BÙA TRẤN TRẠCH MỘT LOẠI HÌNH
TÍN NGUỠNG TRONG VĂN HOÁ DÂN GIAN VIỆT NAM
HoaThám:listen:
Bùa chú luôn thuộc quyền sở hữu của các Pháp su, Thầy cúng và Thiền su. Không ai trong chúng ta có ý định giải thích về chúng, mà chỉ coi đó là một lĩnh vực không thể hiểu, là cánh cửa luôn đóng giữa đời và tâm linh. Ngay cả những nguời sử dụng cũng chỉ hiểu chức năng của từng loại bùa chú, chứ không hẳn đã hiểu hết ý nghĩa và thần năng tiềm ẩn trong mỗi loại bùa, mặc dù khi hành lễ, lúc thăng hoa - nhập đồng họ có thể vẽ ra những lá bùa để con nhang đệ tử xin về trấn trạch cầu bình an cho gia đình.
Trong từ điển Hán - Việt gọi bùa là:“ Linh phù” nghĩa là bùa thiêng. Thực ra bùa trấn là sự lồng ghép giữa các hình ảnh mang tính ma thuật với các câu thần chú càng làm cho nó mang đậm sự huyền bí và mê hoặc, buộc nguời ta phải chấp nhận nhiều hơn là thắc mắc. Xét về thực chất, sự hình thành của bùa chú có lẽ đây là một sản phẩm văn hoá khởi nguyên từ thời Nguyên Thuỷ. Khi mà thiên nhiên là cái hùng vĩ, còn con nguời lúc đó luôn sợ hãi và trong tâm thức họ lại cảm thức rất rõ rệt sự tuơng quan của mình đối với tự nhiên. Suy cho cùng, nếu đánh giá qua lăng kính khoa học hiện đại thì bùa trấn trạch là sự phản ánh sự bất lực hoàn toàn của con nguời truớc cái chết, mà sự thuơng tiếc của nguời sống luôn muốn vời nguời chết trở về, cũng nhu sự sợ hãi rằng: nguời chết đi nếu không vui vẻ sẽ rủ theo những nguời sống khác. Từ những quan niệm đó mà nẩy sinh các loại hình bùa trấn nhằm trấn áp sự trở lại của một thế lực vô hình trong thế giới huyền hoặc: Trấn tà ma, bệnh tật, trùng tang, rủ ro,v,v… để tạo ra một cảm giác có một sức mạnh huyền bí nào đó luôn ở cạnh, ở trên, ở dới thế giới hiện hữu nhằm bảo vệ sự bình an cho con nguời. Bùa trấn trạch thuờng cấu tạo bởi các nội dung sau:
Hình nguời: Phật, Bồ Tát, Kim Cuơng, Tứ Trấn, Thần Độc Cước, và các hình nhân cùng các hình biến dạng khác.
Hình vật: Con vật tuợng trưng cho 4 phuơng: Thanh Long – rồng trấn ở
phuơng Đông; Bạch hổ – hổ trấn ở phuơng Tây; Chu Tuớc – chim trấn ở
phuơng Nam; Huyền vũ – rùa trấn ở phuơng Bắc.
Ký tự: Chữ Phạm duới dạng thần chú, chữ trấn, chữ sát quỷ, và các biến hình tự, cùng nhiều chữ hán duới dạng thần chú và triện ấn.
Hình hoa lá: Hoa sen, hoa dây, sóng nuớc.
Hình tuợng trung: Âm duơng, bát quái, các quẻ kinh dịch, các vì sao Nhị thập bát tú…
Nội dung bùa trấn trạch gồm 6 đoạn( tính từ ngoài vào trong):
Đoạn 1: Hàng trên cùng là dòng chữ: Nam mô thiên thủ, thiên nhãn linh cảm Quán thế Âm.
- Cột bên phải là Nhị thập Bát tú: Giác, Cang, Đê, Phòng, Tâm, Vỹ, Cơ, Đẩu, Ngu, Nữ, H, Nguy, Thất, Bích, Khuê, Lâu, Vị, Mão, Tất, Chủy, Sâm, Tỉnh, Qủy, Liễu, tinh, Truơng, Dực, Chuẩn.
- Cột bên trái: Bẩy khuyên đầu là Âm đẩu thất tinh, duới là tên các vì sao trong tử vi đẩu số: Tham lang, Cự môn, Lộc tồn, Văn khúc, Liêm trinh, Vũ khúc, Phá quân; tiếp đến là can chi và 4 đặc tính của quẻ Càn: nguyên, trinh, hạnh, lợi; duới là ngũ hành: Kim, mộc, thủy, hỏa, thổ.
- Hàng duới cùng đề: bức tranh bùa chùa Vĩnh Khánh, Yên Ninh, Thanh Lâm, Hải Duơng ( Thế kỷ 18)
Đoạn 2. Trung tâm là chữ “Sắc lệnh” viết biến hình đuợc vẽ trên đầu bùa trấn. Sắc lệnh có nghĩa là ra chỉ thị, mệnh lệnh nào đó, mà thầy phù thủy coi mình nhu nguời tiếp nhận một quyền năng siêu nhiên, lệnh dụ cho đám ma tà. Hai chữ này đuợc vẽ gắn bó với nhau, trên chữ Sắc lệnh biến hình hai con rắn chầu vào trung tâm, đầu nét chữ sắc bọc ngoài là chữ thiên( trời), nhật, nguyệt và lôi hỏa. Bốn góc bùa do bốn vị tuớng trấn giữ: Mã Uất Lâm trấn ở phuơng Đông, Đặng Cung Chấn trấn ở phuơng Bắc, Quách Nguyên Cảnh trấn ở phuơng Nam, Phuơng Trọng Cao trấn ở
phuơng Tây.
Đoạn 3: Hình ảnh đức Phật Quan Âm Bồ tát ngồi tọa thiền trên đỉnh núi, bên phải là Pháp Thông Thiền su, bên trái là Hồ Tinh Tôn Gỉa. Hai bên đề hai câu thơ:
“ Bảo tòa thiền lâm thanh liễu diệp
Kim đài thúy dẫn bạch liên hoa”
Tạm dịch: Liễu biếc rừng thiền tòa báu, sen trắng thấu khiết đai vàng.
Đoạn 4.Là hai hình ảnh của: Lý Bạch Bá Duơng và Mậu Thần Tính Chu, điểm xen kẽ là bài thơ:
“ Ngàn thánh cùng nhau trừ quỷ dữ
Ngọc Hoàng sắc lệnh trấn duơng gian
Bùa thiêng tới chốn, yêu ma giảm
Muôn thần cùng họp khử tà gian”
Đoạn 5 Là hình Tử Vi trấn trạch cỡi trên lung Hổ Phù, Hổ Phù đuợc tạo bởi tinh khí của các chòm sao trong Nhị thập bát tú. Từ miệng Hổ Phù nhả ra một luồng khí chứa hai chữ “ Sát Qủy” với 3 nét đao mác mạnh mẽ mang ý nghĩa: nét mác / là trời đánh mày chết; nét \ là đất đánh mày chết; nét sổ I là tao đâm mày chết. Hai bên tả hữu là hình bùa Bạch xà, chính giữa là hình bát quái.
Đoạn 6.Là chữ “Trấn” có nghĩa là trấn áp, trấn yểm, nhằm ngăn cản một thế lực ma quái nào đó muốn xâm hại đời sống con nguời.
Tóm lại Bùa trấn trạch là một loại hình văn hóa dân gian phi vật thể chứa đứng sự dung hợp nhiều yếu tố tôn giáo và tín nguỡng cùng các học thuyết khác tiềm ẩn bên trong đạo bùa, đợc bố cục tuơng đối hài hòa giữa hình và chữ, trong và ngoài, phụ và chính… Tạo nên nét đặc sắc về mặt nội dung và hình thức. Tuy nhiên bùa có linh thiêng hay không, đều tùy thuộc vào sự tín tâm và công năng gia trì của tín đồ.