Kim đan tứ bách tự
Chú giải Kim Đan tứ bách tự

Thiên Thai Trương Tử Dương chân nhân đời Tống sáng tác
Thê Vân Sơn Ngộ Nguyên Tử Lưu Nhất Minh chú giải
Hậu học môn nhân Bạch Ngọc Phong khắc in
Hậu học Lí Vân Phong tái bản

Tựa Kim Đan tứ bách tự
[Kim Đan tứ bách tự], là do sau khi Tử Dương chân nhân đời Tống thành đạo, tặng bài văn này cho Mã Xứ Hậu . Bài văn này ban đầu không đặt tên, người đời sau vì thấy nó vô danh, liền đặt tên là [Kim Đan tứ bách tự]. Văn từ giản dị không phức tạp, nghĩa lí rõ ràng mà sáng sủa, với [Ngộ chân thiên] trong ngoài giúp nhau. [Ngộ chân thiên] thì phân tích tỉ mỉ Dược Vật Hỏa Hầu, [Tứ bách tự] thì tóm tắt những nghĩa lớn từ đầu đến cuối, hai quyển này tuy một mà hai tuy hai mà một. Nhưng [Tứ bách tự] từ Tống đến nay, người chú thích rất nhiều, hoặc lấy Lô Hỏa giải thích, hoặc lấy ban vận giải thích, mong là truyền được tinh thần chân thật, phát lộ những cái tàng ẩn, cuối cùng vẫn không được. Ta không đành để pháp bảo của tổ sư mai một, liền mang từng đoạn ra giải thích tỉ mỉ, làm rõ các hình tượng tỉ dụ, chỉ rõ cái gì là Đỉnh, cái gì là Lô, cái gì là Dược, cái gì là Hỏa, cái gì là hữu tác, cái gì là vô vi, chữ chữ phân tích, câu câu biện rõ, đập hạt thấy nhân, phá xương lộ tủy, bảo hàm châu ngọc, sáng láng rõ ràng, tiếp đó giúp người đọc nhìn qua là hiểu, không bị tà thuyết dâm từ làm mê hoặc vậy. Chú đã xong, vì sợ người học nóng vội mà không theo thứ tự, liều mong nhanh hiệu nghiệm, vì thế mà thêm Nhị Thập Tứ Yếu, Nhị Thập Tứ Quyết, giúp người học tuần tự mà tiến, từ thấp lên cao, chân bước thực địa mà thi hành, tự nhiên sẽ có lúc hiểu biết sâu sắc, mà thực không uổng phí sự gắng công vậy.

Năm Đinh Mão niên hiệu Gia Khánh thứ mười hai, tháng đông chí ngày mùng ba, Thê Vân Sơn Tố Phác tán nhân tự viết bài tựa.

Giải thích Kim Đan tứ bách tự
Chân Thổ cầm Chân Diên, Chân Diên chế Chân Hống.
Diên Hống quy Chân Thổ, thân tâm tịch bất động.
Chân Thổ cầm Chân Diên, Chân Diên chế Chân Hống.
Diên Hống quy Chân Thổ, thân tâm lặng chẳng động.

Thổ ở trung ương, là mẹ vạn vật, có thể hòa tứ tượng, hội ngũ hành, sinh vạn vật, dưỡng vạn vật, cho nên nó bắt đầu mà cũng kết thúc vậy. Nói là Chân Thổ, chẳng phải là thứ đất trọc có nơi có chốn ở thế gian, mà là Chân Ý chẳng ở nơi chốn cụ thể nào của thân người ta. Chân Ý là chủ tể vạn sự, thống nhiếp tinh thần, hộ trì Tính Mệnh, trấn thủ Trung Cung, có công giống như đất, nên gọi là Chân Thổ, vì nó chân thành nhất không hai lòng, nên cũng gọi là Chân Tình; vì trong nó tàng sinh cơ, nên cũng gọi là Trung Hoàng; vì nó không vật gì là không bao bọc, nên cũng gọi là Huỳnh Đình; vì nó động tĩnh như một, nên cũng gọi là Đao Khuê; vì nó giỏi điều hòa Âm Dương, nên cũng gọi là Hoàng Bà; vì nó tổng trì lí đạo, nên cũng gọi là Thập Tự Lộ; vì nó giúp hòa hợp tứ tượng, nên cũng gọi là Tứ Hội. Dị danh rất nhiều, tóm lại chỉ để hình dung một cái Chân Ý này thôi.

Diên tính trầm trọng, Khí của nó cứng rắn, lâu ngày chẳng hoại. Gọi là Chân Diên, chẳng phải là thứ Diên-chì bình thường hữu hình hữu chất ở thế gian, mà là Chân Tình của Chân Tri vô hình vô chất trong thân ta. Chân Tình ngoài tối trong sáng, cương cường bất khuất, giỏi chế ngự mối lo bên ngoài, giỏi chế nội tà, hình tượng như Diên, nên gọi là Chân Diên. Vì nó bên trong thì cương liệt, nên cũng gọi là Hắc Hổ; vì Khí của nó thuộc Kim, nên cũng gọi là Bạch Hổ, vì nó không bị vật khuất phục, nên cũng gọi là Kim Công; vì áng sáng của nó chiếu vạn hữu, nên cũng gọi là Kim Hoa; vì nó chuyển vận tạo hóa, nên cũng gọi là Thiên Cương; vì nó giấu sáng trong tối, nên cũng gọi là Thủy Trung Kim-Kim trong Thủy; vì nó giấu con trống ở chỗ con mái, nên cũng gọi là Nguyệt Trung Thố-Thỏ trong trăng. Dị danh rất nhiều, tóm lại chỉ để hình dung một cái Chân Tình này thôi.

Hống là vật hoạt động, Tính nó nhẹ nổi, Khí của nó nhu hòa mà sáng, dễ bị chạy mất. Gọi là Chân Hống, chẳng phải là thứ Hống-thủy ngân bình thường hữu hình hữu chất ở thế gian, mà là Linh Tính của Linh Tri vô hình vô chất trong thân ta. Linh Tính ngoài cứng trong mềm, chí hư chí linh, biến hóa bất trắc, gõ thì nó ứng, chạm thì nó động, hình tượng như Hống, nên gọi là Chân Hống. Vì nó xuất nhập vô thời, nên cũng gọi là Long; vì Khí của nó ứng phương đông, nên cũng gọi là Thanh Long; vì nó qua lửa nung thành, nên cũng gọi là Xích Long; vì tính nó mềm yếu yêu vật, nên cũng gọi là Mộc Mẫu; vì nó ngoài Dương trong Âm, nên cũng gọi là Xá Nữ; vì nó giấu con mái trong con trống, nên cũng gọi là Nhật Trung Ô-Quạ trong mặt trời; vì nó thực tàng trong Hỏa, nên cũng gọi là Chu Lí Hống-Hống trong Chu; vì ánh sáng của nó không đâu không tới, nên cũng gọi là Lưu Châu. Dị danh rất nhiều, tóm lại chỉ để hình dung một cái Linh Tính này thôi.



Chân Ý, Chân Tình, Linh Tính, là tam bảo Chân Thổ, Chân Diên, Chân Hống trong thân ta. Tam Bảo này có Tiên Thiên Hồn Luân Nhất Khí, tròn trịa không khiếm khuyết, không có Ý, không có Tình, không có Tính, thuần là Nhất Chân. Đến khi giao với Hậu Thiên, Dương cực sinh Âm, Nhất Khí phân chia mà thành tam gia, liền có tên là Ý và Tình, Tính. Cái Chân đã phân, cái Giả từ đây xuất hiện, luân hồi chủng tử đương quyền, căn trần đều khởi, tập khí ngày một thịnh, trong Chân Ý có lẫn Giả Ý, trong Chân Tình có lẫn Vọng Tình, trong Linh Tính có lẫn Khí Tính, tà chính trộn lộn, giả làm loạn chân, Tính Mệnh dao động, ngày lại ngày, năm lại năm, cái chân tiêu hết, còn toàn là giả, Dương tận Âm thuần, há có thể không chết được! Các chân nhân trước đây dạy người phản bản hoàn nguyên, để bảo vệ Tính Mệnh, chẳng qua là dạy người phản hoàn ba cái này, đều quay về chân vậy.

Đạo phản hoàn, đầu tiên nhất định phải biết được bản lai Chân Ý. Thực biết Chân Ý, nếu lòng mà nguyện ý, thì chắc chắn bảo vật trong tay, chỉ trong chớp mắt, vạn hữu giai không, cúi nhìn tất thảy, ngoại vật khó di, chính khí dần sinh. Đạo tâm thường tồn, thì Vọng Tình hóa mà Chân Tình xuất hiện, thường ứng thường tĩnh; như Chân Thổ cầm Chân Diên, Diên không chìm xuống vậy. Chân Tình đã hiện, không ẩn trốn không dối lừa, Nguyên Thần thường tồn, Thức Thần chẳng khởi, thì Khí Tính hóa mà Linh Tính sáng láng; như Chân Diên chế Chân Hống, Hống chẳng bay lên vậy. Phép cầm chế, chẳng phải là hữu tâm để làm, mà là tự nhiên cầm chế, chẳng cầm mà cầm, chẳng chế mà chế, chỉ vì Chân Tình ở giữa, thì Tình của Chân Tri, Tính của Linh Tri, Âm Dương quyến luyến, hai khí mịt mờ, ngưng kết không tán, có cái bất kì nhiên nhi nhiên . Cái mà Đan đạo khó đắc, là Tình Tính tương hợp. Tình Tính tương hợp, không nghiêng không lệch mà gọi là trung, tam gia tương hội, quay về Nhất Khí. Cái đã đi mất nay quay về, cái đã mất đi nay có lại, nếu Diên Hống quay về Thổ Phủ, ổn ổn định định, thì toàn bộ Hậu Thiên khách khí, đều không thể làm hại được, ảo thân ngoan tâm, tự nhiên tịch tĩnh bất động. Cái vọng động của ảo thân ngoan tâm, đều do tam gia không hội hợp. Tam gia mà tương hợp, cái Chân hồi phục mà cái Giả tự tĩnh, thân tâm sao dám động đây?
Hư vô sinh Bạch Tuyết, tịch tĩnh phát Hoàng Nha.
Ngọc Lô hỏa ôn ôn, Đỉnh thượng phi tử hà.
Trong hư vô sinh ra Bạch Tuyết, trong tịch tĩnh phát xuất Hoàng Nha.
rên nói về Diên Hống quy Chân Thổ, thì thân tâm bất động, rồi nhập vào nơi hư vô tịch tĩnh. Nhưng hư cần phải hư đến mức không thể hư nữa, mới gọi là đã đến mức cực hư; tịch cần phải tịch đến mức cực tĩnh, mới gọi là đã đến mức cực tịch. Vì hư vô thì Tiên Thiên Chân Nhất Chi Thủy dần sinh ra, tịch tĩnh thì Tiên Thiên Chân Dương Chi Khí hồi phục lại, nên nói là Bạch Tuyết sinh, Hoàng Nha phát. Bạch Tuyết, là Thủy Khí hóa mà nổi lên, là tỉ dụ hình tượng Hư thất sinh bạch ; Hoàng Nha, là sinh cơ hồi về mà mới nảy mầm, là tỉ dụ hình tượng trong tĩnh có động. Hư thất sinh bạch, tĩnh cực rồi động, trong đen có trắng, trong Âm có Dương, Tiên Thiên Khí hồi phục lại, Kim Đan có hình tượng vậy. Kim Đan có hình tượng, cần nhanh chóng vật vong vật trợ , dùng Văn Hỏa để ôn dưỡng, một chút cũng không được lười biếng trễ nải vậy. Ngọc Lô là Khôn Nhu Chi Lô , là tỉ dụ cách dụng công trong nó phải từ từ thung dung mà không được nóng vội. Đỉnh là Càn Cương Chi Đỉnh , là tỉ dụ chí niệm của nó kiên cố không đổi. Tử hà phi là tỉ dụ công lực đến ngày, trí tuệ liền khai mở. Lúc mầm Linh mới sinh, không thân không sơ, dùng Văn Hỏa ôn dưỡng, phòng nguy lự hiểm, từ mềm yếu đến cứng chắc, từ xanh thành chín, Hỏa đủ thì Đan thành, Tuệ Quang chiếu ra bên ngoài, như Dược chín trong Đỉnh, Tử Hà bay lên trên Đỉnh vậy.

Hoa Trì liên hoa khai, Thần Thủy Kim Ba tĩnh.
Dạ thâm nguyệt chính minh, thiên địa nhất luân kính.
Sen nở ở Hoa Trì, Thần Thủy kim ba tĩnh.
Đêm khuya trăng đang sáng, một tấm gương giữa đất trời.

Hoa Trì là tỉ dụ Linh Khiếu. Thần Thủy là tỉ dụ Chân Tính. Liên Hoa là tỉ dụ Tuệ Quang. Kim Ba là tỉ dụ tình duyên. Lúc ôn dưỡng mầm Linh đến khi Khí đủ, Tâm Hoa khai nở, Tuệ Quang ngày ngày sinh ra, nên nói "Sen nở ở Hoa Trì". Tuệ Quang đã sinh, thì niệm bên trong không sinh mà Tính định. Tính đã định, thì ngoại vật không vào mà Tình vong, nên nói "Thần Thủy Kim Ba tĩnh". Tính định Tình vong, thì ở giữa vạn vật, mà không bị vạn vật lừa dối, tròn trĩnh, sáng lấp lánh, như một vầng trăng sáng, chiếu giữa đêm khuya. Trên trời dưới đất, không đâu không tới, mà Kim Đan ngưng kết ở Thái Hư Không vậy.

Chu Sa luyện Dương Khí, Thủy Ngân phanh Kim Tinh.
Kim Tinh dữ Dương Khí, Chu Sa nhi Thủy Ngân.
Chu Sa luyện Dương Khí, Thủy Ngân nấu Kim Tinh.
Kim Tinh với Dương Khí, Chu Sa và Thủy Ngân.

Ba đoạn trên nói đại lược từ đầu đến của của Kim Đan, ở dưới phân biệt tỉ mỉ sự tinh vi của Dược Vật, Hỏa Hậu.

Chu Sa thuộc Hỏa, Khí đục, hình tượng tính nóng vội của con người; Thủy Ngân thuộc Thủy, tính động, hình tượng nhân tâm của con người; Dương Khí sinh vật, hình tượng Chân Tính của con người; Kim Tinh quang minh, hình tượng Đạo Tâm của con người. Lữ Tổ nói: "Thất Phản Hoàn Đan, tại nhân tiên tu Luyện Kỉ đãi thì-Thất Phản Hoàn Đan, là đầu tiên người phải Luyện Kỉ đợi thời". [Ngộ chân] nói: "Nhược yếu tu thành cửu chuyển, tiên tu Luyện Kỉ trì tâm-Nếu muốn tu thành cửu chuyển, đầu tiên cần Luyện Kỉ giữ tâm". Thượng Dương Tử nói: "Hoàn Đan tối dịch, Luyện Kỉ tối nan-Hoàn Đan rất dễ, Luyện Kỉ rất khó". Các câu đó đều nói muốn tu Đại Đạo, thì đầu tiên phải Luyện Kỉ. Điều quan trọng của Luyện Kỉ, là đầu tiên nhất định trừng phẫn trất dục-giảm nóng giận bỏ dục vọng. Phẫn Khí-Khí nóng giận, là tà hỏa của tính nóng, có va chạm là thay đổi, lập tức phát tác, chẳng quan tâm đến Tính Mệnh, chẳng tính toán đến sống chết, như lửa lớn đốt núi, không thể lấn át làm nó dừng lại được. Nếu không dụng công trị nó, nung luyện thành vật không khói không ngọn, thì rất dễ hại cái Chân.

"Chu Sa luyện Dương Khí" là đem Táo Tính-tính nóng nảy luyện thành Chân Tính của Vô Tính. Dục niệm là Thức Thần của Nhân Tâm, thấy cảnh gặp vật, thì liền bay lên, lục căn đều phát, thất tình cùng khởi, như lũ giặc trộm cướp bảo vật, không thể ngăn trở. Nếu không cố gắng chặn lại, đun nấu thành vật không động không dao, thì nó dễ dàng đánh bại Đạo.
rên nói về Diên Hống quy Chân Thổ, thì thân tâm bất động, rồi nhập vào nơi hư vô tịch tĩnh. Nhưng hư cần phải hư đến mức không thể hư nữa, mới gọi là đã đến mức cực hư; tịch cần phải tịch đến mức cực tĩnh, mới gọi là đã đến mức cực tịch. Vì hư vô thì Tiên Thiên Chân Nhất Chi Thủy dần sinh ra, tịch tĩnh thì Tiên Thiên Chân Dương Chi Khí hồi phục lại, nên nói là Bạch Tuyết sinh, Hoàng Nha phát. Bạch Tuyết, là Thủy Khí hóa mà nổi lên, là tỉ dụ hình tượng Hư thất sinh bạch ; Hoàng Nha, là sinh cơ hồi về mà mới nảy mầm, là tỉ dụ hình tượng trong tĩnh có động. Hư thất sinh bạch, tĩnh cực rồi động, trong đen có trắng, trong Âm có Dương, Tiên Thiên Khí hồi phục lại, Kim Đan có hình tượng vậy. Kim Đan có hình tượng, cần nhanh chóng vật vong vật trợ , dùng Văn Hỏa để ôn dưỡng, một chút cũng không được lười biếng trễ nải vậy. Ngọc Lô là Khôn Nhu Chi Lô , là tỉ dụ cách dụng công trong nó phải từ từ thung dung mà không được nóng vội. Đỉnh là Càn Cương Chi Đỉnh , là tỉ dụ chí niệm của nó kiên cố không đổi. Tử hà phi là tỉ dụ công lực đến ngày, trí tuệ liền khai mở. Lúc mầm Linh mới sinh, không thân không sơ, dùng Văn Hỏa ôn dưỡng, phòng nguy lự hiểm, từ mềm yếu đến cứng chắc, từ xanh thành chín, Hỏa đủ thì Đan thành, Tuệ Quang chiếu ra bên ngoài, như Dược chín trong Đỉnh, Tử Hà bay lên trên Đỉnh vậy.

Hoa Trì liên hoa khai, Thần Thủy Kim Ba tĩnh.
Dạ thâm nguyệt chính minh, thiên địa nhất luân kính.
Sen nở ở Hoa Trì, Thần Thủy kim ba tĩnh.
Đêm khuya trăng đang sáng, một tấm gương giữa đất trời.
Hoa Trì là tỉ dụ Linh Khiếu. Thần Thủy là tỉ dụ Chân Tính. Liên Hoa là tỉ dụ Tuệ Quang. Kim Ba là tỉ dụ tình duyên. Lúc ôn dưỡng mầm Linh đến khi Khí đủ, Tâm Hoa khai nở, Tuệ Quang ngày ngày sinh ra, nên nói "Sen nở ở Hoa Trì". Tuệ Quang đã sinh, thì niệm bên trong không sinh mà Tính định. Tính đã định, thì ngoại vật không vào mà Tình vong, nên nói "Thần Thủy Kim Ba tĩnh". Tính định Tình vong, thì ở giữa vạn vật, mà không bị vạn vật lừa dối, tròn trĩnh, sáng lấp lánh, như một vầng trăng sáng, chiếu giữa đêm khuya. Trên trời dưới đất, không đâu không tới, mà Kim Đan ngưng kết ở Thái Hư Không vậy.

Chu Sa luyện Dương Khí, Thủy Ngân phanh Kim Tinh.
Kim Tinh dữ Dương Khí, Chu Sa nhi Thủy Ngân.
Chu Sa luyện Dương Khí, Thủy Ngân nấu Kim Tinh.
Kim Tinh với Dương Khí, Chu Sa và Thủy Ngân.

Ba đoạn trên nói đại lược từ đầu đến của của Kim Đan, ở dưới phân biệt tỉ mỉ sự tinh vi của Dược Vật, Hỏa Hậu.
Thủy Ngân nấu Kim Tinh" là đem Nhân Tâm nấu thành Đạo Tâm của Vô Tâm. Táo Tính diệt, thì Chân Tính hiện, như Chu Sa hóa thành Dương Khí, mãi mãi là Tính ôn hòa. Nhân Tâm chết, thì Đạo Tâm tồn, như Thủy Ngân biến thành Kim Tinh, mãi mãi là Tâm quang minh vậy. Vì Chân ở trong Giả, Giả không ra ngoài Chân. Là Tính, là Tâm, trải qua lửa đun luyện, liền thành Chân Tính Đạo Tâm, thì Chu Sa hóa thành Dương Khí, Thủy Ngân biến thành Kim Tinh vậy. Nếu không qua lửa đun luyện, mãi mãi là Táo Tính Nhân Tâm, dù Dương Khí cũng hóa thành Chu Sa, Kim Tinh cũng biến thành Thủy Ngân. Nên nói "Kim Tinh với Dương Khí, Chu Sa với Thủy Ngân". Giả có thể thành Chân, Chân cũng có thể thành Giả, chỉ ở việc đun luyện hay không đun luyện mà phân biệt. Người tu hành, đầu tiên có thể không tự trừng phẫn trất dục để Luyện Kỉ sao? Ôi! Hoàn Đan chỉ nhất thời, Luyện Kỉ cần mười tháng. Công phu Luyện Kỉ, há bé nhỏ ư!

Nhật Hồn Ngọc Thố chi, Nguyệt Phách Kim Ô tủy.
Xuyết lai quy Đỉnh nội, hóa tác nhất hoằng thủy.
Mỡ của Nhật Hồn Ngọc Thố, tủy của Nguyệt Phách Kim Ô.
Lấy đem về trong Đỉnh, hóa thành vũng nước trong.

Trên nói về công phu Luyện Kỉ, ở đây nói bí quyết hái Dược. Nhật Hồn Kim Ô là tỉ dụ tinh hoa của Linh Tri; Ngọc Thố Nguyệt Phách là tỉ dụ Tuệ Quang của Chân Tri. Nhưng Linh Tri không phải là ánh sáng của Chân Tri, không thể soi xét ra xa được; Chân Tri chẳng phải là cảnh tượng của Linh Tri, không thể thông ra chỗ sáng, nên nói "Mỡ của Nhật Hồn Ngọc Thố, tủy của Nguyệt Phách Kim Ô", đem hai vị Chân Dược Vật này, lấy đem về trong Huyền Thai Đỉnh-Đỉnh treo Thai, dùng Tam Muội Chân Hỏa mãnh phanh cấp luyện, không giao thì phải khiến nó giao, không hợp thì phải khiến nó hợp. Giao nó hợp nó, tất đến lúc nó hóa trộn như một vũng nước trong, tuyệt không có một chút chất bẩn nào, mới là công phu cao nhất. Lấy đem về là vì Linh Tri dễ bay lên, Chân Tri dễ ẩn tàng, nhân lúc nó đang phát mà liền lấy đem về trong Đỉnh, khiến nó trụ lại mà không để nó đi mất. Đỉnh chẳng phải là cái đỉnh hữu hình hữu tượng, mà là Càn Cương Chi Đỉnh giải thích ở trên, là Chính Khí Càn Dương cương kiện. Chính Khí thường tồn, nhất niệm thuần chân, tâm vững mạnh chí cao xa, càng lâu càng mạnh, thì Chân Tri Linh Tri, nung luyện trộn thành một vật vậy.
Dược vật sinh Huyền Khiếu, hỏa hậu phát Dương Lô.
Long Hổ giao hội bãi, Kim Đỉnh sản Huyền Châu.
(giao hội bãi nhất tác "giao hội thời", nhất tác "giao hội hậu")
Dược vật sinh Huyền Khiếu, hỏa hậu phát Dương Lô.
Long Hổ giao hội xong, Kim Đỉnh sản Huyền Châu.
(cụm chữ giao hội xong có bản viết là "lúc giao hội", có bản là "sau khi giao hội")


Dược Vật là Dược Vật của Chân Tri Linh Tri. Huyền Khiếu là Khiếu ẩn trong chỗ tinh vi sâu kín âm u, là chỗ Âm Dương phân chia, cũng là chỗ Tính Mệnh ở, mà gọi là "Huyền Quan Khiếu" vậy. Khiếu này có rất nhiều dị danh, như Huyền Tẫn Môn, Sinh Tử Hộ, Sinh Sát Xá, Hư Vô Khiếu, Chúng Diệu Môn. Nói chung là nói Giá Cá-cái ấy mà thôi. Khiếu đó, phi hữu phi vô, phi sắc phi không, không có chỗ ở cụ thể, không có hình tượng, nó ở trong nơi hoảng hốt yểu minh-mịt mịt mờ mờ, ở nơi chẳng phải trong chẳng phải ngoài. Nếu dùng hình tượng hoặc nơi chốn cụ thể mà cưỡng đoán nó, thì thật là sai đó. Hỏa Hậu là thời gian dụng công vậy; Dương Lô là công phu mãnh phanh cấp luyện, chẳng phải là thực có cái lò. Vì dùng hỏa công nung luyện Chân Linh Đại Dược, nên gọi là Lô.

Long thuộc Mộc, tỉ dụ Tính, là do Linh Tri xuất ra. Tính của Linh Tri, biến hóa không dò được, nên lấy Long làm hình tượng. Hổ thuộc Kim, tỉ dụ Tình, là do Chân Tri xuất ra. Tình của Chân Tri, cương cường bất khuất, nên lấy Hổ làm hình tượng. Nhưng Tính có Tính của khí chất, có Tính do thiên phú; Tình có Tình của ái dục, có Tình của vô vọng-không xằng bậy. Tính của khí chất là Hậu Thiên; Tính do thiên phú là Tiên Thiên. Tình của ái dục là sau này mới khởi lên; Tình của vô vọng là vốn có. Kim Đỉnh là Càn Cương Chi Đỉnh. Huyền Châu là tên khác của Kim Đan. Vì Kim Đan viên minh, nên tỉ dụ là Châu; vì nó thần diệu khó nói, nên cũng gọi là Huyền Châu.

Đoạn trên Nhật Hồn Nguyệt Phách, hóa thành một vũng nước trong, Kim Đan có hình tượng vậy. Nhưng trong Đan Đạo thì Dược sinh có giờ, vận Hỏa có Hậu-thời điểm và thời gian thi hành, nếu không biết giờ Dược sinh, không biết Hậu của vận Hỏa, thì Kim Đan không kết. Tiên ông thơ rằng: "Túng thức Chu Sa dữ Hắc Diên, bất tri Hỏa Hậu dã như nhàn. Đại đô toàn tạ tu trì lực, hào phát soa thù bất kết Đan-Dù biết Chu Sa với Hắc Diên, không biết Hỏa Hậu cũng như không. Toàn bộ đều nhờ tu trì lực, hơi sai một chút chẳng kết Đan". Lúc Chân Tri Linh Tri Nhị Dược sinh ở Huyền Khiếu, liền cần thừa cơ hạ thủ, mãnh phanh cấp luyện, nung hết Tính của Hậu Thiên khí chất, Tình của ái dục, hàng phục phàm Long phàm Hổ, khiến Chân Long Chân Hổ của Tiên Thiên Chân Tính Tình, giao hội trong Kim Đỉnh, uống nuốt lẫn nhau, ngưng kết không tán, tự nhiên sản xuất một hạt Huyền Châu, tròn trĩnh, sáng lấp lánh, thông thiên triệt địa, không gì che phủ ngăn trở được. Nhưng vì thời điểm Dược sinh ở Huyền Khiếu này, cùng trời đất hợp đức, cùng nhật nguyệt hợp sáng, cùng bốn mùa hợp thứ tự, cùng quỷ thần hợp cát hung, nên khó được mà dễ mất. Hỏa Hậu mà thích hợp, thì cái Chân ngưng mà cái Giả tiêu, Kim Đan liền kết; Hỏa Hậu chỉ hơi sai, thì cái Chân đi mất mà cái Giả tới, gặp mà lỡ mất. [Nhập Dược Kính] nói: "Thụ khí cát, phòng thành hung-Nhận Khí lành, đề phòng nguy hiểm lúc thành công" có thể không thận trọng sao!


Thử Khiếu phi phàm Khiếu, Càn Khôn cộng hợp thành.
Danh vi Thần Khí Huyệt, nội hữu Khảm Li Tinh.
Khiếu này chẳng phải Khiếu thường, Càn Khôn cùng hợp mà thành.
Tên là Thần Khí Huyệt, trong có Khảm Li Tinh.

Trên nói về Huyền Khiếu có thể sinh Dược Vật, riêng vì Khiếu này chí huyền chí diệu, mịt mịt mờ mờ, phỏng theo nó thì sẽ mất, luận về nó thì sẽ sai, chẳng phải là Khiếu thường hữu hình hữu tượng có thể thấy có thể chỉ trong thân ta, mà là Thánh Khiếu vô hình vô tượng không thể thấy không thể chỉ. Khiếu này ở thân người, chẳng phải Huỳnh Đình, chẳng phải Giáng Cung, chẳng phải Đan Điền, chẳng phải Khí Hải, chẳng phải Vĩ Lư, chẳng phải trước Thận sau Rốn, chẳng phải ở giữa hai Thận, chẳng phải Giáp Tích Song Quan, chẳng phải hai mạch Nhâm Đốc, chẳng phải Minh Đường, chẳng phải Nê Hoàn, chẳng phải Thiên Cốc, chẳng phải Ngọc Chẩm, chẳng phải miệng mũi, mà là Càn Khôn Âm Dương Nhị Khí, hợp mà thành ở trong hư không.

Càn cứng rắn thuộc Dương, Khôn nhu thuận thuộc Âm. Hai Khí cương nhu tương hợp, thì có Khiếu này; hai Khí cương nhu cách biệt, thì không có Khiếu này. So với trên trời dưới đất, thì hư không ở giữa, tức là Huyền Khiếu. Người ta nếu có cương mà không có nhu, hoặc chỉ có nhu mà không cương, cô Âm quả Dương, thì ở giữa tạp khí lấp đầy, làm sao có được Huyền Khiếu? Đã không có Huyền Khiếu, Khí cơ đã dừng, sao có thể sinh Dược? Nên nói "Càn Khôn cộng hợp thành". Vì là Càn Khôn cùng hợp mà thành, nên cũng gọi là Thần Khí Huyệt. Thần là linh diệu khó dò, Khí là sinh cơ xung hòa. Thần là Âm trong Dương, tượng là Li, cũng có tượng là Nhật; Khí là Dương trong Âm, tượng là Khảm, cũng có tượng là Nguyệt. Càn Khôn Âm Dương tương hợp, thì trong không trung có một Khiếu, mà nhật nguyệt qua lại ở trong đó. Cương nhu của người ta mà tương hợp, thì trong khoảng không có một Khiếu, mà Thần Khí ngưng kết trong đó, hai việc này cùng là một lí vậy, nên tên là Thần Khí Huyệt, trong có Khảm Li Tinh. Người ta có được Tinh của Thiên Địa Nhật Nguyệt mà sinh ra, nên Thần Khí trong thân, là Khảm Li Tinh vậy. Nhưng Khiếu này chẳng thể hữu tâm mà cầu, cũng không thể vô tâm mà giữ, tuy nhờ thầy truyền, lại do tu luyện mà tự ngộ. Nếu ngộ được Khiếu này, thì Khảm Li Dược Vật thành và hiện ra, chẳng cần cầu bên ngoài, lúc tiện tay có thể hái được. Sao mà người học đời nay, lại dụng công phu ở huyệt khiếu hữu hình hữu tượng ở trên dưới toàn thân vậy, há có thế củng cố Thần Khí, bảo vệ Tính Mệnh sao!
Mộc Hống nhất điểm hồng, Kim Diên tam cân hắc.
Hống Diên kết thành sa, cảnh cảnh tử kim sắc.
Mộc Hống một điểm hồng, Kim Diên ba cân đen.
Hống Diên kết thành Sa, lóng lánh sắc tử kim.


Trên nói về Huyền Khiếu có Khảm Li Tinh, vì nhờ Khảm Li Tinh, nên có thể kết Đan vậy. Li Tinh là Mộc Hống, Mộc Hống có tính nhẹ nổi, là hình tượng của Linh Tính; Khảm Kim là Kim Diên, Kim Diên có tính nặng chìm, là hình tượng Chân Tình. Linh Tính vốn có Hư Linh Chi Hỏa, là Linh Tri, ngoài Dương trong Âm, Âm ít Dương nhiều, Âm tàng trong Dương, Âm bên trong thuộc Hỏa , nên nói "nhất điểm hồng". Chân Tình vốn có Cương Chính Chi Khí, là Chân Tri, ngoài Âm trong Dương, Dương ít Âm nhiều, Dương tàng trong Âm, Âm bên ngoài thuộc Thủy, nên nói "tam cân hắc". Nhất điểm hồng, là tỉ dụ cái ít; Tam cân hắc, là tỉ dụ cái nhiều, chẳng phải là thực có số lượng nhất điểm, tam cân vậy. Đan Đạo hái một điểm Chân Hỏa của Hư Linh trong Linh Tri, luyện cho mất đi tạp khí hôn trọc của Vọng Tình, hái Thần Thủy của thanh tịnh vô dục trong Chân Tri, đập diệt táo hỏa của khí tính vô căn . Chân Hỏa Thần Thủy, hai thứ hợp nhất, thủy hỏa tương tế, Chân Tình Linh Tính hòa hợp, Chân Tri Linh Tri tương luyến, Tình tức là Tính, Tính tức là Tình, Chân mà rất linh, Linh mà rất chân, toàn thể Nhất Khí, vận động cùng trời đất, cũng như Diên Hống dùng hỏa nung luyện, kết thành Linh Sa, Hỏa đủ Dược chín, biến thành sắc màu tử kim, vĩnh cửu không thay đổi.

Gia viên cảnh vật lệ, phong tiền chính xuân thâm.
Canh sừ bất phí lực, đại địa giai hoàng kim.
Vườn nhà cảnh vật đẹp, cảnh trước chính đang xuân.
Cày bừa không phí lực, mặt đất là hoàng kim.



Trên nói về Diên Hống có thể kết Đan, có người nghi hoặc là phàm Diên phàm Hống ở thế gian nấu luyện mà thành. Thật không biết chẳng phải là phàm vật ở thế gian, mà là cảnh vật tươi đẹp trong vườn nhà ta. Vì Chân Tri Linh Tri, là Chân Diên Chân Hống của ta, trong vườn nhà tự có, không cần cầu bên ngoài. Cảnh vật tươi đẹp. Âm Dương dung hòa, sinh cơ không ngừng nghỉ, như gió mưa lúc đang xuân, mầm Dược từ nhỏ bé mà lớn rõ, chẳng cần phí sức cày bừa, mãn không Bạch Tuyết bay, khắp nơi Hoàng Nha lớn, tiện tay hái về, mọi nơi đều rõ ràng, theo chân mà đi lại, bước nào cũng có bảo vật, giống như mặt đất đều là hoàng kim vậy.
Chân Diên sinh vu Khảm, kì dụng tại Li Cung.
Dĩ hắc nhi biến hồng, nhất Đỉnh vân khí nùng.
Chân Diên sinh ở Khảm, mà dụng ở Li Cung.
Từ đen biến thành đỏ, cả Đỉnh đầy vân khí.

Trên nói về cảnh vật tự có trong vườn nhà, nhưng tuy tự có, nếu công phu không đủ thì không vuông tròn. Vì là Diên của Chân Tri, hãm vào trong Âm, hình tượng là quẻ Khảm, ngoài Âm trong Dương, Dương bao bởi Âm, khách khí che phủ Chính Khí, Chính Khí không thể tự xuất. Nếu muốn nó xuất ra, tác dụng lại ở Li Cung. Linh Tri ngoài thật trong hư, có hình tượng là quẻ Li, vốn có Chân Hỏa của Hư Linh. Dùng Chân Hỏa này, nung đốt hết khách khí mới khởi sau này, thì Chân Tri hiện mà tương hợp với Linh Tri, từ đen biến thành đỏ. Chân Tri tức là Linh Tri, Dương được Âm mà có dưỡng, Âm Dương quyến luyến, hòa khí mịt mờ, như mây phủ mờ mịt trong Đỉnh mà không tán vậy.

Chân Hống xuất vu Li, kì dụng tức tại Khảm.
Xá Nữ quá nam viên, thủ chấp ngọc cảm lãm.
Chân Hống ra ở Li, mà dụng thì ở Khảm.
xá Nữ qua vườn nam, tay cầm Ngọc Cảm Lãm.
Linh Tri của Chân Hống, âm thầm có tạp khí của Thức Thần, tượng là quẻ Li, ngoài sáng trong tối. Thức Thần mượn Linh để sinh vọng-giả dối, xằng bậy¬, thấy hỏa thì bay, nếu không có Diên của Chân Tri để chế nó, thì Thức Thần là họa, không thể quay về Chân, nên dụng nó ở Khảm vậy. Khảm dụ Chân Tri, Chân Tri vốn có Chân Nhất Chi Tịnh Thủy, dùng Tịnh Thủy này, đập diệt tà hỏa của Thức Thần, tà hỏa diệt thì Linh Tri quay về Chân vậy.

Vườn nam vẫn lấy hình tượng Li. Ngọc Cảm Lãm vẫn lấy hình tượng Khảm. Xá Nữ là tên khác của Linh Tri, vì Linh Tri, là Âm trong Dương, nên cũng gọi là Xá Nữ. Linh Tri được Chân Tri chế phục, thì Âm đến gặp Dương, không bị ngoại vật chuyển di. Linh Tri luyến Chân Tri, Chân Tri luyến Linh Tri, tức là "Xá Nữ qua vườn nam, nay cầm Ngọc Cảm Lãm", mà hưởng dụng được sự giúp đỡ vậy.

Chấn Đoài phi đông tây, Khảm Li bất nam bắc.
Đẩu bính vận chu thiên, yếu nhân hội toàn thốc.
Chấn Đoài chẳng phải đông tây, Khảm Li không phải nam bắc.
Chuôi sao vận Chu Thiên, cần người biết tụ hội.


Trên nói về Mộc Hống, Kim Diên, Khảm Li tương giao, phần nhiều người ta nghi ngờ ở chỗ hữu hình, hữu tượng, hữu phương, hữu sở trên người, hoặc chỉ Hỏa là Li, là tâm, thuộc phương nam; chỉ Thủy là Khảm, là thận, thuộc phương Bắc; chỉ Mộc là Chấn, là can, thuộc phương Đông; chỉ Kim là Đoài, là phế, thuộc phương Tây. Mà trực tiếp coi tâm thận can phế là Khảm Li Chấn Đoài. Thật là kẻ chưa được chân truyền vậy. Thật không biết Chấn là Chân Tính của ta; Đoài là Chân Tình của ta; Khảm là Chân Tri của ta; Li là Linh Tri của ta. Bốn cái đó là Chân Tứ Tượng của Tiên Thiên mà ta vốn có. Vì có Hậu Thiên tạp khí trộn vào, mà mỗi cái ở một phương, nên không thể tương hội, nay muốn phản hoàn, hợp thành Nhất Khí, thì không phải công phu hội tụ thì không thể được. Công phu hội tụ, là lay chuyển thiên cơ của Đẩu Bính-chuôi sao. Đẩu Bính là ba ngôi sao thứ năm thứ sáu và thứ bẩy của chòm sao Bắc Đẩu, cũng tên là Thiên Cương. Chỗ sao này tọa là hung, chỗ nó chỉ là cát, cho nên vận chu thiên các chòm sao, hành hai mươi tư khí, để thành tuế vận. Ở thân ta là một điểm Chân Tình của Chân Tri. Chân Tình có tên là Kim Công, cương cường bất khuất, có sinh có sát, cũng như Đẩu Bính trên trời. Từ lúc sinh ra đến nay, bị nhiễm khách khí, ngoại vật dụ dỗ, Đẩu Bính chỉ ra ngoài không chỉ vào trong, sinh khí ở ngoài, sát khí ở trong. Thuận theo tạo hóa, bé rồi lớn, lớn rồi già, già rồi chết, vạn kiếp luân hồi, chẳng biết lúc nào thoát khỏi khổ cực. Nếu biết cái cơ sinh sát, mà lay chuyển Đẩu Bính, xoay người một cái là tới cố hương, có thể đoạt chu thiên tạo hóa, có thể hợp tứ tượng ngũ hành. Trong một giờ chắc chắn Đan thành, tuyệt không phí lực. Nhưng người ta phần lớn nhận không ra Đẩu Bính của Chân Tình, lại chỉ ở chỗ có hình tượng tại đông tây nam bắc toàn thân, nhận lầm là Chấn Đoài Khảm Li, làm bậy làm bạ, mà vọng tưởng kết Đan. Chẳng lạ là long đong lận đận một đời, đến già vẫn không thành, có thể không than thở sao!

Hỏa hậu bất tu thì, đông chí khởi tại Tí.
Cập kì mộc dục pháp, Mão Dậu diệc hư bỉ.
(nhất bản "cập kì mộc dục pháp, mão dậu thì không bỉ. Thân trung nhất dương sinh, vi chi mão dậu trung.")
Hỏa hậu không cần giờ, đông chí há ở Tí.
Cho đến phép mộc dục, Mão Dậu cũng chỉ là so sánh suông.
(Có bản chép là "Cho đến phép mộc dục, giờ Mão Dậu là chỉ suông thôi. Nhất Dương sinh trong thân, mới là trong Mão Dậu.")

Trên nói về Chấn Đoài Khảm Li, có riêng diệu nghĩa, chẳng phải là đông tây nam bắc. Không chỉ có như vậy thôi đâu, Đan kinh còn nói: "Tí thời Tiến Dương Hỏa, Ngọ thời Thoái Âm Phù, Mão Dậu nghi mộc dục-Giờ Tí Tiến Dương Hỏa, giờ Ngọ Thoái Âm Phù, giờ Mão Dậu cần nghỉ ngơi" cũng đều là so sánh suông thôi, không phải thực sự chỉ Tí Ngọ Mão Dậu ở trên trời.
Đạo của thiên địa tạo hóa, lấy giờ Dương Khí mới sinh ở đất, làm giờ Tí; lấy giờ Âm Khí mới sinh ở đất, làm giờ Ngọ; lấy giờ Dương Khí bay lên giữa trời đất làm giờ Mão; lấy giờ Âm Khí bay lên giữa trời đất làm giờ Dậu. Tí Ngọ là lúc Âm Dương mới sinh; Mão Dậu là lúc Âm Dương bình hòa, đây là Tí Ngọ Mão Dậu của trời đất. Đan Đạo nói giờ Tí Tiến Dương Hỏa, là vì một điểm Dương Quang hiện ra trong thân, như đông chí tháng Tí, Nhất Dương tiềm sinh, cần nhanh chóng Tiến Hỏa hái giữ, giúp một điểm Dương nhỏ bé này, dần sinh ra dần lớn lên, không được tiêu hao một chút nào, vì thế mà nói giờ Tí Tiến Dương Hỏa. Nói giờ Ngọ vận Âm Phù, là vì một điểm Âm Khí ngầm sinh trong thân, như hạ chí tháng Ngọ, Nhất Âm xuất hiện, cần nhanh chóng vận phù thoái nó đi, đè nén một điểm Âm tà, dần sinh dần tiêu, không được nuông chiều nó chút nào, vì thế mà nói là vận Âm Phù. Kì thực Dương sinh Âm sinh, giờ nào phút nào cũng có. Dương sinh tức là Tí, Âm sinh tức là Ngọ, là Hoạt Tí Ngọ trong thân ta, chẳng phải là Tí Ngọ cố định trên trời, nên nói "Hỏa Hậu chẳng cần giờ, đông chí há tại Tí". Nói Tí mà không nói Ngọ, vì Ngọ bao quanh mà Tí ở giữa. Cổ tiên nói: "Bất tất thiên biên tầm Tí Ngọ, thân trung tự hữu Nhất Dương sinh-Chẳng cần chân trời tìm Tí Ngọ, trong thân tự có Nhất Dương sinh" xem đó có thể biết đông chí không phải ở Tí vậy.

Đan Đạo nói Mão Dậu cần mộc dục-tắm gội nghỉ ngơi, vì một điểm Dương Quang hồi phục trong thân, dần sinh dần lớn, cùng Âm Khí tương hòa, chẳng nhiều chẳng ít, quy về trung đạo, cũng như tháng Mão dưới đất, Dương Khí bay lên giữa trời đất là xuân phân, cần phải dừng Hỏa dừng bánh xe, khiến cho Âm Dương hòa bình, không được tiến Hỏa quá lên. Là mộc dục, chẳng phải nói Mão nguyệt cần mộc dục vậy. Một điểm Âm Khí trong thân quay lại, dần sinh dần thoái, cùng Dương Khí tương hợp, không nghiêng không lệch, nhập vào trung đạo, cũng như tháng Dậu, Âm Khí bay lên giữa trời đất là thu phân, cần phải dừng việc để nghỉ ngơi, khiến cho cương nhu tương đương, không được thoái Âm quá xuống. Là mộc dục, chẳng phải là nói tháng Dậu cần mộc dục vậy, nên nói "Cho đến phép mộc dục, Mão Dậu cũng chỉ là so sánh suông". Tiên ông nói trong Ngộ Chân: "Thố kê chi nguyệt cập kì thời, hình đức lâm môn dược tượng chi-Tháng Mão tháng Dậu đến thời kì, hình đức lâm môn là tượng Dược" là riêng nói về tiến thoái lúc Dược sinh, hình tượng tháng Mão Dậu, có thể biết là chẳng phải là nói tháng Mão Dậu cần mộc dục vậy. Người sau này không biết lời tỉ dụ của Đan kinh, mà nghi là tháng Tí, giờ Tí, thì Tiến Dương, tháng Ngọ, giờ Ngọ, thì Thoái Âm, tháng Mão, giờ Mão, tháng Dậu giờ Dậu, thì Mộc Dục.
Ôi! Nếu lấy Tí Ngọ Mão Dậu trên trời làm pháp, thử nghĩ xem một năm có Tí Ngọ Mão Dậu của một năm, một tháng có Tí Ngọ Mão Dậu của một tháng, một ngày có Tí Ngọ Mão Dậu của một ngày, một giờ có Tí Ngọ Mão Dậu của một giờ, năm tháng ngày giờ, đều có Tí Ngọ Mão Dậu, thì đem cái gì ra làm pháp đây? Há không quá sai lầm sao. Tiên ông nói "Đông chí không ở Tí, Mão Dậu cũng chỉ là so sánh suông", là nhổ đi hết toàn bộ cái tệ hại của bọn bàng môn ngộ nhận, khiến người học cẩn thận biện rõ thực lí, sự từ bi này thế nào đây.

Ô Can dữ Thố Tủy, cầm lai quy nhất xử.
Nhất lạp phục nhất lạp, tòng vi nhi chí trứ.
Gan quạ cùng tủy thỏ, tóm mang về một chỗ.
Một hạt lại một hạt, từ nhỏ bé đến rõ ràng.
Trên nói về Hỏa Hậu mộc dục không phải ở Tí Ngọ Mão Dậu, tóm lại là dạy người biết về Tính Tình tương hòa, Âm Dương đồng khí vậy. Ô Can-gan quạ là Tinh của mặt trời. Gan có màu xanh, thuộc Mộc, vì thế là tỉ dụ Tính của Linh Tri; Thố Tủy-tủy thỏ là tinh hoa của mặt trăng. Tủy có màu trắng, thuộc Kim, vì thế là tỉ dụ Tình của Chân Tri.

Linh Tri Chân Tri, Chân Tính Chân Tình, là Đại Dược của tu Đan, đem bốn cái đó tóm mang về một chỗ, vận hỏa đun luyện, hóa thành Nhất Khí. Nhất Khí trộn đều, sinh cơ thường tồn, tất từ Nhất Dương mà dần đến Lục Dương thuần toàn, từ nhỏ bé tinh vi đến lúc rõ ràng, Kim Đan chín đủ, tự nhiên như thế. Cầm-tóm bắt chẳng phải là miễn cưỡng mà làm, mà là nói khiến cho nó trụ lại, mà không để cho nó đi. Trụ thì tạp niệm không sinh, khách khí không nhập. Bốn cái đó đoàn tụ về một chỗ, mà không trái nhau vậy. Một hạt lại một hạt, là ý nghĩa gốc lập đạo sinh, Dương Khí dần lớn, chứ không phải là thực có hình tích của hạt vậy.

Hỗn độn bao hư không, hư không bao tam giới.
Cập tầm kì căn nguyên, nhất lạp như thử đại.
(như thử đại nhất tác"thử mễ đại", nhất tác"như thử mễ")
Hỗn độn bao hư không, hư không bao tam giới.
Lúc tìm đến căn nguyên, một hạt như kê lớn.
(Có bản chép "như kê lớn" thành "hạt kê lớn", một bản "như hạt kê")
Trên nói về Ô Can Thố Tủy có thể thành Đan, Đan này chẳng phải là vật gì khác, là lúc bản lại hỗn độn chi sơ của ta, mà có Tiên Thiên Chân Nhất Chi Khí vậy. Khí này bao la hư không, hư không lại bao la tam giới, có thể bao trùm hư không tam giới, nên độ lớn của nó là vô lượng vậy. Nhưng tuy nó lớn vô lượng, mà lúc tìm đến căn nguyên, thì chẳng qua chỉ to như Thử Mễ-hạt kê. Tuy nói như Thử Mễ, cũng là nhìn không thấy, lắng tai mà không nghe thấy, gọi thì không được; thấp thoáng mập mờ, trong đó có hình, mập mờ thấp thoáng, trong đó có vật, sâu xa tăm tối, trong đó có tinh, tinh đó rất thực, trong đó có tín . Là hình tượng, là vật, là Tinh, là tin tức, gọi chung là Tiên Thiên Chân Nhất Chi Khí. Khí này là bắt đầu của trời đất, là mẹ vạn vật, chân không mà bao hàm diệu hữu, diệu hữu mà tàng ẩn chân không, lớn bé không trói buộc được, hữu vô chẳng lập, phi sắc phi không, tức sắc tức không, trải ra thì mịt mù lên lục hợp, co lại thì thoái tàng vào nơi bí mật, ẩn hiện khôn dò, biến hóa vô đoan, há có thể dùng vật hữu hình hữu tượng để so sánh sao! Người học nếu biết được Nhất Khí trong hỗn độn, thì sẽ biết Nhất-một mà vạn sự xong, và tu đạo chẳng khó vậy.
Thiên địa giao chân dịch, nhật nguyệt hàm Chân Tình.
Hội đích Khảm Li cơ, tam giới quy nhất thân.
Trời đất giao Chân Dịch, nhật nguyệt hàm Chân Tình.
Hiểu được Khảm Li cơ, tam giới về một thân.

Trên nói về một hạt Thử Mễ, có thể bao trùm hư không tam giới. Nhưng một hạt bảo vật Thử Mễ này, thân ta vốn có, chẳng cần cầu nơi khác. Chỉ cần hiểu được điều hòa Âm Dương thôi. Âm Dương bất hòa, thì Tiên Thiên Chân Nhất Chi Khí không trở lại, Kim Đan không kết. Thử xem trời đất giao mà Chân Dịch giáng, để sinh vạn vật; nhật nguyệt giao mà Chân Tinh vận, để tuần hành bốn mùa, là Âm không rời Dương, Dương chẳng rời Âm. Âm Dương tương hợp, bên trong bao hàm Chân Dịch, Chân Tinh, mới có tạo hóa. Nếu không thì cô Âm bất sinh, độc Dương bất trưởng, sinh cơ đã dừng, tạo hóa sao mà đến được? Linh Tri Chân Tri của ta là trời đất nhật nguyệt vốn có của ta. Linh Tri vốn có Dương Khí của trời, là trời vậy. Dương Khí trải ánh sáng ra, là hình tượng hư trong Li, hư là Nhật vậy; Chân Tri vốn có Âm Khí của đất, là đất vậy. Tinh hoa mà Âm Khí ẩn tàng, tượng là mãn trong Khảm, mãn là Nguyệt vậy. Trời đất nhật nguyệt, thân ta đều có cả, nhưng con người không biết điều hòa, nên khiến Âm Dương xa cách, sinh cơ bị tiêu diệt, chung quy cũng tan mất vậy. Nếu hiểu được căn cơ của Chân Tri Linh Tri, của Khảm Li, vốn thuộc Nhất Khí, nghịch tu nó, làm điên đảo Khảm Li, dùng Chân Tri để chế Linh Tri, dùng Linh Tri để dưỡng Chân Tri, thì thủy hỏa tương tế, động tĩnh như nhau, thì tâm tức là đạo, đạo tức là tâm, tâm là đạo tâm, thân là đạo thân, cùng trời đất hợp đức, cùng nhật nguyệt hợp sáng, cùng bốn mùa hợp thứ tự, cùng quỷ thần hợp cát hung, tam giới là ở trong thân ta vậy.
Long tòng Đông Hải lai, hổ hướng Tây Sơn khởi.
Lưỡng thú chiến nhất tràng, hóa tác thiên địa tủy.
(Long tòng Đông Hải lai, hổ hướng Tây Sơn khởi nhất tác "long tòng hỏa lí xuất, hổ hướng thủy trung sinh")
Long từ Đông Hải tới, Hổ dậy từ Tây Sơn.
Hai con đánh một trận, hóa ra Thiên Địa Tủy.
("Long từ Đông Hải tới, Hổ dậy từ Tây Sơn" có bản chép là "Long ra từ trong Hỏa, Hổ ra từ trong Thủy")

Trên nói về hiểu được căn cơ của Khảm Li, thì Đại Đạo có thể thành. Riêng vì Khảm Li, là hình tượng Chân Tri Linh Tri, Thủy Hỏa. Nếu muốn thủy hỏa tương tế, đầu tiên phải làm Kim Mộc giao trộn. Tính thuộc Mộc, ở hướng Đông, là vật của nhà ta, vì nó linh thông biến hóa, nên tỉ dụ nó là Long; Tình thuộc Kim, ở phương Tây, là vật ở nhà khác, vì nó cương liệt kiên cường, nên tỉ dụ nó là Hổ. Nhưng Tính Tình có chân giả khác nhau, và phân ra sau trước. Tính viên minh, Tình vô sắc, là Chân, là Tiên Thiên; Tính khí chất, Tình trần duyên, là Giả, là Hậu Thiên. Từ khi sinh ra đến nay, cái Giả lẫn vào trong cái Chân, Long Tính nanh ác, Hổ Tính ngông cuồng, mỗi thứ ở một phương, đây đó chẳng ứng, nếu không bỏ Giả mà cứu Chân, thì Đại Đạo khó thành. Nói "Long từ Đông Hải tới" là đuổi Long đến gần Hổ, lấy Tính để cầu Tình. Nói "Hổ dậy từ hướng Tây" là dẫn Hổ đến chế Long, dùng Tình để quy Tính vậy. Tính Tình gặp nhau, dùng Tình chế Tính, dùng Tính khóa Tình, Tính Tình đoàn kết, từ nanh ác ngông cuồng mà thành nhu thuận hòa bình. Cái Giả tiêu mà cái Chân khôi phục, Mộc Tính ái Kim là thuận nghĩa, Kim Tình luyến Mộc là nhân từ, Kim Mộc trộn nhau, vì thế mà viên thành, bản lai diện mục không khiếm khuyết, nên nói "Hai con đánh một trận, hóa ra Thiên Địa Tủy". Một chữ chiến-đánh rất có thâm ý. Người ta từ khi Tiên Thiên Dương cực, giao với Hậu Thiên, lịch kiếp căn trần đều phát, lục tặc tác loạn, thất tình thành tai ương, cộng thêm tích lũy tập quán khách khí trên đời, mà trong ngoài đềm là Âm, không thể dễ dàng mà tiễu trừ. Nếu không kiên quyết cố gắng móc ra, thì sao có thể tiêu diệt được? Chiến-đánh chính là mãnh phanh cấp luyện, chưa đến lúc Âm tận Dương thuần, thì công phu không được dừng lại chút nào. "Hóa thành Thiên Địa Tủy", là tạp chất của Tính Tình đều hóa, Tinh thành chuyên nhất, mới là lúc công lực đã đến mức. Tiên ông làm thơ trong Ngộ Chân rằng: "Tây sơn Bạch Hổ thậm xương cuồng, Đông Hải Thanh Long bất khả đương. Lưỡng thủ tróc lai lệnh tử đấu, hóa tác nhất khối Tử Kim Sương-Bạch Hổ ở Tây Sơn thật ngông cuồng, Thanh Long ở Đông Hải chẳng dám đương. Hai tay tóm lấy bắt tử chiến, hóa thành một khối Tử Kim Sương" chính là diệu nghĩa của đoạn này. Ôi! Tính Tình há dễ điều hòa sao! Nếu không có dưới vài năm tử công phu, thì còn chưa chắc quay về Chân được.
còn tiếp