Tình cờ mình đọc được đoạn kinh này khá hay tại địa chỉ sau:
http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tan...chi03-0810.htm
Xin được trích dẫn một đoạn mình cho là hay nhất, quá trình Phật loại bỏ dần dần những điều bất thiện để tâm được định tĩnh hơn.
3. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập tăng thượng tâm, còn tồn tại các kiết sử thô tạp, thân ác hành, khẩu ác hành, ý ác hành. Tỷ-kheo có tư lự, có thông minh, từ bỏ, gột sạch, chấm dứt, không cho sanh khởi lại.

Làm như vậy xong, làm như vậy hoàn tất, Tỷ-kheo tu tập tăng thượng tâm, còn tồn tại các kiết sử thuộc bậc trung, dục tầm, sân tầm, hại tầm. Tỷ-kheo có tư lự, có thông minh, từ bỏ, gột sạch, chấm dứt, không cho sanh khởi .

Làm như vậy xong, làm như vậy hoàn tất, Tỳ kheo tu tập tăng thượng tâm, còn tồn tại các kiết sử tế nhị, như tư tưởng về gia tộc, tư tưởng về quốc độ, tư tuởng không bị khinh rẻ. Tỳ kheo có tư lự, có thông minh, từ bỏ, gột sạch, chấm dứt không cho chúng sanh khởi.

Làm như vậy xong, làm như vậy hoàn tất, chỉ còn lại các pháp tầm (tư tưởng về pháp).

4. Ðịnh như vậy không có an tịnh, không có thù thắng, không được khinh an, không đạt đến nhứt tâm, nhưng là một trạng thái chế ngự thường xuyên dằn ép. Nhưng đến một thời, này các Tỷ-kheo, tâm của vị ấy được nội trú, lắng đứng lại, được nhứt tâm, được định tĩnh. Ðịnh ấy được an tịnh, được thù diệu, được khinh an, đạt đến nhứt tâm, không phải một trạng thái chế ngự thường xuyên dằn ép, tùy thuộc vào pháp gì tâm người ấy hướng đến để thắng tri, để chứng ngộ; vị ấy có khả năng, có năng lực đạt đến pháp ấy, dầu thuộc loại xứ nào.
Trong sơ thiền: ly dục ly bất thiện pháp, chứng và trú thiền thứ nhất, một cảm giác hỷ lạc do ly dục sinh, có tầm có tứ. Như Đức Phật đã giải thích: Ðịnh như vậy không có an tịnh, không có thù thắng, không được khinh an, không đạt đến nhứt tâm, nhưng là một trạng thái chế ngự thường xuyên dằn ép. Đó là định của sơ thiền, khi đã ly được dục và các bất thiện pháp, nhưng vẫn còn những suy tư, suy nghĩ về pháp. Loại bỏ được kể cả những suy nghĩ về pháp này thì ta mới có thể chứng đc thiền thứ hai: một cảm giác hỷ lạc do định sinh, không tầm không tứ.

Tóm lại, định của sơ thiền là định có suy tư, các dục và các bất thiện pháp tạm thời bị đẩy lui. Làm nhỏ nhỏ đi suy tư này, dẫn đến biến mất các suy tư này => nhị thiền.