kết quả từ 1 tới 13 trên 13

Ðề tài: Danh từ thiền học nên biết

Threaded View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Danh từ thiền học nên biết

    Trích dẫn từ http://www.tosuthien.com/kinh-sach/danh-tu-thien-hoc/
    DANH TỪ THIỀN HỌC - HT.Thích Duy Lực biên soạn.

    NGỮ VỰNG PHẬT HỌC (1 - 50)

    1. A LẠI DA THỨC : Là thức thứ tám, cũng gọi là Tạng thức, tức là tất cả chủng tử thiện, ác, vô ký, do thức thứ sáu lãnh đạo năm thức trước (nhãn, nhĩ, tỹ, thiệt, thân) làm ra đều chứa trong đó.

    2. A HÀM : Bốn thứ kinh Tiểu thừa bằng tiếng Pali gọi là Tứ A Hàm. Gồm Trường A Hàm, Trung A Hàm, Tăng Nhất A Hàm và Tạp A Hàm.

    3. A LAN NHÃ : Dịch là chỗ Tịch tịnh (xa lìa náo nhiệt), cũng là chùa nơi của Tỳ kheo cư trú.

    4. A LAN HÁN : A La Hán là quả vị của Thanh Văn Thừa. Tiểu thừa dứt trừ kiến hoặc và tư hoặc của tam giới thì chứng được Hữu dư Niết Bàn gọi là A La Hán, dịch là Bất Lai, nghĩa là chẳng đến thọ sanh nơi tam giới nữa.

    5. A NẬU ĐA LA TAM NIỆU TAM BỒ ĐỀ : A Nậu Đa La dịch là vô thượng, Tam Miệu dịch là chánh đẳng, Tam Bồ Đề dịch là chánh giác. Giác ngộ cuối cùng gọi là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

    6. A TĂNG KỲ KIẾP : Là số thời gian lâu vô lượng

    7. A XÀ LÊ : Dịch là Thân giáo sư. Có bổn phận dạy đệ tử các thứ giới luật Tỳ kheo, từ xuất gia thọ giới, học kinh, cho đến y chỉ dạy pháp môn tu hành.

    8. A XÀ THẾ : Là tên của quốc vương nước Ma Kiệt Đà (thuộc An Độ). Khi Phật trụ thế, làm Thái tử nghe lời bạn ác Đề Bà Đạt Đa nhốt phụ vương và hại Phật. Sau này ăn năn đến Phật sám hối và quy y làm hộ pháp cho Phật giáo rất đắc lực

    9. A TỲ : Là địa ngục Vô gián, tức không có thời gian gián đoạn. Thế giới này hoại thì sang thế giới khác để chịu khổ.

    10. A MA LA THỨC : Tiếng Hán dịch là Vô cấu, tức là cái thức thanh tịnh vô cấu, cũng gọi là thức thứ chín.

    11. ẤN CHỨNG : Cũng gọi là truyền Tâm ấn. An là con dấu, chứng là chứng nhận. Tâm của trò đã ngộ rồi nhờ tâm thầy ấn chứng trò ấy đã ngộ.

    12. BA LOẠI THIỀN : Những pháp thiền nhằm đáp ứng ba loại căn cơ: 1. Như tu Ngũ đình tâm quán, Tứ niệm xứ quán .v.v… Gọi là Tiểu thừa Thiền. 2. Như tu Chỉ quán, Pháp giới quán, Duy thức quán v.v… Gọi là Đại thừa Thiền. 3. Tham công án thoại đầu mà phát khởi nghi tình từ nghi đến ngộ chẳng có năng quán sở quán. Gọi là Tổ Sư Thiền.

    13. BA MƯƠI BẢY PHẨM TRỢ ĐẠO : Ba mươi bảy phẩm trợ giúp cho người tu đạo Tiểu thừa. Tức là TỨ NIỆM XỨ (Quán thân bất tịnh, quán thọ là khổ, quán tâm vô thường, quán pháp vô ngã), TỨ CHÁNH CẦN (Ac đã sanh nên dứt, ác chưa sanh không cho sanh, thiện chưa sanh nên sanh, thiện đã sanh khiến cho tăng trưởng), TỨ THẦN TÚC (Dục thần túc là thỏa nguyện, cần thần túc là tinh tấn, tâm thần túc là chánh niệm, quán thần túc là bất loạn), NGŨ CĂN (Tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn và huệ căn). Do năm pháp căn bản này sanh ra Thánh đạo, nên gọi là ngũ căn, NGŨ LỰC (là lực xuất phát từ ngũ căn trên), THẤT BỒ ĐỀ PHẦN (1. Chọn pháp, 2. Tinh tấn, 3. Hỷ, 4. Khinh an, 5. Niệm, 6. Tịnh, 7. Xả), BÁT CHÁNH ĐẠO PHẦN (1. Chánh kiến, 2. Chánh tư duy, 3. Chánh ngữ, 4. Chánh nghiệp, 5. Chánh mạng, 6. Chánh tinh tấn, 7. Chánh niệm, 8. Chánh định).

    14. BẠCH NGHIỆP : Dù làm thiện mà chẳng cho là thiện, dù không làm ác cũng chẳng cho là không làm ác, thiện ác đều chẳng suy nghĩ, tâm chẳng phân biệt hay dở, tốt xấu v.v… như tờ giấy trắng nên gọi là bạch nghiệp.

    15. BÁT ĐẢO : Tám thứ chấp điên đảo. Chấp có THƯỜNG, LẠC, NGÃ, TỊNH, là thật có, ấy là bốn thứ điên đảo của phàm phu; chấp không là thường, lạc, ngã, tịnh LÀ THẬT KHÔNG, ẤY LÀ BỐN THỨ ĐIÊN ĐẢO CỦA NHỊ THỪA, nói chung là bát đảo.

    16. BÁT KỈNH PHÁP : 1. Ni dù trăm hạ cũng phải lễ bái Tỳ kheo sơ hạ; 2. Không được mắng, báng Tỳ kheo; 3. Không được cử tội Tỳ kheo; 4. Ni thọ giới Cụ túc phải thọ với hai bộ Tăng (nam, nữ); 5. Ni phạm tội Tăng tàn phải sám trừ với hai bộ tăng; 6. Mỗi nữa tháng phải thỉnh cầu Tỳ kheo dạy bảo; 7. Kiết hạ an cư chẳng được cùng chung một chỗ với Tỳ kheo, cũng chẳng được quá xa chỗ ở của Tỳ kheo (đại khái cánh 500 m); 8. Giải hạ nên cầu Tỳ kheo chứng kiến ba thứ: Kiến, Văn, Nghi, để kiển thảo. Đây là điều kiện của Phật cho người nữ xuất gia.

    17. BÁT NHÃ : Trí huệ của tự tánh (khác với trí huệ của bộ óc) sẵn đầy đủ khắp không gian thời gian, chẳng có thiếu sót, chẳng có chướng ngại, cái dụng tự động chẳng cần tác ý, tùy cơ ứng hiện chẳng sai mảy may.

    18. BÁT PHONG : Là được, mất, khen, chê, vinh, nhục, khổ, vui.

    19. BÁT XÚC : Là tám thứ cảm giác của thân: động, ngứa, nặng, nhẹ, lạnh, ấm, trơn, rít. Thực ra còn nhiều cảm giác khác như: mềm, cứng, kiến bò, điện giựt, quên thân, bay bổng v.v… đều là quá trình lúc tĩnh tọa thường có.

    20. BẮC CÂU LƯ CHÂU : Con người ở châu này, sanh ra liền tự lớn lên, thọ đủ ngàn năm, ăn mặc tự nhiên, phước thọ bình đẳng.

    21. BẤT CỘNG PHÁP : Pháp chẳng chung với Tam thừa (như ý thức chẳng thể suy lường, ngôn ngữ chẳng thể diễn tả, là bất cộng pháp).

    22. BẤT KHẢ TƯ NGHÌ : Tự tánh vô hình vô thanh, lục căn chẳng thể tiếp xúc, ý thức chẳng thể suy lường, mà diệu dụng vô biên, nên gọi bất khả tư nghì.

    23. BẤT NHỊ : Cũng là nghĩa vô trụ, chẳng có cái nhị của tương đối mà cũng chẳng phải là một.

    24. BẾ QUAN BẢO NHẬM : Bảo nhậm nghĩa là dứt trừ tập khí thế gian và xuất thế gian dần dần. Ví như nằm mơ khóc chảy nước mắt, khi tỉnh dậy vẫn cần phải lau nước mắt mới sạch được. (Nằm mơ dụ cho mê, tỉnh dậy dụ cho ngộ). Thiền tông nói : “Bất phá trùng quan bất bế quan”, là sau khi ngộ rồi muốn bảo nhậm bổn lai diện mục của tự tánh nên mới cần phải bế quan.

    25. BIÊN KIẾN : Chấp vào một bên của tương đối như chấp có, chấp không, chấp thường, chấp đoạn v.v… đều gọi là biên kiến.
    (còn tiếp)
    Last edited by DHC; 08-08-2011 at 01:11 PM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Hành trình về phương Đông
    By Itdepx in forum Đạo Thiên Chúa
    Trả lời: 19
    Bài mới gởi: 16-09-2013, 08:57 PM
  2. PHẬT GIÁO THIỀN TÔNG THỰC TẾ ĐẾN KHÔNG NGỜ
    By phúc minh in forum Thiền Tông
    Trả lời: 12
    Bài mới gởi: 26-08-2013, 12:53 PM
  3. Ý nghĩa của 64 quẻ và 384 hào
    By Bin571 in forum Dịch Học
    Trả lời: 13
    Bài mới gởi: 08-07-2012, 04:04 PM
  4. KHOA HỌC TÂM LINH NHÂN ĐIỆN M.E.L
    By tuanvu_quynh1949 in forum Luân xa, Nhân điện, Cảm Xạ, Yoga, Thôi miên học.
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 09-04-2011, 03:26 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •