kết quả từ 1 tới 18 trên 18

Ðề tài: bài viết tưởng niệm ĐẠI TƯỚNG !

Threaded View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định bài viết tưởng niệm ĐẠI TƯỚNG !

    http://www.thesaigontimes.vn/Home/xahoi/sukien/103902/

    Tin vào một người và tin lẫn nhau

    Nguyễn Quang Thân
    Thứ Năm, 10/10/2013, 0
    Gửi cho bạn bè
    (TBKTSG) - Người đã hưởng thọ ở tuổi 103 như ông chắc chắn đáng tuổi anh tuổi cha của tất cả người Việt đang còn sống. Nhìn đoàn người, hàng chục ngàn người, không ai bảo ai, không được tổ chức hay vận động, đến viếng ông tại ngôi nhà thân thuộc đường Hoàng Diệu, nhiều người nghĩ rằng, chuyến đi xa của ông gây đau buồn, thương tiếc trong lòng dân tộc thật sự.

    Khi ông còn sống, kể cả hơn 1.500 ngày nằm viện, nhân dân vẫn còn có ông để nhìn vào, tin vào, vẫn còn một người từng mang đến cho dân tộc niềm tự hào vang dội năm châu. Trên giường bệnh ông vẫn còn tỉnh táo cất lên được tiếng nói chân lý trong nhiều sự kiện quan trọng của đất nước. Dù có được nghe hay không thì dân vẫn tin và yêu ông thật lòng. Vì dân biết ông vì dân chứ không vì người nào nhóm nào, dân không nhầm lẫn bao giờ và không đòi hỏi gì hơn ở một người tuổi cao niên hy hữu, cũng không còn giữ cương vị chính thức nào.

    Nguyễn Du từng viết một câu thơ: “Hoa là để tặng cho người mình sợ”. Trong xã hội mà đạo đức xuống cấp, thang biểu giá trị bị đảo lộn, câu thơ ấy càng trở nên sâu sắc, đạt tới đáy của thế thái nhân tình. Rất nhiều hoa, cúc trắng, cúc vàng, sen Hồ Tây và cả hồng Đà Lạt, hàng vạn người đưa hương hoa đặt lên bàn thờ ông. Không phải đặt trước bàn thờ người mình sợ mà người mình tin yêu. Hoa ấy mới thật là hoa, hương ấy mới thật là hương.

    Sinh thời cũng như sau khi ông mất, nhiều người trên thế giới ca ngợi ông là một trong những vị tướng vĩ đại của thế kỷ, của thiên niên kỷ. Ông chỉ nói: “Người tướng tài ấy là nhân dân Việt Nam và tôi chỉ là một giọt nước trong biển cả”. Dân nghĩ rằng con người ấy, nếu có quyền hành sẽ không bao giờ vỗ ngực: “Nhà nước là tao!” như một ông vua trong sử nước Pháp hay nhiều ông vua có ngai hay không ngai ngày nay. Ông không khách sáo hay khiêm tốn giả vờ. Ông thật lòng và dù bao nỗi thăng trầm, niềm an ủi lớn đã đến với ông lúc sinh thời cũng như sau khi mất chính là những bông hoa, cây hương và những giọt nước mắt hôm nay của nhân dân trước di ảnh ông ở ngôi nhà đường Hoàng Diệu.

    Nhưng ông không chỉ là vị tướng vĩ đại. Khi một phóng viên Pháp lỡ lời ( hay cố ý?) dùng từ Viet Cong, ông chỉ cười làm như chưa hiểu Viet Cong là gì và nhã nhặn hỏi lại: “Việt Cộng? Bà vừa nói Viet Cong, nghĩa là...?” (Vous avez dit, Viet Cong, c’est à dire...). Đó là cách lịch sự nhất buộc người đối thoại với ông phải tự mình nói lên đầy đủ cái tên như ông muốn. Bà ta đành nói điều phải nói: “Đó là lực lượng kháng chiến miền Nam” (la résistance du Sud). Một ví dụ nhỏ để nói rằng, ông quá tinh tế và biết dung hòa, nếu có quyền hành, chắc ông không bao giờ gây gổ với dân, tạo ra những vết sẹo lẽ ra không đáng có trên cơ thể xã hội. Ít nhất thì cũng có cơ sở để tin như thế. Tướng Đồng Sỹ Nguyên nói: “Đại tướng chưa hề đập bàn với ai, kể cả cấp dưới”. Điều ấy không dễ có với người có quyền.

    Nền tảng văn hóa sâu sắc và có tầm cao nơi vị tướng vốn là giáo sư sử học đã giúp ông viết thêm được những trang sử vẻ vang trong cuốn sử dân tộc. Ông là cơ duyên để thế giới biết tới một thế hệ người Việt tài hoa, thông minh, tế nhị và có học chứ không như người ta thấy và tưởng. Không cựu thù nào, dù là kẻ bại trận trước ông, thù ghét, bôi bẩn ông. Ngược lại, họ muốn gặp ông để chia sẻ kinh nghiệm và kỷ niệm đời quân ngũ, những chiến dịch đã từng cùng nhau trải qua bên này bên kia trận tuyến. Điều đó nói lên rằng ông thật sự là một người lính được kính trọng từ nhiều phía, ông không chiến đấu cho riêng mình. Rằng người lính ấy, vị tướng ấy đã thắng trong ván cờ minh bạch, cao thượng vì nhân phẩm của một dân tộc.

    Có hàng triệu chiến sĩ dưới quyền ông đã hy sinh vì đại nghĩa dân tộc trong hai cuộc kháng chiến. Các bà mẹ đầy tin tưởng gửi con cho ông, ký thác vào tay ông những đứa con vàng ngọc của mình cho đất nước. Như gần ngàn năm trước họ cũng đã gửi con cho Đức Thánh Trần. Thời đó tin yêu Trần Hưng Đạo, binh sĩ một lòng hô Sát Thát. Thời của ông binh sĩ hát trên đường kháng chiến trường kỳ: “Chúng ta là bộ binh trợ chiến. Mùa đông này ta quyết đánh giặc tan. Ta tin ở ta, ta tin ở trên, nhất định giặc còn thua!”. Ông ra đi, niềm tin vào một con người đang chuyển thành niềm tin vào tất cả mọi người, niềm tin lẫn nhau. Điều đó hiện hữu qua hình ảnh hàng vạn người đang sát cánh bên nhau trước di ảnh vị tướng huyền thoại của mình, nét mặt buồn rầu nhưng cương nghị. Nhân dân vẫn trường tồn vạn đại. Xin ông yên lòng và thanh thản ra đi!
    Last edited by vantrong800; 10-10-2013 at 09:52 PM.
    1000 người yêu em trong đó có tôi !
    còn 10 người yêu em trong đó còn tôi
    còn 2 người yêu em ,người kia rồi sẽ ra đi ,tôi cũng đi luôn ngu gì ở lại !!!

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. NIỆM PHẬT THẬP YẾU
    By vietnamese in forum Đạo Phật
    Trả lời: 15
    Bài mới gởi: 02-08-2016, 04:12 PM
  2. Niệm phật tam muội !
    By colenao123 in forum Tịnh Độ Tông
    Trả lời: 3
    Bài mới gởi: 27-07-2013, 09:35 AM
  3. 12 Đại nguyện Quán Thế Âm Bồ Tát và Ngũ Bách Danh
    By Tự_Phúc_Tín in forum Đạo Phật
    Trả lời: 5
    Bài mới gởi: 28-10-2012, 09:27 AM
  4. Xin hỏi về phương thức trợ niệm
    By ngocbich.ploy in forum Tịnh Độ Tông
    Trả lời: 9
    Bài mới gởi: 30-10-2011, 11:46 PM
  5. Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 09-09-2011, 11:38 AM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •