kết quả từ 1 tới 7 trên 7

Ðề tài: Ngũ luân thư

Threaded View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #3

    Mặc định

    Ngũ Luân Thư: Địa (2)

    Nguyên tác: Miyamoto Musashi
    Bản dịch của Gs. Bùi Thế Cần

    ĐẠI CƯƠNG VỀ NĂM TẬP TRONG QUYỂN BINH PHÁP NÀY

    Đạo của người Võ sĩ được trình bày trong năm quyển tùy theo các khía cạnh khác nhau là Địa - Thủy – Hỏa – Phong và Không.
    Phần chính của đạo binh pháp theo quan điểm của Nhất Lưu được diễn giải trong quyển Địa. Người ta khó có thể nhận thức được chánh đạo chỉ với kiếm thuật. Cần phải biết những sự việc nhỏ nhất và lớn nhất, những điều nông cạn nhất và sâu sắc nhất. Như một con lộ thẳng được vạch ra trên mặt đất, tập sách thứ nhất được gọi là quyển sách về “ĐỊA”.

    Cuốn sách thứ hai về “THỦY” với nước như là căn bản thì tinh thần trở thành như nước. Nước thích ứng mình với chậu đựng nó, đôi khi đó là một cái phễu và đôi khi là cả một vùng biển sóng gió. Nước có màu xanh trong một cách trong sáng, mọi việc trong môn phái Nhất Lưu sẽ được trình bày trong quyển sách này.

    Khi ngươi nắm được các nguyên lý của kiếm pháp, khi ngươi hạ được một người một cách thoải mái thì ngươi có thể hạ được bất cứ ai trên thế giới. Cái tinh thần cần thiết để đánh thắng một người cũng tương tự như để thắng ngàn vạn người.
    Binh pháp gia lo tiểu sự mà làm đại sự, tương tự như xây dựng một tượng Phật lớn từ một mẫu cao bằng hai gang tay. Ta khó có thể viết hết các chi tiết làm cách nào để thực hiện điều đó. Nguyên lý của binh pháp là “nhất dĩ quán chi”, nắm được một điều thì biết được vạn sự. Các sự việc của Nhất Lưu được viết ra quyển sách về “THỦY”.

    Quyển thứ ba là về “HỎA”. Quyển sách này đề cập đến chiến đấu. Tinh thần của lửa là hung bạo dù ngọn lửa nhỏ hay lớn và các trận đánh thì cũng như vậy. Cái đạo của chiến trận cho những trận thư hùng giữa hai người cũng giống như cho những trận chiến với hàng vạn người mỗi bên. Ngươi phải nhận thức được rằng tinh thần có thể trướng to hoặc thu nhỏ. Điều lớn thì dễ thấy được, cái nhỏ thì khó có thể nhận thức. Nói tóm lại, đối với những đoàn quân đông đúc thì việc di chuyển đội hình là điều khó, do đó người ta có thể tiên đoán được dễ dàng các chuyển động của nó. Một cá nhân có thể đổi ý một cách dễ dàng, do vậy, các động tác của y khó có thể tiên liệu, ngươi phải thẩm định điều này. Yếu quyết của điểm
    này là ngươi phải luyện tập ngày đêm để có thể có những quyết định tức tốc. Trong binh pháp cần phải xem việc luyện tập như là một phần của cuộc sống thường nhật. Và như vậy, chiến đấu trong các trận chiến được miêu tả trong quyển sách về “HỎA”.

    Thứ tư là quyền sách về “PHONG”. Quyển này không đề cập đến bổn môn là Nhất Lưu nhưng đến các môn phái khác. Chữ “Phong” ở đây có nghĩa là cổ phong, các truyền thống của ngày hôm nay và các truyền thống về đại binh pháp của các đại gia. Như vậy, ta sẽ diễn giảng một cách rõ ràng các loại binh pháp trong thiên hạ. Đó là truyền thống. Thật khó biết được chính mình khi không biết được người khác. Con đường nào cũng có những lệch lạc. Nếu ngươi học đạo thường ngày và tinh thần của ngươi bị lệch lạc thì ngươi có thể nghĩ là mình đang theo chính đạo
    và trong thực tế nó không phải là chân đạo. Nếu ngươi đang đi theo chân đạo và hơi chệch đường thì điều đó sẽ dẫn dắt ngươi đến chỗ lầm đường lạc lối. Ngươi phải nhận thức được điều này. Nhiều binh pháp được người ta quan niệm như là môn kiếm thuật và điều đó cũng không phải là vô lý hoàn toàn. Cái điểm quí trong binh pháp của bổn môn là dù nó bao gồm kiếm thuật, nó vẫn có một nguyên lý khác nữa. Ta đã giải thích trong quyền sách về “Phong” những gì mà trong các môn phái khác người ta thường xem là binh pháp.

    Thứ năm là quyển sách về “Không” . Đối với ta “Không” có nghĩa là đều không có thủy, không có chung. Đạt được cái nguyên lý này có nghĩa là không đạt nguyên lý nào cả. Đạo của binh pháp là cái Đạo của thiên nhiên, khi hiểu được tiết tấu của mọi tình huống, ngươi sẽ có thể đánh trúng địch một cách tự nhiên và ra đòn một cách tự nhiên. Tất cả điều đó gọi là cái Đạo của Không. Ý của ta là trình bày cách để đi theo chính đạo, hợp với thiên nhiên trong quyển sách về “Không” này.

    Danh xưng của “Nhất Lưu Nhị Đao”.

    Các võ sĩ từ kiếm đến quân đều mang hai thanh kiếm nơi đai. Thời xưa, chúng được gọi là trường kiếm và kiếm. Ngày nay, chúng được biết như là kiếm và đoản kiếm. Chỉ cần nói là trên đất nước này dù bởi lý do gì chăng nữa thì mọi võ sĩ đều mang hai kiếm ở thắt lưng. Đó là cái Đạo của võ sĩ.

    “Nhị Đao Nhất Lưu” cho ta thấy lợi điểm của việc sử dụng song kiếm.
    Thương và kích là những vũ khí được mang theo khi ra khỏi nhà.
    Môn sinh của Nhất Lưu binh pháp phải luyện tập từ đầu với đoản kiếm và trường kiếm trong hai tay. Đây là một chân lý: khi phải hi sinh tính mạng, ta phải biết tận dụng vũ khí của mình. Không làm như vậy là việc sai quấy, cũng như khi chết mà vũ khí vẫn chưa tuốt ra.
    Nếu ta cầm kiếm bằng hai tay, ta khó có thể loang kiếm trái phải một cách thong dong. Do đó, phương pháp của ta là cầm kiếm bằng một tay. Điều này không áp dụng cho những vũ khí cỡ lớn như thương và kích, nhưng kiếm và đoản kiếm thì có thể cầm trong một tay. Cầm kiếm bằng cả hai tay sẽ bị lúng túng khi ngồi trên lưng ngựa hay chạy trên đường gập ghềnh trong vùng đất đầm lầy, trên các ruộng lúa hay đất đá hay trong đám đông. Cầm trường kiếm bằng cả hai tay là không đúng đạo, bởi vì nếu ta có một cây cung hay cây thương hay một vũ khí nào khác ở nơi tay trái, ta chỉ còn lại một tay để cầm trường kiếm. Tuy nhiên, nếu gặp khó
    khăn khi chém kẻ địch bằng một tay, ta phải dùng cả hai tay. Loang kiếm bằng một tay không phải là chuyện khó.

    Cách để tập điều đó là luyện tập với một thanh trường kiếm trong mỗi tay. Thoạt tiên, điều đó có vẻ khó khăn nhưng vạn sự khởi đầu nan. Giương cung là một việc khó, múa kích cũng là một việc khó. Khi ta đã quen với cây cung thì việc căng dây cung sẽ mạnh hơn. Khi ta đã thành thạo với
    việc loang trường kiếm, ta sẽ có khí lực của đạo và sẽ loang kiếm một cách tuyệt hảo .

    Như ta sẽ giải thích trong quyển hai, quyển sách về “Thủy” không có cách nào nhanh để loang được trường kiếm. Trường kiếm phải được múa một cách thoáng rộng và đoản kiếm một cách sít sao. Đó là điều trước tiên cần phải nhận thức. Theo môn phái Nhất Lưu, ta có thể thắng với một vũ khí dài và ta cũng có thể thắng với một vũ khí ngắn. Tóm lại, cái đạo của môn phái Nhất Lưu là tinh thần chiến thắng, bất kể là loại vũ khí nào và dài ngắn ra sao.
    Nên sử dụng song kiếm hơn là đơn kiếm. Khi ta giao đấu với một đám đông và đặt biệt khi cần bắt tù binh.
    Những điều này không thể giải thích một cách rành rọt được. “Dĩ nhất sự tri vạn sự”. Khi đã đạt được cái Đạo của binh pháp, không có điều gì mà ta không thông suốt được. Phải công phu miệt mài.

    Kế tiếp: Ngũ Luân Thư Địa (3)
    Last edited by kingkingkong; 10-09-2013 at 08:51 AM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Ngũ Quỷ Hỗn Thiên Pháp
    By dyapro111 in forum Đạo Học - Học Đạo
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 27-06-2013, 10:59 AM
  2. Trả lời: 17
    Bài mới gởi: 17-06-2013, 07:26 AM
  3. Giành cho những người bị ung thư
    By maxmama in forum Y, Dược Thuật
    Trả lời: 2
    Bài mới gởi: 29-03-2013, 03:13 PM
  4. Chia sẻ về Pháp Luân Công
    By Bản Ngã in forum Khí Công, Dưỡng Sinh
    Trả lời: 95
    Bài mới gởi: 21-04-2012, 10:25 PM
  5. LUÂN HỒI
    By Nicholas268 in forum Đạo Phật
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 06-12-2011, 03:45 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •