Trang 1 trong 8 1234567 ... Cuối cùngCuối cùng
kết quả từ 1 tới 20 trên 144

Ðề tài: (Nên Xem) Cách Ngồi Thiền Đúng Phương Pháp

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1
    Người Khăn Trắng
    Guest

    Exclamation (Nên Xem) Cách Ngồi Thiền Đúng Phương Pháp

    Tọa thiền cần một căn phòng yên tĩnh. Ăn uống chừng mực, giảm thiểu những mối giao tiếp thế sự. Chớ tính toán nghĩ suy phải quấy, tốt xấu, cũng không theo bên này chống bên kia. Hãy dừng lại mọi tạo tác vận hành của tâm thức, ngay cả ý niệm muốn thành Phật cũng nên dập tắt. Ðiều này vẫn đúng không chỉ trong thời tọa thiền mà suốt mọi động tác trong ngày.

    Bạn nên bắt đầu tọa thiền vào buổi sáng sớm thức dậy, trước khi tập thể dục và ăn sáng. Nếu bạn chọn thực tập trước khi ngủ sẽ bất lợi vì bạn sẽ dễ bị cơn buồn ngủ lôi kéo hoặc suốt một ngày làm việc tồn đọng lại trong đầu bạn biết bao tạp niệm chưa giải quyết. Bạn nên mặc quần áo bằng vải mềm, rộng rãi.

    Trước hết trải một tấm nệm vuông dày khoảng 2 inches (toạ cụ), ngay giữa đặt lên trên một cái gối ngồi nhỏ (bồ đoàn) để ngồi. Nếu không có bồ đoàn bạn có thể dùng một cái gối thường gấp đôi lại. Nửa mông sau đặt trên bồ đoàn và ngồi ngay thẳng vững vàng. Có nhiều cách ngồi, nhưng với những người mới bắt đầu có thể ngồi kiểu Miến Điện hay ngồi bán kiết già. Những người thường mặc Âu phục rất khó ngồi bán kiết già hay toàn kiết già, có thể ngồi thiền trên ghế hay ngồi theo kiểu Nhật Bản.

    Ngồi kiểu Miến Điện:
    Cách thứ nhất và đơn giản nhất là cách ngồi kiểu Miến Điện (Burmese position), cả hai chân xếp chéo nhau đặt đều trên đệm:


    Ngồi Bán Kiết Già (Half Lotus position)
    Tư thế bán kiết già là đặt chân trái lên đùi phải. Tuy nhiên có thể thay đổi, chân trái có thể đặt dưới và chân phải đặt trên đùi trái.


    Ngồi Toàn Kiết Già theo Đức Phật (Full Lotus position)
    Tư thế toàn kiết già là hai chân được khoá vào nhau, trước hết đặt bàn chân phải lên đùi trái rồi đem bàn chân trái đặt lên đùi phải. Kéo sát chân vào trong thân để ngồi được lâu hơn. Còn bàn tay trái để lên bàn tay phải, hoặc ngược lại. Hai bàn tay để lên hai lòng bàn chân, những ngón tay chồng lên nhau, hai đầu ngón tay cái chạm vào nhau nằm ngay chiều rốn, cùi chõ vừa ôm hông là được .


    Ngồi kiểu Nhật Bản (Seiza position):
    Tư thế ngồi này là ngồi trên một ghế nhỏ, hai chân để dưới chân ghế. Cũng có thể dùng một cái gối nhỏ đặt lên trên hai chân và mông ngồi trên đó.


    Ngồi Trên Ghế (Chair position):
    Sau cùng là cách ngồi trên ghế với hai bàn chân đặt trên mặt thảm. Cũng có thể ngồi trên bồ đoàn đặt trên ghế. Tư thế lưng cũng giống như các thế ngồi trên.


    Nên chú ý bất cứ kiểu ngồi thiền nào thì xương sống cũng phải hoàn toàn ở vị thế thẳng đứng, không nghiêng bên trái cũng không ngả bên phải, không cúi tới trước cũng không ngả về phía sau, lỗ tai thẳng với vai và lỗ mũi ngay nơi rốn.

    Chiều chóp mũi ngay đầu ngón tay cái, hai trái tay đối xứng hai bả vai, mắt mở 1/3 nhìn không quá 5 tấc với một góc độ vừa phải (45 độ) (nếu mắt nhắm hoàn toàn sẽ dễ bị ngủ, còn mở rộng quá thì sẽ dễ bị toán loạn vì nhìn thấy ngoại cảnh). Gương mặt bình thản, miệng hơi mỉm để cho các cơ bắp trên mặt được giãn ra. Điều này rất cần thiết cho hệ thần kinh.

    Hít sâu bằng mũi đầy bụng rồi thở ra bằng miệng nhẹ nhàng. Miệng ngậm lại, môi và răng vừa khít nhau, lưỡi để lên trên. Từ đây về sau chỉ hít thở bằng mũi đều đều, nhè nhẹ không cố gắng.

    Điều quan trọng của toạ thiền là tâm toạ tức là làm thế nào để tâm không còn đi dong duổi ta bà, hết nơi này đến chốn khác. Nhưng muốn tâm toạ chúng ta phải làm thế nào? Trên nguyên tắc, chúng ta phải giảm thiểu từ từ những ý nghĩ miên man trong đầu, mới bắt đầu từ nhiều niệm về ít niệm rồi về một niệm và sau cùng là không còn một niệm nào. Từ từ, tâm chúng ta được trong sáng hơn và từ sự vắng bặt niệm, tự nhiên bộc phát sự hiểu biết sáng suốt. Không một niệm trong đầu chính là đối tượng của thiền. Có rất nhiều phương pháp khác nhau và Pháp Thở là bước căn bản, là bài học vỡ lòng của các pháp thiền tập.


    Thở là sự sống, là năng lực sống còn, là tâm điểm các hoạt động của cơ thể chúng ta. Tâm và hơi thở của chúng ta là một: khi chúng ta tức bực, hơi thở trở nên hổn hển, khi tâm chúng ta cảm thấy an lạc thoải mái, hơi thở trở nên điều hoà, dễ chịu. Vì thế chúng ta cần điều hoà hơi thở một cách tự nhiên qua lỗ mũi và chú tâm vào cảm thọ về hơi thở nơi đan điền (phần bụng dưới rốn), hoặc là hơi thở vào ra nơi hai lỗ mũi (chỉ nên chọn một). Cảm thọ này là mục đích thiền tập cơ bản của chúng ta. Khi tâm chúng ta nghĩ chuyện khác, chúng ta nên tức khắc gọi nó trở về với hơi thở vào ra. Thân ở đâu thì tâm ở đó.

  2. #2
    Người Khăn Trắng
    Guest

    Mặc định

    Dù là pháp nào chăng nữa thì việc thực hành cũng là trình tự đưa tâm từ trạng thái nhiều vọng tưởng về trạng thái ít vọng tưởng rồi về nhất tâm, về sau từ từ đạt đến vô tâm, rồi liễu tâm, ngưng dứt dòng suy nghĩ miên man, liên tục của ý thức. Nhà Phật quan niệm rằng sự suy nghĩ liên tục, miên man, của ý thức, còn gọi là "tâm viên ý mã", tức là tâm ý vọng tưởng chạy nhẩy như con vượn, con ngựa, có tác hại là đã che mờ mất Chân Tâm, Trí Tuệ Bát Nhã.

    Hành giả nên chọn một pháp môn thích hợp với căn cơ của mình, và khi thực hành thì nên theo tông chỉ của pháp môn đó mới có kết quả. Và dù thực hành theo pháp môn nào cũng nên có một vị thầy hướng dẫn.

    Bài này chỉ có mục đích hướng dẫn cách ngồi thiền cơ bản cho những ai mới bắt đầu học thiền.

  3. #3
    Nhị Đẳng Avatar của Đặng Minh Tiến
    Gia nhập
    Mar 2011
    Nơi cư ngụ
    Bình thường tâm
    Bài gởi
    2,818

    Mặc định

    Tham thiền không phải ngồi thiền mà ngồi thiền lại chẳng phải tham thiền. Tham thiền không cần ngồi cũng được. Tham thiền là tâm ngồi. Tổ dạy "Tham thiền phải khi lao động tập mới tốt, nếu chỉ thích ngồi một chỗ vắng lặng tập tham thì khó kiến tánh".
    Cúi đầu quy y pháp tô tất đế.Sát đát kính lại đức Thất Câu chi. NAM MÔ TÁT ĐA NẪM, TAM NIỆU TAM BỒ ĐỀ, CÂU CHI NẪM, ĐÁT DIỆT THA. ÁN CHIẾT LỆ, CHỦ LỆ, CHUẨN ĐỀ, TA BÀ HA.

  4. #4

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Đặng Minh Tiến Xem Bài Gởi
    Tham thiền không phải ngồi thiền mà ngồi thiền lại chẳng phải tham thiền. Tham thiền không cần ngồi cũng được. Tham thiền là tâm ngồi. Tổ dạy "Tham thiền phải khi lao động tập mới tốt, nếu chỉ thích ngồi một chỗ vắng lặng tập tham thì khó kiến tánh".
    Đây là Tổ sư thiền

  5. #5
    Nhị Đẳng Avatar của Đặng Minh Tiến
    Gia nhập
    Mar 2011
    Nơi cư ngụ
    Bình thường tâm
    Bài gởi
    2,818

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi linh_tinh_85 Xem Bài Gởi
    Đây là Tổ sư thiền
    Đúng vậy ạ xin huynh chỉ giáo vấn đề này : http://www.thegioivohinh.com/diendan...=37356&page=80
    Cúi đầu quy y pháp tô tất đế.Sát đát kính lại đức Thất Câu chi. NAM MÔ TÁT ĐA NẪM, TAM NIỆU TAM BỒ ĐỀ, CÂU CHI NẪM, ĐÁT DIỆT THA. ÁN CHIẾT LỆ, CHỦ LỆ, CHUẨN ĐỀ, TA BÀ HA.

  6. #6

    Mặc định tọa thiền

    Tư thế như trên là đẹp rồi

  7. #7

    Mặc định

    Chào các bạn ,mình chợt có 1 ý nhỏ nhé !

    Thiền là sự đón nhận đơn thuần không chọn lựa, khi ngồi thiền : hãy thản nhiên nhìn tất cả mọi thứ lướt qua trong bạn và không "khởi" ý gì cả.

    Sự tỉnh thức,mình nghĩ không là 1 thứ để đạt được nhờ 1 tiến trình nào đó... chúng ta vốn sắn có những thứ chúng ta cần. HÃY SỐNG SINH ĐỘNG, NẾU BẠN CÓ THỂ, TRONG SUỐT NGÀY HÔM NAY CỦA CUỘC ĐỜI BẠN... HIỆN TẠI LÀ TẤT CẢ NHỮNG GÌ CÓ THẬT, TẠI ĐÂY VÀ BÂY GIỜ CHỨA ĐỰNG SỰ VĨNH HẰNG ..

    ,,,
    :rose: ---------------------- :rose:
    Hài hòa chỉ và quán,
    Trí tuệ tràn hư không...
    :rose: ---------------------- :rose:

  8. #8
    Nhị Đẳng Avatar của Đặng Minh Tiến
    Gia nhập
    Mar 2011
    Nơi cư ngụ
    Bình thường tâm
    Bài gởi
    2,818

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi bichthuybt Xem Bài Gởi
    Chào các bạn ,mình chợt có 1 ý nhỏ nhé !

    Thiền là sự đón nhận đơn thuần không chọn lựa, khi ngồi thiền : hãy thản nhiên nhìn tất cả mọi thứ lướt qua trong bạn và không "khởi" ý gì cả.

    Sự tỉnh thức,mình nghĩ không là 1 thứ để đạt được nhờ 1 tiến trình nào đó... chúng ta vốn sắn có những thứ chúng ta cần. HÃY SỐNG SINH ĐỘNG, NẾU BẠN CÓ THỂ, TRONG SUỐT NGÀY HÔM NAY CỦA CUỘC ĐỜI BẠN... HIỆN TẠI LÀ TẤT CẢ NHỮNG GÌ CÓ THẬT, TẠI ĐÂY VÀ BÂY GIỜ CHỨA ĐỰNG SỰ VĨNH HẰNG ..

    ,,,
    Quan điểm lạ quá. Nếu bạn đã không "khởi" bạn đã theo như lời tổ sư nói " Vô sở đắc, vô sở cầu, vô sở sở" đã phá ngã chấp. Chúc mừng còn về ý sau thì mình không đồng tình. Có gì xin thứ lỗi. http://tuvien.com/audio/thien_hoc.htm?2dlth
    Last edited by Đặng Minh Tiến; 04-08-2011 at 05:33 PM.
    Cúi đầu quy y pháp tô tất đế.Sát đát kính lại đức Thất Câu chi. NAM MÔ TÁT ĐA NẪM, TAM NIỆU TAM BỒ ĐỀ, CÂU CHI NẪM, ĐÁT DIỆT THA. ÁN CHIẾT LỆ, CHỦ LỆ, CHUẨN ĐỀ, TA BÀ HA.

  9. #9

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Đặng Minh Tiến Xem Bài Gởi
    Quan điểm lạ quá. Nếu bạn đã không "khởi" bạn đã theo như lời tổ sư nói " Vô sở đắc, vô sở cầu, vô sở sở" đã phá ngã chấp. Chúc mừng còn về ý sau thì mình không đồng tình. Có gì xin thứ lỗi. http://tuvien.com/audio/thien_hoc.htm?2dlth
    Bạn ơi ! Không " khởi" ở đây ý mình không cao sâu thế đâu ,mà chỉ cần : khi 1 việc diễn ra trong tâm như vui gì đó, phật ý gì đó, hay nghĩ 1 chuyện đâu đâu....,bạn hãy nhìn nhận nó mà không khởi ý tiếp nữa để cho "nó " tự diệt; tựa như chúng ta ngồi trước khung cửa sổ, co áng mây bay , có cánh chim lượn qua, có 1 chiếc lá rơi ngang qua khung cửa, có khi nghe cả tiếng lao xao chào mời ,... việc gì ta bận tâm áng mây, cánh chim ,chiếc lá , khi nó khuất tầm của khung cửa, và cả âm vang âm thanh đã tan xa... và khung cửa sổ không còn có áng mây, cánh chim, chiếc lá....Ý mình là thấy mọi diễn biến của tâm ta, mà không khởi ý ghét bỏ xua đuổi hay tham luyến nắm bắt nó, cứ bình thản nhìn nó tự sanh tự diệt

    ,,,,
    Last edited by bichthuybt; 04-08-2011 at 06:19 PM.
    :rose: ---------------------- :rose:
    Hài hòa chỉ và quán,
    Trí tuệ tràn hư không...
    :rose: ---------------------- :rose:

  10. #10

    Mặc định Thiền

    posted by bichthuybt;

    Chào các bạn ,mình chợt có 1 ý nhỏ nhé !

    Thiền là sự đón nhận đơn thuần không chọn lựa, khi ngồi thiền : hãy thản nhiên nhìn tất cả mọi thứ lướt qua trong bạn và không "khởi" ý gì cả.

    Sự tỉnh thức,mình nghĩ không là 1 thứ để đạt được nhờ 1 tiến trình nào đó... chúng ta vốn sắn có những thứ chúng ta cần. HÃY SỐNG SINH ĐỘNG, NẾU BẠN CÓ THỂ, TRONG SUỐT NGÀY HÔM NAY CỦA CUỘC ĐỜI BẠN... HIỆN TẠI LÀ TẤT CẢ NHỮNG GÌ CÓ THẬT, TẠI ĐÂY VÀ BÂY GIỜ CHỨA ĐỰNG SỰ VĨNH HẰNG ..

    xem Kinh Thiên Địa Bát Dương để Đức Phật dạy Thiền nơi Lục căn

    nói như trên chợt có ý nhỏ nhưng theo hướng tích cực về thiền

    Đức Phật dạy Phật tánh nơi Lục căn

    cho mọi Hành Giã hành thiền

  11. #11

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi vuive Xem Bài Gởi
    posted by bichthuybt;

    Chào các bạn ,mình chợt có 1 ý nhỏ nhé !

    Thiền là sự đón nhận đơn thuần không chọn lựa, khi ngồi thiền : hãy thản nhiên nhìn tất cả mọi thứ lướt qua trong bạn và không "khởi" ý gì cả.

    Sự tỉnh thức,mình nghĩ không là 1 thứ để đạt được nhờ 1 tiến trình nào đó... chúng ta vốn sắn có những thứ chúng ta cần. HÃY SỐNG SINH ĐỘNG, NẾU BẠN CÓ THỂ, TRONG SUỐT NGÀY HÔM NAY CỦA CUỘC ĐỜI BẠN... HIỆN TẠI LÀ TẤT CẢ NHỮNG GÌ CÓ THẬT, TẠI ĐÂY VÀ BÂY GIỜ CHỨA ĐỰNG SỰ VĨNH HẰNG ..

    xem Kinh Thiên Địa Bát Dương để Đức Phật dạy Thiền nơi Lục căn

    nói như trên chợt có ý nhỏ nhưng theo hướng tích cực về thiền

    Đức Phật dạy Phật tánh nơi Lục căn

    cho mọi Hành Giã hành thiền
    Kinh Bát Dương là kinh ngụy tạo mà cũng tin. Tu theo cái đó không được đâu. Mà hình như cái kinh đó dạy âm dương ngũ hành gì gì, rồi gì mà chiết tự (của Trung Quốc), chứ đâu có dạy cái gì khác đâu?

  12. #12

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi bichthuybt Xem Bài Gởi
    Chào các bạn ,mình chợt có 1 ý nhỏ nhé !

    Thiền là sự đón nhận đơn thuần không chọn lựa, khi ngồi thiền : hãy thản nhiên nhìn tất cả mọi thứ lướt qua trong bạn và không "khởi" ý gì cả.

    Sự tỉnh thức,mình nghĩ không là 1 thứ để đạt được nhờ 1 tiến trình nào đó... chúng ta vốn sắn có những thứ chúng ta cần. HÃY SỐNG SINH ĐỘNG, NẾU BẠN CÓ THỂ, TRONG SUỐT NGÀY HÔM NAY CỦA CUỘC ĐỜI BẠN... HIỆN TẠI LÀ TẤT CẢ NHỮNG GÌ CÓ THẬT, TẠI ĐÂY VÀ BÂY GIỜ CHỨA ĐỰNG SỰ VĨNH HẰNG ..

    ,,,
    Hay lắm đó.

    Đó là bước đầu tiên...

    ...rồi nhận ra tham, sân, si...

    ...nhưng đó cũng là bước cuối cùng.

  13. #13

    Mặc định tọa thiền

    posted by Người Khăn Trắng;

    Tọa thiền cần một căn phòng yên tĩnh. Ăn uống chừng mực, giảm thiểu những mối giao tiếp thế sự. Chớ tính toán nghĩ suy phải quấy, tốt xấu, cũng không theo bên này chống bên kia. Hãy dừng lại mọi tạo tác vận hành của tâm thức, ngay cả ý niệm muốn thành Phật cũng nên dập tắt. Ðiều này vẫn đúng không chỉ trong thời tọa thiền mà suốt mọi động tác trong ngày.

    Bạn nên bắt đầu tọa thiền vào buổi sáng sớm thức dậy, trước khi tập thể dục và ăn sáng. Nếu bạn chọn thực tập trước khi ngủ sẽ bất lợi vì bạn sẽ dễ bị cơn buồn ngủ lôi kéo hoặc suốt một ngày làm việc tồn đọng lại trong đầu bạn biết bao tạp niệm chưa giải quyết. Bạn nên mặc quần áo bằng vải mềm, rộng rãi.

    Trước hết trải một tấm nệm vuông dày khoảng 2 inches (toạ cụ), ngay giữa đặt lên trên một cái gối ngồi nhỏ (bồ đoàn) để ngồi. Nếu không có bồ đoàn bạn có thể dùng một cái gối thường gấp đôi lại. Nửa mông sau đặt trên bồ đoàn và ngồi ngay thẳng vững vàng. Có nhiều cách ngồi, nhưng với những người mới bắt đầu có thể ngồi kiểu Miến Điện hay ngồi bán kiết già. Những người thường mặc Âu phục rất khó ngồi bán kiết già hay toàn kiết già, có thể ngồi thiền trên ghế hay ngồi theo kiểu Nhật Bản.

    Ngồi kiểu Miến Điện:
    Cách thứ nhất và đơn giản nhất là cách ngồi kiểu Miến Điện (Burmese position), cả hai chân xếp chéo nhau đặt đều trên đệm:


    Ngồi Bán Kiết Già (Half Lotus position)
    Tư thế bán kiết già là đặt chân trái lên đùi phải. Tuy nhiên có thể thay đổi, chân trái có thể đặt dưới và chân phải đặt trên đùi trái.


    Ngồi Toàn Kiết Già theo Đức Phật (Full Lotus position)
    Tư thế toàn kiết già là hai chân được khoá vào nhau, trước hết đặt bàn chân phải lên đùi trái rồi đem bàn chân trái đặt lên đùi phải. Kéo sát chân vào trong thân để ngồi được lâu hơn. Còn bàn tay trái để lên bàn tay phải, hoặc ngược lại. Hai bàn tay để lên hai lòng bàn chân, những ngón tay chồng lên nhau, hai đầu ngón tay cái chạm vào nhau nằm ngay chiều rốn, cùi chõ vừa ôm hông là được .


    Ngồi kiểu Nhật Bản (Seiza position):
    Tư thế ngồi này là ngồi trên một ghế nhỏ, hai chân để dưới chân ghế. Cũng có thể dùng một cái gối nhỏ đặt lên trên hai chân và mông ngồi trên đó.


    Ngồi Trên Ghế (Chair position):
    Sau cùng là cách ngồi trên ghế với hai bàn chân đặt trên mặt thảm. Cũng có thể ngồi trên bồ đoàn đặt trên ghế. Tư thế lưng cũng giống như các thế ngồi trên.


    Nên chú ý bất cứ kiểu ngồi thiền nào thì xương sống cũng phải hoàn toàn ở vị thế thẳng đứng, không nghiêng bên trái cũng không ngả bên phải, không cúi tới trước cũng không ngả về phía sau, lỗ tai thẳng với vai và lỗ mũi ngay nơi rốn.

    Chiều chóp mũi ngay đầu ngón tay cái, hai trái tay đối xứng hai bả vai, mắt mở 1/3 nhìn không quá 5 tấc với một góc độ vừa phải (45 độ) (nếu mắt nhắm hoàn toàn sẽ dễ bị ngủ, còn mở rộng quá thì sẽ dễ bị tán loạn vì nhìn thấy ngoại cảnh). Gương mặt bình thản, miệng hơi mỉm để cho các cơ bắp trên mặt được giãn ra. Điều này rất cần thiết cho hệ thần kinh.

    Hít sâu bằng mũi đầy bụng rồi thở ra bằng miệng nhẹ nhàng. Miệng ngậm lại, môi và răng vừa khít nhau, lưỡi để lên trên. Từ đây về sau chỉ hít thở bằng mũi đều đều, nhè nhẹ không cố gắng.

    Điều quan trọng của toạ thiền là tâm toạ tức là làm thế nào để tâm không còn đi dong duổi ta bà, hết nơi này đến chốn khác. Nhưng muốn tâm toạ chúng ta phải làm thế nào? Trên nguyên tắc, chúng ta phải giảm thiểu từ từ những ý nghĩ miên man trong đầu, mới bắt đầu từ nhiều niệm về ít niệm rồi về một niệm và sau cùng là không còn một niệm nào. Từ từ, tâm chúng ta được trong sáng hơn và từ sự vắng bặt niệm, tự nhiên bộc phát sự hiểu biết sáng suốt. Không một niệm trong đầu chính là đối tượng của thiền. Có rất nhiều phương pháp khác nhau và Pháp Thở là bước căn bản, là bài học vỡ lòng của các pháp thiền tập.



    Thở là sự sống, là năng lực sống còn, là tâm điểm các hoạt động của cơ thể chúng ta. Tâm và hơi thở của chúng ta là một: khi chúng ta tức bực, hơi thở trở nên hổn hển, khi tâm chúng ta cảm thấy an lạc thoải mái, hơi thở trở nên điều hoà, dễ chịu. Vì thế chúng ta cần điều hoà hơi thở một cách tự nhiên qua lỗ mũi và chú tâm vào cảm thọ về hơi thở nơi đan điền (phần bụng dưới rốn), hoặc là hơi thở vào ra nơi hai lỗ mũi (chỉ nên chọn một). Cảm thọ này là mục đích thiền tập cơ bản của chúng ta. Khi tâm chúng ta nghĩ chuyện khác, chúng ta nên tức khắc gọi nó trở về với hơi thở vào ra. Thân ở đâu thì tâm ở đó.
    Last edited by vuive; 04-08-2011 at 05:47 PM.

  14. #14
    Người Khăn Trắng
    Guest

    Mặc định

    Hơi thở tuy thuộc về thân nhưng được xem như là những cây cầu nối liền với tâm.

    Để ý tới hơi thở, ta thiết lập được cây cầu, và chỉ trong một giây đồng hồ hay ít hơn, ta đã có thể làm cho thân tâm hợp nhất. Thân tâm hợp nhất đó là nền tảng của thiền. Thân tâm hợp nhất là điều kiện căn bản để ta nắm bắt được giây phút hiện tại (nghĩa là nhận diện được những gì xảy ra trong giây phút ấy, hoặc ở thân, hoặc ở tâm, hoặc ở hoàn cảnh). Không phải chỉ trong tư thế ngồi thiền ta mới làm được chuyện này. Khi ta giặt áo, tưới rau, lái xe, rửa bát, đi cầu,.v.v. ta cũng có thể đặt mình trong trạng thái thân tâm nhất như ấy.

  15. #15

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Người Khăn Trắng Xem Bài Gởi
    Hơi thở tuy thuộc về thân nhưng được xem như là những cây cầu nối liền với tâm.

    Để ý tới hơi thở, ta thiết lập được cây cầu, và chỉ trong một giây đồng hồ hay ít hơn, ta đã có thể làm cho thân tâm hợp nhất. Thân tâm hợp nhất đó là nền tảng của thiền. Thân tâm hợp nhất là điều kiện căn bản để ta nắm bắt được giây phút hiện tại (nghĩa là nhận diện được những gì xảy ra trong giây phút ấy, hoặc ở thân, hoặc ở tâm, hoặc ở hoàn cảnh). Không phải chỉ trong tư thế ngồi thiền ta mới làm được chuyện này. Khi ta giặt áo, tưới rau, lái xe, rửa bát, đi cầu,.v.v. ta cũng có thể đặt mình trong trạng thái thân tâm nhất như ấy.
    ĐÚNG LẮm .....cố lên...... cái khó nằm ở chổ quên hơi thở
    hic hic

