Nghĩ thuyền hà thạch tố thanh ba

Lũng lại tranh nghênh xứ Bái qua

Lô Thủy phân ( phiên ) ly Thao tục ( tụ ) Lạc

Văn lang nhật nguyệt Thục sơn hà

Phạm sư Mạnh thế kỷ 14
*****




Thiên hạ họ HÙNG
Hùng Việt sử ca – mở đầu

Mảnh đất Việt vạn năm văn hiến
Buổi bình minh trời biển non sông
Có nghe con Lạc cháu Hồng?
Chuyện cha ông thủa vua Hùng đau thương.
Nước nhà còn nhưng hồn đâu mất?
Sử vạn năm phút chốc đổi trao
Bụi thời gian mờ mịt sao
Tẩy sơn, gạt bụi lại cao ngàn trùng


1. Theo đại việt sử ký toàn thư có viết
^ Đại Việt Sử ký Toàn thư. Quyển I. Kỷ Hồng Bàng thị : "Hùng Vương lên ngôi, đặt quốc hiệu là Văn Lang (nước này đông giáp biển Nam Hải, tây đến Ba Thục, bắc đến hồ Động Đình, nam giáp nước Hồ Tôn, tức nước Chiêm Thành, nay là Quảng Nam)"

Vậy Hồ Động đình ở đâu ???

Hồ Động Đình (chữ Hán: 洞庭湖; bính âm: Dòngtíng hú; Wade-Giles: Tung-t'ing Hu) là một hồ lớn, nông ở phía Đông Bắc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Đây là hồ điều hòa của sông Dương Tử (hay Trường Giang). Kích thước của hồ phụ thuộc vào mùa, nhưng về tổng thể nó là một trong số bốn hồ nước ngọt có diện tích bề mặt lớn nhất tại Trung Quốc, cùng các hồ như Bà Dương, Hô Luân và Thái Hồ. Tên của hai tỉnh Hồ Bắc và Hồ Nam được đặt căn cứ theo vị trí của 2 tỉnh này so với hồ. Hồ Bắc nghĩa là phía bắc hồ và Hồ Nam nghĩa là phía nam hồ.
Địa lý

Hồ Động Đình chủ yếu do các hồ Đông Động Đình, Vạn Tử, Mục Bình, Đại Thông, Hoành Lĩnh, Lộc tạo thành.
Cứ vào thời kỳ tháng 7–9, nước lũ trên sông Dương Tử chảy vào hồ làm tăng diện tích hồ. Diện tích bình thường của hồ từ 2.820 km² có thể tăng lên 20.000 km² vào mùa lũ. Hồ này cũng được bốn con sông khác đổ nước vào là các sông Tương Giang (湘江), Tư Giang (資江), Nguyên Giang (沅江) và Lễ Thủy (澧水). Ngoài ra, sông Tiêu (瀟) đổ vào sông Tương gần Trường Sa trước khi sông Tương đổ vào hồ. Tàu thuyền đi biển có thể đi từ sông Tương tới Trường Sa.

Lịch sử

Trong thời nhà Hán, đầm lầy lớn Vân Mộng (雲夢大澤 - Vân Mộng đại trạch) nằm ở phía bắc hồ Động Đình, ở tỉnh Hồ Bắc, là nơi chứa lũ của sông Dương Tử. Phù sa mầu mỡ lắng đọng của đầm đã thu hút nông dân. Người ta đã xây đập ngăn giữa hồ và sông, và vùng hồ Động Đình ở phía nam sông Dương Tử đã dần trở thành hồ điều hòa chính của con sông.
Thời đó, Động Đình là hồ lớn nhất Trung Quốc. Do kích thước của hồ, hồ đã có tên Bát bách lý Động Đình (八百里洞庭 - Hồ Động Đình tám trăm dặm). Ngày nay, Động Đình là hồ lớn thứ hai sau hồ Bà Dương (鄱陽湖), do nhiều phần đã bị biến thành đất trồng trọt.

Văn hóa và thần thoại

Khu vực này nổi tiếng trong lịch sử và văn học Trung Hoa. Người ta cho rằng các cuộc đua thuyền rồng bên phía bờ đông của hồ được bắt nguồn từ việc tìm kiếm thi thể của Khuất Nguyên (屈原), nhà thơ nổi tiếng người nước Sở (340-278 TCN), và rằng có một vị Long vương sống dưới đáy hồ, theo truyền thuyết Lĩnh Nam chích quái là ông ngoại của Lạc Long Quân.
Quân Sơn (君山), trước là một nơi ẩn cư của các Đạo sĩ, là một đảo nổi tiếng nằm giữa hồ với chiều rộng 1 km và 72 đỉnh núi. Hòn đảo này còn nổi tiếng với loại trà Quân Sơn Ngân Châm (君山银针). Lòng hồ Động Đình và khu vực lân cận nổi tiếng với phong cảnh đẹp, được tóm gọn trong bốn chữ Tiêu Tương Hồ Nam (瀟湘湖南 - vùng Hồ Nam của sông Tiêu và sông Tương).
Phong cảnh núi Cửu Nghi (九嶷山) và hai con sông Tiêu, Tương dưới chân núi thường được nhắc đến trong thơ Trung Quốc. Vào thời nhà Tống, việc vẽ tranh phong cảnh vùng này thành một bộ tám bức đã trở thành một trào lưu. Trào lưu này đã lan sang Nhật Bản, nơi những địa điểm nổi tiếng khác đã được thay thế cho sông Tiêu và sông Tương.

Vị trí của hồ Động đình trong sử Việt

Theo các nghiên cứu và các kết quả khảo sát trong những năm 1980-1990 của nhà nghiên cứu Yên tử cư sỹ Trần Đại Sỹ (Biên cương nước Việt) thì hồ Động Đình chính là nguồn cội của tộc Việt/Bách Việt[cần dẫn nguồn]:
"Vua Kinh-Đương lấy con gái vua Động-đình là Long-nữ đẻ ra thái tử Sùng-Lãm. Thái tử Sùng-Lãm lại kết hôn với công chúa Âu-Cơ con vua Đế-Lai. Khi vua Kinh Đương băng hà thái-tử Sùng-Lãm lên nối ngôi vua tức vua Lạc-Long, đổi tên nước là Văn-lang. Nước Văn-lang Bắc tới hồ Động-đình, Nam giáp nước Hồ-tôn, Tây giáp Ba-thục, Đông giáp biển Đông-hải "...tộc Việt gồm có trăm họ khác nhau, mang tên Bách-Việt. Những tên như Âu Việt, Lạc Việt, Đông Việt, Nam Việt, Việt Thường đều thuộc Bách Việt cả. Cái tên trăm họ, hay trăm Việt (Bách Việt) phát xuất từ huyền thoại nói vua Lạc Long sinh ra trăm con. Trăm có nghĩa là toàn thể, tất cả, chứ không hoàn toàn là con số như ta tưởng ngày nay ..." Theo kết luận trên, biên cương phía bắc của Văn Lang là tới hồ Động Đình, xa hơn đỉnh Ngũ Lĩnh vài trăm dặm về phía Bắc


Nguồn :http://vi.wikipedia.org




Vậy Vùng Ba Thục ở Đâu ???
Đầu đời nhà Hán có một nước Miêu ở về phía Nam tên gọi là Dạ Lang chiếm một phần tỉnh Quảng Tây và và phần lớn tỉnh Quý Châu hiện nay. Nước Dạ lang giáp quận Ba Thục và một mặt thì giáp hồ Động Đình Về phía Tây giáp nước Điền của người Lô Lô miền Tây tỉnh Vân Nam bấy giờ, phía Đông hồ Vân Nam. Nước cổ Dạ Lang từng phồn thịnh hàng trăm năm trên cao nguyên Quý Châu.
Thế kỷ thứ 2 TCN, nhà sử học Tư Mã Thiên đi theo sứ giả của nhà Hán đến thực thi sứ mệnh ngoại giao tại các chính quyền dân tộc thiểu số ở miền Tây Nam TQ. Trong “ Sử ký -Tây Nam Di Chí” của Tư Mã Thiên ghi lại rằng, trong các bộ tộc Tây Nam, Dạ Lang có thế lực hùng mạnh nhất, có 100 nghìn lực lượng tinh nhuệ, tàu bè của người Dạ Lang đi lại trên mặt sông, quanh cảnh hết sức tấp nập. Lúc đó Đại Hán thống trị phần lớn khu vực Trung nguyên, Dạ Lang nằm trong miền núi xa xôi hẻo lánh.
Năm 136 TCN Vũ đế cử Đường Mông làm Lang trung tướng dẫn 1000 binh sĩ và mấy vạn dân đem theo lương thực và công cụ sản xuất xuất phát từ Ba quận vượt qua Phù quan (Hợp giang, Tứ xuyên) đến Dạ lang. Đường Mông tuyên truyền với Dạ lang hầu Đa Đồng về sức mạnh của Hán triều, ban tặng của cải để Dạ lang hầu cho phép Đường Mông đặt cơ quan quản lý ở đó và cử con trai Dạ Lang hầu làm Lệnh (tương đương huyện lệnh).
Năm 130 TCN Vũ đế xuống lệnh đặt thành quận cả khu vực nói trên và chọn Bậc đạo (An biên trường tây nam thành phố Nghi tân, Tứ xuyên) làm quận lỵ rồi phát động quân sĩ 2 quận Ba Thục tiến hành việc mở đường từ Bậc đạo thông đến sông Tường kha. Người đất Thục là Tư Mã Tương Như lại dâng thư yêu cầu đặt quận huyện tại Cùng (vùng thành phố Tây xương, Tứ xuyên), Trách (vùng huyện Diêm nguyên, Tứ xuyên) thuộc Tây Di. Tư Mã Tương Như được Vũ đế cử làm Trung lang tướng. Tư Mã Tương Như tuyên truyền với các thủ lĩnh dân tộc thiểu số tại địa phương được họ đồng ý cho nhà Hán đặt tại khu vực đó mười mấy huyện và 1 đô úy trực thuộc Thục quận.
Sau khi tiêu diệt Nam Việt, nhà Hán cho 8 hiệu úy chỉ huy các tội nhân tấn công Thả Lan (vùng phía tây nam huyện Hoàng Bình, Quý châu) giết chết mấy vạn người, đặt tại khu vực Nam Di này quận Tường Kha. Dạ Lang hầu thấy Nam Việt bị tiêu diệt liền quy thuận nhà Hán được Vũ đế phong làm Dạ Lang vương. Nước Dạ Lang đã quy phục nhà Hán năm 111 TCN và gọi là quận Kiện Vi. Sau này quận đó chia làm hai, quận Kiện Vi ở phía bắc và quận Thương Ngô ở về phía nam. Quận Kiện Vi phía Bắc và phía Tây giáp sông Dương Tử giang ngăn quận Kiện vi với quận Ba. Còn quận Thương Ngô thì phía Bắc giáp quận Kiên Vi, phía Tây giáp quận Tấn Ninh tức là nước Điền cũ, phía Đông Bắc giáp quận Vũ Lăng tức là quận Kiến Trung đời nhà Tấn. Ở đó có hồ Động Đình.
Tổ tiên của vua Trần là người Mân Việt một trong các tộc người Bách Việt do chạy trốn chiến tranh mới xuống miền BẮc Việt Nam qua nhiều đời đến đời Trần Thủ Độ thì cướp ngôi nhà Lý lập ra nhà Trần . vậy là vua Trần có nguồn gộc Mân Việt cũng thuộc Bách Việt như Lạc Việt thôi có gì mà thất vọng :P(không phải hoa hạ là được) hơn nưa qua nhiều đời sống ở Việt Nam thì cũng là vua Việt Nam thôi . như trường hợp thái tử Lý Long Tường sợ Trần Thủ Độ thủ tiêu chạy trốn sang triều tiên sau này có hậu duệ làm tổng thống Hàn Quốc , sau này còn về Việt Nam bái tổ ở đền thờ vua Lý nữa

Đọc trong sử về thời chống Mổng Cổ, xứ giả Mông Cổ có bảo nhà Trần gốc người Hung Nô 8-}.
Việc các vua nhà Trần có nguồn gốc dân tộc Mân thì đã được xác nhận trong sách lịch sử
Khi kháng chiến chống quân Nguyên có vài người theo Trần Ích Tắc quy cố hương. Tất nhiên đa số ở lại chống giặc ngoại xâm
Có thể khẳng định chắc chắn nhà Trần đến từ Trung Quốc
Tất nhiên đến từ Trung Quốc thì ko phải ai cũng là người Hán như Hồ Quý Ly theo tôi thì người họ Trần rất ít có khả năng là người Hán
Do tục xâm mình và tục hôn nhân trong dòng họ ko có trong văn hóa người Hán
Có lẽ người họ Trần thuộc tộc Bách Việt cổ hay là người Thái ko chừng
Người Việt thuần chủng rất ít, do chính sách cai trị của TQ nên nước ta nhận rất nhiều người phương Bắc di cư, trên đường Nam tiến cũng có lai với người Chăm người Kơme người TQ di cư vào nam
Việc này ko có xấu cả con lai thường trội hơn bố mẹ , Châu Mỹ điển hình là nước Mỹ cũng đầy con lai đấy thôi
Có lẽ vì đặc tính này mà người phụ nữ Việt Nam rất đẹp ăn đức những dân tộc tự hào mình là thuần chủng như Hàn Quốc nhiều ! Chúng ta phải tự hào vì nét đa văn hóa giàu bản sắc của dân tộc mình chứ
Xã hội VN thời xưa là xã hội làng xã cho nên dù người TQ có bị đẩy vào đất Việt để đồng hóa thì cũng co cụm lại thành những khu vực, làng của người Việt ra người Việt, người Tàu ra người Tàu, một số ít mới kết hôn với nhau được :|. Cái xã hội làng xã đó đến giờ vẫn còn khá mạnh nên mới có nhiều chuyện bi hài "phép vua thua lệ làng" là vậy :)). Cho nên tỉ lệ lai giữa người Việt và người Tàu không nhiều đâu.

Chi tiết:
:party:1 ÁNH SÁNG VIỆT
http://astamlinh.blogspot.com/2013/0...hung-viet.html