm phía trong khuôn viên của chùa Phả Quang.

Cũng như mọi nǎm, ngày 15 tháng 3 âm lịch (bài viết vào ngày 23 tháng 4 nǎm 2005), vào ngày qui hoá của hai Bà, người dân Ninh Xá và nhân dân 10 làng thuộc tổng Nam Phù cũ nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội lại mở hội. Buổi sáng, lễ rước kiệu của hai Bà được cử hành trọng thể từ đền Ninh Xá ra lǎng Linh Hoa cách đền thờ 500 mét về phía Tây là nơi hai Bà tạ thế. Tại đây, người dân tiến hành tế lễ và pháp sư cúng khoa Nhị vị Bồ tát. Hát Vǎn thờ sự tích Nhị vị Bồ Tát được diễn ra vào buổi tối tại đền Ninh Xá.

Chuẩn bị từ chập tối nhưng mãi tới 9 giờ, buổi lễ Hát Vǎn thờ mới bắt đầu. Khác với những buổi lễ hầu đồng, cung vǎn thường ngồi bên phải hoặc bên trái ban thờ để nhường phần chính giữa cho các ông bà đồng tiến hành nghi lễ thì tại buổi Hát Vǎn thờ, nơi trang trọng trước hương án lại dành cho các cung vǎn. Với tấm lòng thành kính, người cung vǎn muốn dâng lên các vị thần những áng vǎn hay nhất và khi hát luôn phải tập trung để tránh nhắc tới tên húy của vị Thánh. Lễ vật trong buổi Hát Vǎn thờ là lễ chay như hoa quả, xôi, oản, cǎn bản phải có trầu, có rượu bởi vô tửu bất thành lễ. Nếu buổi hầu đồng rôm rả bao nhiêu thì buổi Hát Vǎn thờ lại nền nã, yên ả bấy nhiêu, nếu trong buổi hầu đồng người ta gặp nhiều yếu tố vật chất thì buổi Hát Vǎn thờ lại hết sức thanh tịnh và trang trọng.

Hát Vǎn thờ là một hình thức sinh hoạt của tín ngưỡng Tứ Phủ thường được hát vào 4 vấn chính: Thượng nguyên (tháng Giêng), vào hè (tháng Tư), ra hè (tháng Bảy), tất niên (tháng Mười hai) và vào ngày tiệc (ngày qui hóa) của các vị Thánh mà mỗi đền thờ phụng. Tuy nhiên, hình thức sinh hoạt này hiện nay không phải nơi nào cũng giữ được bởi Hát Vǎn thờ quy tụ những điệu lề lối, khó hát và đòi hỏi người cung vǎn phải có trình độ cao. Cho tới ngày nay, những bản vǎn chầu kể về sự tích của các vị Thánh còn lưu truyền trong dân gian không nhiều, có thể kể tới như: Vǎn công đồng (là bản vǎn thông dụng ở nhiều đền để thỉnh mời các vị Thánh), Cảnh thư đường (hát thờ Mẫu Liễu Hạnh tại đền Sòng hoặc những nơi thờ vọng), Vǎn Mẫu Thoải (hát thờ Mẫu đệ tam), Vǎn Hương Tứ Đức (hát thờ Tứ vị hồng nương tại đền Cờn, Thanh Hóa), Vǎn Thánh Trần Triều (ca ngợi Đức Thánh Trần Hưng Đạo tại đền Kiếp Bạc)… Bản vǎn Sự tích Nhị vị Bồ tát đền Ninh Xá là một trong những áng vǎn kiệt tác mà cổ nhân để lại cho người dân nơi đây. Bản vǎn được viết bằng chữ Nho, kể lại cuộc đời của hai vị công chúa nhà Lý với sự miêu tả về dung nhan, đức hạnh:
"Phương phi đức hạnh tuyệt vời
Tuyết pha da Phật, hoa cười miệng tiên"
Khi lớn lên, hai công chúa không muốn sống trong cung điện lá ngọc cành vàng, mà muốn thoát nơi trần tục, tìm chốn tu hành, nương nhờ cảnh Phật. Hai bà đã rời bỏ kinh đô, về trụ trì tại chùa Hưng Long (Đông Phù). Vua bắt hai Bà về cung, ép duyên kén phò mã nhưng hai Bà vẫn quyết tâm tu hành cho thành quả phúc. Nhà vua đã nổi cơn thịnh nộ, sai quân đến đốt chùa. Hai Bà phải lánh lên tu hành tại chùa Hưng Phúc (Tự Khoát). Vì đã trót quá nóng nảy khiến nhà Vua phải ngày đêm suy nghĩ, kém ǎn, kém ngủ, hai mắt đau nặng, biết bao ngự y cũng không chữa khỏi. Hai Bà nghe tin vội về kinh tấu trình:
"Trước toà sen trót nặng lời thề
Dẫu sống chết cũng qui y tam bảo"
và xin Vua cha làm chùa trả Phật. Nhà Vua đã cho làm lại chùa và cho phép hai Bà tiếp tục tu hành. Sau đó, nhà Vua an tâm tĩnh dưỡng, mệnh rồng được hồi phục như xưa.
"Cho hay Phật vốn từ bi
Người mà biết hối tội gì cũng tha"
Trong khi tu hành, hai Bà thấy Ninh Xá là nơi thuỷ thổ hữu tình lại có thắng tích hiện hình long hổ nên đã chọn làm nơi Linh Lǎng tạ thế và cho lập đền thờ tại Ninh Xá.

Bản vǎn Nhị vị Bồ tát được trình bày qua 13 điệu đó là: Bỉ, Miễu, Thổng, Phú bình, Phú chênh, Phú dầu, Phú nói, Đưa thư, Vãn, Dọc, Cờn luyện, Hãm, Dồn. Để có thể trình diễn trong buổi Hát Vǎn thờ đòi hỏi người cung vǎn phải quán các lối nghĩa là am hiểu các điệu hát. Một số điệu như Bỉ, Miễu, Thổng là những lối hát trịnh trọng, trang nghiêm, được qui định chỉ dùng trong Hát Vǎn thờ hoặc Hát Vǎn thi chứ không sử dụng trong Hát Vǎn hầu. Các điệu Phú bình, Phú chênh, Phú nói, Phú dầu là những điệu nằm trong hệ thống điệu Phú. Đây là những điệu hát uy nghi, đĩnh đạc, trong đó điệu Phú chênh và Phú dầu mang sắc thái buồn, thường hát cho nữ thần. Từ sau điệu Đưa thư, những điệu hát tiếp theo xuất hiện linh hoạt hơn bởi mỗi điệu có những kiểu hát khác nhau và người ta có thể chọn một trong chúng để hát cho phù hợp với nội dung của bản vǎn như điệu Vãn có Vãn bình và Vãn chinh nguyên (láy lại 4 chữ cuối), điệu Cờn thì có Cờn bình, Cờn luyện (4 chữ cuối hát 2 lần), Luyện tam tầng (4 chữ cuối hát lại 3 lần) hay điệu Dồn có Dồn trầm ngâm và Dồn đại thạch (Dồn đại thạch là lối hát tốn hơi hơn Dồn trầm ngâm).

Hát Vǎn Thờ không đòi hỏi nhiều nhạc cụ tham dự mà vai trò chủ chốt vẫn là cây đàn nguyệt và một số nhạc cụ gõ như phách, cảnh, trống ban, trống cái và có thể thêm sáo. Trong Hát Vǎn thờ có ba loại dịp(2) chính là dịp đôi, dịp ba và dịp tự do. Bởi vậy người ta không thấy sự xuất hiện của thanh la - nhạc cụ đệm chủ yếu cho dịp Xá, dịp một, tạo nên không khí náo nhiệt cho buổi Hát Vǎn Hầu. Thay vào đó, nếu trong Hát Vǎn hầu, trống cái có vị trí khá khiêm nhường thường để đánh trống Sai, trống Lễ trong các giá hàng Quan lớn, thì trong Hát Vǎn thờ lại khá được đề cao. Trống cái có thể do chính cung vǎn cầm dịp đảm nhiệm hoặc do người nghe bên ngoài am hiểu về Hát vǎn thờ điểm trống. Cũng giống như trong Ca trù, tiếng trống cái lúc này ngoài vai trò để chấm câu còn mang tính phê phán, giúp hướng dẫn cho người nghe xung quanh biết đâu là những câu hát hay, đàn giỏi.

Người hát chính cùng đánh đàn nguyệt trong buổi lễ nǎm nay là một nghệ nhân đã ngoài 70 tuổi- ông Lê Bá Cao. Ông sinh ra, lớn lên ở miền quê Ninh Xá và gắn bó nhiều nǎm với số phận thǎng trầm của nghề hát vǎn. Ông đã từng đoạt giải nhì tại Liên hoan hát vǎn khu vực Bắc bộ lần thứ nhất (nǎm 1994). Gia đình ông có nhiều đời làm nghề hát vǎn. Người cha là người thầy đầu tiên đã dạy ông từ viết chữ Nho, viết sớ, những khoa cúng tới gõ phách, học hát và đánh đàn nguyệt. Ông tâm sự trước đây người cung vǎn đã đi hát thì phải biết cúng nên các cụ gọi rất trịnh trọng là mời thầy cung vǎn, còn ngày nay thanh niên đi hát vǎn nhiều mà không biết cúng nên người ta còn gọi là các anh cung vǎn. Theo ông, Hát Vǎn thờ khó hát không chỉ do phần lời ca được ghi lại bằng chữ Nho mà còn bởi hệ thống làn điệu cũng như lối chuyển điệu khá phức tạp. Có hai lối chuyển điệu đó là chuyển điệu toàn bộ (hát trọn vẹn hết trổ thơ thì đàn mới gọi để chuyển sang điệu khác), chuyển điệu gối (hát tới giữa trổ thơ đã chuyển sang điệu mới). Vừa hát hay, đàn giỏi vừa am hiểu các khoa cúng, ông Lê Bá Cao quả là một trong những nghệ nhân cây đa cây đề của làng Hát Vǎn hiện nay.

Buổi Hát Vǎn thờ là một sinh hoạt vǎn hóa của cả cộng đồng. Ngoài yếu tố tâm linh, tín ngưỡng, những người trong làng đến đây để còn được thưởng thức một nghệ thuật âm nhạc đặc sắc. Cũng như nhiều lối hát cửa đình, cửa đền khác, một hiện tượng gây sự chú ý của chúng tôi là sau những câu hát hay, người dân lại thưởng tiền cho cung vǎn. Số tiền có thể không nhiều nhưng thể hiện trình độ thưởng thức và tấm lòng của họ đối với cung vǎn những người đang đại diện cho cả dân làng hát thờ thần linh. Bởi vậy trong đoạn cuối của bản vǎn, người cung vǎn hát dâng lên Nhị vị Bồ tát mười lời tấu thỉnh để mong Ngài độ cho dân làng được bình an, phú quý, thọ trường. Trời càng về khuya, giọng hát của người cung vǎn càng ngọt, tiếng đàn càng âm vang. Nhìn các cụ ông, cụ bà thành tâm lắng nghe những áng vǎn hát thờ lên Nhị vị Bồ tát, chúng tôi mới hiểu hết những truyền thống bao nǎm qua đã gắn bó với họ như thế nào. Tiếc rằng dù buổi Hát Vǎn thờ được phát qua loa phóng thanh để đến với người dân, nhưng dường như điều đó cũng ít lôi cuốn các bạn trẻ tới với buổi hát ở đền. Phải chǎng buổi hát thờ chỉ dành cho những người già và nǎm tháng qua đi, khi họ khuất bóng thì ai sẽ là người gìn giữ những truyền thống vǎn hoá quý báu của quê hương? Bên cạnh niềm vui có cơ hội được tham dự một buổi Hát Vǎn thờ của thôn Ninh Xá, đó cũng là niềm trǎn trở của chúng tôi, những người luôn yêu mến âm nhạc truyền thống Việt Nam.

----------------------------------------
(1). Sinh hoạt trong môi trường tín ngưỡng Tứ Phủ, hát vǎn có 3 hình thức chính: Hát vǎn thờ (hát dâng bản vǎn về sự tích vị Thánh mà bản đền thờ phụng vào những dịp đặc biệt trong nǎm hoặc ngày tiệc), hát vǎn hầu (phục vụ cho nghi lễ hầu bóng) và hát vǎn thi (tuyển lựa những cung vǎn giỏi giữa các đền trong từng khu vực.

(2). Dịp là thuật ngữ mà nghệ nhân dùng để gọi các loại tiết tấu trong Hát Vǎn tương đương với thuật ngữ nhịp của âm nhạc phương Tây.


BÁT CỔ THI
(15/5/2005)

Tinh Phi Cổ Tháp
Cổ Tháp tinh phi đứng giữa trời,
Sao Sa ngày ấy sáng muôn nơi.
Tam vương, nhất kính xuyên trần thế,
Dải yếm buông trôi, ấm vạn người.

Tiều Ẩn Cổ Bích
Cổ Bích Ông Tiều ẩn nơi đây,
Phượng Hoàng đứng đó với trời mây,
Sớ dâng thất trảm, lòng chưa trọn,
Vạn năm cùng với nước non này.

Dược viên Cổ Lĩnh
Cổ Lĩnh Dược viên một vườn cây,
Ung dung dạo bước ngắm trời mây
Vuốt râu cười khẩy trông phương Bắc
Ái Quốc trung quân một kiếp người.

Huyền Thiên Cổ Tự
Cổ Tự Huyền Thiên thông vẫn xanh,
Chênh vênh sườn núi điểu nghe Kinh.
Lan xa tiếng mõ khua rừng vắng,
Hay lòng Tam Tổ độ chúng sinh.

Long Động Cổ Chai
Cổ Chai Long Động sáng lung linh,
Hoa sen, giếng ngọc tự ví mình,
Trạng nguyên lưỡng quốc, lừng danh tiếng.
Tinh tuệ trời Nam được chứng minh.

Thượng Tể Cổ Trạch
Cổ Trạch về thăm Quốc Trượng đi,
Chuyện buồn ngày ấy kể làm chi,
Thiên văn, địa lý lòng thông tỏ,
Trải chiếu ngồi đây uống rượu…khì!

Kim Quy Cổ Loan
Cổ Loan rực rỡ Rùa vàng,
Cùng sinh, cùng tử, rõ ràng cả năm,
Mẫu nghi, hai bóng trăng rằm,
Ba chàng Đại Tướng, ngự hàng Đại Vương.

Phao Sơn Cổ Thành
Cổ Thành linh khí tụ Phao Sơn,
Về xin Cao Lỗ Đại Vương nỏ thần.
Bỗng nghe ngựa Gíóng dừng chân,
Nhận ra Phù Đổng-Thiên Vương đã về.



NHỊ VỊ BỒ TÁT
(11-08-2005)

Bà Chúa ngồi đây ngắm biển trời,
Mây lồng dưới sóng bồng bềnh trôi,
Đem tới chúng sinh niềm An lạc,
Tự tại ung dung mọi kiếp người.
*
Thái Công họ Hoàng chùa Tây Phương,
Hoa tạng trang nghiêm tại Phật đường,
Đứng đó nghĩ về nơi Bắc Đẩu,
Mà lòng hỷ xả độ muôn phương.

(Chú thích: Đây là bài thơ ca ngợi AnLạcTựTại Bồ Tát
và HoaTạngTrangNghiêm Bồ Tát)