  16. #16

    Mặc định

    ĐÂY LÀ 1 TRONG NHIỀU NHIỀU NƯẨ,,..CHÌ LÀ MÌNH KO NHỚ` ....
    LƯỞNG NHÃN THỊ QUANG MINH THIÊN ...QUANG MINH THIÊN TRUNG ..TỨC HIỆN
    NHỰT NGUYỆT QUANG MINH THẾ TÔN .........
    HIC HIC
    PHÙ THIÊN ĐỊA QUẢNG TRƯỜNG MINH ..NHỰT NGUYỆT QUẢNG TRƯỜNG THANH ...
    HIC HĨC

  17. #17

    Mặc định

    HƠI THỠ LÀM CHO HÀNH GIẢ KO VÀO ĐỊNH DC ..ĐÂY LÀ 1 DÍNH MẮC KHÓ GỞ
    HIC HIC

  18. #18
    Người Khăn Trắng
    Guest

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi nguoiconhukhong Xem Bài Gởi
    HƠI THỠ LÀM CHO HÀNH GIẢ KO VÀO ĐỊNH DC ..ĐÂY LÀ 1 DÍNH MẮC KHÓ GỞ
    HIC HIC
    Bạn viết nhầm chăng? hơi thở chính là bước đầu giúp chúng ta vào định 1 cách an toàn và nhanh nhất. :happy:

  19. #19

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Người Khăn Trắng Xem Bài Gởi
    Bạn viết nhầm chăng? hơi thở chính là bước đầu giúp chúng ta vào định 1 cách an toàn và nhanh nhất. :happy:
    ĐÚNG LÀ NHỜ HƠI THỞ ..NHƯNG NÓ CỦNG CHÍNH LÀ CHƯỚNG NGẠI ..NẾU KHÔNG QUÊN DC HƠI THỞ ..THÌ KHÓ MÀ NHẬP ĐỊNH DC ..
    THÂN

  20. #20
    Người Khăn Trắng
    Guest

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi nguoiconhukhong Xem Bài Gởi
    ĐÚNG LÀ NHỜ HƠI THỞ ..NHƯNG NÓ CỦNG CHÍNH LÀ CHƯỚNG NGẠI ..NẾU KHÔNG QUÊN DC HƠI THỞ ..THÌ KHÓ MÀ NHẬP ĐỊNH DC ..
    THÂN
    Bước đầu thì đương nhiên vẫn cần lấy nó, nhưng sau khi quen thì bạn sẽ ko cần đến nó nữa :) Sỡ dĩ cần nương nhờ vào hơi thở vì hơi thở chúng ta vốn không có hình tướng nên dễ trụ mà ko phải vướng mắc ở nơi hình tướng. Còn những thứ khác như Đan điền hay Bất kì 1 bộ phận nào khác trên cơ thể đều ko thể trụ được vì sau khi chết thân tứ đại sẽ tan rã thì trụ vào đâu . Đa phần những người tinh tấn tu thiền đều có khả năng thoát ly sanh tử trước lúc lâm chung
    Last edited by Người Khăn Trắng; 10-08-2011 at 09:30 PM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. GIÃI THOÁT CÓ KHÓ LẮM KHÔNG
    By nguoiconhukhong in forum Đạo Phật
    Trả lời: 858
    Bài mới gởi: 30-08-2016, 12:58 AM
  2. NIỆM PHẬT THẬP YẾU
    By vietnamese in forum Đạo Phật
    Trả lời: 15
    Bài mới gởi: 02-08-2016, 04:12 PM
  3. Trả lời: 7
    Bài mới gởi: 11-11-2012, 11:52 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •